6 minute read
năng lực sáng tạo của học sinh
from DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ PHẦN “ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ LỚP 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
động nhiều hơn, do đó tình huống thực tiễn phải gần gũi phù hợp với vùng miền và đối tượng học sinh. 2.4.1.4. Về tiến trình sư phạm mỗi hoạt động học (1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. (2) Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". (3) Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. (4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
2.4.2. Biện pháp 2: Vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, tăng cường các hoạt động tương tác, trao đổi theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
Advertisement
2.4.2.1. Cơ sở lí luận của biện pháp Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó làm cơ sở cho việc dạy học hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thì phải phát huy tối đa mọi hoạt động của con người, kết hợp hài hoà giữa tư duy với hành động.
Theo quan điểm hiện đại thì dạy học là dạy giải quyết vấn đề, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và chân tay cho học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức vật lý của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học [39]. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau: Giáo viên tổ chức tình huống (giao nhiệm vụ cho học sinh) Giáo viên vận dụng một số phương pháp dạy học có ưu thế như: Phương pháp trực quan, Phương pháp mô hình trong dạy học vật lí, Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, Phương pháp dạy học theo dự án,... tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, xác định vấn đề cần tìm hiểu, tự tìm các bằng chứng để phân tích thông tin, kiểm tra các dự đoán, giả thuyết qua việc tiến hành thí nghiệm, hoặc tìm kiếm, thu thập thông tin qua sách, báo, tạp chí, mạng Internet,...; đồng thời chú trọng các bài tập đòi hỏi tư duy phản biện, tư duy sáng tạo [32], [38], [50], [68]. Học sinh nhận nhiệm vụ, tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Học sinh thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm. Khi thực hiện các nhiệm vụ học tập này, học sinh được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với phương pháp giáo dục. Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học tập phù hợp với mục tiêu dạy học. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. Chú ý tổ chức các hoạt động, trong đó học sinh có thể diễn đạt hoặc mô tả bằng cách riêng, phân tích, giải thích so sánh, hệ thống hoá, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề trong học tập.
2.4.2.2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực Trong dạy học giáo viên phải sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực một cách chủ động linh hoạt phù hợp với từng chủ đề và mục tiêu bài học. Cần kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát triển năng lực sáng tạo. Giáo viên cần tổ chức dạy học theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, hình thức làm việc nhóm cần đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập trong quá trình dạy học, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như nghiên cứu trường hợp, dự án. Làm thế nào để người học luôn được đặt vào tình huống phải tư duy một cách tích cực, khuyến khích tư duy sáng tạo và hoạt động sáng tạo và cuối cùng họ phải được đánh giá ghi nhận đúng mức sản phẩm sáng tạo của họ, cứ như vậy dần dần sự sáng tạo sẽ là một nhu cầu tất yếu của học sinh trong quá trình học tập. Việc xây dựng các tình huống dạy học xuất phát từ thực tiễn, tăng cường các bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống sẽ tạo môi trường và mở rộng khả năng tưởng tượng và không gian liên tưởng cho người học là những yếu tố rất tích cực trong việc phát triển năng lực sáng tạo. Tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức trao đổi thảo luận với các vấn đề cụ thể, tăng cường các thí nghiệm thực hành đơn giản, gần gũi với thực tế đời sống. Khuyến khích học sinh sẵn sàng bộc lộ những ý tưởng của mình, đề xuất phương án kiểm chứng giả thuyết, ý tưởng mà mình đã đưa ra, qua đó tạo cơ hội cho các em được tìm tòi, khám phá tri thức một cách tích cực, sáng tạo. Giáo viên không đưa ra những ý kiến mang tính phê phán, chỉ trích. Giáo viên cần chú trọng kỹ thuật đặt câu hỏi: người giáo viên luôn biết sử dụng nhiều câu hỏi với nhiều mục đích khác nhau, câu hỏi phải diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác, tung ra đúng thời điểm để đem lại hiệu quả tối đa, và