2 minute read
lớp học đảo ngược trong môn Vật lí
from VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC (FLIPPED CLASSROOM) TRONG DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC - VẬT LÍ 11
đổi cách học, quen với việc GV sẽ giảng bài, thuyết trình trên lớp do đó hoàn toàn không DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL chuẩn bị trước khi đến lớp, không xem và học với các video bài giảng đã được cung cấp. GV phải kiên quyết không được giảng bài để tạo động lực cho HS thay đổi thói quen học tập thụ động và học cách tự học. HS sẽ xem video nếu đó là cách duy nhất để thu nhận kiến thức bài học; HS sẽ không có nhiều động lực để xem video nếu biết rằng GV sẽ thuyết trình, sẽ giảng lại các nội dung trongbài. Theo Chetcuti, trong các lớp học thử nghiệm FCM, các GV không thuyết trình lại bài giảng trên lớp và dùng thời gian ấy tổ chức cho HS hoạt động, thực hiện dự án, giải quyết vấn đề đặt ra đã cho những kết quả rất tích cực. Ngược lại, trong các lớp học mà GV trình bày, thuyết giảng lại các nội dung bài học có sẵn trong video khi có sự yêu cầu (có thể là van nài của các HS chưa xem trước video bài giảng) thì nhận được phản hồi rằng HS cảm thấy thời gian đã bị lãng phí khi xem các video trước ở nhà vì khi ở lớp học, HS chỉ nhận được cùng một bài giảng như vậy. GV cần kiên quyết và nghiêm khắc thực hiện các tiêu chí của mô hình lớp học đảo ngược để giúp HS thay đổi thói quen học tập, từ đó rèn luyện và bồi dưỡng các NLTH cho HS. 1.6. Xây dựng và sử dụng hệ thống B - learning hỗ trợ dạy - tự học theo mô hình lớp học đảo ngược trong môn Vật lí 1.6.1. Đặc thù của nhận thức Vật lí Nhận thức Vật lí tuân theo những quy luật chung của quá trình nhận thức chân lý, “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng trở về thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tế khách quan”. Khoa học Vật lí nghiên cứu thế giới tự nhiên nhằm phát hiện ra những đặc tính và qui luật khách quan của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cho nên nó mang nét đặc thù riêng: "Từ khái quát những sự kiện xuất phát đi đến xây dựng mô hình trừu tượng (có tính chất giả thuyết); từ mô hình rút ra hệ quả lý thuyết (bằng suy luận logic hay suy luận toán học); sau đó kiểm tra bằng thực nghiệm những kết quả đó. Nếu những kết quả rút ra từ thực nghiệm phù hợp với hệ quả dự đoán từ mô hình giả thuyết thì mô hình giả thuyết được xác nhận là đúng đắn. Nếu những sự kiện thu được không phù hợp với những hệ quả rút ra từ mô hình thì phải xem lại mô hình, chỉnh lý lại hoặc thay đổi nó. Nếu mô hình trừu tượng được xác nhận, nó trở thành nguồn tri thức mới, lý thuyết mới và tiếp tục được dùng để suy ra những hệ quả mới, hoặc để giải thích những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ,trong các sự kiện thực nghiệm mới phát
Advertisement