7 minute read

dạy học

Next Article
dạy học

dạy học

- Người học được tương tác, giao tiếp trực tiếp với sự vật, hiện tượng, con người.

- Trải nghiệm luôn bao gồm hai yếu tố là hành động và xúc cảm, hai yếu tố này luôn đi liền với nhau và không thể tách rời, kết quả của việc trải nghiệm là hình thành được những kinh nghiệm mới.

Advertisement

Đảm bảo môi trường để học sinh sáng tạo

- Môi trường tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần phong phú, đa dạng và chứa đựng thử thách với học sinh.

- Môi trường đảm bảo sự tự do tranh luận, tư tưởng.

- Đảm bảo tính thống nhất giữa việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Đảm bảo phát huy vai trò tự giác, tính tích cực, độc lập nhận thức, hành động của từng học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Đảm bảo về sự đánh giá cao và khuyến khích các phong cách thể hiện ý tưởng khác biệt, tư duy phê phán, ra quyết định thực hiện công việc của từng học sinh.

2.3. Cấu trúc chung khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học

Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo là việc chúng ta phải thiết kế được một hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung cụ thể, chi tiết, có cấu trúc rõ ràng và theo một trình tự hợp lí. Kế hoạch này quyết định một phần tới sự thành công của hoạt động.

Có rất nhiều quan điểm về cấu trúc tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tuy nhiên sau khi xem xét tổng hợp tôi đưa ra cấu trúc khi xây dựng kế hoạch và thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo ta tiến hành theo quy trình 8 bước sau

38

Bước 1. Xác định nhu cầu, cấu trúc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu cần đạt được, nhà giáo dục cần phải xem xét các vấn đề dưới đây

- Điều kiện tiến hành, nhu cầu mong muốn. Điều này sẽ giúp nhà giáo dục xác định và xây dựng được các hoạt động phù hợp với điều kiện của khu vực mình tiến hành và đáp ứng được nhu cầu của người học.

- Tìm hiểu về đối tượng sẽ thực hiện, khi biết đối tượng hướng đến của mình là ai, ở độ tuổi nào mình sẽ đưa ra được những hoạt động phù hợp với tâm sinh lý và lứa tuổi của người học, từ đó sẽ gây được sự hứng thú và góp phần phát triển cá nhân người học.

Bước 2. Đặt tên hoạt động

Mỗi hoạt đọng khi được thực hiện cần có tên gọi riêng, tên hoạt động phải thể hiện được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Đồng thời, tên hoạt động tạo nên hứng thú, hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh. Do vậy, giáo viên cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.

Yêu cầu của việc đặt tên hoạt động:

- Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác.

- Phản ánh được nội dung và chủ đề của hoạt động.

- Tạo được ấn tượng cho học sinh.

Bước 3. Xác định mục tiêu của hoạt động

Mỗi hoạt động khi được vạch ra đều phải có mục tiêu rõ ràng. Nó không chỉ là thực hiện mục tiêu chung ban đầu của chủ đề đặt ra.

39

Mục tiêu của hoạt động chính là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Mục tiêu cần được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị.

Khi xác định mục tiêu chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:

- Hoạt động này hình thành được cho học sinh kiến thức về chủ đề nào, mức độ ra sao?

- Những kỹ năng nào học sinh có thể được hình thành sau khi tham gia hoạt động và mức độ như thế nào?

- Những giá trị nào có thể được hình thành hoặc thay đổi ở học sinh sau hoạt động?

Do vậy, việc xác định mục tiêu bao gồm các nội dung sau:

+ Kiến thức: Nêu rõ những hiểu biết, kiến thức mà học sinh có thể đạt được sau khi tham gia hoạt động.

+ Kĩ năng: Nêu rõ những kĩ năng, năng lực học sinh cần đạt được.

+ Thái độ: Nêu rõ tinh thần và thái độ tích cực của học sinh.

Bước 4. Xác định nội dung và phương pháp tiến hành của hoạt động

Muốn đạt được mục tiêu đưa ra, chúng ta cần xác định được nội dung, hình thức và phương pháp của hoạt động. Trước hết, cần căn cứ vào chủ đề, mục tiêu đã xác định, điều kiện hoàn cảnh của lớp, của trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần phải xác định đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện.

Sau khi xác định được nội dung, ta đi tới xác định phương pháp, phương tiện cần có để tiến hành hoạt động từ đó ta sẽ lựa chọn được hình thức tổ chức hoạt động tương ứng. Một hoạt động có thể có nhiều hình thức khác nhau

40

được thực hiện đan xen, trong đó một hình thức mang tính chủ đạo, các hình thức khác là phụ trợ.

Bước 5. Công tác chuẩn bị

Để tất cả các mục tiêu trở thành hiện thực thì chúng ta cần chuẩn bị một cách kĩ lưỡng. Công tác chuẩn bị bao gồm

- Thành viên, đội ngũ tham gia

- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- Thời gian, không gian, địa điểm tổ chức hoạt động

- Tài liệu sử dụng trong mỗi hoạt động

- Phương tiện để sử dụng trong suốt quá trình tổ chức hoạt động.

Bước 6. Tổ chức hoạt động

Việc tổ chức hoạt động được tiến hành theo trình tự đã chuẩn bị sẵn, các nội dung và mục tiêu được đề ra. Các hoạt động được tổ chức cần phân bổ thời gian một cách hợp lí, đảm bảo cho các hoạt động diễn ra theo logic phù hợp.

Trong các hoạt động của chủ đề, cần chú ý phân bổ và đảm bảo có các loại hoạt động đặc thù của hoạt động trải nghiệm sáng tạo: hoạt động khai thác trải nghiệm đã có của học sinh, hoạt động trải nghiệm mới, hoạt động sáng tạo của học sinh,…

Trong bước này, cần xác định:

- Các việc cần phải thực hiện?

- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?

- Thời gian ,tiến trình thực hiện như thế nào?

- Các công việc cụ thể được phân cho các nhóm, các cá nhân.

- Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.

41

Bước 7. Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập

Tổng kết

- Yêu cầu học sinh chia sẻ về những thu hoạch của mình.

+ Những hiểu biết về nội dung chủ đề học tập.

+ Những bài học cho bản thân sau khi tham gia hoạt động học tập.

+ Suy nghĩ, ý thức được hình thành sau khi tham gia hoạt động học tập.

- Giáo viên bổ sung, chốt lại những nội dung, thông điệp chính, nhận xét chung về tinh thần, thái độ của học sinh, những vấn đề cần rút kinh nghiệm.

+ Những điều cần ghi nhớ trong chủ đề: về thông tin, kiến thức được cung cấp, về vai trò, tầm quan trọng của nội dung học tập mang lại.

+ Xác định và vận dụng, thực hành được các nội dung trong chủ đề học tập mà học sinh tham gia.

Hướng dẫn học sinh học tập

- Giáo viên khuyến khích học sinh đọc thêm các tài liệu, tìm hiểu thêm các kiến thức khác liên quan, đồng thời đưa ra thêm một số vấn đề để kích thích sự tìm tòi học hỏi của học sinh để học sinh tiếp tục tìm hiểu sau khi học.

- Giao bài tập (nhiệm vụ học tập) về nhà để học sinh làm.

Bước 8. Đánh giá kết quả hoạt động

Tuỳ theo từng chủ đề giáo viên có thể lựa chọn và sử dụng các nội dung, phương pháp, quy trình, kỹ thuật đánh giá phù hợp.

+ Học sinh tự đánh giá: học sinh tự nhận xét, đánh giá về những trải nghiệm và sáng tạo mà các em đã trải qua.

42

This article is from: