2 minute read

1.3. Hình thành và phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi

- Các kết quả phải phù hợp với thực tế. - Phải vừa sức với trình độ HS. - Phải chú ý đến yêu cầu cần đạt được (thi tốt nghiệp hay đại học…). - Phải đủ các dạng: dễ, trung bình, khó… - Phải rõ ràng chính xác. - Xác định rõ mục đích của từng bài tập. Mục đích của tiết bài tập. Cần đặt câu hỏi: Cần ôn tập kiến thức gì? Kiến thức cơ bản nào cần củng cố? Những lỗ hổng kiến thức nào của học sinh cần bổ sung? Cần hình thành cho học sinh những phương pháp giải nào?

1.3. Hình thành và phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi

Advertisement

Việc phát triển tư duy cho học sinh trước hết là giúp học sinh nắm vững kiến thức hóa học, biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và thực hành. Qua đó kiến thức học sinh thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn. Học sinh chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi tư duy của họ được phát triển và nhờ sự hướng dẫn của giáo viên mà học sinh biết phân tích, khái quát tài liệu có nội dung, sự kiện cụ thể và rút ra những kết luận cần thiết. Tư duy càng phát triển thì càng có khả năng lĩnh hội được tri thức ngày càng nhanh và sâu sắc, khả năng vận dụng tri thức nhanh, hiệu quả hơn. Như vậy sự phát triển tư duy học sinh diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra một kĩ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp, chuẩn bị tiềm lực lâu dài cho học sinh trong hoạt động sáng tạo sau này. Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển: - Có khả năng chuyển các tri thức và kĩ năng sang tình huống mới. - Trong quá trình học tập, học sinh đều phải giải quyết những vấn đề đòi hỏi liên tưởng đến những kiến thức đã liên hệ trước đó. Nếu học sinh độc lập chuyển tải tri thức vào tình huống mới thì chứng tỏ đã có biểu hiện tư duy phát triển. - Tái hiện nhanh chóng kiến thức, các mối quan hệ cần thiết để giải quyết bài toán nào đó. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất của các sự vật hiện tượng. - Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng khác nhau, sự khác nhau của các hiện tượng tương tự. - Có năng lực áp dụng kiến thức vào thực tế. Đây là kết quả phát triển tổng hợp của sự phát triển tư duy. Để có thể giải quyết tốt bài toán thực tế, đòi hỏi học sinh phải có sự

This article is from: