4 minute read

4.6. Vòng thực nghiệmthứ nhất

Các hoạt động tập trung chúng tôi đều tham gia quan sát và ghi hình để làm tư liệu cho việc đánh giá. Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm tiết dạy. Sau quá trình hoạt động tiến hành thảo luận, đánh giá, rút kinh nghiệm, trao đổi với học sinh để nắm bắt tinh thần, thái độ tham gia. Sau khi thực hiện chuẩn bị các bước như trên, chúng tôi tiến hành hai vòng thực nghiệm.

4.6. Vòng thực nghiệm thứ nhất

Advertisement

+ Vòng 1: Từ 25/10/2018 đến 26/12/2018. Thực hiện với 40 học sinh lớp 10A1, tại trường THPT Lê Quý Đôn. Lớp đối chứng là 10 A8 sĩ số 45 học sinh. Cả 2 lớp học sinh ở các địa bàn như nhau nên trình độ ban đầu tương đương nhau. Ở lớp thực nghiệm, để dạy học hướng đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, cần tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, trước hết giáo viên có ý thức tổ chức dạy học phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh có động cơ học tập đúng đắn, tiếp theo lựa chọn nội dung xây dựng chủ đề và tiến hành phương pháp tổ chức dạy học phù hợp. Chúng tôi hướng dẫn giáo viên triển khai thực hiện các biện pháp vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo hướng tăng cường các hoạt động trao đổi, tương tác giữa học sinh với nhau và học sinh với giáo viên thông qua hình thức hoạt động nhóm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm đơn giản, gần gũi với thực tế đời sống. Khuyến khích học sinh sẵn sàng bộc lộ những ý tưởng của mình, đề xuất phương án kiểm chứng giả thuyết, tạo cơ hội cho học sinh được tìm tòi, khám phá tri thức một cách tích cực, sáng tạo. Giáo viên không đưa ra những ý kiến mang tính phê phán, chỉ trích. Thay đổi tiêu chí đánh giá từ chỗ coi trọng việc tiếp thu kiến thức sang phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Hình thức kiểm tra đánh giá linh hoạt đa dạng, thực hiện ngay trong quá trình học tập. Ở lớp đối chứng, quá trình dạy học diễn ra bình thường, thời gian thực

hiện hầu hết diễn ra trên lớp học, giáo viên tập trung trình bày, giảng giải là chủ yếu, mục đích là trang bị kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh để học sinh có kết quả thi tốt, giáo viên luôn chịu áp lực về thời gian trong một tiết học, ít chú trong đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Khi tiến hành các thí nghiệm, do các trang thiết bị dạy học thiếu thốn, hỏng hóc nhiều nên nhiều thí nghiệm ít thành công, giáo viên đành trình bày lí thuyết và mô tả lại thí nghiệm. Với nội dung dạy học thì nhiều nội dung sách giáo khoa đã lỗi thời, kiến thức mang tính hàn lâm, nặng về tính toán. Nhìn chung từ cách tổ chức hoạt động dạy học đến việc kiểm tra đánh giá còn nhiều hạn chế, học sinh ít có cơ hội được trao đổi, tranh luận với thầy cô và bạn bè.

Kết quả về phát triển năng lực sáng tạo của học sinh khi tiến hành thực nghiệm

Lớp thực nghiệm: 10A1, Sĩ số: 40. Giáo viên thực hiện: Trần Đăng A Trường THPT Lê Quý Đôn Trên cơ sở các bảng các tiêu chí đánh giá đã được thiết lập, chúng tôi tiến hành đánh giá NLST vào hai thời điểm ban đầu và sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm. Hình thức đánh giá: Kết hợp cho HS tự đánh giá lẫn nhau với GV đánh giá trên Phiếu học tập và Phiếu quan sát đánh giá. Lớp đối chứng vẫn tiến hành dạy học bình thường theo kế hoạch và giáo án của giáo viên đã xây dựng. Quá trình tiến hành qua hai chủ đề, chủ đề 1 có ba nội dung và chủ đề 2 có hai nội dung. Kết thúc mỗi nội dung chúng tôi tập hợp các kết quả đánh giá từ phiếu học tập và phiếu quan sát đánh giá. Sau thời gian thực nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả đánh giá của cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Tuy nhiên, việc đánh giá sự phát triển năng lực sáng tạo chú trọng vào từng cá nhân học sinh, nên ở đây, với khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ trình bày kết quả của từng em trong nhóm gồm 10 học sinh trong lớp thực nghiệm.

This article is from: