Chuyen de banh viet

Page 1

CHUYÊN ĐỀ BÁNH VIỆT: BÁNH DA LỢN – BÁNH CHUỐI HẤP – BÁNH KHOAI MÌ NƯỚNG Tham gia buổi học chuyên đề bánh Việt trong khóa học Nghiệp vụ Bếp trưởng cấp độ cơ bản, học viên sẽ được tiếp thu những kiến thức bổ ích và cùng giảng viên thực hành chế biến ba món bánh tráng miệng nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam: bánh da lợn, bánh chuối hấp và bánh khoai mì nướng. Ẩm thực là một thế giới bao la, rất phong phú và nhiều màu sắc. Cứ mỗi món ăn khác nhau lại mở ra những câu chuyện, những kiến thức thú vị đằng sau. Chính điều đó đã mang đến sức hấp dẫn kì lạ cho nền ẩm thực của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Ở cấp độ cơ bản của chương trình đào tạo Nghiệp Vụ Bếp Trưởng, bên cạnh bài học về chuyên đề như súp Á, điểm tâm Việt, hải sản, lẩu, các món cuốn, ẩm thực chay… học viên cũng sẽ được bổ sung kiến thức và thực hành về chuyên đề bánh Việt gồm 3 món: bánh da lợn, bánh chuối hấp và bánh khoai mì nướng.

Bánh da lợn ngày càng được nhiều người, trong đó có khách quốc tế yêu thích Học chuyên đề bánh Việt hoàn thiện kỹ năng cho Đầu bếp chuyên nghiệp Bánh da lợn, bánh chuối hấp hay bánh khoai mì nướng đều là những loại bánh có nguồn gốc Nam Bộ và đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây, những món bánh này cũng dần dược du khách quốc tế biết đến và yêu thích nhiều hơn. Trước kia,


bánh thường chỉ xuất hiện trong những tủ kính nhỏ bày bán ở chợ hoặc trên các vỉa hè. Tuy nhiên hiện nay, không khó để bắt gặp cả ở trong thực đơn tráng miệng của những nhà hàng sang trọng, trong đó có không ít nhà hàng thường xuyên có nhiều lượng du khách nước ngoài lui tới. Vì vậy, để trở thành một Bếp trưởng chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững cách chế biến các loại bánh Việt để làm hài lòng mọi thực khách của mình. Trong chương trình đào tạo Nghiệp Vụ Bếp trưởng cấp độ cơ bản, học viên sẽ được học về chế độ dinh dưỡng để tự lên thực đơn, phương pháp lựa chọn nguyên liệu và bảo quản thực phẩm, học các kỹ năng về sử dụng dao – chảo, kỹ thuật trang trí và thực hành món mặn… Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học về các phương pháp và công thức làm bánh. Chuyên đề bánh Việt sẽ giúp người học bổ sung thêm kiến thức về món ăn Việt một cách toàn diện và sâu sắc hơn: từ món khai vị, món chính đến tráng miệng. Tuy là món ăn dân dã và đã rất phổ biến, thế nhưng để làm ra được một loại bánh ngon, thỏa mãn được thực khách thực sự không đơn giản. Do đó, tìm hiểu sâu sắc thêm về món ăn là một cách để các Đầu bếp tương lai mở rộng hiểu biết và rèn luyện, nâng cao hơn khả năng chuyên môn của mình.

Chuyên đề bánh Việt giúp học viên mở rộng thêm kiến thức và kỹ năng chế biến món Việt Ở buổi học chuyên đề bánh Việt, học viên sẽ được học hỏi những kiến thức về cách lựa chọn và xử lý nguyên liệu sao cho phù hợp. Chẳng hạn, chuối được chọn làm bánh phải là chuối sứ vừa chín tới, khi lột vỏ phải đồng thời bỏ chỉ đen để bánh làm ra không bị chát; khoai mì tươi mua về phải ngâm nước lạnh ít nhất 30 phút đến 1 tiếng trước khi mài nhuyễn, vắt lấy nước.


Bên cạnh đó là học về kỹ thuật hấp và nướng bánh sao cho lên màu chuẩn, thơm và ngon; cách nấu nước cốt dừa chuẩn vị cũng như trang trí bánh đẹp mắt… Thực hành phương pháp hấp bánh: Bánh da lợn – Bánh chuối hấp Trước khi hấp, sơ chế là khâu quan trọng để có được món bánh ngon, đạt yêu cầu. Đối với bánh da lợn, các lớp màu xanh được làm từ lá dứa sẽ xen kẽ với các lớp màu vàng được làm từ đậu xanh. Từ việc xay lá dứa, chắt lấy nước hay ngâm đậu, nấu chín đậu đều phải định lượng thật chính xác để màu bánh lên đẹp và tự nhiên. Ngoài ra, giảng viên cũng sẽ hướng dẫn thêm một vài mẹo để “chữa cháy” nếu màu chưa đều, quá đậm hoặc quá nhạt. Đối với bánh chuối hấp, chuối luộc phải vừa chín tới theo đúng thời gian được định ra để chuối còn giữ được hình dạng, không bị nát. Bên cạnh đó, cách pha bột, nêm đường và sữa cũng cần được chú ý để có được món bánh ngon.

Sản phẩm bánh chuối hấp của học viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong buổi học Phương pháp chính khi thực hiện bánh da lợn và bánh chuối là hấp. Trong quá trình hấp, một trong những yếu tố quan trọng là căn chỉnh thời gian sao cho bánh chín đạt độ đàn hồi nhất định, bột trong, không bị nhão, màu lên đẹp. Đặc biệt đối với bánh da lợn có nhiều lớp, phải giữ được các lớp chín đều, không bị quá dính hay lẫn màu vào nhau. Trong khi bánh chuối hấp có công đoạn khá “bằng phẳng” thì hấp bánh da lợn lại khá “trúc trắc”. Cứ mỗi lớp bánh là mỗi lần hấp với khoảng thời gian khác nhau. Bánh chuối đạt yêu cầu có màu vàng đẹp mắt, dùng que tre nhỏ nhấn sâu vào bánh thấy bột trong, lát chuối cắt không


bị nát. Bánh da lợn có độ mềm, dai; khi ăn thấy vị ngọt và thơm mùi dứa, mùi đậu; dùng tay vẫn có thể tách được các lớp bánh ra. Đó là bánh đạt yêu cầu. Thực hành phương pháp nướng bánh: Bánh khoai mì nướng Việc nướng bánh đã có lò nướng lo. Tuy nhiên nướng như thế nào? Sơ chế ra sao để bánh ra lò ngon lại đòi hỏi nhiều kỹ năng quan trọng của người đầu bếp, không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Học viên thực hiện sơ chế khoai mì theo hướng dẫn của giảng viên tại buổi học Để bánh khoai mì có bề mặt mịn, khi ăn không cảm thấy bị sót lại nhiều xơ mì hay bị vón cục… học viên sẽ được hướng dẫn cách xay mì cũng như trộn hỗn hợp sao cho đúng kỹ thuật. Đối với lượng khoai mì tươi khoảng 1000gram, sau khi sơ chế, xay nhuyễn, trộn hỗn hợp thường sẽ được nướng trong lò ở nhiệt độ 200 độ C trong vòng 50 phút. Trên thực tế, giảng viên sẽ hướng dẫn thêm về cách sử dụng lò nướng bánh để mỗi loại bánh với mỗi định lượng khác nhau, không gian khác nhau sẽ có cách chỉnh nhiệt độ và thời gian khác nhau. Về màu sắc, bánh phải có màu vàng caramel phủ đều bề mặt. Về hương vị, vừa lấy bánh ra khỏi lò, ta sẽ cảm nhận thấy vị thơm của sữa và bơ lẫn với khoai mì được nướng chín, khi ăn sẽ thấy thêm vị đậu xanh bùi bùi, ngọt ngọt. Rìa bánh giòn, bên trong mềm chứ không bị khô. Đó là bánh đạt yêu cầu.


Bánh khoai mì nướng nhiều lớp thơm ngon, hấp dẫn Buổi học chuyên đề bánh Việt đã cung cấp cho học viên những kiến thức cần thiết để tự tin thực hiện ba món bánh: bánh da lợn, bánh chuối hấp và bánh khoai mì nướng. Không dừng lại ở đó, những gì giảng viên truyền đạt về cách sơ chế, xử lý nguyên vật liệu cùng kỹ thuật hấp – nướng cũng sẽ giúp học viên ứng dụng rộng rãi vào chế biến nhiều món bánh cũng như món ăn khác. Với mục đích đào tạo toàn diện, hỗ trợ học viên điều kiện học tập và rèn luyện tối đa, các tiết thực hành trực tiếp tại bếp luôn là cơ hội để các bạn học viên được cọ xát với không gian làm việc chuyên nghiệp, rèn luyện kỹ năng và nâng cao tay nghề của mình. Trong số đó, chuyên đề bánh Việt là một chuyên đề quan trọng, giúp bạn có thêm hiểu biết một cách sâu rộng hơn về ẩm thực Việt, từ đó có thể xây dựng một thực đơn hợp lý, phục vụ thực khách của mình tốt hơn. Kết thúc chuyên đề bánh Việt, học viên đã có thêm những kiến thức và kỹ năng về cách lựa chọn, sơ chế các nguyên liệu làm bánh, thực hành phương pháp hấp và nướng trên ba loại bánh tráng miệng gồm: bánh da lợn, bánh chuối hấp và bánh khoai mì nướng. Bên cạnh đó, học viên có thể ứng dụng linh hoạt những kiến thức này vào chế biến nhiều món ăn khác nhau. Bạn có muốn tự tay thực hiện các loại bánh vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại rất đẹp mắt như trên và nhiều món ăn hấp dẫn khác? Hãy nhanh tay đăng kí các khóa học của Hướng Nghiệp Á Âu và ước mơ của bạn sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực.



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.