4 minute read

1.1.1.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”.

Nhà giáo dục lúc này chỉ đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát học sinh, để mỗi học sinh sẽ trở thành chủ thể của hoạt động, thông qua đó học sinh được tự mình tham gia hoạt động. Điều đó sẽ phát huy tính tích cực, chủ động ở mỗi cá nhân học sinh và kết quả mong muốn đạt được sẽ là năng lực thực tiễn, phẩm chất năng lực sáng tạo ở mỗi cá nhân.

Advertisement

Theo tác giả Ngô Thị Thu Dung, bản chất của hoạt động ở người là trải nghiệm sáng tạo. Tính sáng tạo này là tính sáng tạo của mỗi cá nhân chứ không phải của cả tập thể.

Theo tác giả Ngô Thị Tuyên cho rằng hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường.

Từ các quan điểm trên, em đồng ý với quan điểm sau: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động giáo dục tích cực, tự giác có mục đích, được tổ chức theo phương thức tạo điều kiện cho học sinh tham gia trực tiếp vào các loại hình hoạt động và giao lưu, nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị và kĩ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại (hay nói cách khác là phát triển toàn diện nhân cách học sinh), nhằm mục đích tạo nhiều cơ hội để học sinh được tham gia trực tiếp vào hoạt động, phát huy khả năng sáng tạo, tạo ra cái mới có giá trị với bản thân và xã hội.”

1.1.1.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Dựa theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông về hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục - Đào tạo ngày 19/1/2018, mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:

14

• Mục tiêu chung

Hoạt động trải nghiệm giúp hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh thông qua các chủ đề hoạt động gắn liền với những nội dung về quê hương, đất nước, con người. Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam [2]. • Mục tiêu theo các cấp học + Mục tiêu ở tiểu học

Ở cấp tiểu học, hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, biết tuân thủ các nội quy, quy định; có thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh [2]. + Mục tiêu ở trung học cơ sở Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trung học cơ sở giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng sống cơ bản, thói quen tích cực, nền nếp học tập, hành vi ứng xử văn hóa ở tiểu học. Ở trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm tập trung hơn vào sự phát triển phẩm chất, trách nhiệm của mỗi cá nhân, đó là trách nhiệm với gia đình, xã hội, trách nhiệm trong học tập. Từ đó học sinh hình thành được các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự điều chỉnh và tự đánh giá, đồng thời hình thành các giá trị cá nhân. Khi học sinh tham gia vào một hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở lứa tuổi này, học sinh được tham gia vào các hoạt động phục vụ cho cộng đồng, các hoạt động lao động từ đó hình thành

15

This article is from: