3 minute read

Hình 2.2. Quan điểmcủa Freud về tư duy của con người, tảng băng tâmtrí

mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể [70]. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi thống nhất với khái niệm: “Năng lực sáng tạo là năng lực tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân nhờ vào tố chất độc đáo của cá nhân đó”. Như vậy, năng lực sáng tạo gồm có phần thấy được - đánh giá được qua sản phẩm sáng tạo, hoạt động sáng tạo và phần không thấy được nhưng có thể đánh giá được qua biểu hiện các hành vi.

Sơ đồ sau của nhà phân tâm học người Áo Sigmund Freud cho thấy mối liên quan giữa tâm trí con người và năng lực sáng tạo [122]:

Advertisement

Hình 2.2. Quan điểm của Freud về tư duy của con người, tảng băng tâm trí 2.1.2.2. Các biểu hiện của năng lực sáng tạo trong dạy học Vật lí Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến các biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí. Một số quan điểm cho rằng năng lực sáng tạo của HS được thể hiện bằng năng lực phát hiện và tìm ra vấn đề mới; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề thực tiễn, các hoạt động phát minh lại những kiến thức mà nhân loại đã có hoặc cải tiến, sáng chế lại các thiết bị, máy móc ứng dụng trong thực tiễn. Chẳng hạn, trong Tài liệu tập huấn: “Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển

năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Vật lí năm 2014” có đưa ra các biểu hiện về năng lực sáng tạo như sau [11]: a) Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. b) Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất. c) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lý. d) Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác. Nguyễn Văn Phương cho rằng có 10 đặc trưng về năng lực sáng tạo trong học tập vật lí [70], tr.21-22]. Qua phân tích, nghiên cứu tổng hợp ở những phần trên chúng tôi cho rằng các biểu hiện của năng lực sáng tạo trong dạy học Vật lí có thể được mô tả như sau: 1- Nhận ra ý tưởng mới, mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo lối mòn. Phát hiện và làm rõ vấn đề, biết tự tìm ra vấn đề, tự phân tích và khái quát vấn đề. 2- Hình thành và triển khai ý tưởng mới, biết vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề khoa học và ngược lại biết vận dụng những vấn đề khoa học để đưa ra sáng kiến. Đề xuất, lựa chọn giải pháp giải bài tập sáng tạo (hoặc GQVĐ sáng tạo). 3- Giải bài tập sáng tạo (hoặc GQVĐ sáng tạo), kết hợp các thao tác tư duy đưa ra kết luận chính xác, ngắn gọn. 4- Trình bày được vấn đề một cách linh hoạt, dự kiến nhiều phương án

This article is from: