8 minute read

NGUỒN GỐC LỊCH SỬ

Tranh “Odysseus trong hang động của Polyphemus"

Jacob Jordaens, thế kỷ XVII

Phô mai có thể mang lại hương vị thiên đường nhưng nó lại có nguồn gốc khá khiêm tốn. Trên thực tế, phô mai luôn được gắn liền với kỹ thuật canh tác cổ xưa và hầu hết được tiêu thụ bởi thường dân. Ví dụ, trong Sử thi Odyssey xoay quanh cuộc phiêu lưu kéo dài 10 năm của Ulysses trên biển Địa Trung Hải, chính người khổng lồ một mắt Polyphemus là người đã dành cả đời cống hiến cho hoạt động chăn nuôi gia súc và sản xuất phô mai. Dù sản phẩm này được cho là kém “cao quý” trong văn hóa La Mã nhưng người dân nơi đây vẫn là những người sản xuất và tiêu thụ phô mai. Bên cạnh sữa cừu, họ học được cách chế biến sữa bò mà bị các nền văn minh khác coi là có độc. Việc này đã mang lại sự đa dạng trong hoạt động sản xuất phô mai. Cùng với loại phô mai Pecorino nổi tiếng, nhiều nguồn tư liệu Latinh có đề cập vào thời đó phô mai được làm từ men dịch vị của bê, thỏ đồng thay vì cừu.

Advertisement

Sự thống nhất giữa nền văn minh La Mã và nền văn minh từng tồn tại trên bán đảo Italy là Estrucan đã mang lại phương pháp sử dụng chất làm đông từ thực vật như hoa cây kế, nghệ tây, giấm và sữa quả sung cũng như kỹ thuật áp dụng chúng. Bên cạnh đó, để tăng tốc độ ủ chín, người ta đặt phô mai trong môi trường áp lực sử dụng các tấm ép đục lỗ. Đây thực sự là nghệ thuật từ sữa.

Sự kiện Cơ Đốc giáo ra đời cùng sự suy tàn của đế chế La Mã đã đánh dấu mốc khởi đầu thời kì đen tối đối với cả phô mai và rượu vang. Lúc bấy giờ, thức uống này bị coi là gây ra tình trạng say sỉn và mang lại thú vui vô bổ. Tuy nhiên, các sư thầy và cộng đồng người Do Thái thuộc thời kì này vẫn tiếp tục trồng nho và thực hành sản xuất rượu vang để dùng trong các nghi lễ tôn giáo bí mật. Giai đoạn đen tối của phô mai kéo dài đến thời kỳ Trung Cổ. Nguyên nhân là do lúc bấy giờ, xã hội tồn tại một số định kiến về “độ độc” của sữa và lượng tiêu thụ bị giới hạn vì theo các ý kiến dinh dưỡng học, tiêu thụ lượng nhỏ các sản phẩm từ sữa sẽ không có hại đến sức khỏe. Cuối thời kỳ Trung Cổ, loại “thức ăn của người nghèo” này được nhìn nhận lại và được coi là món thay thế cho thịt trong những ngày ăn kiêng giữa tuần theo truyền thống của Cơ Đốc giáo. Chính vì vậy nên các tu viện đã có đóng góp rất quan trọng khi thúc đẩy hoạt động sản xuất sữa. Loại phô mai được tiêu thụ ở Ý và châu Âu ngày nay có nguồn gốc từ chính thời kỳ này.

Việc trồng và sản xuất rượu nho được biết đến ở Mesopotamia

Khác với phô mai, sự ra đời của rượu vang đã được kể lại trong rất nhiều câu chuyện và truyền thuyết từ xa xưa. Trong Kinh thánh, một số người tin rằng cây nho gắn liền với Adam và Eva khi cho rằng trái cấm của Vườn Địa Đàng không phải trái táo mà là trái nho. Hay những câu chuyện khác kể rằng Noah đã cứu cây nho trong trận Đại hồng thủy, bảo vệ và nuôi dưỡng tại nơi an toàn trên con tàu để cứu sống nhân loại.

Theo lịch sử loài người, có ý kiến cho rằng cây nho có nguồn gốc từ Ấn Độ, từ đó lan rộng sang châu Á và khu vực Địa Trung Hải. Việc trồng và sản xuất rượu nho được biết đến ở Mesopotamia với tên gọi “vùng lưỡi liềm màu mỡ”, đồng thời là nơi ra đời các loại ngũ cốc và là nơi áp dụng thành công quá trình lên men của bánh mì, phô mai và các loại đồ uống khác.

Vai trò và sự phong phú của các loại rượu vang đã trở nên rất phổ biến thời cổ đại khi thức uống tuyệt vời này được tiêu thụ và được đánh giá cao bởi tầng lớp thượng lưu.

Thời Ai Cập cổ đại, rượu vang còn đóng vai trò quan trọng tới mức trong ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun (1339 TCN) người ta tìm thấy một bình hai quai (amphora) có chứa rượu vang với đầy đủ chú thích thông tin về khu vực, thời gian, nhà sản xuất, thậm chí tuổi thọ của rượu. Có thể nói, đây là một ví dụ điển hình về sự xuất hiện của “Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ ”(PDO) từ hàng nghìn năm trước.

Bacchus – Thần rượu vang

Tiến dần về biển Địa Trung Hải - nơi lãnh thổ Ý được đặt ở vị trí trung tâm – còn xuất hiện một vị thần để dành riêng cho rượu vang: Thần Bacchus hay Thần rượu nho. Có thể nói loại thức uống làm từ nho do vị thần này tạo ra đã góp phần cho sự ra đời của đế chế La Mã: Tổ tiên người Ý đã nhận thức được tính diệt khuẩn có trong rượu vang và thường xuyên mang đến các vùng quê để cung cấp thức uống cho quân La Mã cổ đại.

Plutarch – triết gia người Hy Lạp – đã ghi lại sự việc Julius Caesar – tướng quân người Roman – đã sử dụng rượu vang như một phương pháp chữa trị cho căn bệnh đang dần hủy hoại sức khỏe của toàn bộ binh lính trong quân đội.

Dựa trên các tư liệu lịch sử, có thể thấy thời kỳ Phục Hưng đã nâng tầm giá trị và vị thế của loại rượu này khi đóng vai trò chủ đạo trong nền văn minh phương Tây.

Vào thế kỷ XVII, nghệ thuật chế tác chai lọ phát triển đã làm giảm giá thành chai thủy tinh và nút chai cũng bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn. Cả hai yếu tố này đã góp phần vào việc bảo quản rượu khi vận chuyển hàng hóa trong thương mại.

Thế kỷ XIX một lần nữa khẳng định vị trí quan trọng của rượu vang trong nền văn minh phương Tây.

Tranh tĩnh vật thỏ đồng, vịt, ổ bánh mì và chai rượu

Jean-Baptiste Oudry

Các vị học giả lừng lẫy - những người góp phần tạo nên các loại rượu vang – cho rằng vang sẽ có chất lượng tốt hơn khi được sản xuất tại các hộ gia đình nông dân truyền thống. Không dừng lại ở đó, rượu vang còn trở thành đề tài nghiên cứu khoa học. Năm 1866, L. Pasteur trong bài viết Etudes sur le vin nghiên cứu về rượu vang khằng định:

Rượu vang là thức uống tốt nhất và an toàn nhất dành cho sức khỏe.

Rượu vang trong thế kỷ XX được nhìn nhận và đánh giá dưới góc nhìn của khoa học đổi mới với những cải tiến nổi bật hơn so với những thế kỷ trước.

Trong khoảng thời gian đó, các công ty liên tục tạo ra các thị trường mới với mục đích gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất. Cho tới những năm 70, tình hình mới được cải thiện nhờ sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và tại các vùng nông thôn. Trong suốt những thập kỷ tiếp theo, những nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ đã dẫn tới triết lý về Rượu, thể hiện một mối quan hệ khăng khít chặt chẽ và đang ngày càng chiếm ưu thế, đó là: chất lượng, lãnh thổ vùng miền và đổi mới sáng tạo. Ngày nay triết lý này được truyền tải qua chất lượng của từng chai rượu và được đón nhận trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã nhập khẩu một số lượng vang rất đáng kể từ Ý. Trong vòng hai thập kỷ, tốc độ tăng trưởng ngạch xuất nhập khẩu rượu vang Ý tại Việt Nam luôn giữ vững ở mức 25%. Và cho tới ngày nay, hơn 150 nhãn hiệu rượu vang Ý đã có mặt tại Việt Nam.

Với lịch sử đáng tự hào như vậy, có thể nói rượu vang là một ví dụ hoàn hảo cho dòng sản phẩm Made in Italy Excellence.

Poster phim đạt giải Oscar "Sideway"

Cùng với đó, vang Ý cũng trở thành một biểu tượng khi được sắm “vai chính” trong các bộ phim của điện ảnh thế giới. Các nghệ nhân làm rượu cùng người yêu điện ảnh cùng nhau nâng ly chúc mừng Lawrence Kasdan sau khi thưởng thức bộ phim French Kiss, Jonathan Nossite với bộ phim tài liệu Mondovino (World of Wine), Paul Giamatti với Sidesways – bộ phim hài nổi tiếng từng thắng giải Oscar ở hạng mục kịch bản phim xuất sắc nhất - và Ridley Scott với A good year. Những người mê phim ảnh cũng không thể quên hình ảnh lịch lãm của James Bond xuất hiện cùng chai sâm banh Bollinger, hay Hannibal Lecter – một nhân vật phản diện không thể cưỡng lại sức hút từ loại vang Tuscan Chianti chất lượng tuyệt hảo...

This article is from: