2 minute read
phận sống của cơ thể
của sinh vật trên hành tinh cũng như sự hiểu biết về các nguyên lý sinh thái cơ bản khác trong mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường. Trong việc bảo vệ vật nuôi, cây trồng, cần chú ý nghiên cứu các yếu tố giới hạn của sinh vật có hại trước, để xem chúng có thể trùng lắp với sự phát triển của sinh vật nuôi trồng không. Từ đó rút ra biện pháp tốt nhất để loại trừ các sinh vật có hại mà không làm hạn chế sự phát triển của các sinh vật có ích. 2.3.3. Qui luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể. Nội dung: Các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên các chức phận của cơ thể sống, nó cực thuận đối với quá trình này nhưng lại có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác. Ví dụ 1: Động vật biến nhiệt, khi tăng nhiệt độ không khí lên tới 40-50oC thì chúng sẽ tăng cường trao đổi chất, nhưng nhiệt độ lại kìm hãm sự di chuyển, khiến chúng đi lại chậm chạp và thần kinh bị đờ đẫn vì nóng. Ví dụ 2: Tác động của các yếu tố dinh dưỡng lên sinh trưởng và phát triển của thực vật. Phân đạm tác động tốt đến sinh trưởng (lớn lên) của cây, nhưng lại có hại đến quá trình phát triển (ra hoa, tạo quả), như lúa nếu bón thúc quá nhiều đạm thì sẽ bị lốp. Phân lân và kali có tác động tốt đến quá trình ra hoa và tạo quả hơn là quá trình sinh trưởng (chỉ ở mức độ nhất định). Ví dụ 3: Loài tôm he (Penaeus merguiensis) ở nước ta là loài tôm biển, ở giai đoạn thành thục sinh sản chúng sống ở ngoài biển khơi (cách bờ 10 – 12 km) và đẻ ở đó, nơi có nồng độ muối NaCl cao (32 - 36 ‰), độ pH = 8. Ấu trùng cũng sống ở biển, nhưng chúng di cư dần vào những vùng gần cửa sông. Sang giai đoạn hậu ấu trùng (post larvae) thì chúng sống ở nơi nước lợ có nồng độ muối thấp (10 - 25 ‰), trong các kênh rạch vùng rừng ngập mặn cho đến khi đạt kích thước trưởng thành mới di chuyển ra biển. Ở giai đoạn ấu trùng, tôm không sống được trong nước có nồng độ muối thấp. Ở ví dụ thứ nhất: Một nhân tố nào đó (ở đây là nhiệt độ) thuận lợi cho quá trình này (sự trao đổi chất tăng) nhưng lại có hại, nguy hiểm cho quá trình khác (sự vận động, thần kinh). Ở ví dụ thứ hai: nhân tố phân đạm hay lân, kali thuận lợi cho quá trình (giai đoạn này) nhưng lại có hại cho quá trình (giai đoạn) khác. Quá trình sinh trưởng hay phát triển ở đây tương ứng với nghĩa giai đoạn.
Advertisement