2 minute read

3.5. CẤU TRÚC DÂN SỐ CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI VÀ DÂN SỐ HỌC

Các nhóm nhân tố trên được xem như là một trong những cơ chế chủ yếu, ngăn chặn sự dư thừa dân số và xác lập trạng thái cân bằng bền vững. Nhìn chung, đại bộ phận các loài từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao đều có cơ chế riêng để điều chỉnh số lượng. đó chính là mối quan hệ nội tại của các cá thể trong quần thể và mối quan hệ của các quần thể trong quần xã và hệ sinh thái. Sự điều chỉnh số lượng này phải được xem như là chức năng của hệ sinh thái mà quần thể chỉ là một bộ phận cấu thành. Vì vậy, nếu cô lập quần thể ra khỏi hệ thống của quần xã và hệ sinh thái thì sẽ không hiểu được cơ chế điều chỉnh số lượng. Dù trong điều kiện tự nhiên hay thí nghiệm, nó chịu sự chi phối của 2 nhóm nhân tố chính là nhân tố “không phụ thuộc vào mật độ” và nhân tố “phụ thuộc vào mật độ”. Trong quá trình điều chỉnh số lượng thì mật độ của chính quần thể có vai trò cực kỳ quan trọng, nó như một “tín hiệu sinh học” thông báo cho quần thể biết phải phản ứng như thế nào trước những biến đổi của môi trường. 3.5. CẤU TRÚC DÂN SỐ CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI VÀ DÂN SỐ HỌC Con người ra đời cách đây khoảng 5 triệu năm, nhưng những người thông minh (homo sapiens) mới xuất hiện vào khoảng 200.000 năm về trước. Từ đó dân số ngày một tăng. Khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên, nhân loại mới có khoảng 5 triệu người; đến năm 1650 sau Công Nguyên đã tăng lên 500 triệu người. Khoảng thời gian để dân số tăng gấp đôi ngày càng ngắn do tốc độ gia tăng ngày một cao; nhất là ở các nước đang phát triển (Việt Nam, Inđônêxia, Ấn độ…) có tháp dân số là một tam giác cân, đáy rộng. Dân số của nhân loại phát triển theo 3 giai đoạn, ở giai đoạn nguyên thủy, dân số tăng chậm; ở giai đoạn của nền văn minh nông nghiệp, dân số bắt đầu tăng; vào thời đại công nghiệp, nhất là hậu công nghiệp, dân số bước vào giai đoạn bùng nổ. Dân số của một quốc gia được coi là ổn định, khi cấu trúc tuổi của nó không thay đổi; mức sinh sản và nhập cư cân bằng với mức tử vong và mức xuất cư. Nếu tháp dân số của một nước mà đáy bị thu hẹp thì dân số nước đó bị co lại. Trong suốt quá trình phát triển lịch sử của loài người, tăng trưởng dân số thế giới là một ví dụ về tăng trưởng rất nhanh của quần thể người. Sự tăng trưởng đạt ở mức cao ấy trong suốt 200 năm qua, là nhờ những thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội, chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, mức độ tử vong ngày càng giảm, tuổi thọ ngày càng được nâng cao.

Advertisement

This article is from: