1 minute read
dạy học
học có thể tự mình hoà nhập hoạt động trong nhà trường với thực tế cuộc sống. Từ đó người học dần tạo ra niềm tin và biến hoạt động học trở thành nhu cầu tự thân và có ý nghĩa.
2.2. Yêu cầu chung về thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Để thiết kế một hoạt động trải nhiệm sáng tạo, chúng ta cần đảm bảo ba yêu cầu cơ bản sau:
Advertisement
Đảm bảo khung lô-gic của các hoạt động trong một chủ đề
- Lựa chọn chủ đề, đặt tên chủ đề.
- Xác định mục tiêu, nội dung, thời gian, thành phần tham gia tiến hành chủ đề.
- Xác định rõ các hoạt động, trong đó hoạt động nào hướng đến mục tiêu nhận thức, hoạt động nào hướng tới mục tiêu hình thành kĩ năng hoặc cả hai.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu, nội dung.
- Sắp xếp trật tự logic các hoạt động trong chủ đề để đảm bảo các yêu cầu của học tập trải nghiệm.
- Đánh giá kết quả học tập.
Đảm bảo sự trải nghiệm của học sinh
- Cách thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm cần tạo điều kiện tối đa để người học được trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động dạy học và các mối quan hệ giao lưu trong giờ học một cách tự giác.
- Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo các bước cơ bản của học tập trải nghiệm, đó là khai thác kinh nghiệm đã có, thử nghiệm tích cực và hình thành kinh nghiệm mới cho người học.
- Người học được thử nghiệm, thể nghiệm bản thân trong thực tế giờ học, từ đó hiểu bản thân mình hơn.
37