4 minute read

5.9. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN HỆ SINH THÁI

Ranh giới giữa những quần xã trên một dãy liên tục thường khó phân định vì chúng là những thành phần của dãy, biến đổi từ từ. Do đó, sự khác nhau giữa các quần xã đỉnh cực trong phần lớn các vùng khác nhau chỉ là tương đối và không thật rõ ràng. Như vậy, hiển nhiên sẽ không có một đỉnh cực chung nào cho một vùng rộng lớn, nhất là trong đó xuất hiện những điều kiện thổ nhưỡng - khí hậu không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, gắn tất cả các quần xã đỉnh cực của một vùng rộng lớn vào một đỉnh cực chung, duy nhất cũng có hiệu quả trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi nghiên cứu những biến đổi về cấu trúc các quần xã theo gradient của các yếu tố môi trường. 5.9. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN HỆ SINH THÁI 5.9.1. Tác động đến các yếu tố sinh học: a. Gây ra sự cạnh tranh: Một ví dụ điển hình nhất là sự cạnh tranh của thỏ hoang với cừu ở châu Uc. Năm 1856,người ta đem 12 đôi thỏ từ châu Au sang châu Uc, sau vài năm, chúng phát triển nhanh chóng và bắt đầu ăn quá nhiều cỏ lẽ ra phải dành cho cừu. So sánh, ta có thể nhận thấy lượng cỏ 5 con thỏ ăn bằng lượng cỏ cho 1 con cừu ăn. Do vậy, xuất hiện sự thiếu thức ăn cho bầy cừu nuôi. Ngoài ra, bầy thỏ còn chiếm một khu vực đất rất rộng lớn ở châu Uc, làm cho diện tích chăn nuôi cừu ở đây bị thu hẹp lại. Các nông dân ở đây phải ngăn thỏ xâm nhập nông trại của mình bằng các hàng rào. Ngoài ra, ta có thể đưa thêm một ví dụ là sự lan truyền bầy ong hung dữ, vốn là loài ong mật ở châu Phi được đem sang châu Mỹ vào khoảng giữa thế kỷ này. Loài ong hung dữ trên di chuyển được rất xa, giao phối với ong mật và làm phá hoại bầy ong mật, gây ảnh hưởng đến ngành ong mật của các nước châu Mỹ. b. Làm tăng hoặc giảm số loài ăn thịt: Một số loài vật ăn thịt như cọp, sói, cáo, chim… vừa cạnh tranh với con người về nguồn thức ăn, vừa trở thành thực phẩm của con người. Hàng loạt thú ăn thịt đã bị giết trong suốt tiến trình lịch sử tiến hóa của loài người. Một ví dụ nửa là vào đầu những năm 1900,người ta đã giết rất nhiều sói ở vùng đồng cỏ bang Arizona-Mỹ; sự việc này đã khiến cho bầy hươu ở đây nhanh chóng gia tăng về số lượng, gần như chúng đã gặm sạch cỏ, và theo nghiên cứu thì việc này đã gây ra suy thoái môi trường trầm trọng. Một ví dụ khác là loài cá ăn muỗi ở miền Nam nước Mỹ đã được đem đi đến vùng cận nhiệt đới để chúng ăn các ấu trùng muỗi. Việc này khiến cho số lượng

muỗi giảm đi một cách đáng kể và đã giúp ngăn ngừa được dịch sốt rét ở nhiều nơi. Tuy nhiên, giống cá này cũng ăn các phiêu sinh động vật ăn tảo. Khi các phiêu sinh động vật bị cá ăn, tảo phát triển nhanh, tạo thành lớp váng dày trên mặt nước làm ngăn cản sự truyền ánh sáng mặt trời xuống các lớp nước và ngăn chặn sự phát triển của các thực vật khác. Các ví dụ trên cho thấy việc con người làm tăng hoặc giảm số loài ăn thịt có thể gây ra những tác hại ghê gớm cho hệ sinh thái cũng như đến đời sống của con người. c. Đem những cá thể mang mầm bệnh đến: Các cá thể mang mầm bệnh luôn tồn tại trong tự nhiên. Con người đã vô tình đem mầm bệnh đến một môi trường khác vốn chưa có sự kiểm soát tự nhiên về bệnh đó. Tại nơi mới này bệnh phát triển nhanh chóng và đã gây tác hại trầm trọng. Vào đầu những năm 1800,người ta đã vô tình đem một vài cây hạt dẻ có mang mầm bệnh từ Trung Quốc sang Mỹ. Cây hạt dẻ của Trung Quốc đã quen và sống chung với loài một loài nấm, trong khi các cây hạt dẻ của Mỹ không quen và do đó chúng đã bị mắc bệnh và chết hàng loạt. Ngày nay không còn một cây hạt dẻ nào ở Mỹ. 5.9.2. Tác động đến các yếu tố vô sinh: Các hoạt động của con người đã gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất, làm hỏng các nguồn tài nguyên… Các tác động này khiến cho cuộc sống của chính con người ngày càng khó khăn hơn. a. Gây ô nhiễm môi trường Ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí đã tạo ra môi trường bất lợi cho các sinh vật phát triển. Chlorine, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại khi nhiễm vào nguồn nước sẽ làm chết cá và các thủy sinh vật khác. Việc sử dụng các hóa chất CFCs đã và đang làm mỏng tầng ozon của khí quyển, khiến cho con người dễ mắc các bệnh về ung thư da hơn. Rò rỉ dầu trên sông, hồ, biển trong quá trình vận chuyển, khai thác cũng như làm chết cá và các thủy sinh vật khác. Việc tiêu dùng các nhiên liệu thông thường (dầu, khí, than củi…) trong tất cả các ngành làm tăng nồng độ CO2 trong không khí rõ rệt, gây ra hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu ở một số vùng và trên toàn cầu, ảnh hưởng đến sự sống của tất cả các loài trên trái đất.

Advertisement

This article is from: