kĩ năng làm việc Bước 2. Thực hiện hoạt động: các thành viên thực nhóm
hiện nhiệm vụ, trao đổi khó khăn, ý kiến trong quá trình, … Bước 3. Đánh giá hoạt động: các thành viên lần lượt đánh giá, nhóm nhận định và thống nhất về kết quả, ...
Tóm lại, chúng ta học từ trải nghiệm và thực tế cho thấy chúng ta không
có cách học nào khác cả. Do đó, các phương pháp, hình thức trải nghiệm để thu nhận kiến thức là vô cùng đa dạng, có thể xảy ra ở ngoài trời hay trong lớp, ngoài giờ học cũng như trong giờ học. Vì vậy, chúng ta có thể thu hẹp hay mở rộng các hoạt động để phù hợp với mỗi chủ đề sao cho người học có niềm tin rằng tôi có thể học và phát triển từ các kinh nghiệm sống của mình. 1.1.4. Đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo Nội dung đánh giá Nội dung đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần cụ thể, có tiêu chí rõ ràng. Việc đánh giá được thể hiện ở hai cấp độ: cá nhân và tập thể lớp. * Đánh giá cá nhân - Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về nội dung các hoạt động - Đánh giá trình độ đạt được các kĩ năng sau khi tham gia hoạt động - Đánh giá về thái độ, tình cảm của học sinh đối với hoạt động trải nghiệm sáng tạo * Đánh giá tập thể lớp - Số lượng học sinh tham gia - Các sản phẩm hoạt động - Ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên 28