4 minute read
Hình 3. 19.GV tổng kết bài học Lăng kính
from VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC (FLIPPED CLASSROOM) TRONG DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC - VẬT LÍ 11
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hoạt động 4: Tổng kết bài học, Nhận phiếu tự học cho bài 30 (5 phút) Sau khi tổng kết bài học, GV sẽ phát phiếu hướng dẫn TH cho bài hôm sau, cung cấp cho HS các học liệu cần thiết. Hoạt động này còn nhằm rèn luyện cho HS các KN lựa chọn và khai thác tài liệu, kĩ năng về CNTT, lập kế hoạch thực hiện, lựa chọn và sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện nhiệm vụ học tập. Hình 3. 19.GV tổng kết bài học Lăng kính. Kết luận: Sau các tiết thực nghiệm, tôi nhận thấy ở nhóm TN: Những giờ học đầu HS chưa quen với hoạt động nhóm, đã có tiếp thu được kiến thức bằng TH ở nhà trên B-learning. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nội dung còn thiếu sót và kĩ năng trình bày trước lớp còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Có vài em không chuẩn bị bài ở nhà. Nhưng từ buổi học thứ hai, HS đã biết cách TH tốt hơn, câu trả lời trên phiếu HDTH chi tiết và hoàn thiện về nội dung hơn buổi đầu tiên, kĩ năng trình bày cũng có nhiều tiến bộ, hiệu quả. Nhìn chung, ở nhóm TN, tốc độ học tập và thuần thục các kĩ năng TH của các em còn chậm nhưng các em có sự cố gắng tập trung và thái độ học tập tích cực, đa số HS đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập, các em tỏ ra hứng thú, sôi nổi và hoạt động rất tích cực. HS tự tin hơn, vui vẻ hơn, tích cực tham gia xây dựng bài, tích cực tham gia bổ sung câu trả lời của các nhóm khác, đóng góp ý kiến và trình bày trước lớp làm cho không khí lớp học sôi động hơn. Lượng kiến thức thu vào của HS sẽ phong phú hơn, rộng hơn thay vì chỉ học trên sách giáo khoa. HS nắm kiến thức một cách hệ thống chứ không rời rạc như trong cách dạy học truyền thống. HS có khả năng hoàn toàn tự tìm hiểu nội dung, kiến thức, xử lí thông tin để thực hiện các nhiệm vụ học tập, cũng như hầu hết các HS đều có thể trình bày quan điểm của mình trước lớp. Qua đó, có thể thấy cách học này giúp HS từng bước
rèn luyện NLTH, biết tự khẳng định mình. Đó là kết quả rõ nét nhất có thể nhận thấy ở DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL PPDH này. Trong quá trình dạy nhóm TN, có nhiều HS không chịu chuẩn bị bài. Khi thăm dò phỏng vấn, một số HS cho rằng yêu cầu TH trước ở nhà và hoàn thành phiếu HDTH đã “chiếm dụng” thời gian nghỉ ngơi của các em. Một số em muốn dành nhiều thời gian luyện bài tập để chuẩn bị cho các kì thi hơn thay vì tìm hiểu các kiến thức mở rộng. Tuy nhiên ở các buổi học thứ 2 trở đi, nhiều em đã thay đổi suy nghĩ và thái độ học tập. Ngoài ra, do thời gian hạn chế, nên trong một buổi học, không thể cho tất cả HS trình bày báo cáo của cá nhân hay của nhóm mình, GV chỉ gọi bất kì rồi yêu cầu những nhóm khác bổ sung và nhận xét nên chưa quan sát được các kĩ năng này ở diện rộng với nhiều đối tượng HS. Thông qua phiếu thăm dò ý kiến của HS sau khi học với B - learning và học theo mô hình lớp học đảo ngược, đa số HS cho biết cảm thấy thích được học theo mô hình này; mô hình này giúp các em hiểu thêm nhiều kiến thức liên quan trong cuộc sống, phát triển thêm được nhiều KN; học hỏi được rất nhiều từ các bạn khi hoạt động nhóm; việc đánh giá chéo và tự đánh giá giúp các em rút ra nhiều kinh nghiệm và tiến bộ hơn trong học tập. Lượng kiến thức mà các em thu được không những nhiều hơn so với PPDH truyền thống mà kiến thức còn được các em ghi nhớ theo một trật tự logic chứ không phải một khối kiến thức rời rạc. Cuối cùng, dựa vào kết quả TNSP, tôi nhận thấy, kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm ở nhóm TN tốt hơn ở nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ HS học tập theo mô hình này có hiệu quả cao hơn phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, để có được thành công trong việc hướng dẫn HS học tập theo mô hình này GV cần đầu tư nhiều thời gian công sức để chuẩn bị từ khâu xây dựng bài học đa phương tiện để TH ở nhà, các phiếu HDTH cho đến các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp hợp lí, lồng ghép mục tiêu bồi dưỡng NLTH,… Khi kế hoạch DH đã được chuẩn bị chu đáo, GV đã giảng dạy rất thoải mái, tự tin vì toàn bộ các hoạt động trên lớp đã được dự trù trước. Phần lớn thời gian trên lớp là dành cho HS làm việc và GV chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho các em trong các hoạt động đó, nhưng chất lượng và hiệu quả của tiết học ngày càng cao hơn. HS học tập rất thoải mái, hứng thú, không bị căng thẳng, không bị áp lực do buộc phải tiếp nhận kiến thức do GV thông báo trong khoảng thời gian của tiết học như trong cách dạy truyền thống.
Advertisement