2 minute read

4.7. Vòng thực nghiệmthứ hai

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học Quán triệt quan điểm “học đi đôi với hành” cho nên cần phải làm cho quá trình dạy học gắn liền với thực tiễn hơn nữa, mạnh dạn giao các dự án học tập cho học sinh thực hiện trước khi đến lớp. Cần đưa các hoạt động trải nghiệm vào trong các môn học, đặc biệt đối với bộ môn Vật lí. Các hình thức trải nghiệm phù hợp với môn học Vật lí là trải nghiệm vật chất và trải nghiệm mô phỏng, ngoài ra học sinh còn phải tham gia tích cực vào các hoạt động câu lạc bộ ngoài trời, các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. - Việc tổ chức giải bài tập sáng tạo: Trong các giờ bài tập học sinh thường ít liên hệ thực tế, không đọc kỹ đề bài, không hiểu rõ ý nghĩa vật lý các đại lượng đã cho, thường vội vàng vận dụng công thức để tính toán, kết quả điều này làm mất đi tính hấp dẫn của môn học, lí do là học sinh ít tiếp xúc với thực tiễn, ít thực hành thí nghiệm. - Về việc tổ chức thực hiện dự án cho học sinh: Khi giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện một dự án học tập, học sinh thường lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, từ xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện, đến quan sát, đo đạc, xử lí kết quả học sinh đều thiếu kỹ năng hành động. Với những lí do trên đòi hỏi cần tăng cường các hoạt động cho học sinh trong hoạt động dạy học. Cần phải tổ chức cho học sinh hoạt động với các thiết bị đầy đủ hơn, các bước thực hiện cụ thể hơn. Muốn vậy cần tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học một cách bài bản, phù hợp với phong cách học tập của học sinh, và con đường hiệu quả nhất là vận dụng chu trình trải nghiệm David A. Kolb một cách hợp lí vào các chủ đề dạy học, đây sẽ là biện pháp tốt khắc phục dần thực trạng trên và qua đó phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh.

4.7. Vòng thực nghiệm thứ hai

Advertisement

+ Vòng 2: Từ 15/10/2019 đến 15/12/2019. Lớp thực nghiệm thực hiện với 39 học sinh lớp 10A1, tại trường THPT Minh Hoá. Lớp đối chứng là 10 A2 sĩ số cũng 39 học sinh.

This article is from: