5 minute read
3.7. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm
from VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC (FLIPPED CLASSROOM) TRONG DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC - VẬT LÍ 11
Dựa vào biểu đồ phân bố tần số điểm của nhóm TN và ĐC ta thấy: nhóm ĐC nhiều 0 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL HS có điểm thấp (từ 5 đến 6). Còn về điểm cao (từ 8 trở lên) thì nhóm TN có nhiều HS hơn. Điều này chứng tỏ điểm số của nhóm TN tốt hơn điểm của nhóm ĐC. Bảng 3. 11.Bảng phân bố tần suất của nhóm TN và ĐC. Nhóm Tổng số
Số % HS đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Advertisement
TN 41 0 0 0 0 0 0 2.4 19.5 24.4 29.3 24.4
ĐC 41 0 0 0 0 0 2.4 12.2 22.0 24.4 22.0 17.0 35 30 Tần suất (%) 10 15 20 25 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
Từ biểu đồ ta thấy: tuy kết quả bài kiểm tra ở hai nhóm ĐC và TN không chênh lệch nhau nhiều nhưng nhìn chung ta vẫn thấy đồ thị nhóm TN dịch về phía điểm cao hơn nhóm ĐC. Hơn nữa, nhóm ĐC tần suất điểm chiếm nhiều nhất là 5 điểm trong khi ở nhóm TN điểm có tần suất cao lại nằm trong khoảng 6 - 7 điểm. Chứng tỏ ở nhóm TN điểm kiểm tra của HS cao hơn nhóm ĐC.
3.7. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm
Căn cứ vào kết quả thu được từ TNSP, tôi rút ra nhận xét sau:
*Đối với nhóm TN
Ở hai nhóm TN nhìn chung không khí học tập của lớp rất sôi nổi và hào hứng, các em cảm thấy gắn bó nhau hơn, tinh thần hợp tác, tương trợ và đoàn kết cũng được tăng lên. Đồng thời các em cũng phát triển được nhiều kĩ năng TH cần thiết cho công việc sau này của các em như: kĩ năng hợp tác, tìm kiếm thông tin, thuyếttrình... Kiến thức mà HS thu thập được thể hiện trong quá trình các em tham gia vào học tập. Nhờ hình thức đánh giá quá trình học tập của các em qua từng buổi học và qua từng
Biểu đồ 3. 9.Biểu đồ phân bố tần suất của nhóm ĐC và TN. TN ĐC
hoạt động nên điểm số mà các em nhận được đã đánh giá được nhiều mặt của hoạt động DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL học tập của HS chứ không phải chỉ thiên về mặt kiến thức, đáp ứng được nhu cầu đánh giá toàn diện HS. *So sánh nhóm TN và ĐC Khác với nhóm TN, HS ở nhóm ĐC không tích cực trong các giờ Vật lí, chỉ có một số HS khá, giỏi là còn có hào hứng, các HS còn lại rất hời hợt, thậm chí còn có em ngủ gật trong giờ học. Ở nhóm TN, các em được học kiến thức gắn liền với cuộc sống, và do chính các em chủ động tìm hiểu, chính điều này làm cho các em cảm thấy việc học trở nên cần thiết và hữu ích. Còn HS nhóm ĐC học theo phương pháp truyền thống “thầy giảng, trò nghe” dẫn đến việc HS lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Kiến thức mà các em thu được không gắn liền với thực tế, nặng về tính lý thuyết hàn lâm, nhất là với nội dung như phần Quang hình học, do đó không được các em ghi nhớ sâu sắc. Điểm số bài kiểm tra giữa hai lớp cũng có sự khác biệt, nhóm TN điểm cao hơn nhóm ĐC, tuy không chênh lệch quá nhiều nhưng cũng đủ để kết luận về tính tích cực và hiệu quả của DH theo mô hình lớp học đảo ngược. Điều này cũng thể hiện ở khả năng phân tích và hiểu kiến thức của HS nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Lý giải nguyên nhân, tôi cho rằng do HS nhóm TN được hướng dẫn và rèn luyện các kĩ năng TH bao gồm từ lập kế hoạch TH, tìm kiếm và xử lý thông tin, các thao tác tư duy vật lí, các phép suy luận logic và cách trình bày ngôn ngữ một cách có chủ định vì thế, các em có sự phân tích và hiểu biết, ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn. Kết luận chương 3 Để kiểm tra giả thuyết khoa học và chứng minh tính khả thi của luận văn, trong chương 3, tôi đã tiến hành TNSP trong năm học 2019-2020 ở các trường THPT Phan Châu Trinh. Kết quả ghi nhận được trong quá trình TNSP cho thấy: - Thông qua thống kê các biểu hiện của NLTH: Trước khi TNSP, hầu hết HS trong lớp học thụ động, ghi chép theo những gì thầy cô giảng trên lớp, rất ít HS có các biểu hiện rõ rệt NLTH, biết cách TH và thường là những HS khá, giỏi. Đa số các biểu hiện của NLTH ở các HS này có được thông qua tích lũy kinh nghiệm trong quá trình học tập của bản thân. Sau khi có tác động sư phạm, được dạy – tự học theo mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của B-learning, HS được hướng dẫn, rèn luyện các kĩ năng TH đều
cho kết quả rất khả quan. Sau khi phân tích các kết quả trong bảng tổng hợp về mức độ DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL đạt được NLTH của HS lớp thực nghiệm (quan sát, phiếu học tập, nhật kí tham gia trên hệ thống B-learning của HS), tôi thấy rằng HS hầu như đáp ứng các chỉ số hành vi của NLTH, số lượng HS đạt được ở mức độ chất lượng bậc cao ngày càng tăng. Việc phát triển các chỉ số hành vi này đã khẳng định việc tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược đã góp phần phát triển NLTH của HS. - Thông qua kết quả bài kiểm tra: nhằm đánh giá hiệu quả tiếp thu kiến thức, khả năng phân tích, tổng hợp cũng như vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, các vấn đề liên quan trong thực tiễn cuộc sống. Kết quả như sau: Nhóm TN có điểm số cao hơn nhóm ĐC. - Ngoài ra, về tinh thần, thái độ học tập của HS, tôi thầy rằng: Khác với tâm lý rụt rè, e ngại khi phát biểu trước lớp, trước một nhiệm vụ học tập như trước kia, sau khi được rèn luyện qua TNSP, HS nhóm TN tỏ ra chủ động, tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập hơn nhóm ĐC. Từ những kết quả trên cho thấy, mô hình lớp học đảo ngược có hiệu quả trong việc bồi dưỡng NLTH cho HS. Điều này có thể khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn đặt ra là hoàn toàn đúng đắn, khả thi và hiệu quả.