1 minute read
Hình 2. 9. Bài tập củng cố sau mỗi đơn vị kiến thức
from VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC (FLIPPED CLASSROOM) TRONG DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC - VẬT LÍ 11
2.3.9.Bài tập
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bài tập trên B-learning được thiết kế như hình 2.9. Cũng giống như bài giảng đa phương tiện và bài giảng điện tử, để phù hợp với mục tiêu dạy - tự học, các bài tập vật lí cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nội dung các bài tập phải phù hợp với nội dung các kiến thức cơ bản và kĩ năng giải bài tập của HS. - Các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp... giúp cho HS xây dựng được phương pháp giải các loại bài tập điển hình. - Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức cho HS. - Các bài tập phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS đại trà, đồng thời có chú ý tới sự phân hoá HS. - Biện pháp để cá biệt hoá HS trong việc giải các bài tập Vật lí. Bài tập vật lí thường dùng với các mục đích như củng cố, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức lí thuyết đã học, hình thành kiến thức mới, hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập và hình thành phương pháp giải chung cho mỗi loại bài tập đó. Trong khi giải bài tập, HS phải tự “xoay xở” giải quyết những nhiệm vụ tự học đem lại cho HS những hiểu biết về cách thức vận dụng tri thức, kĩ năng vào một tình huống cụ thể. HS sẽ có cơ hội phát triển năng lực tự học (chỉ số 3.1: tiếp cận các nguồn thông tin, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng phổ biến thông tin…; chỉ số 4.1 tự đánh giá được kết quả học tập của bản thân). Cứ cuối mỗi đơn vị kiến thức của B-learning đều có các bài tập củng cố và giúp HS tự đánh giá mức độ tiếp thu của mình (chỉ số 4.1). Khi tự mình giải quyết các bài Hình 2. 9. Bài tập củng cố sau mỗi đơn vị kiến thức
Advertisement