8 minute read

Bảng 3.1. Mô tả hoạt động nội dung 1

Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và mô tả mức độ

yêu cầu (xem phần Phụ lục)

Advertisement

Bước 4: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ

Nhận biết: - Chuyển động cơ là gì? - Chất điểm là gì? - Hệ quy chiếu là gì? - Mốc thời gian là gì? - Dấu hiệu cơ bản nào cho biết đó là chuyển động thẳng biến đổi đều? - Dấu hiệu cơ bản nào cho biết đó là chuyển động tròn đều? Thông hiểu: So sánh chuyển động thẳng đều và tròn đều. Khái niệm vận tốc; vận tốc trung bình; vận tốc chuyển động thẳng đều. - So sánh chuyển động nhanh dần đều và chậm dần đều Vận dụng: Biết vận dụng để tìm được các đại lượng theo yêu cầu đề ra - Viết được phương trình và tính được các đại lượng trong phương trình chuyển động cho một hoặc hai vật. - Vẽ hệ trục toạ độ - thời gian, chọn tỉ xích, lập bảng giá trị tương ứng x = x(t), biểu diễn các điểm và vẽ x(t). Sáng tạo: Hãy nêu các phương án xác định vận tốc của vật? (trường hợp cụ thể ở đây: ô tô, đoàn tàu trong đoạn video)

Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy Bảng 3.1. Mô tả hoạt động nội dung 1

Khái niệm vận tốc, vận tốc của vật trong chuyển động thẳng đều và tròn đều

Hoạt động Mô tả hoạt động Chỉ số hành vi sẽ đánh giá Công cụ Thời lượng dự kiến

Khởi động GV: Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy tìm hiểu thông tin ở các trang sách trên và cho biết Vận tốc là gì? đặc trưng cho phương diện nào của chuyển động? HS: Thực hiện nhiệm vụ: HS: - Nhận ra được dạng quỹ đạo. - Mô tả được sự thay đổi vận tốc. - Chỉ ra được phương án xác định Phiếu học tập 1.1.1: Phiếu quan sát, đánh giá 1.1.1 Bảng tiêu chí đánh 25p

Hình thành kiến thức

Luyện tập

Vận dụng, tìm tòi mở rộng Học sinh nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi vào Phiếu học tập 1.1.1: vận tốc

GV: Chuyển giao nhiệm vụ: Xác định được độ lớn của vận tốc: chuyển động thẳng đều; chuyển động thẳng biến đổi đều; chuyển động tròn đều HS: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nghiên cứu tài liệu và thực hiện Phiếu học tập 1.1.2:

GV: Chuyển giao nhiệm vụ -Hãy hoàn thành các câu hỏi sau: (Phiếu học tập 1.1.3)

HS: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện giải các bài tập

GV: Chuyển giao nhiệm vụ -Hãy hoàn thành các câu hỏi sau:

HS: Thực hiện nhiệm vụ (Trải nghiệm mô phỏng) - Học sinh tìm hiểu, vận dụng kiến thức đề xuất ý tưởng, hoàn thành Phiếu học tập 1.1.4 giá (TC ĐG) 1.1

- Trình bày được phương án xác định vận tốc tốc chuyển động thẳng đều, tròn đều - Phân tích được nhiều phương án xác định vận tốc mới, đề xuất được phương án tối ưu - Chỉ ra được công thức tính vận tốc: thẳng đều, biến đổi đều và tròn đều, nêu đặc điểm Phiếu học tập 1.1.2 Phiếu quan sát, đánh giá 1.1.1 Bảng TCĐG 1.1

- Thực hiện việc trả lời các câu hỏi - Biết giải được các bài tập thông hiểu, vận dụng đơn giản theo những cách khác nhau - Nêu được ý tưởng xác định vận tốc đoàn tàu Phiếu học tập 1.1.3 Phiếu quan sát, đánh giá 1.1.1 Bảng TCĐG 1.1

-Trình bày được phương án xác định vận tốc đoàn tàu -Thực hiện được phương án xác định vận tốc đoàn tàu 65p

45p

Phiếu học tập 1.1.4 Phiếu quan sát, đánh giá 1.1.1 Bảng TCĐG 1.1 45p

Lưu ý: Trên Phiếu học tập, Phiếu quan sát - đánh giá và Bảng tiêu chí đánh giá (TCĐG) được đánh số theo thứ tự: Số chủ đề, số nội dung chủ đề và số phiếu. Hoạt động 1 -Khởi động: (Có thể lựa chọn các tình huống sau): “Thực tiễn giải quyết các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ trong thời gian qua ở một số địa phương cho thấy, loại hành vi chiếm tỷ lệ lớn mà các cơ quan tiến hành tố tụng làm căn cứ buộc tội đối với bị can, bị cáo là hành vi vi phạm quy định về tốc độ, người điều khiển phương tiện giao thông không làm chủ tốc độ” (tốc độ chính là độ lớn vận tốc của các phương tiện tham gia chuyển động). - Trong hình ảnh H 1 các vận động viên chạy đua, làm thế nào biết vận động viên nào chạy nhanh hơn? Việc chạy nhanh hơn nói lên điều gì? - Xem đoạn video (H 4), làm thế nào để xác định được vận tốc của ô tô?

H 4: ô tô đang chuyển động trên đường a) Chuyển giao nhiệm vụ Câu lệnh như sau: Hãy tìm hiểu thông tin ở các trang sách trên và cho biết Vận tốc là gì? đặc trưng cho phương diện nào của chuyển động? b) Thực hiện nhiệm vụ

PHIẾU HỌC TẬP 1.1.1

Trường:…………………… Lớp:…………….. Môn: Vật lí Chuyên đề: ………………….. Họ và tên:

Nhiệm vụ được giao: - Hãy nêu khái niệm vận tốc là gì? đặc điểm vận tốc trong các dạng chuyển động của vật? - Nhận xét đặc điểm vận tốc của các vật chuyển động trong hai hình ảnh trên.

- Học sinh nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi vào Phiếu học tập 1.1.1: c) Trao đổi thảo luận HS trao đổi cá nhân với nhau trong nhóm, dự kiến việc trả lời các ý trên, đề xuất ý tưởng giải quyết các vấn đề trên d) Đánh giá kết quả: GV hướng dẫn và cùng với các nhóm đánh giá kết quả

Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức):

a) Chuyển giao nhiệm vụ Câu lệnh: Làm thế nào để xác định được độ lớn của vận tốc? b) Thực hiện nhiệm vụ Học sinh nghiên cứu tài liệu và thực hiện Phiếu học tập 1.1.2:

PHIẾU HỌC TẬP 1.1.2

Trường:……………………Lớp:………………………………………….. Môn: Vật lí Chuyên đề: …………………………………………….. Họ và tên: Nhiệm vụ được giao: Hãy trình bày: - Vận tốc chuyển động thẳng đều: độ lớn? đặc điểm? - Vận tốc trung bình: độ lớn? - Vận tốc chuyển động thẳng biến đổi đều: độ lớn? đặc điểm? - Vận tốc chuyển động tròn đều: độ lớn? đặc điểm?

Kết quả phiếu học tập 1.1.2:

* Đối với chuyển động thẳng đều: Vận tốc của chuyển động thẳng đều có độ lớn bằng tốc độ của vật, cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động:

v =

s t Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là x = x0 + s = x0 + vt

Vận tốc trung bình:

vtb 

s t * Đối với chuyển động thẳng biến đổi đều: Công thức tính vận tốc của chuyển động biến đổi đều: v = v0 + at Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a dương Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì a âm. Đối với chuyển động thẳng biến đổi đều, thì phương trình chuyển động là x = x0 + v0t + 1 2 at2

trong đó, x là toạ độ tức thời, x0 là toạ độ ban đầu, lúc t=0. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được: v2 - v0 2 = 2as * Đối với chuyển động tròn đều Vận tốc dài

v = s t ; Vận tốc góc ω = ⱷ/t ;

Chu kìT  2 

Tần số f

 1 T ; Gia tốc hướng tâm

hta  v2 = r2 r

Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v = r trong đó, r là bán kính quỹ đạo tròn. c) Trao đổi thảo luận HS trong nhóm trao đổi thảo luận hoàn thành phiếu học tập của mình Trọng tâm nội dung thảo luận là: - Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho chuyển động nhanh chậm của vật - Chuyển động thẳng đều thì độ lớn vận tốc không đổi, nhanh dần đều thì độ lớn vận tốc tăng theo thời gian, chậm dần đều thì độ lớn giảm dần theo thời gian và chuyển động tròn đều thì độ lớn vận tốc không đổi nhưng hướng của vận tốc luôn thay đổi.

- Ảnh hưởng của vận tốc chuyển động của vật với an toàn giao thông:

Phân tích các trường hợp tai nạn xảy ra ta thấy tốc độ càng lớn thì tai nạn xảy ra càng thảm khốc, nguyên nhân chủ yếu người điều khiển phương tiện giao thông không làm chủ tốc độ: Phương tiện đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v (v = s ), khi phát hiện ra nguy cơ tai nạn thì khoảng cách s đã quá gần, muốn đưa v đến 0 hoặc giảm dần đến 0 (tức là dừng lại) để giảm động năng (sẽ học sau) thì đòi hỏi t rất lớn mà điều này thì không thể, do vậy trong trường hợp này duy nhất người điều khiển phương tiện phải luôn làm chủ tốc độ của mình, cụ thể: Phải giảm tốc độ khi đến những nơi có nguy cơ tai nạn xảy ra Phải luôn chú ý đảm bảo hệ thống an toàn (hệ thống phanh) vận hành tốt để giảm nhanh vận tốc khi cần thiết Phải luôn quan sát hệ thống cảnh báo về tốc độ trên phương tiện và trên hành trình giao thông. d) Đánh giá kết quả Đại diện các nhóm trình bày, GV hướng dẫn, xem xét đánh giá thể chế hoá kiến thức

Hoạt động 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập

a) Chuyển giao nhiệm vụ Hãy hoàn thành Phiếu học tập 1.1.3:

t

PHIẾU HỌC TẬP 1.1.3

Trường:……………………Lớp:………………………………………….. Môn: Vật lí Chuyên đề: …………………………………………….. Họ và tên: Nhiệm vụ được giao: Hãy hoàn thành các câu hỏi sau:

This article is from: