10 minute read

PHỤ LỤC 7

Dũng với các tác phẩm: Phương pháp luận sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật giải quyết vấn đề và ra quyết định; Các nguyên tắc sáng tạo cơ bản; Thế giới bên trong con người sáng tạo; Tư duy lôgic biện chứng và hệ thống. Phan Dũng đã vận dụng TRIZ vào tổ chức các lớp học về phương pháp luận sáng tạo dạy kỹ năng tư duy sáng tạo cho mọi người. Đến nay, hàng ngàn người với hàng trăm khoá học đã được tổ chức. Năm 1991, Trung tâm sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật được thành lập tại Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh với mục đích dạy cho người bình thường trở nên sáng tạo. Việc nghiên cứu vận dụng TRIZ bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trong nhà trường phổ thông bước đầu đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu ở nước ta [25], [26]. Nguyễn Văn Lê (1998) với "Cơ sở khoa học của sự sáng tạo" [46] đã trình bày một số cơ sở khoa học của việc giáo dục tính sáng tạo cho thanh thiếu niên như: Cơ sở tâm lý học của sự sáng tạo, cơ sở sinh lý thần kinh của hoạt động sáng tạo, bài học từ những con người sáng tạo. Nguyễn Minh Triết (2001) với "Đánh thức tiềm năng sáng tạo" [97] đã đề cập đến việc vận dụng 19 nguyên tắc sáng tạo vào giải quyết các bài toán cụ thể nhằm khắc phục tính ì tâm lí của con người khi giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nguyễn Cảnh Toàn (2005) với "Khơi dậy tiềm năng sáng tạo" [86] đã đưa ra các vấn đề về sáng tạo học như khái niệm, nguồn gốc, cơ sở thần kinh của hoạt động sáng tạo. Quyển sách đã chỉ ra cho người giáo viên làm thế nào để dạy học sinh học tập sáng tạo. Phạm Hữu Tòng với "Hình thành kiến thức, kĩ năng phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của HS trong Dạy học vật lí" và "Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy khoa học" đã nghiên cứu về các biện pháp nhằm thực hiện dạy học sáng tạo [87], [88]. Đỗ Hương Trà (2014), “Lamap - Một phương pháp dạy học hiện đại”

[91], trình bày cơ sở lí luận cũng như những đặc điểm nổi bật của Lamap về dạy học nhằm nuôi dưỡng lòng say mê khoa học, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Điều này đã đem lại luồng gió mới về đổi mới PPDH các môn Khoa học tự nhiên ở các trường phổ thông Việt Nam trong những năm gần đây Bài viết “Một số suy nghĩ về năng lực sáng tạo và phương pháp phát huy năng lực sáng tạo” của tác giả Trần Việt Dũng đăng trên tạp chí Khoa học (Đại học sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng có ba thành phần cơ bản trong năng lực sáng tạo, đó là tư duy sáng tạo, động cơ sáng tạo và ý chí [27], [53]. Bài viết “Một số phương pháp giảng dạy mới nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho người học” của tác giả Nguyễn Văn Thiên (đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn hóa - số 3, trường Đại học Văn hóa Hà Nội) đã khái quát chung về bức tranh dạy học hiện nay ở các cấp, những hạn chế, bất cập và hậu quả của nó, từ đó đưa ra nhu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là rất cấp thiết, tác giả cho rằng: “Bức tranh chung về phương pháp giảng dạy tại các cấp học của chúng ta hiện nay là tập trung vào kỹ năng tư duy phân tích, nghĩa là dạy cho người học cách hiểu các khái niệm, thảo luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi không đúng, tìm ra câu trả lời đúng nhất. Thậm chí, nhiều nơi phương pháp thuyết trình (thầy giảng, trò ghi) vẫn chiếm ưu thế, nhiều giảng viên chưa chú trọng đến đến việc giới thiệu, yêu cầu, bắt buộc người học phải tham khảo những tài liệu gì. Phương pháp giảng dạy này đã làm mất đi một hình thái khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một. Một số hoạt động liên quan đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh phổ thông những năm vừa qua: Quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập đã được nêu ra từ lâu, các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học của ngành giáo dục cũng thể hiện điều đó, thế nhưng nhiều vấn đề chỉ nằm trên

Advertisement

lý thuyết. Đã có nhiều công trình, đề tài, bài viết đề cập đến vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học nhưng còn chung chung, chưa cụ thể và có tính chất giới thiệu nhiều hơn là việc ứng dụng vào thực tiễn bởi thiếu tính bắt buộc trong thi cử, kiểm tra đánh giá. Thực tế cho thấy để làm thay đổi những thói quen, những quan điểm hiện tại của con người thì đó là điều không dễ dàng, tâm lí bảo thủ và tính ì còn quá lớn, hơn nữa cơ chế quản lí điều hành chưa kịp thay đổi so với yêu cầu đòi hỏi, tất cả đã trở thành lực cản lớn cho quá trình đổi mới hiện nay. Mục tiêu giáo dục mong muốn hướng đến phát triển năng lực con người nhưng hệ thống giáo dục nước ta hiện nay còn mang nặng về việc truyền thụ kiến thức và thi cử, chưa có một quy trình dạy học chặt chẽ, đầy đủ nhằm hướng đến cho học sinh các hoạt động và phát triển năng lực sáng tạo. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hướng đến mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh, theo đó, chương trình và sách giáo khoa từng môn sẽ phải đảm bảo mục tiêu đó. Nội dung cụ thể của chương trình từng môn học như thế nào, các bước tổ chức thực hiện dạy học ra sao và làm thế nào để kiểm tra đánh giá các biểu hiện của năng lực nói chung, năng lực sáng tạo nói riêng là một vấn đề rất cần nghiên cứu và làm rõ hơn nữa. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án trong dạy học

vật lí:

Một số luận án tiến sĩ và bài viết chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học vật lí liên quan đến đề tài như sau: Nguyễn Thị Hồng Việt (1993) với "Dạy học một số kiến thức lớp 10 THPT theo chu trình nhận thức khoa học vật lí". Luận án nghiên cứu chu trình nhận thức khoa học đặc thù của môn Vật lí và vận dụng chu trình này vào dạy học bộ môn một số kiến thức vật lí lớp 10 [103]. Phạm Thị Phú (1999) với "Bồi dưỡng PP thực nghiệm cho HS nhằm nâng

cao hiệu quả dạy học phần cơ học lớp 10" đã đề cập đến việc bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm đồng thời phát triển năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học vật lí THPT [64]. Ngô Thị Bích Thảo (2002) với "Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần cơ học lớp 8 THCS" đã đề xuất các giải pháp như: Dạy học giải quyết vấn đề, bồi dưỡng phương pháp nhận thức khoa học, sử dụng hệ thống bài tập vật lí nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Hòa - Hà Nội năm 2002 Với đề tài: “Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học vật lí lớp 6 trung học cơ sở, 2002”. Luận án đã làm rõ nội dung của phương pháp thực nghiệm Vật lí, vận dụng vào dạy học Vật lí lớp 6 trường THCS để thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp thực nghiệm với 6 giai đoạn, kể từ giai đoạn làm xuất hiện vấn đề đến giai đoạn ứng dụng kiến thức thu được vào thực tiễn. Phạm Thị Phú - Nguyễn Đình Thước (2007) với “Bài tập sáng tạo về vật lí ở trường trung học phổ thông” đưa ra 6 dấu hiệu bài tập sáng tạo làm cơ sở cho xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý ở trung học phổ thông [65]. Vũ Thị Minh - 2011 với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học phần cơ học lớp 10 - trung học phổ thông”. Luận án đã nghiên cứu lựa chọn và tổng hợp được 10 trong 40 nguyên tắc sáng tạo của TRIZ có thể sử dụng vào dạy học vật lí, từ đề xuất mô hình đến định hướng học sinh giải bài tập sáng tạo và xây dựng thang đo mức độ sáng tạo, qua đó bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS. Luận án cũng đã xây dựng được hệ thống gồm 30 bài tập sáng tạo phần cơ học 10 và hướng dẫn giải theo mô hình đề xuất [51]. Nguyễn Văn Phương - 2017 với đề tài: “Tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT”. Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực sáng tạo

của học sinh; Đề xuất 10 đặc trưng biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trường THPT; Đề xuất 8 nguyên tắc tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trường THPT. Luận án cũng xây dựng được một số hoạt động sáng tạo, một số bài tập, các phương án thí nghiệm và cách thức đánh giá năng lực sáng tạo [70]. Tuy vậy, việc tổ chức dạy học cụ thể từng nội dung như thế nào và kiểm tra đánh giá quá trình đó ra sao để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh cũng cần được tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học, theo đó, hệ thống các bài tập sáng tạo, các hoạt động sáng tạo và việc tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực sáng tạo ở học sinh đã được đề cập, song việc ứng dụng vào thực tế dạy học còn có những hạn chế khó khăn nhất định. Phát triển năng lực sáng tạo là vấn đề còn nhiều điều mới mẻ đối với nền giáo dục nước ta nên cần có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ hơn nữa [51], [85], [83], [10], [11]. Tạp chí Khoa học và Công nghệ của trường Đại học Phạm Văn Đồng phát hành tháng 12/2019 với chủ đề: “Dạy học vật lí phát triển phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới” có đăng một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, đáng chú ý có một số bài viết sau: “Biện pháp dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực vật lí cho học sinh THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới” của các tác giả Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Phạm Nghiệp, Lê Thanh Huy [79] đã nêu lên sáu biện pháp dạy học phát triển năng lực vật lí, các biện pháp này cũng đã đề cập đến mọi mặt hoạt động dạy học trong và ngoài nhà trường đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bài viết “Thiết kế hoạt động dạy học một số chủ đề trong môn Vật lí nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh” của Phùng Việt Hải, Trần Thị Hương Xuân [35] đã giới thiệu khá cụ thể quy trình xây dựng một chủ đề dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Bài viết “Kiểm tra

This article is from: