![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
5 minute read
1.1.4. Đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo
kĩ năng làm việc nhóm Bước 2. Thực hiện hoạt động: các thành viên thực hiện nhiệm vụ, trao đổi khó khăn, ý kiến trong quá trình, …
Bước 3. Đánh giá hoạt động: các thành viên lần lượt đánh giá, nhóm nhận định và thống nhất về kết quả, ...
Advertisement
Tóm lại, chúng ta học từ trải nghiệm và thực tế cho thấy chúng ta không có cách học nào khác cả. Do đó, các phương pháp, hình thức trải nghiệm để thu nhận kiến thức là vô cùng đa dạng, có thể xảy ra ở ngoài trời hay trong lớp, ngoài giờ học cũng như trong giờ học. Vì vậy, chúng ta có thể thu hẹp hay mở rộng các hoạt động để phù hợp với mỗi chủ đề sao cho người học có niềm tin rằng tôi có thể học và phát triển từ các kinh nghiệm sống của mình.
1.1.4. Đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần cụ thể, có tiêu chí rõ ràng. Việc đánh giá được thể hiện ở hai cấp độ: cá nhân và tập thể lớp.
* Đánh giá cá nhân
- Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về nội dung các hoạt động
- Đánh giá trình độ đạt được các kĩ năng sau khi tham gia hoạt động
- Đánh giá về thái độ, tình cảm của học sinh đối với hoạt động trải nghiệm sáng tạo
* Đánh giá tập thể lớp
- Số lượng học sinh tham gia
- Các sản phẩm hoạt động
- Ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên
28
- Tinh thần hợp tác trong khi tham gia hoạt động
- Kĩ năng hợp tác của học sinh trong hoạt động
Hình thức đánh giá [16]
Chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh hình thành và phát những phẩm chất chủ yếu như: Sống yêu thương; Sống tự chủ; Sống trách nhiệm. Đồng thời giúp hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu như: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng lực thể chất, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Ngoài ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo con thúc đẩy người học hình thành một số năng lực đặc thù sau:
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động
- Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống
- Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân
- Năng lực định hướng nghề nghiệp
- Năng lực khám phá và sáng tạo
Do đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần sử dụng nhiều hình thức đánh giá, nhiều bộ công cụ đánh giá, trong đó chú ý việc coi trọng nhận xét quá trình tiến bộ về nhiều mặt khác nhau của học sinh.
* Một số công cụ sử dụng đánh giá
Công cụ ghi chép
Giáo viên sẽ ghi lại những hành động thường nhật của học sinh hoặc những thái độ, hành vi được biểu hiện trong môi trường học cũng như trong quá trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
29
Công cụ bảng kiểm
Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng hỏi về những hành vi dự định quan sát học sinh trong giờ hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trong quá trình quan sát sẽ đánh dấu vào những nội dung ứng với biểu hiện, hành vi nhằm đánh giá khuynh hướng hoạt động của học sinh đó.
Công cụ đánh giá theo cấp độ
Công cụ này sử dụng để đặt hệ thống câu hỏi và câu trả lời theo các cấp độ quy ước trong hoạt động hay các đặc tính, yếu tố mà ta định quan sát.
Công cụ khảo sát về suy nghĩ, thái độ của học sinh
Công cụ này thường sử dụng để tìm hiểu về thái độ tham gia, mức độ quan tâm, động cơ, hứng thú… khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh.
Công cụ tự đánh giá
Công cụ được sử dụng để tự đánh giá, tự kiểm điểm và nhìn nhận lại năng lực, thái độ hành vi được biểu hiện trong quá trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Công cụ đánh giá đồng đẳng
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo các tiêu chuẩn về thái độ và hành động mà học sinh cần đạt được trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sau đó thì học sinh sẽ tìm ra và đánh giá xem bạn nào đạt được các tiêu chuẩn ấy.
Đánh giá sản phẩm
Đây là phương pháp truyền thống thường được áp dụng để đánh giá sản phẩm làm được của cá nhân học sinh hoặc một nhóm học sinh. Khi sử dụng hình thức này cần lưu ý không đánh giá mức độ đạt được hay chất
30
lượng của sản phẩm thời điểm đó mà cần xem xét, đối chiếu với mức độ đạt được trước đây của học sinh để nhận định sự thay đổi, phát triển của học sinh đó.
Hội ý giáo viên
Có thể sử dụng hình thức này trước khi hoạt động, trong quá trình hoạt động hoặc sau khi hoạt động trải nghiệm sáng tạo diễn ra. giáo viên sẽ trao đổi thông tin về phương pháp và nội dung chỉ đạo cho từng loại hình hoạt động, sau khi kết thúc hoạt động sẽ cùng đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
Quy trình đánh giá
* Yêu cầu của quy trình đánh giá
- Đảm bảo tính khách quan trong quy trình đánh giá
- Đảm bảo tính hệ thống của quy trình đánh giá
* Quy trình đánh giá
Quy trình đánh giá học sinh qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thể hiện ở ba bước
- Bước 1. Học sinh tự đánh giá
- Bước 2. Nhóm học sinh đánh giá
- Bước 3. Giáo viên đánh giá xếp loại
Tiêu chí đánh giá
* Các tiêu chí đánh giá trải nghiệm
- Học sinh được trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Học sinh được trải nghiệm tất cả các giác quan.
31