TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM CHỦ ĐỀ “MÁY NÂNG VẬT LÊN CAO” PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO

Page 1

DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

vectorstock.com/28062424

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM CHỦ ĐỀ “MÁY NÂNG VẬT LÊN CAO” PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 10 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

OF FI

CI

AL

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NH ƠN

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

QU

Y

TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM CHỦ ĐỀ “MÁY NÂNG VẬT LÊN CAO” PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 10

DẠ Y

KÈ M

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÝ

ĐÀ NẴNG – NĂM 2021


OF FI

CI

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

NH ƠN

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

Y

TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM CHỦ ĐỀ “MÁY NÂNG VẬT LÊN CAO” PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 10

QU

Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí Mã số: 8.14.01.11

DẠ Y

KÈ M

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Xuân Qúy

ĐÀ NẴNG – NĂM 2021


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community i

AL

LỜI CẢM ƠN

CI

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và các anh chị đồng nghiệp, các em học sinh và các thành viên trong gia đình.

OF FI

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Vật Lí trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng đã trực tiếp giảng dạy cho tôi trong khóa học đào tạo thạc sĩ chuyên ngành LL & PPDH bộ môn Vật Lí, giúp tôi có cơ hội học tập và nâng cao trình độ về lĩnh vực mà tôi yêu thích.

NH ƠN

Đặc biệt với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo TS.Dương Xuân Quý người đã dành rất nhiều thời gian dìu dắt, trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Ngũ Hành Sơn và tập thể lớp 10/7 đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè và các bạn học viên cao học Khóa 37, 38 - Vật lí đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tác giả

QU

Y

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 6 năm 2021

DẠ Y

KÈ M

Nguyễn Thị Tuyết Mai


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community ii

LỜI CAM ĐOAN

CI

AL

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

OF FI

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 6 năm 2021 Tác giả

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

Nguyễn Thị Tuyết Mai


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community iii

Chữ viết tắt

STT

Nội dung

AL

DANH MỤC VIẾT TẮT

DHGQVĐ & ST

Dạy học giải quyết vấn đề và sáng tạo

2

ĐH

Đại học

3

GV

Giáo viên

4

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

5

HS

Học sinh

6

NL

Năng lực

7

NLGQVĐ

Năng lực giải quyết vấn đề

8

THPT

9

TNSP

10

ĐHSP

11

TP

12

KHKT

OF FI

NH ƠN

Trung học phổ thông Thực nghiệm sư phạm Đại học sư phạm

QU

Y

Thành phố

KÈ M DẠ Y

CI

1

Khoa học kĩ thuật


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community iv

MỤC LỤC

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ PHIẾU ..................................................................... viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..........................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 3 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................3 5.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3 5.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 8. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 4 9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC STEM TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO ....................................................................................................................5 1.1. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ............................................................. 5 1.1.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo .......................................5 1.1.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề ......................................................5 1.2. Dạy học chủ đề giáo dục STEM trong dạy học vật lí. ......................................7 1.2.1. Khái niệm STEM ...........................................................................................7 1.2.2. Giáo dục STEM ............................................................................................. 8 1.2.3. Mục tiêu giáo dục STEM...............................................................................9 1.3. Tiến trình xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề STEM .....................................9 1.4. Thực trạng việc dạy học chủ đề giáo dục STEM ở một số trường trung học tại thành phố Đà Nẵng. ............................................................................................ 12 1.5. Thực trạng dạy học chương “Cơ học” (Vật lí lớp 10) ở một số trường trung học phổ thông............................................................................................................13 1.5.1. Mục đích điều tra. ........................................................................................13 1.5.2. Phương pháp điều tra. .................................................................................13 1.5.3. Đối tượng điều tra. .......................................................................................13 1.5.4. Kết quả điều tra. ........................................................................................... 13


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community v

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 16 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CHƯƠNG CƠ HỌC VẬT LÍ LỚP 10 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH .............................................17 2.1. Cấu trúc nội dung kiến thức chương “Cơ học” trong chương trình Vật lí lớp 10. ........................................................................................................................17 2.2. Mục tiêu dạy học chương “Cơ học” trong chương trình Vật lí lớp 10 ........18 2.2.1. Mục tiêu về kiến thức. .................................................................................18 2.2.2. Mục tiêu về kỹ năng. ....................................................................................21 2.2.3. Mục tiêu phát triển năng lực. ......................................................................22 2.3. Nội dung và yêu cầu cần đạt chủ đề Động lực học chương trình 2018 ........23 2.4. Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề STEM “Máy nâng vật lên cao” trong dạy học một số kiến thức chương “Cơ học” Vật lí lớp 10 ....................................24 2.4.1. Mục tiêu ........................................................................................................24 2.4.2. Thiết bị dạy học và học liệu .........................................................................27 2.4.3. Thiết kế tiến trình dạy học ...........................................................................28 2.4.4. Tổ chức hoạt động dạy học. ........................................................................30 2.4.4.1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: chế tạo máy nâng vật lên cao đảm bảo các tiêu chí đặt ra ........................................................................30 2.4.4.2. Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp .............34 2.4.4.3. Hoạt động 3. Lựa chọn giải pháp.........................................................36 2.4.4.4. Hoạt động 4. Chế tạo máy nâng vật lên cao theo phương án thiết kế .39 2.4.4.5 Hoạt động 5. Báo cáo sản phẩm, thảo luận và đánh giá .....................41 2.4.5. Công cụ kiểm tra, đánh giá. ........................................................................43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 46 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 47 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .........................................47 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm. .........................................................47 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm. .........................................................47 3.2. Đối tượng, phương pháp và thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm ......47 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm. ............................................................... 47 3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. .........................................................47 3.2.3 Thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm..................................................47 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong thực nghiệm sư phạm .......................... 49 3.3.1. Những thuận lợi trong thực nghiệm sư phạm ...........................................49 3.3.2. Những khó khăn trong thực nghiệm sư phạm ...........................................49 3.4. Kết quả thực nghiệm .........................................................................................49 3.4.1. Phân tích các hoạt động dạy học theo tiến trình đã xây dựng. .................49 3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm. ...................................................................54


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community vi

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

3.4.2.1. Đánh giá định tính ................................................................................54 3.4.2.2. Đánh giá định lượng ............................................................................59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................63 1. Kết luận .................................................................................................................63 2. Kiến nghị ...............................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 1 PHỤ LỤC .......................................................................................................................3


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

AL

Bảng 1.1. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ...........................................6 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV về thực trạng hiểu biết về giáo dục STEM..................14

CI

Bảng 2.1. Các thiết bị/vật liệu cần sử dụng cho việc thiết kế máy nâng vật lên cao ....28 Bảng 2.2. Các pha hoạt động chi tiết của chủ đề .......................................................... 29

OF FI

Bảng 2.3. Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề khi thực hiện chủ đề................44 Bảng 3.1. Kế hoạch TNSP tại trường THPT Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng ......................47 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá sản phẩm của chủ đề (giáo viên đánh giá) ......................54 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá sản phẩm của chủ đề ........................................................55 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sản phẩm của chủ đề ........................................................56

NH ƠN

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sản phẩm của chủ đề ........................................................56 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá sản phẩm của chủ đề ........................................................57 Bảng 3.7. Điểm đánh giá phần trình bày thuyết trình của các nhóm ........................... 58 Bảng 3.8. Tổng điểm trung bình cả chủ đề....................................................................59 Bảng 3.9. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của nhóm 1 .....................59 Bảng 3.10 Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của nhóm 2 ....................60

Y

Bảng 3.11. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của nhóm 3 ...................60

DẠ Y

KÈ M

QU

Bảng 3.12. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của nhóm 4 ...................61


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ PHIẾU

AL

Hình 1.1. Các đặc điểm của bài dạy STEM ..................................................................10 Hình 2.1. Sơ đồ vắn tắt nội dung chương Cơ học chương trình Vật lí 10 ....................17

CI

Hình 2.2. Các bộ truyền động ăn khớp ..........................................................................25 Hình 2.3. Ứng dụng của nguyên lí Pascal .....................................................................26

OF FI

Hình 3.1. Bản vẽ sản phẩm thiết kế của 2 nhóm ........................................................... 50 Hình 3.2. Thành viên nhóm khác đặt câu hỏi chất vấn .................................................51 Hình 3.3. Báo cảo sản phẩm .......................................................................................... 52 Hình 3.4. Trao đổi, giải đáp thắc mắc ...........................................................................52 Hình 3.5. Các sản phẩm của học sinh ............................................................................53

NH ƠN

Hình 3.6. Giáo viên hỗ trợ ............................................................................................. 54 Hình 1A. Phiếu nghiên cứu kiến thức nền Hình 2A.Phiếu phân công nhiệm vụ

Hình 3A. Bìa nhật ký học tập của học sinh Hình 4A. Nội dung nhật kí

Hình 5A. Phiếu ghi câu hỏi vấn đáp

Y

Hình 6A. Phiếu tổng điểm sản phẩm

QU

Hình 7A. Phiếu đánh giá sản phẩm

DẠ Y

KÈ M

Hình 8A. Phiếu khảo sát GV về thực trạng hiểu biết về giáo dục STEM


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1

AL

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

NH ƠN

OF FI

CI

Đứng trước cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi của xã hội với ngành Giáo dục là tạo ra những con người có năng lực hoạt động. Vì vậy, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra mục tiêu giáo dục hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực. Để đạt mục tiêu cần thực hiện đổi mới đồng bộ nội dung giáo dục; phương pháp giáo dục, tư liệu, phương tiện giáo dục. Cụ thể: Xác định những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Đồng thời thực hiện dạy học tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh. Đồng thời cần xác định các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

Có nhiều quan điểm tiếp cận, nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học được đưa ra nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Giáo dục STEM là một trong những quan điểm tiếp cận để thực hiện tốt những mục tiêu đó. Thông qua giáo dục STEM thì học sinh hoạt động học tập theo hướng tăng cường thực hành, trải nghiệm, chiếm lĩnh và vận dụng các kiến thức liên môn giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể từ đó phát triển nên phẩm chất và năng lực của người học.

KÈ M

QU

Y

Trong chỉ thị số 16/CT- TTg [1] của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra “Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – Vật lí – Sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sự lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tác động mạnh mẽ, ngày một tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. Từ đó đưa ra nhiệm vụ là “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông.”

DẠ Y

Theo tài liệu [3], [6], Giáo dục STEM là quan điểm dạy học tích hợp, nội dung bài học STEM liên quan ít nhất hai trong bốn lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học sẽ tạo cơ hội cho HS thực hiện nhiều hoạt động đa dạng, với hình thức mở khi tổ chức dạy học kiến thức mới gắn với các ứng dụng thực tiễn. Như ta đã biết môn Vật lí thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, mô tả và giải thích các quy luật, hiện tượng tự nhiên; nội dung môn vật lí bao gồm từ cấu tạo hạt cơ bản tới cấu trúc vũ trụ. Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ quan


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2

OF FI

CI

AL

trọng.Vì vậy những hiểu biết và phương pháp nhận thức vật lí có giá trị to lớn trong quá trình nhận thức và trong cuộc sống. Có rất nhiều cơ hội trong việc tích hợp những nội dung vật lí với các môn học khác để thực hiện dạy học theo phương thức STEM. Ta thấy, bản chất dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí có sự tích hợp rõ ràng giữa vật lí và kĩ thuật, được thể hiện rõ nét nhất nếu vận dụng quy trình thiết kế kĩ thuật để tổ chức dạy học các kiến thức vật lí trong từng bài học. Qua đó học sinh được vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, đem đến những hứng thú và những trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong học các môn học hình thành phát triển cho học sinh các năng lực và phẩm chất.

NH ƠN

Trong chương trình Vật lí trung học phổ thông, phần Cơ học chứa đựng những kiến thức gắn với thực tiễn hàng ngày và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và kĩ thuật. Do đó, việc tổ chức dạy học theo phương thức giáo dục STEM tạo điều kiện để HS chiếm lĩnh kiến thức gắn với các hoạt động đa dạng trong thực tiễn. Điều này tạo cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề và các năng lực chung của học sinh. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học STEM chủ đề “Máy nâng vật lên cao”phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh lớp 10. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

QU

Y

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là năng lực quan trọng cần phát triển ở học sinh. Các bài viết chuyên đề đăng trên các tạp chí, báo Giáo dục và Thời đại, Giáo viên và Nhà trường, Nghiên cứu Giáo dục, Khoa học Giáo dục…; các bài tham luận, bài phát biểu trong các hội nghị, hội thảo khoa học trong những năm gần đây đã đề cập nhiều đến vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

DẠ Y

KÈ M

Đã có một số luận văn nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua giáo dục STEM. Một số luận văn trong số đó đã trình bày về cách thức tổ chức dạy học một số chương như: “Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học phần “nhiệt học” – vật lí 10 theo định hướng giáo dục STEM” của Nguyễn Đức Dũng - ĐH Sư Phạm – ĐH Đà Năng năm 2020, hoặc “Tổ chức dạy học STEM chủ đề “Kính quang học” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh ở trường trung học phổ thông” của Nguyễn Thanh Diễm – ĐH Đà Nẵng năm 2019. “Tổ chức hoạt động dạy học STEM về dòng điện xoay chiều (vật lí 12) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh” của Đỗ Thị Thanh Hải- ĐH Thái Nguyên năm 2018. Luận văn “ Xây dựng chủ đề STEM “Thiết kế hệ thống đèn và còi cho xe đạp” trong dạy học chủ đề “Dòng điện, mạch điện” - Vật lí 11” của Nguyễn Minh Nguyệt- ĐHSP Hà Nội 2...Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu việc dạy học Cơ học theo phương thức STEM thông qua thực hiện chế tạo một mô hình máy cơ. Vì vậy, trong luận văn của mình chúng tôi thực hiện


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 3

AL

nghiên cứu đề tài: “Tổ chức dạy học STEM chủ đề “Máy nâng vật lên cao” phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh lớp 10”. 3. Mục tiêu nghiên cứu

4. Giả thuyết khoa học

OF FI

CI

Xây dựng được nội dung và tổ chức dạy học chủ đề STEM “Máy nâng vật lên cao” trong dạy học phần cơ học đáp ứng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 10.

Nếu xây dựng được nội dung chủ đề STEM “Máy nâng vật lên cao” ứng với nội dung một số kiến thức Cơ học và tổ chức dạy học theo các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tiễn thì sẽ phát triển được NLGQVĐ và sáng tạo của học sinh.

5.1. Đối tượng nghiên cứu

NH ƠN

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề STEM “ Máy nâng vật lên cao” 5.2. Phạm vi nghiên cứu

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Y

Hoạt động dạy và học một số kiến thức Cơ học của môn Vật lí lớp 10 tại trường THPT Ngũ Hành Sơn.

QU

- Nghiên cứu lí luận về dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học STEM và cơ sở thực tiễn về dạy học một số kiến thức chương “Cơ học” theo giáo dục STEM.

KÈ M

- Đề xuất, xây dựng chủ đề dạy học STEM trong dạy học một số kiến thức Cơ học-Vật lí 10 - Thực nghiệm sư phạm (TNSP).

- Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. 7. Phương pháp nghiên cứu

DẠ Y

- Phương pháp nghiên cứu lý luận + Các tài liệu, công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu. + Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực của học sinh trong dạy học vật

lí.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 4

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

AL

- Phương pháp quan sát

CI

Quan sát biểu hiện của học sinh trong học sinh trong hoạt động dạy học một số kiến thức chương “Cơ học” Vật lí lớp 10. - Phương pháp điều tra

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

OF FI

Thông qua sự quan sát, hồ sơ học tập, sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học.

Tiến trình thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng để đánh giá hiệu quả của việc dạy chủ đề STEM một số kiến thức chương cơ học Vật lí lớp 10.

Xử lí kết quả thực nghiệm. 8. Đóng góp của đề tài

NH ƠN

- Phương pháp thống kê toán học

- Xác định cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học STEM.

QU

Y

- Xây dựng các hoạt động dạy học chủ đề STEM “ Máy nâng vật lên cao” đảm bảo khả thi trong điều kiện trường phổ thông hiện nay. Các hoạt động đó tạo cơ hội để học sinh chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào xây dựng một sản phẩm có ý nghĩa trong điều kiện mở về thời gian, không gian. 9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương:

KÈ M

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục STEM trong dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Chương 2: Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề STEM một số kiến thức chương “Cơ học” Vật lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

DẠ Y

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 5

1.1. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 1.1.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

CI

AL

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC STEM TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO

OF FI

Khi nhắc đến năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau, phản ánh các khía cạnh khác nhau của vấn đề này.

NH ƠN

Theo các tài liệu [3], [9], [11] và [12], chúng tôi sử dụng định nghĩa “Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường, đồng thời đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới, là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó”.

QU

Y

NL giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS được bộc lộ, hình thành và phát triển thông qua hoạt động giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong cuộc sống. Giải quyết vấn đề là hoạt động trí tuệ được coi là trình độ phức tạp và cao nhất về nhận thức, vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân. Để GQVĐ, chủ thể phải huy động trí nhớ, tri giác, lý luận, khái niệm hóa, ngôn ngữ, đồng thời sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bản thân và khả năng kiểm soát được tình thế. Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó để giải quyết vấn đề hiệu quả. 1.1.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề

KÈ M

Cấu trúc năng lực chung được mô tả là sự tổng hòa của bốn năng lực thành phần bao gồm: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Như vậy năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà cá nhân huy động để thực hiện thành công hoạt động giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống có thay đổi.

DẠ Y

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 [3], năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS gồm sáu thành tố, mỗi thành tố bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập trong quá trình giải quyết vấn đề được thể hiện trong bảng sau:


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 6

AL

Bảng 1.1. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

Thành tố năng Biểu hiện hành vi lực 1. Nhận ra ý 1.1. Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ tưởng mới các nguồn thông tin khác nhau. 1.2. Phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. 2. Phát hiện và 2.1. Phân tích được các tình huống trong học tập, trong cuộc làm rõ vấn đề sống. 2.2. Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. 3. Hình thành và 3.1. Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống. triển khai ý tưởng Suy nghĩ không theo lối mòn. mới 3.2. Hình thành ý tưởng mới dựa trên các nguồn thông tin đã cho và các ý tưởng khác nhau. Hình thành và kết nối các ý tưởng 3.3. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp. 3.4. So sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất. 4. Đề xuất, lựa 4.1. Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến chọn giải pháp vấn đề. 4.2. Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. 4.3. Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. 5. Thiết kế và tổ 5.1. Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình chức hoạt động thức, phương tiện hoạt động phù hợp. 5.2. Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động. 5.3. Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao. 5.4. Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động. 6. Tư duy độc lập 6.1. Đặt câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều. Không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề. 6.2. Quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục, sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 7

CI

AL

Năng lực không có sẵn trong con người. Con người bằng hoạt động của chính mình mà chiếm lĩnh những kinh nghiệm hoạt động của các thế hệ đi trước, biến thành năng lực của chính mình. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cũng vậy, nó cũng được hình thành thông qua việc trang bị tri thức cho học sinh hiểu biết vấn đề cần giải quyết, rèn luyện nhiều để hình thành kĩ năng và trải nghiệm thực tế để nuôi dưỡng phát triển thái độ theo hướng tích cực.

OF FI

Qua dạy học, nhà trường mới có khả năng tạo ra những loại hoạt động đa dạng, phong phú, cần thiết để phát triển những năng lực khác nhau ở trẻ em, phù hợp với năng khiếu bẩm sinh của họ và yêu cầu của xã hội.

NH ƠN

Chính trong dạy học có thể lựa chọn kĩ lưỡng những hình thức hoạt động, có sự định hướng chính xác giúp cho học sinh sớm ý thức được những yêu cầu của xã hội đối với hoạt động của mỗi người trong những lĩnh vực khác nhau. Giáo dục (dạy học) có thể mang lại những hiệu quả, những tiến bộ của mỗi học sinh mà các yếu tố khác không thể có được. Dạy học có thể đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển. Muốn phát triển năng giải quyết vấn đề của HS thì phải tổ chức cho HS tham gia vào quá trình giáo dục STEM của giờ học. Dạy học STEM là kiểu dạy học dạy HS thói quen tìm tòi giải quyết vấn đề theo cách của các nhà khoa học, không những tạo nhu cầu, hứng thú học tập, giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, liên hệ được kiến thức với thực tiễn, mà còn phát triển được năng lực sáng tạo của HS.

1.2.1. Khái niệm STEM

Y

1.2. Dạy học chủ đề giáo dục STEM trong dạy học vật lí.

KÈ M

QU

Theo các tài liệu [15], [16], STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Science (Khoa học): Gồm các kiến thức về Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất nhằm giúp HS hiểu về thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày.

DẠ Y

Technology (Công nghệ): phát triển khả năng sử dụng, quản lý, hiểu và đánh giá công nghệ của học sinh, tạo cơ hội để học sinh hiểu về cộng nghệ được phát triển như thế nào, ảnh hưởng của cộng nghệ mới tới cuộc sống. Engineering (Kỹ thuật): phát triển sự hiểu biết ở HS và cách công nghệ đang phát triển thông qua qúa trình thiết kế kỹ thuật, tạo cơ hội để tích hợp kiến thức của nhiều môn


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 8

AL

học, giúp cho những khái niệm liên quan trở nên dễ hiểu. Kỹ thuật cũng cung cấp cho HS những kỹ năng để vận dụng sáng tạo cơ sở Khoa học và Toán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, các hệ thống hay xây dựng các quy trình sản xuất.

CI

Maths (Toán): là môn học nhằm phát triển ở HS khả năng phân tích, biện luận và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích các giải pháp giải quyết các vấn đề về toán học trong các tình huống đặt ra.

OF FI

Theo tài liệu tập huấn giáo viên về Giáo dục STEM [6], thuật ngữ STEM được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau đó là ngữ cảnh giáo dục và ngữ cảnh nghề nghiệp

NH ƠN

Đối với ngữ cảnh giáo dục, STEM nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Quan tâm đến việc tích hợp các môn học trên gắn với thực tiễn để nâng cao năng lực cho người học. Giáo dục STEM có thể được hiểu và diễn giải ở nhiều cấp độ như: chính sách STEM, chương trình STEM, nhà trường STEM, môn học STEM, bài học STEM hay hoạt động STEM. Đối với ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. 1.2.2. Giáo dục STEM

Y

Hiện nay, giáo dục STEM được nhiều tổ chức, nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Do đó, khái niệm về giáo dục STEM cũng được định nghĩa dựa trên các cách hiểu khác nhau. Có ba cách hiểu chính về giáo dục STEM hiện nay là:

QU

- Quan tâm đến các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học: Đây cũng là quan niệm về giáo dục STEM của Bộ giáo dục Mỹ, giáo dục STEM là một chương trình nhằm cung cấp hỗ trợ, tăng cường, giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học ở tiểu học và trung học cho đến bậc sau đại học. Đây là nghĩa rộng khi nói về giáo dục STEM.

KÈ M

- Tích hợp của 4 lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học: Kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc HS được áp dụng những kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào trong những bối cảnh cụ thể tạo nên một kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và các doanh nghiệp.

DẠ Y

- Tích hợp từ 2 lĩnh vực về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trở lên: Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường.

Việc học chương trình giáo dục STEM thông qua trải nghiệm khám phá mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh, không chỉ là các kiến thức khoa học mà còn kích thích


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 9

AL

sự tò mò, đam mê, sáng tạo và tư duy phản biện, giải quyết vấn đề của học sinh. Đó chính là động lực giúp cho học sinh tiến xa hơn trong học tập. Ngoài ra nó cũng mang lại rất nhiều ý nghĩa như:

CI

+ Đảm bảo giáo dục toàn diện. + Nâng cao hứng thú học tập của học sinh.

OF FI

+ Giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. + Giáo dục STEM giúp kết nối trường học với cộng đồng.

+ Giáo dục STEM góp phần hướng nghiệp và phân luồng người học.

NH ƠN

Tóm lại, giáo dục tích hợp STEM như một chất xúc tác cần thiết trong quá trình khám phá thế giới tự nhiên và phát triển tư duy bậc cao của học sinh. Trong nghiên cứu này giáo dục STEM được hiểu theo quan niệm của chương trình giáo dục 2018 [3]: “Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.” 1.2.3. Mục tiêu giáo dục STEM

Y

Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc về STEM cho HS: Đó là những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Trong đó HS biết liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Biết sử dụng, quản lí và truy cập Công nghệ. HS biết về quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm.

QU

Phát triển các năng lực cốt lõi cho HS: Giáo dục STEM nhằm chuẩn bị cho HS những cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu của thế kỉ 21. Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học, HS sẽ được phát triển tư duy phê phán, khả năng hợp tác để thành công.

KÈ M

Định hướng nghề nghiệp cho HS: Giáo dục STEM sẽ tạo cho HS có những kiến thức, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai của HS. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng lực, phẩm chất tốt đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước

DẠ Y

1.3. Tiến trình xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề STEM Trong thời đại hiện nay mọi người đều đang dần nhận thức được toàn bộ nội dung và nhận ra tầm quan trọng của Giáo dục STEM.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 10

Về hình thức, các bài dạy STEM có 5 đặc điểm sau:

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Hình 1.1. Các đặc điểm của bài dạy STEM

Từ các đặc điểm liệt kê ở trên, để tiến hành xây dựng bài học STEM giáo viên thực hiện theo quy trình gồm 4 bước sau: Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học

QU

Y

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên, xã hội; quy trình hoặc thiết bị công nghệ ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn nội dung của bài học. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

KÈ M

Xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết để xây dựng bài học. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm, giải pháp giải quyết vấn đề

Xác định rõ tiêu chí của giải pháp, sản phẩm làm căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học, giải pháp giải quyết vấn đề thiết kế mẫu sản phẩm.

DẠ Y

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với các hoạt động học bao hàm các bước của quy trình kĩ thuật. - Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành và cách thức tổ chức hoạt động học tập.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 11

AL

Các hoạt động học tập đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng).

CI

- Cần thiết kế bài học điện tử trên mạng để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học của học sinh bên ngoài lớp học.

NH ƠN

OF FI

Theo công văn số 3089 [7] của bộ giáo dục và đào tạo mỗi bài học STEM có thể được tổ chức theo 5 hoạt động dưới đây. Trong đó, hoạt động 4 và 5 được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt ở trong và ngoài lớp học theo nội dung và phạm vi kiến thức của từng bài học. Mỗi hoạt động phải được mô tả rõ mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh và cách thức tổ chức hoạt động. Nội dung hoạt động có thể được biên soạn thành các mục chứa đựng các thông tin như là nguyên liệu, kèm theo các lệnh hoặc yêu cầu hoạt động để học sinh tìm hiểu, gia công trí tuệ để giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động; cách thức tổ chức hoạt động thể hiện phương pháp dạy học, mô tả cách thức tổ chức từng mục của nội dung hoạt động để học sinh đạt được mục đích tương ứng. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

Giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề. Trong đó, học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học đế để xuất, xây dựng giải pháp. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế, giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.

Y

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

QU

Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tăng cường mức độ tự lực tuỳ thuộc từng đối tượng học sinh dưới sự hướng dẫn một cách linh hoạt của giáo viên. Khuyến khích học sinh hoạt động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm.

KÈ M

Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp

DẠ Y

Tổ chức cho học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); giáo viên tổ chức góp ý, chú trọng việc chỉnh sửa và xác thực các thuyết minh của học sinh để học sinh nắm vững kiến thức mới và tiếp tục hoàn thiện bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

Tổ chức cho học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế, kết hợp tiến hành thử nghiệm trong quá trình chế tạo. Hướng dẫn học sinh đánh giá mẫu và điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 12

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

AL

Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.

CI

1.4. Thực trạng việc dạy học chủ đề giáo dục STEM ở một số trường trung học tại thành phố Đà Nẵng.

OF FI

Điểm khác biệt cơ bản trong giáo dục STEM và giáo dục truyền thống chính là môi trường giáo dục STEM giúp người học có thể vận dụng được khả năng tư duy, tính toàn thành thạo với kiến thức khoa học để giải quyết vấn đề. Chính vì lí do đó mà nhiều nước đã bắt đầu giáo dục STEM khi HS còn rất nhỏ. Họ có nhiều quan điểm về dạy học STEM ở mỗi cấp học cũng khác nhau.

NH ƠN

Ở trường tiểu học: HS được học tập các khóa học STEM mang tính chất giới thiệu, làm tiền đề cho những nhận thức về kĩnh vực STEM cũng như nghề nghiệp. Ở cấp độ khởi đầu này, HS được nghiên cứu ở mức độ cơ bản thông qua những vấn đề thực tế liên quan đến các lĩnh vực STEM. Mục đích là nhằm khơi gợi sự chú ý của HS vào các khóa học để người học nhận thấy muốn học chứ không phải là phải học. Ở trường trung học cơ sở: Trong cấp học này, các khóa học trở nên khắc khe hơn và có nhiều thử thách hơn. HS nhận thức về STEM và công việc đang theo đuổi cũng như những kiến thức hàn lâm về lĩnh vực đs. Trong giai đoạn này, HS bắt đầu có những thăm dò về sự nghiệp liên quan đến lĩnh vực STEM.

QU

Y

Ở trường trung học phổ thông: Các chương trình trở nên nghiêm ngặt và thách thức hơn nhiều. HS tìm hiểu các khóa học và những hướng đi có sẵn trong lĩnh vực STEM cũng như chuẩn bị cho học tập sau này hay tìm kiếm cơ hội việc làm.

KÈ M

Hiện nay, giáo dục STEM đang ngày càng phát triển mạnh. Mỹ là quốc gia đi đầu trong giáo dục STEM, và còn rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung cũng đã chú trọng và phát triển giáo dục STEM. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, xu hướng phát triển kinh tế là gắn liền với sản xuất công nghiệp do đó Việt Nam đã có những bước bắt đầu và đang dần phát triển giáo dục STEM.

DẠ Y

Nhận thấy được mức độ quan trọng của giáo dục STEM mà Bộ phận thường trực đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, công ty Công nghệ DTT đã phối hợp tổ chức “Hội thảo Giáo dục STEM Trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam” vào tháng 6 năm 2014 đã đưa ra các ý kiến về nhu cầu dạy học tích hợp STEM trong hoàn cành Việt Nam và cách vận dụng để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 13

OF FI

CI

AL

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, là một trong các thành phố đi đầu cả nước về phát triển kinh tế do đó nhu cầu về nhân lực STEM cũng tăng lên. Vì vậy dạy học STEM cũng đã được tổ chức ở các trường học tư thục trong địa bàn thành phố như trường Hermann Gmeiner, trường Quang Trung, Trường Skyline…. Đã có các trung tâm, câu lạc bộ giáo dục STEM, các dự án nghiên cứu, các cộng đồng, hội thảo giáo dục STEM, ngày hội STEM đang ngày càng phát triển và thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, các trung tâm, hội thảo này còn nhỏ lẻ chỉ phục vụ cho 1 bộ phận nhỏ các HS có đam mê khoa học công nghệ, muốn khám phá bản thân chứ chưa trở thành hệ thống đồng bộ, thống nhất, nói cách khác là chưa được đưa vào dạy học chính quy trong chương trình giáo dục STEM cho các cấp học. 1.5. Thực trạng dạy học chương “Cơ học” (Vật lí lớp 10) ở một số trường trung học phổ thông.

NH ƠN

1.5.1. Mục đích điều tra.

Tìm hiểu tình hình dạy học chương “Cơ học” ở một số trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng đối chiếu với mục tiêu dạy học các kiến thức này để phát hiện ra những điểm còn hạn chế cả về phương pháp và phương tiện dạy học, phát hiện những sai lầm và hạn chế của cả GV và HS khi dạy và học phần kiến thức này để từ đó đưa ra được các giải pháp khắc phục khó khăn khi tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với HS THPT. 1.5.2. Phương pháp điều tra.

QU

Y

Điều tra GV (thông qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dự giờ dạy trên lớp) Điều tra HS (thông qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp tìm hiểu thông qua các bài kiểm tra HS, quan sát HS trong các giờ lên lớp).

KÈ M

Phỏng vấn lãnh đạo nhà trường ; tham quan các phòng thí nghiệm vật lí, kho dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho dạy học về Cơ học. 1.5.3. Đối tượng điều tra. GV Vật lí và HS của các trường phổ thông ở các trường THPT Ngũ Hành Sơn, THPT Phan Châu Trinh, THPT Phan Thành Tài. Phòng thực hành vật lí và kho dụng cụ thí nghiệm các trường THPT nói trên.

DẠ Y

1.5.4. Kết quả điều tra. Đối với giáo viên


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 14

Câu 3. Các thầy cô có đồng ý giáo dục STEM là học lập trình và lắp ráp robot?

20

QU 20

KÈ M

Câu 5. Theo các thầy cô, mục đích của giáo dục STEM là gì?

DẠ Y

Câu 6. Các thầy cô đã từng nghe đến các phương pháp, quy trình áp dụng khi dạy học chủ đề STEM chưa? Nếu có thầy cô hãy ghi lại.

CI

60.0

0

0

10

50.0

9

45.0

Phân vân

1

5.0

Đồng ý

3

15.0

Không đồng ý

12

60.0

Phân vân

5

25.0

Nam

0

0

Nữ

0

0

Cả hai

20

100.0

13

65.0

7

35.0

Đã nghe và nghiên cứu

3

15.0

Mới nghe qua

12

60.0

Chưa tìm hiểu

5

25.0

Không đúng

Y

Câu 4. Giáo dục STEM phù hợp với đối tượng nào?

20

12

40.0

Đúng 20

Tỷ lệ %

8

NH ƠN

Câu 2. Theo các thầy cô, giáo dục STEM có phải chỉ tập trung vào chế tạo mô hình, sản phẩm?

Số GV trả lời

OF FI

Số Kết quả điều tra GV Nội dung câu hỏi được khảo Nội dung câu trả lời sát Qua các buổi tập huấn, hội thảo trong và ngoài nhà trường Câu 1. Thầy cô đã được nghe về giáo dục STEM 20 Qua internet (các website, qua kênh nào? mạng xã hội,…) Chưa tìm hiểu

AL

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV về thực trạng hiểu biết về giáo dục STEM

Câu trả lời đúng (Mục đích của giáo dục STEM là giúp phát triển những năng lực, phẩm chất của người học; giúp nâng cao hứng thú trong học tập, kết nối giữa trường học và cộng đồng; hướng nghiệp và phân luồng học sinh) Câu trả lời sai (các câu trả lời còn lại)

20


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 15

AL

Việc điều tra được thực hiện ở một số GV thuộc trường THPT Ngũ Hành Sơn, THPT Phan Châu Trinh, THPT Phan Thành Tài và một số trường khác trên địa bàn TP Đà Nẵng. Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy rằng:

CI

Các GV đã quan tâm tới việc phát triển các năng lực chung ở HS. Tuy nhiên các năng lực về giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác, năng lực tin học chưa được quan tâm nhiều.

NH ƠN

OF FI

Các GV đã vận dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau trong quá trình dạy học của mình, tuy nhiên việc sử dụng phương pháp thuyết trình và phương pháp đàm thoại còn phổ biến. PPDH giải quyết vấn đề cũng được nhiều GV sử dụng, tuy nhiên các kĩ thuật dạy học khác còn chưa được nhiều GV biết đến hoặc vận dụng, đặc biệt đa số GV chỉ “thỉnh thoảng” hoặc “chưa bao giờ” sử dụng PPDH dự án, một trong những PPDH phát triển năng lực hiệu quả. Điều đó cho ta thấy một thực trạng về việc triển khai các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở các trường còn gặp nhiều khó khăn.

Y

Các GV đã rất quan tâm tới việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn, định hướng hứng thú ở người học. Tuy nhiên, thông qua hoạt động dạy học trên lớp việc tổ chức để HS tạo ra các sản phẩm hay định hướng sản phẩm trong quá trình hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn chưa được nhiều GV quan tâm hay thực hiện. Điều này cũng có thể hiểu rằng HS chưa có nhiều cơ hội được học tập trải nghiệm. Các hoạt động định hướng hứng thú, vận dụng kiến thức vào thực tiễn mới chỉ dừng ở mức độ lí thuyết.

QU

GV Vật lý quan tâm đến việc kết nối kiến thức từ các môn Toán học, Công nghệ, Hóa học, Sinh học, Tin học trong quá trình dạy học. Điều này chứng tỏ các GV đã quan tâm nhiều đến dạy học tích hợp và lựa chọn các môn học thuộc lĩnh vực STEM trong nội dung dạy học tích hợp của mình.

KÈ M

Giáo viên chưa thật sự quan tâm nhiều đến dạy học theo tiếp cận năng lực của HS, chưa thực hiện đánh giá các năng lực của HS trong quá trình dạy học, chỉ dạy kiến thức, kĩ năng để HS vận dụng giải toán, đáp ứng thi, kiểm tra. Những kĩ năng của việc tự học chưa được chú ý đúng mức và chưa áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

DẠ Y

Cơ sở vật chất nhiều trường khá đầy đủ về thiết bị như máy chiếu, hầu hết các GV đã sử dụng máy chiếu và máy tính trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên các thiết bị thí nghiệm đã hư hỏng nhiều, do vậy việc GV thực hiện thí nghiệm hoặc cho HS thực hiện thí nghiệm đồng loạt còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết giáo viên ít làm thí nghiệm vì sợ mất nhiều thời gian, không để học sinh tham gia thiết kế và trực tiếp làm thí nghiệm. Do vậy không phát huy được năng lực


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 16

AL

giải quyết vấn đề của HS. Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, chỉ khi có tiết dự giờ thì mới sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học. Đối với học sinh

CI

Đa số học sinh còn lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, kĩ năng đọc phân tích và giải quyết tình huống của học sinh còn hạn chế nên khả năng giải quyết vấn đề của học sinh trong giờ học chưa cao.

OF FI

Phần lớn HS đều cho rằng Cơ học là một phần kiến thức tương đối khó. Những khó khăn HS thường gặp phải như: Không hiểu và tóm tắt được bài toán, quên đổi đơn vị, không nhớ lí thuyết, không phân tích được hiện tượng Vật lí xảy ra, không vận dụng được lí thuyết vào bài tập, khó khăn trong tính toán.

NH ƠN

Kĩ năng: HS ít có cơ hội thực hiện thí nghiệm nên khả năng liên hệ những kiến thức vật lý được học với thực tế cuộc sống còn ít. Đa số HS quen thói thừa nhận học thuộc định nghĩa, công thức rồi áp dụng vào bài toán cơ bản, không đi sâu tìm hiểu, khám phá kiến thức vận dụng vào thực tế cuộc sống. Hầu hết các em đều trông chờ vào sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó Khả năng diễn đạt của học sinh rất kém, các em thường lúng túng khi diễn đạt ý tưởng của mình về một vấn đề nào đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

KÈ M

QU

Y

Dạy học STEM là một định hướng dạy học mới khi giáo viên thực hiện tốt các bước trong quá trình lên lớp sẽ giúp cho học sinh có thể phát triển toàn diện các kĩ năng và năng lực. Các nội dung dạy học STEM thường gắn với các tình huống thực tiễn, khi đó để có thể đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi học sinh phải vận dụng toàn bộ các kiến thức, kĩ năng , phương pháp các em có được một cách linh hoạt và từ đó phát huy tính sáng tạo và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh.

DẠ Y

Áp dụng các cơ sở lí luận và thực tiễn được trình bày trong chương 1, chương 2 sẽ xây dựng các hoạt động của chủ đề tích hợp STEM “máy nâng vật lên cao” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 17

AL

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CHƯƠNG CƠ HỌC VẬT LÍ LỚP 10 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

CI

2.1. Cấu trúc nội dung kiến thức chương “Cơ học” trong chương trình Vật lí lớp 10.

OF FI

Chương trình môn vật lý ở trung học phổ thông được chia làm 4 loại: cơ học, quang học, nhiệt học và điện học. Trong đó cơ học là phần mở đầu cuả chương trình vật lí 10 với các nội dung được tóm tắt qua sơ đồ dưới đây:

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

Hình 2.1. Sơ đồ vắn tắt nội dung chương Cơ học chương trình Vật lí 10

DẠ Y

Các nội dung này được chia làm 4 chương, chương I “động học chất điểm” phân tích về các loại chuyển động cơ của chất điểm như chuyển động tròn đều, chuyển động thằng đều, thẳng biến đổi đều , các tính chất tương đối của quỹ đạo và vận tốc của chất điểm, kết thúc chương là bài học về tính sai số của phép đo nhằm giúp HS có kĩ năng sử lí số liệu trong thực hành. Chương II “động lực học chất điểm” dạy cho HS kĩ năng tổng hợp và phân tích các lực đồng quy, chương này giới thiệu các loại lực cơ học như lực đàn hồi, lực ma sát, lực hấp dẫn, lực hướng tâm…và thể hiện mối liên hệ của các lực thông qua 3 định luật Newton, kết thúc chương là nội dung chuyển động ném ngang, phân tích chuyển động của chất điểm ném ngang theo hai phương thẳng đứng và nằm ngang. Đồng thời ở chương này HS cũng được giới thiệu các khái niệm mới về khối lượng, quán tính, các lực cân bằng khác với các lực trực đối như thế nào. Chương


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 18

OF FI

CI

AL

III “cân bằng và chuyển động của vật rắn” ở chương này HS sẽ khảo sát sự cân bằng của một vật chứ không còn là chất điểm như ở hai chương trước. HS được tìm hiểu về các loại cân bằng, điều kiện cân bằng của vật khi vật chịu tác dụng của nhiều lực không song song, của vật có trục quay. Các khái niệm mới như momen lực, chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay của vật rắn, từ đó hình thành kĩ năng tổng hợp lực song song cùng chiều. Chương IV “các định luật bảo toàn” giúp HS làm quen với các dạng năng lượng của vật như động năng, thế năng, cơ năng, các đại lượng mới như động lượng… từ đó tìm hiểu được điều kiện áp dụng các định luật bảo toàn và định lí biến thiên của các đại lượng đó.

NH ƠN

Có thể nói nội dung 4 chương trong phần cơ học được sắp xếp một các hợp lý, đảm bảo mạch kiến thức xuyên suốt và đầy đủ của phần cơ học. Tuy nhiên, vì nội dung chương trình có khối lượng kiến thức quá lớn, việc dạy học theo hướng nội dung lấy khối lượng kiến thức, kĩ năng làm mục tiêu hướng tới, do đó càng cung cấp nhiều nội dung, học sinh biết càng nhiều càng tốt. Cách dạy học này không quan tâm nhiều đến việc vận dụng những kiến thức đã biết và hiểu vào thực hành, liên hệ và ứng dụng vào các tính huống và đời sống. Hệ quả là HS có thể hiểu biết rất nhiều nhưng làm thì không được bao nhiêu, kiến thức của HS rất uyên bác nhưng thực hành rất lúng túng, vụng về.

KÈ M

QU

Y

Dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm khắc phục hạn chế nêu trên của dạy học theo nội dung. Vì thế mục tiêu cuối cùng của dạy học không phải là hệ thống kiến thức, là khối lượng nội dung, là biết thật nhiều… mà là năng lực cần có để sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đang thay đổi từng ngày. Như thế nội dung kiến thức ở đây là phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng là năng lực. Tư tưởng này chi phối cách lựa chọn nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Chính vì lý do đó mà chúng tôi đã tiến hành xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề STEM một số kiến thức chương “ Cơ học” để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Dưới đây là các nội dung và yêu cầu cần đạt được khi học chương “Cơ học” trong chương trình Vật lí lớp 10. 2.2. Mục tiêu dạy học chương “Cơ học” trong chương trình Vật lí lớp 10 2.2.1. Mục tiêu về kiến thức. Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

DẠ Y

- Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì. - Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều. - Nêu được vận tốc tức thời là gì. - Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần

đều).


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 19

⃗​⃗​⃗​⃗​⃗ ∆𝑣 ∆𝑡

của một chuyển động biến đổi.

AL

- Viết được công thức tính gia tốc 𝑎 =

- Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều. 1 2 at . Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được. 2

OF FI

đổi đều x = x0 + v0t +

CI

- Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, phương trình chuyển động thẳng biến

- Nêu được sự rơi tự do là gì. Viết được các công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do. - Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.

NH ƠN

- Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. - Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều. - Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc.

- Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm. - Viết được công thức cộng vận tốc ⃗​⃗​⃗​⃗​⃗​⃗ 𝑣13 = ⃗​⃗​⃗​⃗​⃗​⃗ 𝑣12 + ⃗​⃗​⃗​⃗​⃗​⃗ 𝑣23

QU

Y

- Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối. Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ.

KÈ M

- Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực. - Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới tác dụng của nhiều

lực.

- Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính. - Phát biểu được định luật I Niu-tơn.

DẠ Y

- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này.

- Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng). - Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 20

- Viết được công thức xác định lực ma sát trượt.

AL

- Nêu mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn như thế nào và viết được hệ thức của định luật này.

CI

- Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức ⃗𝑷 ⃗ = 𝒎𝒈 ⃗​⃗ .

OF FI

- Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.

- Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này. - Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.

- Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và viết được công thức 𝑭𝒉𝒕 =

𝒎𝒗𝟐 𝒓

= 𝒎𝝎𝟐 𝒓.

NH ƠN

Chương III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN - Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hay ba lực không song song. - Phát biểu được quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều. - Nêu được trọng tâm của một vật là gì.

- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính momen lực và nêu được đơn vị đo momen lực.

Y

- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.

QU

- Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực. Viết được công thức tính momen ngẫu lực. - Nêu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Nhận biết được các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của một vật rắn.

KÈ M

- Nêu được đặc điểm để nhận biết chuyển động tịnh tiến của một vật rắn.

- Nêu được, khi vật rắn chịu tác dụng của một momen lực khác không, thì chuyển động quay quanh một trục cố định của nó bị biến đổi (quay nhanh dần hoặc chậm dần). - Nêu được ví dụ về sự biến đổi chuyển động quay của vật rắn phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật đối với trục quay.

DẠ Y

Chương IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN - Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng. - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai

vật.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 21

- Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.

AL

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.

CI

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.

- Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.

OF FI

- Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng.

- Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được công thức tính cơ năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.

NH ƠN

2.2.2. Mục tiêu về kỹ năng. Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho. - Lập được phương trình chuyển động x = x0 + vt.

- Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật. - Vẽ được đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều.

1 2 at ; v 2t − v02 = 2as. 2

QU

Y

- Vận dụng được các công thức : vt = v0 + at, s = v0t +

- Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều. - Giải được bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều.

KÈ M

- Giải được bài tập đơn giản về cộng vận tốc cùng phương (cùng chiều, ngược chiều). - Xác định được sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo. - Xác định được gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bằng thí nghiệm. Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

DẠ Y

- Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập đơn giản về sự biến dạng của lò xo. - Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản. - Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn

giản.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 22

- Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.

AL

- Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động.

OF FI

- Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang.

CI

- Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.

- Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực. - Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm.

Chương III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

NH ƠN

- Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy. - Vận dụng được quy tắc xác định hợp lực để giải các bài tập đối với vật chịu tác dụng của hai lực song song cùng chiều. - Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực. - Xác định được trọng tâm của các vật phẳng đồng chất bằng thí nghiệm.

Y

Chương IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

QU

- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm. 𝐴

- Vận dụng được các công thức 𝐴 = 𝐹𝑠𝑐𝑜𝑠𝛼 và 𝑃 = . 𝑡

KÈ M

- Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật. 2.2.3. Mục tiêu phát triển năng lực.

DẠ Y

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, thể hiện cụ thể qua các chỉ số hành vi của các hợp phần khám phá và hiểu vấn đề trong thực tiễn, trình bày, phát biểu vấn đề dưới dạng bài toán khoa học có thể giải quyết được, đề xuất giải pháp, thực hiện giải pháp, đánh giá và điều chỉnh giải pháp. Thông qua một số nhiệm vụ GV đặt ra, HS vừa đạt được mục tiêu kiến thức, vừa có thể phát triển năng lực. Với mục tiêu xây dựng bài giảng dự án với nhiệm vụ “chế tạo máy nâng vật lên cao” GV đóng vai trò là người đặt hàng, yêu cầu HS nhập vai là bộ phận sản xuất máy để cung cấp cho khách hàng. Từ đó, xây dựng bài thuyết trình “Máy nâng vật lên cao”.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 23

AL

Khi đó, chỉ số hành vi lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sẽ được phát triển, nghĩa là phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

CI

Hoặc sau toàn bộ chủ đề, GV có thể cung cấp cho HS một tình huống, một đoạn văn bản, yêu cầu HS đặt các câu hỏi mong muốn tìm hiểu (vấn đề), GV có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cụ thể ở việc đặt vấn đề. 2.3. Nội dung và yêu cầu cần đạt chủ đề Động lực học chương trình 2018

Ba định luật Newton về chuyển động:

OF FI

Trong chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí 2018, về cơ bản các nội dung và mục tiêu môn học có những yêu cầu cần đạt như sau:

Thực hiện thí nghiệm, hoặc sử dụng số liệu cho trước để rút ra được a ~ F, a ~1/m, từ đó rút ra được biểu thức a = F/m hoặc F = ma (định luật II Newton)

NH ƠN

Từ kết quả đã có (lấy từ thí nghiệm hay sử dụng số liệu cho trước), hoặc lập luận dựa vào a = F/m, nêu được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Phát biểu định luật 1 Newton và minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể. Vận dụng được mối liên hệ đơn vị dẫn xuất với 7 đơn vị cơ bản của hệ SI.

Y

Nêu được: trọng lực tác dụng lên vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật; trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng vào vật; trọng lượng của vật được tính bằng tích khối lượng của vật với gia tốc rơi tựdo.

QU

Mô tả được bằng ví dụ thực tế về lực bằng nhau, không bằng nhau. Mô tả được một cách định tính chuyển động rơi trong trường trọng lực đều khi có sức cản của không khí.

KÈ M

Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu ứng dụng sự tăng hay giảm sức cản không khí theo hình dạng của vật. Phát biểu được định luật 3 Newton, minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể; vận dụng được định luật 3 Newton trong một số trường hợp đơn giản. Một số lực trong thực tiễn:

DẠ Y

Mô tả được bằng ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng hình vẽ: Trọng lực; Lực ma sát; Lực cản khi một vật chuyển động trong nước (hoặc trong không khí); Lực nâng (đẩy lên trên) của nước; Lực căng dây. Giải thích được lực nâng tác dụng lên một vật ởtrong trong nước (hoặc trong không khí) Cân bằng lực, moment lực:


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 24

Dùng hình vẽ, tổng hợp được các lực trên một mặt phẳng.

AL

Dùng hình vẽ, phân tích được một lực thành các lực thành phần vuông góc.

CI

Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, tổng hợp được hai lực đồng quy bằng dụng cụ thực hành.

OF FI

Nêu được khái niệm moment lực, moment ngẫu lực; Nêu được tác dụng của ngẫu lực lên một vật chỉ làm quay vật. Phát biểu và vận dụng được quy tắc moment cho một số trường hợp đơn giản trong thực tế. Thảo luận để rút ra được điều kiện để vật cân bằng: lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không và tổng moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng không.

NH ƠN

Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, tổng hợp được hai lực song song bằng dụng cụ thực hành Khối lượng riêng, áp suất chất lỏng:

Nêu được khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích của chất đó. Thành lập và vận dụng được phương trình Δp = ρgΔh trong một số trường hợp đơn giản; đề xuất thiết kế được mô hình minh hoạ.

2.4.1. Mục tiêu

QU

Y

2.4. Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề STEM “Máy nâng vật lên cao” trong dạy học một số kiến thức chương “Cơ học” Vật lí lớp 10

a) Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm mômen lực.

KÈ M

- Phát biểu được quy tắc mômen lực về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. - Nêu được các dạng cân bằng, các mức vững vàng của cân bằng của vật rắn. b) Về kĩ năng

DẠ Y

- Kể tên một số sản phẩm về máy nâng vật lên cao trong đời sống và trong công nghiệp. - Nêu được nguyên lí làm việc, phân loại, ứng dụng của từng loại máy nâng vật lên cao trong đời sống.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 25

AL

- Khai thác được các tài liệu khoa học và chỉ ra được cấu tạo của máy nâng vật lên cao lên gồm những bộ phận nào, đặc điểm, chức năng của từng bộ phận đó.

CI

- Trình bày được nguyên lí hoạt động, cấu tạo và ứng dụng của từng loại máy nâng vật lên cao. - Vẽ được bản thiết kế máy nâng vật lên cao dựa trên các kiến thức cơ học

OF FI

- Giải thích được nguyên tắc chế tạo các loại máy nâng vật lên cao dựa trên các kiến thức lí thuyết về cần bằng và chuyển động của vật rắn. - Phát triển kĩ năng vẽ đồ thị nhằm khảo sát và phân tích về một vấn đề thực tiễn. Mục tiêu chủ đề đưa ra không chỉ gồm những kiến thức về máy nâng vật lên cao, nguyên tắc hoạt động hay phướng án chế tạo mà còn thể hiện ở việc học sinh học được gì về STEM khi tìm hiểu máy nâng vật lên cao.

NH ƠN

Về một số kiến thức, kĩ năng mở rộng được học sau khi học xong chủ đề: • Công nghệ:

- Cơ chế truyền chuyển động:

Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu, đồng thời các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau. Do đó, nhiệm vụ của các bộ truyền động là truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

Y

- Bộ truyền động ăn khớp:

QU

Một cắp bánh răng hoặc dĩa – xích truyền chuyển động cho nhau được gọi là bộ truyền động ăn khớp. Bộ truyền động ăn khớp điển hình là truyền động bánh răn và truyền động xích.

DẠ Y

KÈ M

Hình 2.2. Các bộ truyền động ăn khớp


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 26

1. Bánh dẫn; 2. Bánh bị dẫn1. Đĩa dẫn; 2. Đĩa bị dẫn; 3. Xích + Truyền động bánh răng:

AL

a) Truyền động bánh răngb) Truyền động xích

+ Truyền động xích:

OF FI

CI

Bộ truyền động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc nhau, có tỉ số truyền xác định và được dùng nhiều trong hệ thống truyền động của các loại máy thiết bị khác nhau như: đồng hồ, hộp số xe máy…

Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau có tỉ số truyền xác định như trên xe đạp, xe máy, máy nâng chuyển hàng… - Cơ cấu trục khủy thanh truyền:

NH ƠN

+ Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pittong và trục khủy + Trục khủy có nhiệm vụ nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay kéo máy công tác. Ngoài ra trục khủy còn làm nhiệm vụ dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ. • Vật lí:

- Áp suất chất lỏng p = d.h trong đó: p là áp suất chất lỏng d là trọng lượng riêng của chất lỏng

Y

h là độ sâu

QU

- Nguyên lí Pascal (nguyên lí thủy lực)

DẠ Y

KÈ M

Hình 2.3. Ứng dụng của nguyên lí Pascal

Áp suất tác động lên một điểm của chất lỏng sẽ được truyền đi nguyên vẹn theo mọi phương. Định luật này được dùng trong các máy nâng các vật có tải trọng lớn. Khi


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 27

AL

áp lực p1 tác dụng lên pittong nhỏ thì sẽ đồng thời tác động một lực f lên pittong nhỏ có diện tích s. Lực này được truyền đến vùng pittong lớn có diện tích S. Vì vậy cũng áp dụng một lực lớn hơn F và làm cho áp lực p2 tác dụng lên pitong lớn (S). Chính áp lực p2 này được sử dụng để nâng các vật nặng với p1 = p2 nên ta có:

F lực tác dụng lên pittonglớn f lực tác dụng lên pittong nhỏ S diện tích pittong lớn s diện tích pittong nhỏ

OF FI

Trong đó:

CI

𝐹 𝑆 = 𝑓 𝑠

- Khái niệm momen lực:

NH ƠN

Dựa vào nguyên lí Pascal ta có thể khuyết đại lực bằng rất nhiều cách như tăng diện tích pittong càng lớn thì lực sinh ra càng lớn.

Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d

Y

- Quy tắc momen:

QU

Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. Chú ý: Quy tắc monmen còn được áp dụng cho cả trường hợp một vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống nào đó ở vật xuấ hiện trục quay.

KÈ M

c) Về phẩm chất

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập, chế tạo sản phẩm, trình bày, thảo luận ...khi thực hiện nhiệm vụ. - Cẩn thận, chu đáo giữ gìn thiết bị, giữ gìn vệ sinh, giữ gìn sức khỏe, đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc.

DẠ Y

- Nhiệt tình tham gia các hoạt động chung. - Bảo vệ môi trường, bảo vệ trang thiết bị khi thực hiện nhiệm vụ.

2.4.2. Thiết bị dạy học và học liệu Giáo viên:


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 28

- Thiết bị, vật liệu phục vụ xây dựng sản phẩm/ theo nhóm

AL

- Thiết bị thí nghiệm mômen lực, các lực kế.

Bảng 2.1. Các thiết bị/vật liệu cần sử dụng cho việc thiết kế máy nâng vật lên cao SL

Đơn vị

Mô tả

CI

Thiết bị/vật liệu

TT

Gỗ thanh

3

Thanh

2 3

Ròng rọc Dây mềm

5 1

Chiếc Cuộn

4

Keo nến

3

Thanh

Loại thông dụng

5

Súng bắn keo

1

Cái

Loại thông dụng

6 7 8 9 10 11

Đinh vít Tuốc nơ vít Lạt nhựa Bơm kim tiêm nhựa Palăng tự tạo Giấy màu

15 1 10

cái cái chiếc

10

Tờ

Loại thông dụng Loại thông dụng Tùy theo thiết bị Tùy theo thiết bị Tùy theo thiết bị Tùy theo thiết bị

NH ƠN

OF FI

1

1x5x100cm, dùng để chế tạo các chi tiết của máy nâng (có thể thay thế bằng các ống nhựa) Loại bằng nhựa hoặc tự tạo Loại dây khâu giầy hoặc tương tự

2.4.3. Thiết kế tiến trình dạy học

QU

Y

Máy nâng vật lên cao đang được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, sự hiểu biết cơ bản về máy nâng vật lên cao chưa được phổ biến. Ví dụ như không phải tất cả đều trả lời được một số câu hỏi về máy nâng vật lên cao như: 1. Máy nâng vật lên cao là gì? Các sản phẩm của máy nâng vật lên cao đang có mặt trong lĩnh vực nào của cuộc sống?

KÈ M

2. Máy nâng vật lên cao hoạt động dựa trên nguyên lí nào? Nó có cấu tạo gồm những bộ phận chính nào? 3. Máy nâng vật lên cao có thể được tạo ra bằng những phương án nào? Cách thức truyền lực bằng cách nào? Có thể chế tạo máy nâng vật lên cao đơn giản bằng những vật liệu đơn giản nào? Làm thế nào để thử nghiệm được?

DẠ Y

4. Ảnh hưởng,tầm quan trọng, vai trò của máy nâng vật lên cao đến sản xuất, đời sống, kinh tế. Đó chính là các câu hỏi để xây dựng các nội dung của chủ đề. Các hoạt động của chủ đề “Máy nâng vật lên cao” đã xây dựng được mô tả khái quát qua bảng sau:


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 29

Sản phẩm đầu ra

- Bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm - Một phần poster về kiến thức nền

OF FI

Tiết 01 (45 phút)/ Lớp học

- Tạo tình huống, giới thiệu máy nâng vật lên cao và gắn kết với chủ đề STEM - HS nhận nhiệm vụ cần giải quyết, cùng GV trao đổi và thống nhất tiêu chí đặt ra cho sản phẩm - HS lắng nghe tiến trình hoạt động của cả chủ đề - GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm và bắt đầu lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức nền. - GV dẫn dắt, hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức nền. - HS bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức nền trong sách giáo khoa vật lí 10 và hoàn thành phiếu học tập trên giấy A2. Tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức nền và hoàn thành phiếu học tập + HS tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa vật lí 10, bài 18. Cân bằng của một vật có trục quay cố định, momen lực, về các dạng cân bằng và mức vững vàng của cân bằng. + Đồng thời tìm hiểu kiến thức nền khác qua sách và mạng internet - HS báo cáo kết quả nghiên cứu kiến thức nền của nhóm. - GV, HS thảo luận, nhận xét và chốt kiến thức nền cần sử dụng. - Giáo viên nhắc lại tiêu chí của

CI

Thời gian Ghi chú chi tiết

NH ƠN

Nội dung hoạt động Hoạt động 1. Xác định vấn đề cần giải quyết: chế tạo máy nâng vật lên cao đảm bảo các tiêu chí đặt ra

AL

Bảng 2.2. Các pha hoạt động chi tiết của chủ đề

KÈ M

QU

Y

Hoạt động 2. Làm việc Nghiên cứu nhóm/ kiến thức nền tại nhà, online

DẠ Y

Hoạt động 3. Tiết 02 Báo cáo kiến (45 phút)/ thức nền và đề Lớp học xuất giải pháp thiết kế đáp

- Poster về kiến thức nền

- Báo cáo, thuyết trình về poster kiến thức nền - Một phần bản thiết kế “Máy nâng


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 30

NH ƠN

- HS báo cáo sản phẩm tại lớp - HS trao đổi để cải tiến sản phẩm và rút ra những điều đã học được qua chủ đề - GV tổng kết cả chủ đề

KÈ M

QU

Hoạt động 4. Hoàn thiện Thiết kế bản vẽ máy nâng vật lên cao. Chế tạo máy nâng vật lên cao theo phương án thiết kế và báo cáo sản phẩm và thảo luận Hoạt động 5. Tiết 04 Báo cáo sản (45 phút)/ phẩm và thảo Lớp học luận

CI

AL

vật lên cao”

OF FI

sản phẩm và đưa ra tiêu chí của bản thiết kế (nguyên lí hoạt động, kích thước, nguyên vật liệu chế tạo, các bộ phận của sản phẩm…) - HS bắt đầu đưa ra phương án thiết kế máy nâng vật lên cao phù hợp với các tiêu chí đặt ra bằng cách vẽ bản thiết kế trên giấy A2 Làm việc HS tiếp tục làm việc nhóm để nhóm/ đưa ra phương án thiết kế máy tại nhà, nâng vật lên cao phù hợp với các online tiêu chí đặt ra và sử dụng kiến và tại lớp thức nền để giải thích cơ chế hoạt (Tiết 03) động, đồng thời liệt kê các nguyên vật liệu và chi phí cần sử dụng..

Y

ứng tiêu chí đặt ra

- Bản thiết kế “máy nâng vật lên cao” - Phiếu lựa chọn nguyên vật liệu sử dụng. - Sản phẩm “máy nâng vật lên cao”

- Báo cáo, thuyết trình về sản phẩm - Nhật kí học tập (Phiếu đánh giá quá trình làm việc nhóm, phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu đặt câu hỏi phản biện,…)

2.4.4. Tổ chức hoạt động dạy học. 2.4.4.1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: chế tạo máy nâng vật lên cao đảm bảo các tiêu chí đặt ra

DẠ Y

a) Mục tiêu - Xác định vấn đề cần chế tạo máy nâng vật lên cao đáp ứng các tiêu chí đặt ra.

- Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp viết vào nhật ký học tập. - Hỗ trợ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 31

- Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách trung thực, chính xác, có hệ thống.

AL

- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để thống nhất kế hoạch và cùng hoàn thành nhiệm vụ

CI

b) Nội dung

OF FI

- GV nêu tình huống và yêu cầu HS đề xuất các ý tưởng có thể thực hiện để giải quyết vấn đề nêu trong tình huống. - GV thông báo, phân tích và thống nhất với học sinh các tiêu chí đánh giá máy nâng vật lên cao (phụ lục đính kèm); - GV hướng dẫn HS về tiến trình chủ đề và yêu cầu HS ghi chép vào nhật kí học tập với các bước sau: • Bước 1. Các nhóm nhận nhiệm vụ

NH ƠN

• Bước 2. Tìm hiểu kiến thức nền, kĩ năng liên quan • Bước 3. Lập bản phương án thiết kế và báo cáo. • Bước 4. Làm sản phẩm

• Bước 5. Báo cáo và đánh giá sản phẩm

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập bản thiết kế sản phẩm.

Y

c) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

QU

- Nhật ký học tập gồm: Bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm và bản tiêu chí của sản phẩm - Một phần poster về kiến thức nền. d) Địa điểm và thời gian hoạt động

KÈ M

- Địa điểm: tại lớp học - Thời gian: 45 phút e) Chuẩn bị * Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

DẠ Y

- Bản phân công nhiệm vụ nhóm. - Phiếu kế hoạch hoạt động. - Phiếu học tập – nghiên cứu kiến thức nền. - Bản tiêu chí của sản phẩm.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 32

* Học sinh - Đồ dùng học tập (bút, thước, sách giáo khoa vật lí 10).

DẠ Y

3. Xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm

OF FI

Hoạt động của HS - HS ổn định lớp học, trao đổi thống nhất nhóm trưởng, thư kí, tên của nhóm. - HS công bố tên của nhóm - HS có thể liệt kê như: + Lực giúp di chuyển, nâng, hạ các vật (tác dụng sinh công, gây ra gia tốc của lực) + Lực giúp ta tạo hình các sản phẩm (tác dụng biến dạng của lực) - HS nhận thấy vai trò của lực trong cuộc sống.

NH ƠN

Y

KÈ M

2. Đặt vấn đề, giao nhiệm vụ học tập và giới thiệu tiến trình của chủ đề

Hoạt động của GV - GV chia lớp thành 4 nhóm, HS ngồi theo vị trí nhóm. GV yêu cầu HS trao đổi, đặt tên cho nhóm và viết vào bảng tên nhóm mình. - GV yêu cầu HS công bố tên của nhóm. - GV đặt câu hỏi dẫn dắt đến vai trò của lực trong cuộc sống: + “Theo các em, lực có quan trọng với cuộc sống của chúng ta không? Hãy kể các tác dụng của lực?” Lưu ý: Nhóm nào có HS phát biểu GV sẽ tích điểm ngay trên bảng cho nhóm đó. - GV đặt vấn đề: Trong đời sống, chúng tao thường tác dụng lực để thực hiện di chuyển các vật, trong đó có nhiệm vụ nâng vật lên cao. Nhiều khi, vật đó nặng hơn so với sức nâng của ta. Nhiệm vụ mà các em cần thực hiện là thiết kế và chế tạo “Máy nâng vật lên cao” - GV giới thiệu tiến trình của chủ đề (kế hoạch triển khai chi tiết các hoạt động) - GV cùng HS trao đổi để thống nhất tiêu chí của sản phẩm: + Theo các em, máy nâng vật lên cao cần thỏa mãn các yêu cầu gì? - Sau đó, GV chốt lại tiêu chí của sản phẩm: Điểm STT Tiêu chí tối đa

QU

Hoạt động 1. Tạo tình huống

CI

f) Cách thức tổ chức hoạt động

AL

- Bút dạ bảng.

- HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ. - Lắng nghe tiến trình của cả chủ đề và hoàn thành phiếu hoạt động

- HS trao đổi để đưa ra tiêu chí của sản phẩm - HS lắng nghe tiêu chí đánh giá sản phẩm


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 33

Có hệ số khuếch đại lực nâng tối thiểu là 4, chiều 40 cao tối thiểu 40 cm. 2 Dễ dàng vận hành, dễ điều 20 khiển và dễ di chuyển. 3 Cân nặng không 5 quá 2kg. 4 Độ bền cao, có thể sử dụng được 5 nhiều lần 5 An toàn cho 10 người sử dụng. 6 Vật liệu dễ tìm, 10 tiết kiệm chi phí. 7 Trang trí bắt mắt 10 (thẩm mỹ). Tổng điểm 100 - GV thông báo bảng đánh giá, chấm điểm cho từng tiêu chí trên máy chiếu. - GV gợi ý và hướng dẫn HS nghiên cứu kiến thức nền: + Hãy nghiên cứu sách giáo khoa và cho cô biết: để có thể nâng được một vật lên cao thì các em sẽ sử dụng những kiến thức ở phần nào? + Để tăng độ lớn của lực nâng (khuếch đại lực) thì theo các em có những cách nào, nguyên lý của những cách đó ra sao? - Giao nhiệm vụ về nhà cho HS tìm hiểu kiến thức và kĩ năng nền phục vụ cho chủ đề: GV có thể gợi ý cho học sinh về các kiến thức cơ bản cần tìm hiểu liên

DẠ Y

KÈ M

4. Hướng dẫn HS nghiên cứu kiến thức nền và nhiệm vụ về nhà

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

1

- Lắng nghe nhiệm vụ về nhà

- Các nhóm làm việc để lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 34

OF FI

CI

AL

quan đến các môn học: cứu kiến thức nền (kiến thức a. Muốn lợi về lực em có những cách nào, môn học nào,..). nào? b. Nêu một số máy cơ đơn giản mà bạn biết? c. Nêu sự khác nhau giữa lực tác dụng trực tiếp từ người nâng và lực tác dụng lên vật cần nâng. Lực tác dụng vào vật cần nâng đã được khuếch đại lên bằng nguyên tắc nào? Hãy giải thích rõ nguyên tắc khuếch đại lực đó? - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

NH ƠN

✓ Mỗi nhóm cùng trao đổi, nghiên cứu để trả lời các câu hỏi trên ✓ Hình thức trình bày: Poster

QU

Y

✓ Thời gian báo cáo: 10 phút - GV phát nhật kí học tập cho mỗi nhóm gồm: bản phân công nhiệm vụ, bản tiêu chí sản phẩm. - GV phát giấy A2 có nội dung phiếu học tập. - GV gửi lời chúc thành công đối với các nhóm và kết thúc tiết học.

2.4.4.2. Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp (45 phút ở lớp và ở nhà)

KÈ M

a) Mục tiêu:

- Nêu được các kiến thức về điều kiện cân bằng và mức vững vàng của cân bằng.

- Viết được quy tắc cân bằng, nêu khái niệm mô-men lực và biểu hiện của nó trong thực tiễn. - Xây dựng được bản thiết kế cho máy nâng vật lên cao, bao gồm:

DẠ Y

* Nêu được các cách lợi về lực là sử dụng các loại máy cơ đơn giản gồm ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng và sử dụng bình thông nhau. * Nêu được cơ chế khuếch đại lực của đòn bẩy dựa vào quy tắc Momen và các quy tắc khác (Ví dụ quy tắc máy dùng chất lỏng theo nguyên lí * Pascal)


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 35

* Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách trung thực, chính xác, có hệ thống.

AL

* Thảo luận với các thành viên trong nhóm để thống nhất kế hoạch và cùng hoàn thành nhiệm vụ

CI

* Vận dụng các kiến thức nền đã tìm hiểu và nghiên cứu để đưa ra phương án thiết kế máy nâng phù hợp.

OF FI

* Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp để viết vào nhật ký học tập. * Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình chế tạo sản phẩm cho phù hợp với vật liệu để đạt hiệu quả cao. * Đề xuất được hình dạng, chất liệu và cách lắp ráp máy nâng.

* Nghiên cứu tài liệu, tra cứu thông tin và sáng tạo trong thiết kế sản phẩm phù

NH ƠN

hợp. b) Nội dung

- Học sinh làm việc nhóm, cả lớp tại lớp để trao đổi và ghi nhận các kiến thức về cân bằng lực, mô-men lực...và tìm hiểu thêm ở nhà về các kiến thức đó. - Sau 1 tuần làm việc nhóm tại nhà về các chủ đề được tìm hiểu, HS sẽ báo cáo về kiến thức nền nhóm mình tìm hiểu được. + Thời gian báo cáo và trao đổi: 10 phút

Y

c) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

QU

- Báo cáo, thuyết trình bằng poster kiến thức nền - Bản thiết kế “máy nâng vật lên cao” d) Địa điểm và thời gian hoạt động

KÈ M

- Địa điểm: Tại lớp học - Thời gian: 45 phút - Hoàn thiện bản thiết kế tại nhà theo góp ý. e) Chuẩn bị

DẠ Y

* Giáo viên: - Bản phân công nhiệm vụ nhóm - Phiếu kế hoạch hoạt động - Phiếu học tập – nghiên cứu kiến thức nền - Bản tiêu chí của sản phẩm - Phiếu đánh giá cá nhân trong nhóm - Phiếu đánh giá làm việc nhóm - Phiếu đánh giá sản phẩm


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Hoạt động của HS - HS báo cáo kết quả nghiên cứu kiến thức nền của nhóm. - HS thảo luận, nhận xét.

OF FI

Hoạt động Hoạt động của GV 1. Báo cáo - GV tổ chức và lắng nghe kết quả kiến thức báo cáo của từng nhóm nền 2. Thảo - GV, HS thảo luận, nhận xét. luận, nhận xét, chốt kiến thức nền - GV yêu cầu HS lên kế hoạch nhóm 3. Nhắc lại và đưa ra bản thiết kế của máy nâng tiêu chí của vật lên cao đáp ứng các tiêu chí đặt ra sản phẩm, - GV nhắc lại tiêu chí của sản phẩm bản thiết kế và đưa ra tiêu chí của bản thiết kế và giao (nguyên lí hoạt động, kích thước, nhiệm vụ về nguyên vật liệu chế tạo, các bộ phận nhà của sản phẩm…) - GV phát các phiếu để HS kẹp vào nhật kí học tập cho mỗi nhóm gồm: bản phân công nhiệm vụ, bản tiêu chí sản phẩm và phiếu đánh giá sản phẩm.

CI

- Phiếu đánh giá bản thiết kế * Học sinh Đồ dùng học tập (giấy A2, bút, thước, sách giáo khoa vật lí 10) f) Cách thức tổ chức hoạt động

AL

36

QU

Y

NH ƠN

- HS nhận nhiệm vụ đưa ra phương án thiết kế, giải pháp tại nhà - HS làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ

- Nếu còn thời gian, HS sẽ lên kế hoạch và đưa ra phương án thiết kế tại lớp. Sau đó, về nhà hoàn thành tiếp.

KÈ M

2.4.4.3. Hoạt động 3. Lựa chọn giải pháp a) Mục tiêu:

- Vận dụng các kiến thức liên quan đến monen lực, nguyên lí Pascal để đưa ra và bảo vệ phương án thiết kế máy nâng vật lên cao - Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách trung thực, chính xác, có hệ thống.

DẠ Y

- Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình chế tạo sản phẩm cho phù hợp với vật liệu để đạt hiệu quả cao, lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thi công dụng cụ. - Mô tả được bản thiết kế máy nâng vật lên cao và nguyên vật liệu lựa chọn. - Thuyết trình về bản thiết kế và lựa chọn nguyên vật liệu.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 37

AL

- Tự nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến phản biện. b) Nội dung

CI

- HS báo cáo phương án thiết kế và vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên quan đến chủ đề đã được sử dụng để bảo vệ phương án thiết kế.

c) Địa điểm và thời gian hoạt động - Địa điểm: tại lớp học - Thời gian: 45 phút d) Chuẩn bị

OF FI

- GV và HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm máy nâng vật lên cao.

NH ƠN

* Giáo viên - Máy tính, máy chiếu, nam châm dính bảng. - Phiếu đánh giá bản thiết kế. * Học sinh

Đồ dùng học tập (bút, thước, sách giáo khoa vật lí 10). e) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Y

- Bản thiết kế “máy nâng vật lên cao”.

QU

- Danh mục các chi tiết cần chuẩn bị. - Bản vẽ sản phẩm phỏng theo thiết kế. - Phiếu đánh giá bản thiết kế. f) Cách thức tổ chức hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giới thiệu tiến trình nội dung chi tiết của buổi học. - GV cho mỗi nhóm 5 phút để hoàn thiện - HS chuẩn bị báo cáo 1. Mở đầu bản thiết kế và cử đại diện người trình bày – tổ chức của nhóm. báo cáo - GV nhắc lại tiêu chí chấm bản thiết kế và bài trình bày của từng nhóm. - GV thông báo nhiệm vụ báo cáo.

DẠ Y

KÈ M

Hoạt động

✓ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

DẠ Y

- HS báo cáo phương án thiết kế của nhóm mình tại lớp - Các nhóm ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện.

OF FI

KÈ M

QU

Y

3. Tổng kết và nhiệm vụ về nhà tiếp theo

NH ƠN

2. Các nhóm báo cáo

✓ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi nhóm ghi chú về ý kiến góp ý, thắc mắc phản biện. - GV mời từng nhóm lên trình bày. - GV lắng nghe báo cáo, nhận xét và góp ý. - GV phát phiếu đánh giá bài trình bày cho mỗi nhóm, trong đó có chỉ sẵn các tiêu chí và điểm số tương ứng: + Nội dung báo cáo + Phong cách báo cáo + Hình thức trình bày - GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu. - GV sẽ tổng kết, chốt hoặc đưa ra gợi ý điều chỉnh cho các nhóm nếu cần. - GV mời HS chấm điểm phần trình bày và bản thiết kế cho nhóm mình và nhóm bạn. Sau đó, GV mời HS công bố phiếu tự chấm điểm và tổng hợp kết quả lên bảng. GV giành lời khen cho các nhóm. - GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập tiếp theo: thi công và báo cáo sản phẩm. - GV phát cho HS phiếu đánh giá sản phẩm. - GV giao nhiệm vụ chế tạo một phần máy nâng vật lên cao tại nhà.

CI

✓ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 5 phút

AL

38

- HS lắng nghe và bắt đầu lên kế hoạch cho nhiệm vụ tiếp theo. - HS cùng thảo luận và phản biện. - Các nhóm sẽ tự chấm điểm cho chính nhóm mình và các nhóm khác.

- HS lên kế hoạch phân công mua sắm nguyên vật liệu và có thể nhờ sự giúp đỡ của giáo viên.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 39

Một số bản thiết kế có thể của học sinh

2. Máy nâng dùng Palăng và dây xích vô cực

CI OF FI

Pa lăng có R1= 4R2, dây treo vật cuộn vào ròng rọc R2. Dây kéo nối với ròng rọc R1 và được quấn vào ròng rọc R3 gắn với tay quay có bán kính quay R4= 2R3

AL

1. Máy nâng kết hợp nhiều palăng và tay quay:

NH ƠN

Dây treo vật cuộn vào ròng rọc nhỏ giả sử có bán kính R2. Xích kéo vô cực kép kín cuộn vào ròng rọc lớn, giả sử bán kính là R1. Khi đó lực kéo F liên hệ với trọng lượng P của vật theo công thức F. R2= P. R1 vì vậy lực kéo sẽ nhỏ hơn so với trọng lượng của vật

Y

2.4.4.4. Hoạt động 4. Chế tạo máy nâng vật lên cao theo phương án thiết kế

QU

a) Mục tiêu:

- Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách trung thực, chính xác, có hệ thống.

KÈ M

- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ - Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp viết vào nhật ký học tập và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. - Biết điều chỉnh việc thực hiện sản phẩm, cách thức và tiến trình chế tạo sản phẩm cho phù hợp với vật liệu để đạt hiệu quả cao.

DẠ Y

- Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm trong quá trình thi

công

- Đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm - Thuyết trình về sản phẩm - Tư duy phản biện để đặt ra câu hỏi thắc mắc


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 40

AL

- Tự nhận xét, đánh giá và đưa ra ý kiến phản biện b) Nội dung

CI

- HS làm việc nhóm chế tạo máy nâng vật lên cao theo nhóm ở nhà, hoặc ở phòng thí nghiệm, ngoài giờ học.

c) Địa điểm và thời gian hoạt động

OF FI

- GV theo dõi, tư vấn hỗ trợ HS.

Địa điểm: Tại nhà và tại phòng thí nghiệm trong một tuần. d) Chuẩn bị * Giáo viên

- Bản đánh giá sản phẩm

NH ƠN

- Bản phân công nhiệm vụ nhóm

- Phiếu đặt câu hỏi thắc mắc, góp ý

- Phiếu tổng hợp điểm phần sản phẩm

- Phiếu tổng hợp điểm phần đặt câu hỏi * Học sinh

- Đồ dùng học tập (bút, thước, sách giáo khoa vật lí 10)

Y

- Sản phẩm cho buổi báo cáo

QU

- Slide báo cáo quá trình và kinh nghiệm thi công sản phẩm e) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có sự thay đổi).

KÈ M

- Sản phẩm “máy nâng vật lên cao”. - Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm thi công sản phẩm - Bản đề xuất cải tiến máy nâng vật lên cao. - Nhật kí học tập (phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu đặt câu hỏi thắc mắc). f) Cách thức tổ chức hoạt động

DẠ Y

Hoạt động 1. Chế tạo sản

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu hoạt động chế tạo máy - HS bắt tay vào chế tạo nâng vật lên cao và phát phiếu phân - HS sẽ tham khảo gợi ý công nhiệm vụ: hoặc nhờ sự giúp đỡ của


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 41

+ Mỗi nhóm có thời gian là 20 phút để GV khi cần thiết tiến hành chế tạo một phần của máy nâng. Còn lại các em sẽ về nhà hoàn thiện. Buổi sau chúng ta sẽ trình diễn, chấm điểm và đánh giá kết quả làm việc để xét thi đua giữa các nhóm. - HS hoàn thiện sản phẩm - GV nhắc nhở HS quy tắc an toàn, thực hiện cam kết an toàn và hỗ trợ HS khi cần thiết. Ví dụ quy tắc an toàn: Đọc quy tắc an toàn của phòng thí nghiệm, xác nhận vào nội dung cam kết TT Các quy tắc an toàn Cam kết

OF FI

CI

AL

phẩm

Trang phục, đầu tóc gọn gàng. Giữ tay chân khô, đi dép hay giầy cách điện. Làm việc đúng khu vực được phân công. Khi di chuyển phải xin phép người quản lí. 4 Không được đùa nghịch khi đang thực hiện chế tạo, lắp ráp. 5 Tránh để tay chạm vào các lưỡi dao, kéo, đục sắc và các chỗ có nguy cơ bị kẹt tay. 6 Tìm hiểu kĩ cách sử dụng các dụng cụ gia công. 7 Trước khi ra về phải thu gọn dụng cụ theo đúng yêu cầu. 2. Thử - GV yêu cầu khi chế tạo xong, phải thử - Chế tạo và thử nghiệm nghiệm nghiệm để kiểm tra sự hoạt động ổn theo yêu càu vận hành định và đặc biệt là kiểm tra hệ số nâng và điều vật để so sánh với hệ số nâng theo lí chỉnh sản thuyết. - HS chuẩn bị báo cáo sản phẩm Nếu có sự khác biệt giữa lí thuyết với phẩm tại lớp. thực tế thì phải kiểm tra hoặc tìm cách lí giải cho hơp lí. Nếu hoạt động không ổn định phải kiểm tra hoặc chế tạo lại. Nhắc HS chuẩn bị bản thuyết trình, giới thiệu sản phẩm trước lớp.

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

1 2 3

2.4.4.5 Hoạt động 5. Báo cáo sản phẩm, thảo luận và đánh giá

a) Mục tiêu - Giới thiệu máy nâng vật lên cao đã chế tạo.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 42

AL

- Giải thích được cơ chế hoạt động, nguyên tắc cấu tạo và giới thiệu việc vận hành của thiết bị.

CI

- Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm trong quá trình thi công. - Đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm.

- Tư duy phản biện để đặt ra câu hỏi thắc mắc..

OF FI

- Thuyết trình về sản phẩm.

- Tự nhận xét, đánh giá và đưa ra ý kiến phản biện

- HS báo cáo và sử dụng máy nâng vật lên cao để thực hiện nhiệm vụ. - GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi.

NH ƠN

- HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm và đề xuất các phương án cải tiến. b) Nội dung

- HS báo cáo và sử dụng máy nâng vật lên cao để thực hiện nhiệm vụ. - GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi.

- HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm và đề xuất các phương án cải tiến.

QU

- Địa điểm: Tại lớp

Y

c) Địa điểm và thời gian hoạt động

- Thời gian: 45 phút d) Chuẩn bị

KÈ M

* Giáo viên

- Phiếu đặt câu hỏi thắc mắc, góp ý - Phiếu tổng hợp điểm phần sản phẩm - Phiếu tổng hợp điểm phần đặt câu hỏi - Sản phẩm cho buổi báo cáo

DẠ Y

- Slide báo cáo quá trình và kinh nghiệm thi công sản phẩm e) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh * Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm thi công sản phẩm - Bản đề xuất cải tiến máy nâng vật lên cao


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 43

- Nhật kí học tập (phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu đặt câu hỏi thắc mắc).

AL

f) Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của HS

- HS lắng nghe - Lần lượt từng nhóm lên trình diễn và báo cáo sản phẩm của nhóm mình

OF FI

- GV giới thiệu cách thức báo cáo, thời gian báo cáo và đánh giá sản phẩm: Thời gian thuyết trình cho mỗi nhóm là 5 phút, nói về cấu tạo và cho vận hành thử. Thời gian đặt câu hỏi và trả lời vấn đáp là 5 phút. - Cùng với ban giám khảo là đại diện của từng nhóm chấm điểm. - Yêu cầu HS đặt câu hỏi thắc mắc sau khi nhóm đã báo cáo xong. - GV cử 2 học sinh là thư ký. Sau khi ban giám khảo đã chấm điểm cho nhau xong, thư ký sẽ là người tổng hợp lại và chia đều. Như vậy, một nhóm sẽ tiến Tổng hành chấm điểm và đánh giá cho 5 kết và nhóm còn lại. đánh giá chủ - GV góp ý, nhận xét và điều chỉnh thiết đề kế nếu cần - GV công bố nhóm chiến thắng trên 3 đầu điểm như sau: + Điểm trình bày (phiếu tổng hợp của buổi trước) + Điểm đánh giá sản phẩm theo tiêu chí đặt ra + Điểm giải đáp câu hỏi thắc mắc - GV đánh giá và tổng kết cả chủ đề.

CI

Hoạt động của GV

Hoạt động Thử nghiệm và báo cáo sản phẩm

- HS và GV cùng thống nhất 2 bạn làm thư ký tổng hợp điểm. Thư ký 1 tổng hợp phần điểm sản phẩm. Thư ký 2 tổng hợp lượng câu hỏi đặt ra nhiều nhất. - HS rút ra những điều đã học được qua chủ đề - HS lắng nghe tổng kết cả chủ đề - HS phát biểu, chia sẻ những điều nhận được sau cả chủ đề

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

- HS báo cáo sản phẩm tại lớp

2.4.5. Công cụ kiểm tra, đánh giá.

DẠ Y

a) Đánh giá định tính:

Trong quá trình các nhóm báo cáo, đại diện mỗi nhóm được phát một phiếu đánh giá kết quả thực hiện sản phẩm của nhóm bạn. Các em tiến hành đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra. Nhìn chung học sinh đánh giá với thái độ nghiêm túc và công tâm.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 44

AL

Đồng thời, thông qua quan sát, ghi chép của giáo viên qua quá trình hoạt động của học sinh. b) Đánh giá định lượng:

OF FI

CI

Thông qua phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh qua từng hoạt động của quá trình thực hiện sản phẩm. Nhìn chung các nhóm có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, tuy nhiên mức độ vận dụng thì chưa đồng đều. Bảng 2.3. Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề khi thực hiện chủ đề Chỉ số hành vi 1.1 Tìm hiểu tình huống vấn đề

Mức 1 Quan sát, mô tả được sự cần thiết của lực trong đời sống.

Từ các thông tin đúng và đủ về tác dụng gây ra gia tốc của lực và nhu cầu đóng vai thực tế, HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết là chế tạo “máy nâng vật lên cao”.

2. Đề xuất 2.1. Tìm giải pháp hiểu thông tin liên quan đến

Bước đầu thu thập thông tin về kiến thức và phương pháp

KÈ M

QU

Y

1.2 Phát hiện và phát biểu vấn đề cần nghiên cứu

DẠ Y

Mức độ biểu hiện Mức 2 Mức 3 Giải thích được Phân tích được sự sự cần thiết của cần thiết của lực lực trong đời trong đời sống của sống và nêu được con người, giải thích mục tiêu cần thông tin đó, nêu thực hiện là tìm được mục tiêu cần hiểu tác dụng thực hiện là tìm hiểu gây ra gia tốc của tác dụng gây ra gia lực trong cuộc tốc của lực trong sống. cuộc sống. Từ các thông tin Từ các thông tin đúng và đủ về tác đúng và đủ về tác dụng gây ra gia dụng gây ra gia tốc tốc của lực và của lực và nhu cầu nhu cầu đóng vai đóng vai thực tế, HS thực tế, HS phát phát hiện và nêu hiện và nêu được được vấn đề cần giải vấn đề cần giải quyết là chế tạo quyết là chế tạo “máy nâng vật lên “máy nâng vật cao” và trình bày lên cao”. được các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Lựa chọn nguồn Lựa chọn được toàn thông tin về kiến bộ các nguồn thông thức nền liên tin về kiến thức nền quan để giải liên quan để giải

NH ƠN

Năng lực thành tố 1. Khám phá và tìm hiểu vấn đề


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 45

3.1 Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện giải pháp

DẠ Y

Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, diễn đạt các kế hoạch cụ thể bằng sơ đồ, hình vẽ. Thiết kế và chế tạo máy nâng vật lên cao đảm bảo đầy đủ các tiêu chí đặt ra và cải tiến được sản phẩm nếu cần.

AL

Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, thuyết minh các kế hoạch cụ thể bằng sơ đồ , hình vẽ.

Thiết kế và chế tạo thành công máy nâng vật lên cao đặc biêt đảm bảo đầy đủ các tiêu chí đặt ra, cải tiến được sản phẩm nếu cần. Báo cáo sản phẩm và thuyết trình được nguyên lí hoạt động của sản phẩm. 3.3 Đánh Đánh giá được Đánh giá được Đánh giá được sản giá sản sản phẩm sản phẩm “máy phẩm “máy nâng vật

KÈ M

3.2 Thực hiện giải pháp

CI

Đưa ra phương án thiết kế và chế tạo máy nâng vật lên cao, lựa chọn phương án tối ưu.

quyết vấn đề như vật lí, toán học, công nghệ và xác định phương pháp cần sử dụng để giải quyết vấn đề cần thiết và đánh giá được độ tin cậy của nguồn thông tin. Đưa ra phương án thiết kế và chế tạo máy nâng vật lên cao, lựa chọn phương án tối ưu và giải thích được sự lựa chọn đó.

OF FI

Đưa ra phương án thiết kế và chế tạo máy nâng vật lên cao nhưng chưa lựa chọn được phương án tối ưu. Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, diễn đạt kế hoạch cụ thể đó bằng văn bản. Thiết kế và chế tạo máy nâng vật lên cao nhưng chưa đảm bảo hết các tiêu chí đặt ra.

QU

3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề

Đề giải giải vấn

quyết vấn đề như vật lí, toán học, công nghệ và xác định phương pháp cần sử dụng để giải quyết vấn đề cần thiết.

NH ƠN

2.2. xuất pháp quyết đề

cần sử dụng để giải quyết vấn đề từ các nguồn khác nhau.

Y

vấn đề


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 46

So sánh sản phẩm cuối cùng với tiêu chí đặt ra và rút ra kết luận về quá trình giải quyết vấn đề.

NH ƠN

4.1 Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề và điều chỉnh việc giải quyết vấn đề

QU

Y

4. Đánh giá và điều chỉnh giải pháp

AL

lên cao” đã đảm bảo hết các tiêu chí đặt ra chưa, tìm được nguyên nhân khi sản phẩm chưa đảm bảo tiêu chí và đưa ra cách cải tiến. Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề là chế tạo máy nâng vật lên cao. Đề ra giải pháp tối ưu hơn để nâng cao hiệu quả sản phẩm, tăng tính năng sử dụng, độ bền của sản phẩm, tự đề xuất thay đổi hoặc nâng cao tiêu chí của sản phẩm, tự đánh giá quá trình giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.

CI

nâng vật lên cao” đã đảm bảo hết các tiêu chí đặt ra chưa, tìm được nguyên nhân khi sản phẩm chưa đảm bảo tiêu chí. Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề là chế tạo máy nâng vật lên cao. Đề ra giải pháp tối ưu hơn để nâng cao hiệu quả sản phẩm, tăng tính năng sử dụng, độ bền của sản phẩm; tự đề xuất thay đổi hoặc nâng cao tiêu chí của sản phẩm.

OF FI

phẩm và “máy nâng vật điều chỉnh lên cao” đã nếu cần đảm bảo một số các tiêu chí đặt ra hay chưa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

DẠ Y

KÈ M

Dựa trên việc tìm hiểu cấu trúc nội dung, yêu cầu cần đạt của phần Cơ học để xác định các kiến thức mà HS có thể chiếm lĩnh và vận dụng khi thực hiện chủ đề bài học STEM, chúng tôi đã xây dựng chủ đề dạy học STEM “Máy nâng vật lên cao” phù hợp với quy trình tổ chức dạy học STEM đã trình bày ở chương 1. Chúng tôi cũng đã xây dựng rubric đánh giá hoạt động học của học sinh khi thực hiện chủ đề học tập.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 47

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

AL

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.

CI

- Đánh giá tính khả thi của việc tổ chức dạy học chủ đề STEM gắn với nội dung máy nâng vật lên cao đối với đối tượng học sinh THPT.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.

OF FI

- Đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy học chủ đề STEM gắn với nội dung máy nâng vật lên cao trong việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh vào thực tiễn.

- Tổ chức dạy học thực nghiệm chủ đề STEM về máy nâng vật lên cao nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS lớp 10

NH ƠN

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học chủ đề STEM - Từ kết quả thực nghiệm rút ra những điểm cần cải tiến và phát huy những điểm mạnh của chủ đề 3.2. Đối tượng, phương pháp và thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.

40 HS thuộc lớp 10/7 trường THPT Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng

Y

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

QU

- Tổ chức dạy học STEM chủ đề máy nâng vật lên cao theo kế hoạch và tiến trình đã xây dựng của chủ đề. - Quan sát, quay video, chụp ảnh quá trình tham gia thực nghiệm của HS qua từng buổi.

KÈ M

- Ghi chép lại những điểm thuận lợi, khó khăn, điểm cần cải tiến của chủ đề để phân tích và đánh giá kết quả TNSP một cách khách quan và chính xác nhất nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS. 3.2.3 Thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm. - Thời gian thực nghiệm: Từ ngày 07/12/2020 đến ngày 18/12/2020

DẠ Y

Bảng 3.1. Kế hoạch TNSP tại trường THPT Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng

Thời gian

Hoạt động TNSP

Hoạt động 1.

Nội dung 1. Tạo tình huống, giới thiệu máy nâng vật lên cao và gắn kết với chủ đề STEM


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 48

Xác định vấn đề giải quyết: chế máy nâng vật lên đảm bảo các tiêu đặt ra

CI

AL

cần 2. HS nhận nhiệm vụ cần giải quyết, cùng tạo GV trao đổi và thống nhất tiêu chí đặt ra cao cho sản phẩm chí 3. HS lắng nghe tiến trình hoạt động của cả chủ đề 4. GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm và bắt đầu lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức nền. 5. GV dẫn dắt, hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức nền. 6. HS bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức nền trong sách giáo khoa vật lí 10 và hoàn thành phiếu học tập. Hoạt động 2 1. HS báo cáo kết quả nghiên cứu kiến Báo cáo kiến thức nền thức nền của nhóm. và đề xuất giải pháp 2. GV, HS thảo luận, nhận xét và chốt thiết kế đáp ứng tiêu kiến thức nền cần sử dụng. chí đặt ra 3. Giáo viên nhắc lại tiêu chí của sản phẩm và đưa ra tiêu chí của bản thiết kế. 4. HS bắt đầu đưa ra phương án thiết kế máy nâng vật lên cao phù hợp với các tiêu chí đặt ra bằng cách vẽ bản thiết kế trên giấy A2 Hoạt động 3. 1. HS báo cáo phương án thiết kế của Trình bày, bảo vệ nhóm mình tại lớp. phương án thiết kế 2. HS lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp máy nâng vật lên cao và bắt đầu chế tạo sản phẩm theo và bắt đầu chế tạo. phương án thiết kế đã lựa chọn, thử nghiệm và đánh giá quá trình chế tạo. Hoạt động 5. 1. HS hoàn thiện sản phẩm và báo cáo Chế tạo máy nâng vật sản phẩm tại lớp lên cao theo phương 2. HS cải tiến sản phẩm và rút ra những án thiết kế và báo cáo điều đã học được qua chủ đề sản phẩm và thảo luận 3. Tổng kết cả chủ đề

KÈ M

Tiết 03 (45 phút)/ thứ 2 ngày 14/12/2020

QU

Y

Tiết 02 (45 phút) thứ 6 ngày 11/12/2020

NH ƠN

OF FI

Tiết 01 (45 phút) thứ 2 ngày 07/12/2020

DẠ Y

Tiết 04 (45 phút)/ Thứ 6 ngày 18/12/2020

- Địa điểm thực nghiệm: Trường THPT Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 49

3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong thực nghiệm sư phạm

AL

3.3.1. Những thuận lợi trong thực nghiệm sư phạm

- HS lớp 10/7 có tinh thần đoàn kết, tự giác và trách nhiệm trong học tập.

CI

- Đa số các em đã quen thuộc với việc sử dụng máy tính và có điện thoại di động nên rất tiện lợi cho việc tìm kiếm thông tin và trao đổi thông tin liên lạc.

OF FI

- Có được sự ủng hộ và tạo điều kiện từ ban giám hiệu cùng các thầy cô trong tổ chuyên môn. 3.3.2. Những khó khăn trong thực nghiệm sư phạm

- HS lớp 10/7 trường THPT Ngũ Hành Sơn gồm nhiều đối tượng khác nhau, chưa đồng đều về học lực và tư duy.

NH ƠN

- Tất cả học sinh tham gia thực nghiệm chưa biết gì về dạy học dự án, một số kĩ năng cần thiết cho việc thuyết trình của HS còn hạn chế. - Thời gian thực nghiệm vào thời điểm chuẩn bị thi học kì 1 nên các em có phần dành nhiều thời gian cho việc ôn tập thi học kì hơn, ít có thời gian đầu tư cho sản phẩm. 3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Phân tích các hoạt động dạy học theo tiến trình đã xây dựng.

Y

a) Hoạt động: Xác định vấn đề cần giải quyết là chế tạo máy nâng vật lên cao đảm bảo các tiêu chí đặt ra và nghiên cứu kiến thức nền

KÈ M

QU

Sau khi GV giới thiệu về máy nâng vật lên cao và thông báo nhiệm vụ cho HS phải chế tạo một chiếc máy nâng vật lên cao các em HS tỏ ra rất hào hứng tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Các em chủ động đặt tên nhóm, đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình và chủ động phân công nhiệm vụ trong nhóm về nghiên cứu kiến thức nền. Điều này được thể hiện thông qua các hoạt động sau: - HS nhanh chóng di chuyển, tập trung theo nhóm để đặt tên nhóm, đồng thời đăng kí ý tưởng về máy nâng vật lên cao của nhóm mình. - HS hào hứng, nhiệt tình, hăng hái giơ tay phát biểu ngay ý tưởng về chiếc máy nâng vật lên cao.

DẠ Y

- HS bàn bạc sôi nổi, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khá tốt. Các nhiệm vụ được phân công đồng đều cho các thành viên, phù hợp với năng lực của mỗi bạn để nghiên cứu kiến thức nền và hoàn thành các nhiệm vụ khác trong phiếu học tập như soạn bài trình chiếu, vẽ bản thiết kế.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 50

AL

b) Hoạt động: Báo cáo kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế đáp ứng tiêu chí đặt ra

OF FI

CI

Thông qua quá trình quan sát, xem lại video và phiếu đánh giá của các nhóm tôi nhận thấy HS tích cực trao đổi, đóng góp ý kiến cho nhau. Nhiều câu hỏi thảo luận được đưa ra, qua đó củng cố lại kiến thức nền cho HS rất hiệu quả. Tuy nhiên, giai đoạn báo cáo kiến thức nền các nhóm còn gặp chút khó khăn, lúng túng trong việc sử dụng từ ngữ chuyên ngành cho phù hợp với chương trình vật lí 10. Ví dụ “khoảnh cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực” được các em quen dùng ở cấp hai sẽ được thay bằng từ “cánh tay đòn” cho phù hợp với kiến thức cấp 3. Quá trình báo cáo kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế của các nhóm cụ thể như sau:

NH ƠN

Nhóm 1: Sản phẩm đòn bẩy được các em sử dụng kiến thức về Momen lực, nhóm đã chỉ ra được mối quan hệ giữa cánh tay đòn và lực tác dụng, từ đó giáo viên chốt được kiến thức mới về Monen lực và điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. Nhóm 2: Sản phẩm ròng rọc được các em sử dụng kiến thức lợi về lực bằng việc sử dụng máy cơ đơn giản là ròng rọc. Học sinh trong của nhóm đã phân biệt được chức năng của ròng rọc cố định và ròng rọc động, từ đó rút ra được kiến thức càng lợi về lực bao nhiêu thì càng thiệt hại bấy nhiêu lần về đường đi.

Y

Sản phẩm nhóm 3 và nhóm 4 đều sử dụng cơ chế đòn bẩy để lợi về lực.

DẠ Y

KÈ M

QU

Hình 3.1. Bản vẽ sản phẩm thiết kế của 2 nhóm


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 51

AL

c) Hoạt động: Trình bày, bảo vệ phương án thiết kế máy nâng vật lên cao và bắt đầu chế tạo.

CI

Hoạt động trình bày phương án thiết kế sản phẩm các nhóm làm khá tốt, các em đều có những lập luận để giữ nguyên phương án thiết kế của nhóm mình. Vì đã nắm rõ nguyên tắc hoạt động cũng như cơ chế lợi về lực của sản phẩm nhóm mình nên các em đều trả lời khá tốt các câu hỏi chất vấn của các nhóm khác.

NH ƠN

OF FI

Hình 3.2. Thành viên nhóm khác đặt câu hỏi chất vấn

QU

Y

d) Hoạt động: Chế tạo máy nâng vật lên cao theo phương án thiết kế và báo cáo sản phẩm và thảo luận

KÈ M

- Việc thiết kế slide bài thuyết trình để báo cáo sản phẩm các nhóm có gặp chút khó khăn. Mặc dù đa số các em đều có điện thoại và laptop, trong mỗi nhóm đều có một số thành viên biết sử dụng phần mềm PowerPoint nhưng các em lại chưa biết nguyên tắc soạn bài thuyết trình. Đa số các nhóm đều gặp các lỗi cơ bản như có quá nhiều chữ trong một slide, bố cục chưa rõ ràng, hiệu ứng không cần thiết làm phân tâm người xem, màu chữ và màu nền chưa tương phản…Trước buổi báo các các nhóm đã gởi trước bài thuyết trình cho giáo viên xem, giáo viên đã góp ý chỉnh sửa và có hướng dẫn cụ thể, dù chưa thật sự tốt nhưng các nhóm đã có sự tiến bộ và chất lượng bài slide trình bày đã có sự cải thiện rõ rệt.

DẠ Y

- Việc trình bày báo cáo của các nhóm cũng có sự khác biệt về phong cách trình bày, các nhóm trình bày sau có lợi thế hơn về thời gian chuẩn bị và có sự học hỏi, rút kinh nghiệm từ các nhóm trước. Cụ thể nhóm 4 trình bày đầu tiên nên còn lúng túng và hồi hộp, nhóm 1 trình bày cuối cùng nên tự tin và có kinh nghiệm hơn nên phần thuyết trình mạch lạc và hấp dẫn hơn nhóm 4 và đạt số điểm thuyết trình cao nhất.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 52

OF FI

CI

AL

Hình 3.3. Báo cảo sản phẩm

NH ƠN

- Sau phần báo cáo sản phẩm của mỗi nhóm là hoạt động thảo luận, đặt câu hỏi chất vấn. Phần này diễn ra rất sôi nổi, đa số các em rất giàu năng lượng khi trao đổi, đưa ra câu hỏi chất vấn nhóm trình bày rất nhiều.

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

Hình 3.4. Trao đổi, giải đáp thắc mắc

+ Bạn Việt Hoàn có câu hỏi chất vấn nhóm 4 như sau: “Tại sao nhóm bạn lại để cho khoảng cách từ điểm tựa đến điểm nâng vật ngắn hơn nhiều so với khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực của tay?”


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 53

AL

+ Bạn Thanh Xuân cũng có câu hỏi chất vấn nhóm 1 như sau: “Mình cảm thấy thiết kế ròng rọc của nhóm bạn chưa chắc chắn, khi nâng vật lên cảm giác máy rất dễ ngã, nhóm bạn có cách nào để khắc phục cho việc này không?”

OF FI

CI

+ Đại diện các nhóm cảm ơn câu hỏi của các bạn và đưa ra câu trả lời như sau: “Máy nâng vật lên cao của nhóm mình hoạt động dựa trên quy tắc Momen lực, theo điều kiện cân bằng của vật có trục quay khi cánh tay đòn càng lớn thì lực càng nhỏ và ngược lại, nên muốn lợi về lực ta cần điều chỉnh cho cánh tay đòn càng nhỏ thì lực tác dụng tại vật càng lớn, ta càng lợi về lực.” “ Cách khắc phục của nhóm mình là tăng diện tích mặt chân đế để trọng tâm xuyên qua mặt chân đế.” - Dưới đây là một số sản phẩm và quá trình báo cáo của các nhóm

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

Hình 3.5. Các sản phẩm của học sinh


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 54

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Hình 3.6. Giáo viên hỗ trợ

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm.

Y

3.4.2.1. Đánh giá định tính

QU

Trong quá trình các nhóm báo cáo, đại diện các nhóm được phát một phiếu đánh giá kết quả thực hiện dự án của nhóm bạn. Các em tiến hành đánh giá theo các tiêu chí đã thống nhất trong phiếu. Nhìn chung các em đánh giá với thái độ khá nghiêm túc.

KÈ M

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá sản phẩm của chủ đề (giáo viên đánh giá) STT

Tiêu chí

1

Có thể nâng vật với trọng lượng, chiều cao tối đa là bao nhiêu Dễ dàng vận hành, dễ điều khiển và dễ di chuyển. Cân nặng không quá 1kg.

DẠ Y

2

3

Điểm tối đa

Nhóm 1 Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

40

35

32

34

33

20

18

15

14

10

5

5

5

5

5


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 55

6 7

3

3

10

8

9

8

10

7

9

8

10

8

100

85

2

AL

4

9

CI

5

5

OF FI

Độ bền cao, có thể sử dụng được nhiều lần An toàn cho người sử dụng. Vật liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí. Trang trí bắt mắt (thẩm mỹ). Tổng điểm

4

8

9

7

6

82

79

73

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá sản phẩm của chủ đề

NH ƠN

(học sinh nhóm 1 đánh giá) Nhóm đánh giá: NHÓM 1

Nhóm được đánh giá

Điểm tối đa

Tiêu chí

1

Có thể nâng vật với trọng lượng, chiều cao tối đa là bao nhiêu Dễ dàng vận hành, dễ điều khiển và dễ di chuyển.

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

39

32

34

35

20

20

14

15

11

5

5

5

4

5

5

5

3

4

2

10

9

7

8

9

10

7

9

8

9

10

7

9

7

6

100

92

79

80

77

40

Y

STT

QU

2

Cân nặng không quá 1kg. 4 Độ bền cao, có thể sử dụng được nhiều lần 5 An toàn cho người sử dụng. 6 Vật liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí. 7 Trang trí bắt mắt (thẩm mỹ). Tổng điểm

DẠ Y

KÈ M

3


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 56

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sản phẩm của chủ đề

1

Có thể nâng vật với trọng lượng, chiều cao tối đa là bao nhiêu Dễ dàng vận hành, dễ điều khiển và dễ di chuyển.

Cân nặng không quá 1kg. 4 Độ bền cao, có thể sử dụng được nhiều lần 5 An toàn cho người sử dụng. 6 Vật liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí. 7 Trang trí bắt mắt (thẩm mỹ). Tổng điểm

Nhóm 1 Nhóm 2

40

35

20

17

Nhóm 4

33

30

15

14

12

4

5

4

5

5

5

3

3

2

10

8

7

8

8

10

7

8

8

9

10

9

9

8

5

100

85

77

78

71

QU

5

Y

3

Nhóm 3

30

NH ƠN

Tiêu chí

OF FI

Điểm tối đa

STT

2

Nhóm được đánh giá

CI

Nhóm đánh giá: NHÓM 2

AL

(học sinh nhóm 2 đánh giá)

KÈ M

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sản phẩm của chủ đề (học sinh nhóm 3 đánh giá)

Nhóm đánh giá: NHÓM 3

Nhóm được đánh giá

Tiêu chí

Điểm tối đa

1

Có thể nâng vật với trọng lượng, chiều cao tối đa là bao nhiêu

40

DẠ Y

STT

Nhóm 1 Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

39

35

33

32


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

19

17

16

5

5

5

5

5

5

4

3

10

8

7

8

7

10

7

8

8

8

10

9

9

8

6

100

92

82

83

75

NH ƠN

13

CI

Cân nặng không quá 1kg. 4 Độ bền cao, có thể sử dụng được nhiều lần 5 An toàn cho người sử dụng. 6 Vật liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí. 7 Trang trí bắt mắt (thẩm mỹ). Tổng điểm 3

20

OF FI

Dễ dàng vận hành, dễ điều khiển và dễ di chuyển.

2

AL

57

5

3

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá sản phẩm của chủ đề (học sinh nhóm 4 đánh giá) Nhóm đánh giá: NHÓM 4 Tiêu chí

1

Có thể nâng vật với trọng lượng, chiều cao tối đa là bao nhiêu Dễ dàng vận hành, dễ điều khiển và dễ di chuyển.

QU

DẠ Y

4

KÈ M

2

3

5 6

Điểm tối đa

Nhóm 1 Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

40

37

36

34

35

20

18

17

15

16

5

4

5

4

5

5

5

3

4

3

10

8

7

8

7

10

8

9

8

8

Y

STT

Nhóm được đánh giá

Cân nặng không quá 1kg. Độ bền cao, có thể sử dụng được nhiều lần An toàn cho người sử dụng. Vật liệu dễ tìm, tiết


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

10

9

8

8

6

100

89

85

81

80

CI

kiệm chi phí. 7 Trang trí bắt mắt (thẩm mỹ). Tổng điểm

AL

58

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

20

18

17

16

15

Nội dung

20

15

17

16

17

10

7

8

8

6

10

8

9

7

7

Phong cách tự tin khi thuyết trình

10

7

8

8

6

Lôi cuốn và thu hút người nghe

10

7

9

6

7

Có tương tác với khán giả

5

4

3

2

2

Sáng tạo trong cách trình bày

5

3

3

2

2

Đúng thời gian quy định

5

4

4

3

4

Slide trình bày đẹp

5

2

3

2

3

100

75

81

70

69

KÈ M

QU

Nói to, rõ ràng

Y

Trả lời được các câu hỏi thắc mắc của các nhóm khác

Phong cách

DẠ Y

Hình thức trình bày

NH ƠN

Sản phẩm đảm bảo được các tiêu chí đặt ra Thể hiện được mối liên hệ giữa kiến thức nền với cơ chế hoạt động của máy

OF FI

Bảng 3.7. Điểm đánh giá phần trình bày thuyết trình của các nhóm

Tổng


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 59

NHÓM

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Điểm sản phẩm

89

81

80

Điểm trình bày

75

81

70

Trung bình

82

81

75

AL

Bảng 3.8. Tổng điểm trung bình cả chủ đề Nhóm 4 75

CI

69

OF FI

72

Quan sát bảng kết quả trên ta nhận thấy có sự khác nhau giữa điểm do học sinh đánh giá và điểm do giáo viên đánh giá. Tuy nhiên vẫn có sự tương đương về thứ tự điểm số giữa các nhóm, cụ thể nhóm cao điểm nhất là nhóm 1, đứng nhì là nhóm 2, đứng ba là nhóm 3 và đứng cuối là nhóm 4. Kết quả này chứng tỏ học sinh có thể so sánh được mức độ đạt yêu cầu giữa các nhóm với nhau.

NH ƠN

3.4.2.2. Đánh giá định lượng

Chúng tôi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS thông qua phiếu học tập, phiếu đánh giá tổng hợp và phân tích diễn biến trong quá trình thực hiện chủ đề và thông qua sản phẩm của các nhóm. Nhìn chung các nhóm đều có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tuy nhiên mức độ vận dụng thì chưa đồng đều. Bảng 3.9. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của nhóm 1

KÈ M

2. Đề xuất giải pháp

QU

1. Khám phá và hiểu vấn đề

3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề

DẠ Y

Mức độ biểu hiện Chỉ số hành vi Mức 1 Mức 2 Mức 3 1.1 Tìm hiểu tình huống vấn đề x 1.2 Phát hiện và phát biểu vấn đề x cần nghiên cứu 2.1. Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề thông qua nghiên cứu x kiến thức nền 2.2. Đề xuất giải pháp giải quyết x vấn đề 3.1 Lập kế hoạch cụ thể để thực x hiện giải pháp 3.2 Thực hiện giải pháp x 3.3 Đánh giá sản phẩm và điều x chỉnh nếu cần

Y

Năng lực thành tố

4. Đánh giá việc giải quyết vấn đề, phát hiện vấn đề mới

4.1 Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề và điều chỉnh việc giải quyết vấn đề

x


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 60

CI

AL

Nhận xét của GV: Nhóm 1 đã hình thành được mức năng lực cao (mức 3) trong việc tìm hiểu vấn đề và thông tin liên quan đến kiến thức nền, đưa ra nhiều phương án giải quyết vấn đề tốt. Đồng thời năng lực sáng tạo thể hiện trong sản phẩm cũng thực hiện tốt nhất trong 4 nhóm. Tuy nhiên kĩ năng đánh giá quá trình giải quyết vấn đề của nhóm cần tốt hơn. Bảng 3.10 Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của nhóm 2

2. Đề xuất giải pháp

3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề

OF FI

Mức độ biểu hiện Mức 1 Mức 2 Mức 3 x x x

x x x x x

QU

4. Đánh giá việc giải quyết vấn đề, phát hiện vấn đề mới

NH ƠN

1. Khám phá và hiểu vấn đề

Chỉ số hành vi 1.1 Tìm hiểu tình huống vấn đề 1.2 Phát hiện và phát biểu vấn đề cần nghiên cứu 2.1. Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề thông qua nghiên cứu kiến thức nền 2.2. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề 3.1 Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện giải pháp 3.2 Thực hiện giải pháp 3.3 Đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần 4.1 Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề và điều chỉnh việc giải quyết vấn đề

Y

Năng lực thành tố

KÈ M

Nhận xét của GV: Nhóm 2 thực hiện rất tốt năng lực trình bày, phát biểu vấn đề, nhanh nhẹn khi tìm hiểu vấn đề và đưa ra phương án giải quyết. Bên cạnh đó, nhóm cần rèn kĩ năng đánh giá cả quá trình giải quyết và điều chỉnh việc giải quyết vấn đề. Bảng 3.11. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của nhóm 3

Mức độ biểu hiện Chỉ số hành vi Mức 1 Mức 2 Mức 3 1.1 Tìm hiểu tình huống vấn đề x 1. Khám phá và hiểu 1.2 Phát hiện và phát biểu vấn đề x vấn đề cần nghiên cứu 2.1. Tìm hiểu thông tin liên quan x 2. Đề xuất giải pháp đến vấn đề thông qua nghiên cứu kiến thức nền

DẠ Y

Năng lực thành tố


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 61

4. Đánh giá việc giải quyết vấn đề, phát hiện vấn đề mới

x

CI

x x

AL

x

OF FI

3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề

2.2. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề 3.1 Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện giải pháp 3.2 Thực hiện giải pháp 3.3 Đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần 4.1 Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề và điều chỉnh việc giải quyết vấn đề

x

NH ƠN

Nhận xét của GV: Nhóm 3 được đánh giá tương đối tốt khi giải quyết vấn đề, tìm hiểu kiến thức nền phục vụ cho quá trình giải quyết vấn đề khá tốt. Tuy nhiên, nhóm cần rèn luyện và đẩy mạnh hơn nữa phần thực hiện giải pháp, đánh giá sản phẩm và đánh giá toàn quá trình thực hiện. Bản thiết kế của nhóm cần chi tiết hơn và đầy đủ số liệu. Bảng 3.12. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của nhóm 4 Năng lực thành tố

Mức độ biểu hiện Mức 1 Mức 2 Mức 3 1.1 Tìm hiểu tình huống vấn đề x 1.2 Phát hiện và phát biểu vấn đề x cần nghiên cứu 2.1. Tìm hiểu thông tin liên quan x đến vấn đề thông qua nghiên cứu kiến thức nền 2.2. Đề xuất giải pháp giải quyết x vấn đề 3.1 Lập kế hoạch cụ thể để thực x hiện giải pháp 3.2 Thực hiện giải pháp x 3.3 Đánh giá sản phẩm và điều x chỉnh nếu cần 4.1 Đánh giá quá trình giải quyết x vấn đề và điều chỉnh việc giải quyết vấn đề Chỉ số hành vi

QU

Y

1. Khám phá và hiểu vấn đề

KÈ M

2. Đề xuất giải pháp

3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề

DẠ Y

4. Đánh giá việc giải quyết vấn đề, phát hiện vấn đề mới

Nhận xét của GV: Nhóm 4 năng lực trình bày, phát biểu vấn đề ở mức chỉ trình bày dưới dạng văn bản, hình ảnh mình họa. Tuy nhiên việc đề xuất giải pháp giải


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 62

AL

quyết vấn đề thì nhóm thực hiện rất tốt và nhanh nhẹn. Nhóm cần rèn luyện, đẩy mạnh hơn năng lực sáng tạo trong việc thiết kế sản phẩm. Nhận xét chung:

NH ƠN

OF FI

CI

Thông qua thực nghiệm sư phạm, thông qua việc tổ chức, theo dõi, phân tích diễn biến các giờ thực nghiệm và từ đánh giá định tính và đánh giá định lượng về quá trình thực hiện chủ đề STEM, tôi nhận thấy kết quả thu được rất khả quan. Khi tham gia thực nghiệm chủ đề STEM về máy nâng vật lên cao, tất cả HS đều đạt được ít nhất một chỉ số hành vi về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đa số HS đều đạt kết quả khá và giỏi. Điều đó cho thấy thông qua dạy học chủ đề STEM không những giúp học sinh thích thú, phát huy tính chủ động mà còn giúp các em phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số HS chưa chủ động làm việc nên kết quả còn chưa cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

QU

Y

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy việc sử dụng quy trình xây dựng chủ đề giáo dục STEM đã đạt được mục tiêu đề ra, thông qua quy trình tổ chức lớp học, phiếu đánh giá kết quả mà luận văn đề xuất là phù hợp và có hiệu quả với HS. Hầu hết HS đều vận dụng được các kiến thức vật lí vào đời sống, các em hiểu sâu sắc hơn kiến thức đã học, tự tìm hiểu, phát hiện được vấn đề cần giải quyết. HS biết cách tiếp cận các vấn đề thực tế, tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề đó, đặt vấn đề trong bối cảnh đa chiều, từ đó có cái nhìn khách quan và tổng thể góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

DẠ Y

KÈ M

Như vậy, dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chủ đề đưa ra có tính khả thi và hiệu quả, có tác dụng kích thích hứng thú tìm tòi, sáng tạo của các em.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

AL

1. Kết luận

CI

Từ kết quả thu được của luận văn, đối chiếu với nhiệm vụ đặt ra và thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về cơ sở lí luận và khảo sát thực tiễn, luận văn đã đưa ra được các kết luận như sau:

OF FI

- Dựa trên khảo sát thực tiễn, vận dụng cơ sở lí luận về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong giáo dục STEM, chúng tôi đã xây dựng được chủ đề STEM “Máy nâng vật lên cao” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

NH ƠN

- Chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm, thu thập và đánh giá kết quả cho thấy chủ đề có tính khả thi và hiệu quả cao. Sản phẩm có tính ứng dụng cao, chủ đề có nhiều phương án để giải quyết, giúp học sinh chủ động và sáng tạo trong quá trình thực hiện. Chủ đề đã giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, bên cạnh đó còn giúp học sinh phát triển một số kĩ năng và năng lực khác. - Kết quả định tính và định lượng cho thấy dạy học theo chủ đề STEM giúp học sinh nắm vững kiến thức đã được học, chủ động tìm hiểu những kiến thức chưa học cũng như những kiến thức không có trong sách giáo khoa. Ngoài ra chủ đề còn giúp các em có cái nhìn nghiêm túc hơn về mối quan hệ mật thiết giữa lí thuyết và thực tiễn để từ đó có thể bắt tay vào tìm hiểu và áp dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. 2. Kiến nghị

QU

Y

Qua quá trình nghiên cứu, xây dựng và thực nghiệm luận văn, chúng tôi đưa ra một số đề xuất và kiến nghị sau: - Ngoài tập trung dạy kiến thức và kĩ năng làm bài tập, nhà trường và giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tìm hiểu động lực, sở thích học tập cũng như nhu cầu, lợi ích của học sinh để từ đó giúp các em hứng thú và yêu thích việc học hơn.

KÈ M

- Tăng tần suất tổ chức chủ đề STEM trên diện rộng, nhiều học sinh được tham gia hơn để tạo thêm cơ hội hoạt động học tập sáng tạo cho HS.

DẠ Y

- GV cần được bồi dưỡng, chủ động nghiên cứu, xây dựng và tổ chức nhiều giờ học STEM để học sinh nâng cao năng lực, tăng sự đam mê, hứng thú và tính ứng dụng thực tiễn nhiều hơn.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

TÀI LIỆU THAM KHẢO Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT–TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

[2]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông;

[3]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.

[4]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày 8/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng

[5]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn số 4612/BGDĐT–GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017–2018.

[6]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Tài liệu tập huấn về giáo dục STEM trong giáo dục trung học

[7]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Công văn số 3089/BGDĐT–GDTrH, ngày 14/8/2020 về triển khai giáo dục STEM trong giáo dục trung học.

[8]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18/12/2020 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục.

[9]

Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, Lí luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

[1]

KÈ M

[10] Chỉ thị số 2699/CT - BGDĐT (2017), Nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 của ngành giáo dục. [11] Đỗ Hương Trà (2015), Dạy học tích hơph phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 – Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm.

DẠ Y

[12] Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Dương Xuân Quý, Trần Bá trình (2019), Dạy học phát triển năng lực môn vật lí trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm. [13] Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi gia Thịnh, Sách giáo khoa vật lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

[14] Nghị quyết số 29 – NQ/TW – Ban chấp hành trung ương (2013), Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI.

CI

[15] Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo - STEM/STEAM education: from hands-on to minds-on, NXB Trẻ.

OF FI

[16] Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải (đồng chủ biên), Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Chu Cẩm Thơ, Nguyễn Anh Thuấn, Đoàn Văn Thược, Trần Bá Trình (2019), Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam [17] Nguyễn Minh Đường (Tổng chủ biên), Đặng Văn Đào (Chủ biên), Trần Hữu Quế, Trần Mai Thu,Nguyễn Văn Vận, Sách giáo khoa công nghệ 8, NXB Giáo dục Việt Nam.

NH ƠN

[18] Phạm Hữu Tống (2002), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB ĐHSP.

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

[19] Vũ Quang (Tổng chủ biên), Bùi Gia Thịnh (Chủ biên), Dương Tiến Khang, Vũ Trọng Rỹ, Trịnh Thị Hải Yến, Sách giáo khoa vật lí 8, NXB Giáo dục Việt Nam.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

PHỤ LỤC

CI

Hình 1A. Phiếu nghiên cứu kiến thức nền

OF FI

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN Tên nhóm:……………………………………………..Lớp:…………………..

b) Nêu các cách lợi

a) Để nâng được vật

điều kiện như thế

về lực mà em biết?

NH ƠN

lên cao thì phải có

2

nào?

KÈ M

QU

Y

1

c) Ở các cách lợi về lực kể trên, hãy giải

DẠ Y

thích rõ nguyên lí khuếch đại lực?

3


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

Hình 2A.Phiếu phân công nhiệm vụ

Họ và Tên

Vai trò

Nhóm trưởng

2

Thư kí

3

Thành viên

NH ƠN

1

4

Thành viên

5

Thành viên Thành viên

Y

6

8

KÈ M

9

QU

7

DẠ Y

10

Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên

Nhiệm vụ

OF FI

STT

CI

PHIẾU PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ Tên nhóm:…………….……………………………………….Lớp:….……….


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

OF FI

CI

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT NGŨ HÀNH SƠN

AL

Hình 3A. Bìa nhật ký học tập của học sinh

NH ƠN

CHỦ ĐỀ STEM “MÁY NÂNG VẬT LÊN CAO”

QU

Y

NHẬT KÍ HỌC TẬP

DẠ Y

KÈ M

Tên nhóm:……………………………………………… Lớp:……………………

Đà Nẵng, 2021


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Thành phần

Nội dung công việc

CI

Địa điểm

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

Ngày/ Tháng/ Năm

AL

Hình 4A. Nội dung nhật kí


Hình 5A. Phiếu ghi câu hỏi vấn đáp

Họ tên người hỏi

Nội dung câu hỏi

Nội dung câu trả lời

QU

Y

NH ƠN

OF FI

Câu hỏi dành cho nhóm

CI

CÂU HỎI VẤN ĐÁP VÀ TRẢ LỜI VẤN ĐÁP

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

DẠ Y

KÈ M

Tổng số câu hỏi đã đặt ra:……….. Họ tên thứ kí:……………………………………………….


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

Hình 6A. Phiếu tổng điểm sản phẩm

Tổng điểm sản phẩm

Nhóm

1

3

KÈ M

QU

Y

4

DẠ Y

Tổng điểm trình bày

NH ƠN

2

OF FI

CI

PHIẾU TỔNG ĐIỂM SẢN PHẨM Họ tên thư kí:………………………………………………….Lớp:………..

Điểm trung bình


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

Hình 7A. Phiếu đánh giá sản phẩm

5 6

DẠ Y

KÈ M

7

5

5

10

Y

4

Cân nặng không quá 1kg. Độ bền cao, có thể sử dụng được nhiều lần An toàn cho người sử dụng. Vật liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí. Trang trí bắt mắt (thẩm mỹ). Tổng điểm

QU

3

NH ƠN

OF FI

CI

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM “MÁY NÂNG VẬT LÊN CAO” Tên nhóm:…………………………………………………Lớp:………….. Điểm STT Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 tối đa 1 Có thể nâng vật với trọng lượng, chiều 40 cao tối đa là bao nhiêu 2 Dễ dàng vận hành, dễ điều khiển và dễ 20 di chuyển.

10 10 100


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

Hình 8A. Phiếu khảo sát GV về thực trạng hiểu biết về giáo dục STEM

NH ƠN

OF FI

CI

Số GV Kết quả điều tra được Nội dung câu hỏi Số GV khảo Nội dung câu trả lời Tỷ lệ % trả lời sát Qua các buổi tập huấn, hội thảo trong và ngoài Câu 1. Thầy cô đã nhà trường được nghe về giáo dục Qua internet (các website, STEM qua kênh nào? mạng xã hội,…) Chưa tìm hiểu Câu 2. Theo các thầy Đúng cô, giáo dục STEM có Không đúng phải chỉ tập trung vào chế tạo mô hình, sản Phân vân phẩm? Câu 3. Các thầy cô có Đồng ý đồng ý giáo dục STEM Không đồng ý là học lập trình và lắp Phân vân ráp robot?

KÈ M

DẠ Y

Câu 5. Theo các thầy cô, mục đích của giáo dục STEM là gì?

Nam

Y

QU

Câu 4. Giáo dục STEM phù hợp với đối tượng nào?

Nữ Cả hai

Câu trả lời đúng (Mục đích của giáo dục STEM là giúp phát triển những năng lực, phẩm chất của người học; giúp nâng cao hứng thú trong học tập, kết nối giữa trường học và cộng đồng; hướng nghiệp và phân luồng học sinh) Câu trả lời sai (các câu trả lời còn lại)


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

Đã nghe và nghiên cứu

Câu 6. Các thầy cô đã từng nghe đến các phương pháp, quy trình áp dụng khi dạy học chủ đề STEM chưa? Nếu có thầy cô hãy ghi lại.

CI

Mới nghe qua

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

Chưa tìm hiểu


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


DẠ

Y

M

QU

Y

NH Ơ

N

OF

FI

CI

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.