3 minute read
Bảng 4.3. Các thông số thống kê thực nghiệm vòng 1
from DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ PHẦN “ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ LỚP 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Cohen, trong đó phân ra các mức độ ảnh hưởng từ không đáng kể đến rất lớn.
Giá trị mức độ ảnh hưởng (ES) Ảnh hưởng
Advertisement
> 1,00 Rất lớn 0,80 - 1,00 Lớn 0,50 - 0,79 Trung bình 0,20 - 0,49 Nhỏ < 0,20 Rất nhỏ Để kiểm chứng xác định khả năng chênh lệch điểm số trung bình ở nhóm thực nghiệm trước và sau khi tác động có xảy ra ngẫu nhiên hay không, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test phụ thuộc. Khi một nhóm làm một bài kiểm tra 2 lần (kiểm tra trước và sau tác động), việc so sánh giá trị trung bình của bài kiểm tra trước và sau tác động cho biết liệu có sự thay đổi có ý nghĩa (tăng lên hoặc giảm đi) sau khi thực hiện tác động hay không (Trong phép kiểm chứng t-test, chúng ta thường tính giá trị p, trong đó: p là sác xuất xảy ra ngẫu nhiên, thông thường hệ số p được quy định p ≤ 0,05). Kết quả xác định các thông số thống kê:
Bảng 4.3. Các thông số thống kê thực nghiệm vòng 1
Lớp Thông số Mốt Trung vị Trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số SMD
TN (trước tác động) 50 53.50 57.35 11.06 0.696 TN (sau tác động) 62 62.00 65.05 10.03 5.4
Hệ số t-test
0.00063
Từ kết quả trên, chúng tôi đánh giá sự tiến bộ của HS như sau:
-Đối với lớp TN: Điểm trung bình của lớp TN sau tác động (65.05) cao hơn trước tác động (57.35), đường tích lũy của lớp TN sau tác động nằm bên phải đường trước tác động. -Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (hệ số SMD) sau tác động (5.4) cao hơn trước tác động (0.696) cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động sư
phạm lên nhóm TN là ảnh hưởng và ảnh hưởng lớn. - Hệ số t-test của phép kiểm định t-test phụ thuộc có giá trị rất nhỏ (0.00063), điều này cho thấy sự khác biệt điểm số trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa chứ không phải do ngẫu nhiên. - Đối với lớp đối chứng: Bằng trực quan cũng có thể thấy mức độ thay đổi theo chiều hướng phát triển không bằng lớp thực nghiệm. Qua quan sát và theo dõi thực tế, khả năng phát hiện vấn đề, đề xuất ý tưởng sáng tạo và kỹ năng thực hiện giải pháp cũng như động cơ ý chí sáng tạo học sinh các lớp đối chứng thể hiện yếu hơn so với lớp thực nghiệm. Các học sinh lớp đối chứng thường bị động, lúng túng khi được giao nhiệm vụ, mặt khác sự giao lưu hợp tác với bạn bè cũng rất hạn chế. Kết quả này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là có hiệu quả. Số liệu trên bảng cho thấy, các chỉ số về NLST của từng HS lớp thực nghiệm đều tăng mạnh, chứng tỏ việc tổ chức dạy học đã mang lại kết quả tốt, tuy nhiên kết vẫn quả còn những hạn chế. Sau khi phân tích bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động dạy học nói trên là khả thi và phát huy được tính tích cực, chủ động, qua đó phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh nhưng có một số vấn đề cần điều chỉnh: - Về tổ chức hoạt động sáng tạo trong tiết học xây dựng kiến thức mới: Mặc dầu nội dung bài học đã được xây dựng thành các chủ đề, trong đó có chia nhóm học sinh và tăng cường việc trao đổi tương tác trong học tập, nhưng học sinh vẫn không thoát ly khỏi sách giáo khoa, điều này hạn chế các ý tưởng sáng tạo ở học sinh. Các trang thiết bị dạy học ở nhà trường còn hạn chế và bị hư hỏng nhiều nên giáo viên thiếu chủ động sáng tạo và lúng túng khi học sinh nêu nhiều vấn đề xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, điều này đòi hỏi phải tổ chức hoạt động sáng tạo phong phú hơn, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách bài bản và cụ thể hơn. Mặt khác, muốn tổ chức hoạt động học tập cho học sinh có hiệu quả thì giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ một kịch bản dạy học thật khoa học, chi tiết, qua đó mới kiểm soát được chặt chẽ quá trình thực hiện.