1 minute read

PHÂN TÍCH

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Chương III XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM TRONG PHÂN TÍCH MỤC TIÊU - Biểu diễn đúng chữ số có nghĩa của dữ liệu thực nghiệm. - Xác định được các loại sai số trong phân tích, phân biệt độ đúng, độ chính xác. - Trình bày được các cách phát hiện và giảm thiểu sai số trong phân tích. - Ứng dụng toán thống kê để xử lý các kết quả thu được từ thực nghiệm. - Trình bày kết quả phân tích đảm bảo được mức độ chính xác theo yêu cầu. Khi thiết kế và đánh giá một phương pháp phân tích, ngoài việc chúng ta phải theo dõi và kiểm soát quy trình phân tích thì khi kết thúc phân tích, chất lượng của phép đo, kết quả phân tích rất cần được đánh giá và so sánh với các tiêu chí thiết kế ban đầu. Khi tiến hành phép phân tích với một mẫu bất kỳ, qua đó bao giờ chúng ta cũng có được các kết quả (số liệu) từ thực nghiệm. Câu hỏi đặt ra là: Số liệu thu được có gần với giá trị thực có của mẫu không? Quá trình phân tích có mắc phải sai số không? Giá trị thực nằm ở khoảng nào của các số liệu thực nghiệm? v.v… Sai số trong phân tích là không thể tránh khỏi, tuy nhiên trong quá trình phân tích cần khống chế sai số ở mức thấp nhất có thể, có nghĩa là kết quả thu được khi tiến hành một phép phân tích luôn luôn mắc phải sai số. Giá trị thực của mẫu đo là đại lượng không thể xác định, nhưng nếu xác định được các sai số trong quá trình phân tích thì có thể ước lượng giá trị thực nằm trong khoảng nào của giá trị thực nghiệm. Vì vậy việc xử lý kết quả sau quá trình phân tích là luôn luôn cần thực hiện, qua đó đánh giá kết quả thu được đúng và chính xác đến mức độ nào. Thông thường cần tiến hành phân tích nhiều lần và áp dụng toán thống kê để đánh giá độ tin cậy của số liệu với mức độ xác suất được ấn định trước.

Advertisement

This article is from: