3 minute read

Hình 2. 8. Thanh công cụ của B-learning

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hình 2. 8. Thanh công cụ của B-learning. Trên thanh công cụ cung cấp cho HS các thông tin tiện ích như nội dung chính của bài học, thảo luận, năng lực, điểm số. HS sẽ có đầy đủ thông tin để có thể dễ dàng truy cập tự học ở nhà với B - learning. Để sử dụng các tiện ích trên thanh công cụ chỉ cần click chuột váo tiện ích muốn xem. 2.3.7. Bài học video multimedia (đa phương tiện) Khi thiết kế và xây dựng B-learning, nội dung kiến thức và các phương tiện hỗ trợ trên B-learning luôn được chú ý đảm bảo tính chính xác, khoa học. Các bài học video đa phương tiện là mục được chú trọng phát triển nhất trên B-learning. Trước khi thiết kế, tôi cũng đã phân tích chi tiết cấu trúc, nội dung của cả chương để xác định được phương hướng, tiêu chí, từ đó mà quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học của B-learning, tạo cơ sở xây dựng các tài liệu, thiết kế các hoạt động học tập theo mục tiêu vừa giúp HS thu nhận kiến thức, vừa hướng dẫn, rèn luyện HS cách tự học, tạo được hứng thú và phát triển khả năng tư duy của HS, làm cho HS hiểu và nhớ lâu các kiến thức đã học, tạo niềm tin đối với khoa học. Từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thông. Ưu điểm vượt trội của bài học video đa phương tiện: - Việc sử dụng phim, video đa phương tiện trong dạy học vật lí mang tính trực quan, sinh động, nó vừa đảm bảo được tính chân thật của sự vật, hiện tượng, vừa có thể điều chỉnh theo hướng chủ quan. - Do có khả năng mô hình hóa, video học tập có thể hướng HS đến những vấn đề quan trọng nhất của bài học, mô tả các thí nghiệm, các hiện tượng khó quan sát trong thực tế (đường truyền tia sáng, cấu tạo của mắt,…) - Khi xem phim, HS có thể quan sát kỹ các quá trình trừu tượng, chuyển từ hình

ảnh cụ thể sang mô hình, phản ánh hiện thực tương ứng. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Nhược điểm: - Các đoạn phim phải được lựa chọn phù hợp với chương trình, đảm bảo chất lượng về hình ảnh và âm thanh. - Việc sử dụng các đoạn phim trong dạy học đòi hỏi một số yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại (phòng học, máy chiếu, máy tính cần phải được cài đặt một số phần mềm dạy học chuyên biệt,…) 2.3.8. Bài học điện tử Khác với bài giảng đa phượng tiện, bài giảng điện tử Powerpoint sẽ giúp HS học với tốc độ chậm hơn so với video đa phương tiện. Sự phân phối kiến thức của bài giảng Powerpoint còn bao hàm cả các thao tác trình bày, ghi chép. Thông thường các HS có bản tính cẩn thận, hay ghi chép thích kiểu bài học này. Mặt khác thông qua các bài giảng điện tử, giáo viên có thể phân hóa yêu cầu đối vơi học sinh theo các mức độ tự lực khác nhau. Học sinh có thể được yêu cầu tự đọc các thông tin để rút ra các kiến thức (thành tố 3.1 – NLTH) hoặc xem các clips để thực hiện các yêu cầu tương ứng (thành tố 3.3 – NLTH). Hệ thống học liệu phù hợp và phong phú theo từng đơn vị kiến thức được GV tích hợp và cung cấp đầy đủ trên B - learning với nhiều định dạng như ảnh chụp, mô hình, hình vẽ, sơ đồ, các đoạn video quay cảnh thật, các flash…mô tả trực quan, sinh động như các đoạn video, hình ảnh của phản ứng hạt nhân, phản ứng phân hạch... tạo điều kiện cho HS dễ dàng nắm bắt nội dung kiến thức cần học và tạo cơ hội tối đa để phát triển năng lực tự học (chỉ số 3.3– NLTH). Các tài liệu được chọn lọc, vừa đa dạng vừa chính xác về nội dung nên không những không nhồi nhét kiến thức vào đầu các em mà còn định hướng cho các em tiếp nhận nội dung học tập đúng chuẩn, tránh tình trạng lượng thông tin tràn lan, đa chiều, không kiểm soát hiện nay dễ khiến người đọc lầm lẫn, chệch hướng.

Advertisement

This article is from: