9 minute read

1.1.3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

• Tổ chức diễn đàn

Đây là một hình thức được tổ chức để học sinh có thể bày có ý kiến, quan điểm của mình trước bạn bè, thầy cô, gia đình... Hình thức này giúp học sinh có thể được bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân của mình trước một hay một số vấn đề, đồng thời đưa ra các những đề xuất, nguyên vọng của các em. Đồng thời thông qua hình thức này các em cũng học được cách lắng nghe và học tập được từ các bạn.

Advertisement

Hình thức tổ chức diễn đàn như là một sân chơi cho các em học sinh, giúp các em có cơ hội được thể hiện bản thân, được nói lên những suy nghĩ, quan điểm của mình. Tại đó các em học sinh được khẳng định mình, nói lên những tâm tư nguyện vọng, hay những điều còn băn khoăn lo lắng và những mong đợi của các em về thầy cô, bạn bè, gia đình... Đồng thời thông qua hình thức này gia đình sẽ hiểu hơn về con, thầy cô hiểu hơn về học sinh, bạn bè sẽ hiểu nhau hơn, từ đó về phái nhà trường cũng sẽ có thể nắm bắt được vấn đề của học sinh để có những biện pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em học sinh [15].

1.1.3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng tính tự chủ của mỗi cá nhân dựa trên tinh thần hoạt động tập thể, giúp phát triển sự sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng, linh hoạt, tại đó học sinh sẽ tự hoạt động và trải nghiệm là chính, giáo viên chỉ là người hỗ trợ. Có 4 phương pháp chính để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là: - Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ), - Phương pháp sắm vai, - Phương pháp trò chơi, - Phương pháp làm việc nhóm.

22

Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng. Trong dạy học Toán THPT thì phương pháp GQVĐ và làm việc nhóm là hai phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh ta cũng có thể sử dụng các phương pháp khác. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phát huy được sự chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Ta đi vào tìm hiểu hai phương pháp GQVĐ và phương pháp làm việc nhóm. • Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp GQVĐ là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, từ đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được các mục đích học tập [13].

Phương pháp giải GQVĐ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn trước mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ nảy sinh trong học tập mà còn cả thực tế cuộc sống. Phương pháp này được sử dụng khi cần xem xét, nhìn nhận vấn đề, đề xuất những giải pháp.

Để tiến hành tốt phương pháp này giáo viên cần đưa ra vấn đề sát với mục tiêu của hoạt động đồng thời kích thích học sinh tìm tòi giải quyết. Việc giải quyết cần coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, không gây căng thẳng cho học sinh. Ta tiến hành thông qua quy trình 4 bước sau [13]

Bước 1. Nhận biết vấn đề

Vấn đề cần được trình bày rõ ràng thông qua câu hỏi hoặc tình huống phù hợp yêu cầu, mục đích cần đạt.

Bước 2. Tìm các cách giải quyết vấn đề

Trong bước này, học sinh cần liên hệ, kết nối những kiến thức đã học hay kinh nghiệm đã biết để đưa ra tối thiểu một phương án giải quyết, giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra được càng nhiều cách giải quyết càng tốt.

23

- Nếu có nhiều phương án được đưa ra thì cần hệ thống hoá các phương án.

- Nếu không đưa ra được phương án nào thì cần quay trở lại bước 1 để nhận biết lại vấn đề.

Bước 3. Lựa chọn phương án giải quyết và thực hiện

Từ hệ thống các phương án được đưa ra ở bước 2, học sinh cần so sánh, đánh giá lựa chọn phương án nào là tối ưu. Nếu phương án được lựa chọn là chưa chính xác thì cần đánh giá lại các phương án ở bước 2. Nếu phương án đã chọn là phù hợp, tức là vấn đề đã được giải quyết. Trong trường hợp có nhiều phương án có mức độ phù hợp như nhau thì chúng ta sẽ thực hiện từng phương án một và xem xét kết quả sau khi thực hiện mỗi phương án.

Bước 4. Vận dụng

Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả, đồng thời đề xuất những vấn đề mới có liên quan .

Quá trình tổ chức hoạt động có thể diễn ra theo nhiều hình thức đa dạng, lôi kéo sự chú ý của người học dưới sự dẫn dắt của giáo viên.

Ví dụ:

- Sắm vai/trò chơi đóng vai (tập luyện cho người học tăng thêm khả năng nghĩ ra những hướng khác nhau, và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột)

Tùy theo mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, chúng ta đề cập đến các cấp độ khác nhau khi dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề.

(1) Tự nghiên cứu vấn đề

Đây là cấp độ mà tính độc lập của học sinh được phát huy cao nhất. Học sinh là người chủ động phát hiện và giải quyết vấn đề và thực hiện tất cả các

24

khâu cơ bản của quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên giáo viên có thể giúp học trò ở khâu phát hiện vấn đề.

(2) Tìm tòi từng phần

Trong cách tổ chức này, học sinh giải quyết vấn đề không hoàn toàn độc lập mà là có sự gợi ý dẫn dắt của thầy khi cần thiết. Giáo viên sẽ đưa ra những câu hỏi, học sinh sẽ trả lời các câu hỏi gợi mở đó và sau đó kết nối chúng lại với nhau.

Với hình thức này, ta nhận thấy dạy học giải quyết vấn đề có thể tiến hành theo phương pháp đàm thoại hoặc tổ chức tự nghiên cứu sau đó báo cáo lại. Nét quan trọng của dạy học giải quyết vấn đề là tình huống có vấn đề chứ không phải là câu hỏi. Trong một giờ học, giáo viên đặt nhiều câu hỏi nhằm mục đích tái hiện kiến thức thì đó không phải là dạy học nêu vấn đề. Ngược lại, trong một số trường hợp, học sinh tự g iải q u yết vấn đề được đặt r a m à k h ô n g cần n hờ tới sự dẫn dắt , gợi ý của g i á o v i ê n .

(3) Trình bày giải quyết vấn đề

Mức độ độc lập của học sinh ở hình thức này thấp hơn so với hai hình thức trên. Ở hình thức này giáo viên là người đưa ra tình huống có vấn đề, đồng thời cũng là người lần lượt giúp giải quyết vấn đề lớn bằng cách đặt ra các vấn đề nhỏ hơn. Như vậy, kiến thức được trình bày không phải dưới dạng có sẵn mà chúng được khám phá ra bằng cách mô phỏng và rút ngắn quá trình khám phá thực.

• Phương pháp làm việc nhóm

Với quy mô của một lớp học (khoảng 30 học sinh), chúng ta sẽ sử dụng cách thức làm việc theo nhóm nhỏ (3-5 nhóm, mỗi nhóm 10-6 người).

25

Làm việc theo nhóm nhỏ là một trong những cách tương tác trực tiếp giữa các thành viên, bởi học sinh có thể trao đổi, giúp đỡ nhau để hoàn thành một nhiệm vụ chung của cả nhóm.

Đây là phương pháp có ý nghĩa lớn đối với học sinh vì:

- Phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định mình.

- Hình thành ở học sinh các phẩm chất nhân cách và nhiều kĩ năng cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giao tiếp; tinh thần đồng đội;…

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp làm việc nhóm

Lưu ý Nội dung cụ thể Yêu cầu học sinh chia sẻ tài liệu

Thiết kế các

nhiệm vụ đòi hỏi sự liên hệ lẫn nhau giữa các hoạt động. Lên mục tiêu nhóm

Cho điểm chung cả nhóm

Cấu trúc nhiệm vụ để học sinh phụ thuộc thông tin của nhau

Phân công các vai trò hỗ trợ để thực hiện một nhiệm vụ chung

Có một số vài trò cụ thể phân công cho thành viên

nhóm Người điều phối

Người thu thập số liệu

Thư kí

Người đánh giá

26

Tạo những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng làm việc nhóm của học sinh Đưa ra nhiệm vụ phù hợp cho học sinh và đảm bảo thời gian đủ để thực hiện hoạt động, giải quyết nhiệm vụ

Điều tiết sự đi lại của học sinh xung quanh lớp học

Phân công nhiệm vụ đồng đều giữa các nhóm và các

thành viên Mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc và trách nhiệm cụ thể, các công việc tương đối đồng đều nhau.

Giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên

Thường xuyên thay đổi các vị trí đã phân công

Đảm bảo Sử dụng linh hoạt quy mô nhóm nhỏ, lớn trách nhiệm cá nhân Phân công học sinh trong nhóm đảm nhận các vai trò khác nhau

Đánh giá mức độ tham gia của mỗi cá nhân đối với công việc của nhóm

Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau Hình thành nhóm theo nhiệm vụ

Hình thành nhóm học tập ngẫu nhiên

Phân chia nhóm theo bàn hoặc tổ

Học sinh tự chọn nhóm

Xếp nhóm theo giới tính, theo khả năng làm việc, …

Hướng dẫn phương pháp, Bước 1. Chuẩn bị cho hoạt động: trao đổi vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, …

27

This article is from: