Nghệ thuật, xét ở một phạm vi hẹp hơn là ẩn dụ của sự riêng tư và cá tính trong môi trường sống. Những trải nghiệm thị giác hay cảm xúc khi khai phá ra thêm một ứng dụng mới của hiện vật ngoài tính năng trưng bày chính là điều bất ngờ mà nếu không dám thử ta sẽ khó lòng nhận thấy.
lời ngỏ preface
Trên tinh thần ấy, vựng tập số này đội ngũ Indochine House gửi tới quý vị những hình ảnh ứng dụng hội họa - cổ vật trong tái thiết không gian sống thư giãn như một câu trả lời tinh giản cho chuỗi tự vấn về sự thảnh thơi tồn tại giữa nhịp chuyển dịch nhanh của thời đại. Cùng với đó là hai câu chuyện được chia sẻ về ngôn ngữ tạo hình của họa sĩ trẻ Đoàn Xuân Tặng - Đoàn Văn Tới với những lát cắt biệt lập trong quan niệm thực hành nghệ thuật. Sau cùng, thân gửi tới quý vị thông tin bộ sưu tập chọn lọc các sáng tác tranh vẽ từ Mỹ thuật Đông Dương đến Đương đại và cổ vật Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam qua các thời kỳ.
Mong rằng quý vị luôn có những phút giây thư thái đồng hành cùng nghệ thuật mỗi ngày.
Trân trọng, Đội ngũ Indochine House
Art, in living space, is a metaphor for privacy and personality. The visual or emotional experiences when discovering new functions of the artifact in addition to the display feature are the surprise that if we do not dare to try, we will hardly realize.
Based on the spirit of ‘art for living’, in this catalogue, Indochine House team is pleased to present to you our paintings and antiques installation to create a relaxing home. This is considered as an answer to the series of questions about tranquility which exists in the midst of the fast changing life. We also selectively included in this publication two shared stories about the art of young talented painters Doan Xuan Tang and Doan Van Toi. Finally, you can find specific information of artworks that were carefully curated from École des Beaux- Arts de l'Indochine (EBAI) to Contemporary Art and Chinese, Japanese, Vietnamese antiques through the periods.
Hope you always have relaxing moments accompanying art every day.
Cheers! Indochine House Team
Thành lập vào năm 1997, Indochine House là gallery thương mại giới thiệu về nghệ thuật Á Đông, trong đó chú trọng vào thú sưu tầm cổ vật, gốm
Trung
Vui lòng liên hệ tới hotline của Indochine House khi quý vị muốn sở hữu một hoặc nhiều tác phẩm bất kỳ. Ngoài ra, chúng tôi cũng rất sẵn lòng được giới thiệu thêm về những tác phẩm này thông qua một buổi đặt hẹn.
Liên hệ với chúng tôi tại:
gallery
House
In
a
art with a focus
Indochine
market with new
the concept of "Art
focus on displaying and
including paintings
beaux-arts de l'Indochine),
contemporary paintings,
Please contact our hotline right away when you want to purchase any creation. We would be more than happy to
ART LIVING for
CỔ VẬT
ĐẠI
KHÔNG GIAN SỐNGNghệ thuật đương đại đã và đang thổi hồn vào văn hóa nước nhà một làn gió mới. Cùng với sự phát triển xã hội, đời sống tinh thần ngày một được chú trọng, nghệ thuật nói chung hay tranh vẽ nói riêng giờ đã trở thành một phần trong không gian sống. Hội họa đương đại mang tới sự chiêm nghiệm, trải nghiệm, để lại trong lòng người xem những câu hỏi còn bỏ ngỏ: Tôi là ai? Định nghĩa con người tôi là gì? Giá trị tôi đang tìm kiếm là gì? Một cuộc dạo chơi ngắn chỉ đơn thuần để ta nhìn, xem xét, ngắm nghía. Vậy khi đặt đương đại vào không gian sống, người thưởng ngoạn có thể hít thở ngay trong lòng tác phẩm, trải nghiệm cảm giác hữu hạn thoáng qua hay tự mình khám phá những góc nhìn mới. Ta không nhất thiết phải trở thành một nhà sưu tầm chuyên nghiệp, ta chỉ đơn giản là cảm nhận bức tranh như đang nói về những băn khoăn suy nghĩ hay thể hiện phong cách sống của chính bản thân.
Khác với sự chiêm nghiệm từ hội họa đương đại, cổ vật vừa có sự thanh thoát vừa đồng hành như một chứng nhân lâu đời của thời đại. Một thời vàng son đã qua gói gọn lại trong từng tạo tác, song lại đặc biệt ở tính ứng dụng và thẩm mỹ đặc trưng hài hòa trong đời sống hiện đại. Đưa gốm sứ Trung Hoa, Nhật Bản có niên đại từ hơn 400 năm trước vào những hoạt động trưng bày trong đời sống tựa hồ mang lại một sức sống mới cho hiện vật lâu đời. Đương đại và cổ vật, tựu trung lại đem đến một sự kết hợp ngẫu hứng nhưng bất ngờ cho không gian sống.
BRINGING THE HARMONY OF CONTEMPORARY PAINTINGS AND ANTIQUES INTO THE LIVING SPACE
Contemporary art has been breathing new life into the country's culture. Along with social development, spiritual life is increasingly focused, art in general or painting in particular has now become part of the living space. Contemporary painting brings contemplation, experience, leaving in the hearts of viewers open questions: Who am I? What defines me? What value am I looking for? A short journey simply for us to look, to examine, to contemplate. So when putting contemporary in living space, viewers can breathe right in the work, experience a fleeting sense of finitude or discover new perspectives on their own. We don't have to be a professional collector and we simply perceive the painting as talking about our concerns or expressing our own lifestyle.
Different from contemplation from contemporary painting, antiquities have both serenity and companionship as a long-standing witness of the times. A golden age has passed encapsulated in each artifact, but it is special in its applicability and unique aesthetic harmony in modern life. Putting Chinese and Japanese ceramics dating from more than 400 years ago into display activities in life seems to bring a new life to old artifacts.
The contemporary and antique, bring an impromptu yet unexpected combination to the living space.
* We would like to thank Mrs. Trang Le and Mrs. Thu Thuy for the support so that Indochine House team can completely finish the set of photos.
Qua thời gian, đồ bạc cổ đã để lại những dấu ấn về giá trị văn hóa, thẩm mỹ trong lịch sử thiết kế và
chế tác của thời đại. Những món đồ bạc trang trí vượt qua cả kì vọng về công năng sẽ mang đến một nét mới mẻ đầy giá trị
thời gian khi được đặt trong không gian sống hiện đại.
Đồ bạc gắn liền với sự phát triển của nghệ
thuật trang trí Châu Âu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Những chế tác bạc phổ biến nhất thời kỳ này được thiết kế sáng tạo theo trào lưu nghệ thuật Art Nouveau và Art Deco. Đây được coi là bước nhảy vọt của nghệ thuật trang trí Châu Âu Chủ nghĩa hiện đại. Các mẫu đồ bạc như ấm trà, khay, chân nến,... được thiết kế theo hình thức tân cổ điển. Với lối trang trí công phu, tỉ mỉ trong từng chi tiết, chúng dễ dàng chinh phục được gu thẩm mỹ của bất kỳ ai yêu thích sự cổ điển và sang trọng. Những đường nét hoa mỹ, chạm nổi hoa, lá đặc trưng của thời kỳ tươi đẹp (Belle Époque - thời đại Victorian) hay sự tinh tế đi kèm thiết kế độc đáo cân bằng giữa cổ điển và hiện đại của Pháp đã tạo nên vẻ đẹp bất biến theo thời gian của đồ bạc cổ
Đồng hành cùng con người qua năm
tháng, những món đồ bạc cổ vẫn luôn đem lại những trải nghiệm mới mẻ trong trang trí nội thất, nhà ở. Kết hợp với những món đồ dùng hàng ngày phục vụ cho tiện nghi đời sống, đồ bạc cổ đem đến một hiệu quả thị giác cao. Sắc sáng của bạc mang lại vẻ quyến rũ, trang nhã tạo điểm nhấn cho mọi góc trong căn nhà. Ngoài công năng trang trí đơn thuần, chúng hoàn toàn có toàn có thể được ứng dụng một cách sáng tạo tùy theo sở thích như là bình cắm hoa, khay đựng đồ trang điểm, đồ dùng cá nhân hay các dụng cụ làm bếp,... Trang trí đồ bạc cổ trong không gian sống đương đại chính là sự giao thoa giữa cũ và mới, giữa tân cổ điển và hiện đại. Chúng tạo nên giá trị nghệ thuật vừa gắn liền với lịch sử vừa song hành cùng cuộc sống đương thời.
NHỮNG BIẾN TẤU MỚI MẺ TRONGBLENDING ANTIQUE SILVERWARE WITH MODERN LIVING SPACE.
Antique silverware has a lasting impact on the history of design and production, both aesthetically and culturally. Decorative silver objects which surpass functional expectations will add a new element bearing time value to contemporary interiors.
Since the late 19th and early 20th centuries, silverware has been linked to the growth of Europe's decorative arts. The most popular silverware style of this period was creatively designed based on Art Nouveau and Art Deco styles, which represented a significant departure for European decorative art during the height of Modernism. Silverwares in the Neoclassical style are beautifully decorated down to the smallest detail, and as a result, they are sure to win over the hearts of anyone who enjoys a dose of glittering nostalgia. The timeless beauty that has developed over time in antique silverware can be attributed to its ornate lines, embossed flowers and leaves typical of the glorious period (Belle ÉpoqueVictorian era), or the elegance accompanied by a design that balances the traditional and modern of French silverware.
Antique silverware has been a constant companion for centuries, and with it has come a variety of ways to innovate with interior decoration. They can be mixed in with everyday pieces and might even be utilized in a creative way. How cool to use a silver wine cooler as a container for flowers or plants instead of a vase. Organizing makeup and other toiletries with an antique silver serving set is a good decorative idea also. Decorating contemporary living rooms with antique silverware creates an intersection between the old and the new, as well as the neoclassical and the modern. This combination creates an aesthetic worth that is connected to the past and also relevant to the world we live in today.
HỘI
HỌA
Họa sĩ Đoàn Xuân Tặng sinh năm 1977 tại Nam Định, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật khoa Hội họa năm 2001. Từ khi bắt đầu sự nghiệp sáng tác cho đến nay, anh dần khẳng định dấu ấn nghệ thuật của mình qua những thực hành lấy chất liệu từ văn hóa và thiên nhiên vùng cao. Tranh của Đoàn Xuân Tặng không chỉ mang góc nhìn của một nhà nghiên cứu thực địa mà còn có tính biểu hiện cao, gợi lên những tâm tư và câu chuyện về một thế giới đầy màu sắc.
Họa sĩ Đoàn Xuân Tặng thường lấy đề tài vùng cao làm chủ đề xuyên suốt trong các series tranh của mình. Vậy cơ duyên nào khiến anh chọn vùng cao và đâu là nguồn cảm hứng?
Khi còn học trong trường Đại học Mỹ thuật, hằng năm chúng tôi được đi thực địa để lấy tư liệu làm bài. Trong chuyến đi Bắc Sơn (Thái Nguyên) ba tháng, trải nghiệm đời sống, ăn ở cùng người dân bản địa, sinh hoạt trên nhà sàn và gặp gỡ nhiều đồng bào thuộc nhóm dân tộc thiểu số đã cho tôi nhiều cảm hứng. Tình yêu cho miền núi cũng bắt đầu nhen nhóm từ đây. Bản thân tôi là một người rất yêu thiên nhiên vậy nên lên vùng cao tôi thấy được gần với cỏ cây mây núi hơn bao giờ hết. Chính cuộc sống mộc mạc, gần gũi và những câu chuyện của người dân chứa nhiều suy tư là tiền đề để tôi chọn khai thác về chủ đề vùng cao.
Anh có thể chia sẻ thêm về sự biến chuyển qua các giai đoạn sáng tác của mình từ khi tốt nghiệp đến nay?
Ban đầu tôi hay vẽ tranh phong cảnh, cô gái miền núi, gương mặt méo mó của những cụ già,... nhưng theo phong cách ấn tượng hơi thiên sang biểu hiện. Trong series “Thổ cẩm khác”, tôi “tháo” những chiếc khăn, chiếc váy dân tộc ra và “khâu” chúng lại theo một trật tự mới, nhuộm những mảng màu mới, tạo ra một bức tranh thổ cẩm lòe nhòe tan chảy trong nhau.
Sau này các thực hành chuyển sang biểu hiện cao hơn qua những quan sát về sự thay đổi trong đời sống của con người vùng núi. Năm nào tôi cũng đi lên Tây Bắc ít nhất hai lần để lấy tư liệu, cứ thong dong cảm nhận rồi tự ghi lại những ý tưởng trong đầu chứ không phác thảo ra giấy vì nó khiến quá trình vẽ bị phụ thuộc vào nguyên mẫu. Tôi thích diễn biến tự nhiên bởi khi đó mới là lúc trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo được phát huy mạnh. Mỗi lần quay lại tôi càng cảm nhận rõ nét sự thay đổi mà có khi bản thân những người vùng cao cũng không nhận ra. Quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa của xã hội đã làm tác động và xâm nhập vào đời sống của dân tộc thiểu số. Có những người buộc phải rời đi nơi khác để dành chỗ cho du lịch phát triển, văn hóa của họ bị mai một, những tập tục truyền thống dần biến mất. Tôi lưu giữ những trăn trở ấy trở về xưởng vẽ và tái hiện nó lên toan.
Họa sĩ có thể chia sẻ thêm về cách anh thể hiện thông điệp của mình trên bề mặt toan không?
Khi chọn cảnh miền núi tôi không vẽ hiện thực mà tạo sự hòa quyện giữa thiên nhiên, con người và mưa mù ẩm ướt. Một phần tôi muốn gợi mở về khung cảnh Tây Bắc sương mờ thấm lạnh với những làn khói bảng lảng từ các ngôi nhà, một phần để tạo nét riêng trong cách vẽ. Trên tranh có những hiệu ứng vệt chảy làm màn che thú vị, đồng thời tạo cảm giác tò mò về vùng cao vì bản thân đời sống của họ chứa đựng rất nhiều thứ bí ẩn chưa được khám phá. Người ta phải nhìn kĩ hơn, nhìn sâu hơn để thực sự hiểu câu chuyện đang ẩn mình phía sau. Ngoài ra gương mặt của con người không đặc tả rõ nét mà hình ảnh chỉ được thể hiện qua những nét gợi, xoắn xuýt, lơ lửng trong không gian rộng lớn của núi rừng, bị che lấp sau làn khói, đám mây. Đó vừa là quang cảnh sinh hoạt của dân bản, vừa là nỗi suy tư về những người thiểu số đang sống trôi nổi và vô định ngay chính tại quê hương mình.
Trong series tranh mới lần này, anh đã bắt đầu thực hành trên khổ lớn. Phải chăng anh đang ở giai đoạn nhiều năng lượng nhất, muốn thể hiện nhiều hơn?
Một phần vì trước đây chưa bao giờ vẽ khổ lớn nên muốn thử sức, một phần vì với tôi tranh khổ lớn mới đủ độ “phê”. Tôi thường vẽ cảnh thiên nhiên và con người mà nhắc đến núi rừng, cây cối người ta hay nghĩ tới những tính từ hùng vĩ, bao la,... vì vậy thực hành khổ lớn mới đủ để diễn giải sự mênh mông của vùng cao Tây Bắc. Tôi muốn khi người xem đứng trước tác phẩm của mình họ được trải nghiệm rõ nét nhất cảm giác sâu thẳm, rộng mở của không gian, như thể chính họ đang sống, đang tồn tại trong khung cảnh đó. Khi ấy ngôn ngữ nghệ thuật mới thực sự phát huy, mang lại những xúc cảm chân thật cho người thưởng thức.
Thông qua các tác phẩm có thể thấy được tình yêu tha thiết của anh với miền núi Tây Bắc. Liệu tương lai anh có ý định gắn bó lâu dài với đề tài này hay tìm đến những nguồn cảm hứng mới?
Tôi nghĩ nghệ sĩ nào cũng tìm kiếm điều mới mẻ để khai phá ngôn ngữ nghệ thuật mang dấu ấn riêng. Biết đâu đó trên con đường đồng hành cùng đề tài này, không chủ định tôi sẽ còn gặp nhiều chiêm nghiệm thú vị. Cứ đi rồi sẽ đến.
doan xuan tang
Find myself through long journeys
Painter Doan Xuan Tang was born in 1977 in Nam Dinh city, graduated from the University of Fine Arts in 2001. Since the beginning of his career until now, he has gradually asserted his artistic imprint through works inspired by the culture and nature of the mountainous areas. Doan Xuan Tang's paintings not only appear from the perspective of a field researcher but are also highly expressive, evoking thoughts and stories about a colorful ethnic culture.
Painter Doan Xuan Tang often takes mountainous areas as the theme throughout your series of paintings. So what made you choose this topic?
When we were studying at the University of Fine Arts, every year we would take a field trip to collect materials for our painting. During the three-month trip to Bac Son (Thai Nguyen), experiencing life, living with indigenous people, sleeping on stilts and meeting many ethnic minority people gave me a lot of inspiration. The love for the mountains also began to rekindle from here. I myself am a person who loves nature very much, so going up to the highlands, I feel closer to the mountains than ever before. It is the rustic, close-knit life and the stories of the people with many reflections that are the premise for me to choose to exploit the topic of the highlands.
Can you share more about your changes through the stages of composing since graduating to now?
At first, I used to paint landscapes, ethnic girls, distorted faces of old people,... but in an impressionist style that was a bit more expressive. In the “Another form of aboriginal brocade” series, I “remove” the scarves and ethnic dresses and “sewn” them in a new order, dyeing new patches of color, creating a blurry, melted brocade picture.
Later the practices moved to higher expression through observations of changes in the lives of mountain people. Every year I go to the Northwest at least twice to get materials, feel
free to feel and record the ideas in my head, not sketch on paper because it makes the drawing process dependent on the prototype. I like the natural progression because that's when the imagination and creativity are brought into full play. Every time I go back, I feel more and more clearly the change that sometimes the highlanders themselves do not realize. The process of industrialization and modernization of society has impacted and penetrated into the lives of ethnic minorities. There are people who are forced to leave other places to make room for tourism to develop, their culture is lost, and traditional practices gradually disappear. I saved those concerns back to the studio and recreated it on the canvas.
Can the artist share more about how you express your message on canvas?
When choosing a mountainous scene, I did not paint realistically, but created a harmony between nature, people, and wet fog. Partly I want to evoke the cold misty Northwest landscape with the smoke drifting from the houses, partly to create my own unique character in the way of painting. In the paintings, there are melting effects that make the curtain interesting, and at the same time create a sense of curiosity about the highlands because their lives contain many unexplored mysteries. One has to look closer, look deeper to really understand the story that is hiding behind. In addition, the human face is not clearly described, but the image is only shown through the evocative, twisted strokes, suspended in the vast space of the mountains
and forests, hidden behind smoke and clouds. It is both a scene of the people's daily life and a reflection on the minorities who are living floating and uncertain in their own homeland.
In this new series of paintings, you have started practicing in large format. Are you at the stage with the most energy, wanting to show more?
Partly because I have never painted in large format before, so I want to try it, partly because large-format paintings are just enough for me to be satisfied. I often draw scenes of nature and people, but when referring to mountains, forests, trees, people often think of the adjectives such as majestic, vast, ... so largescale practice is enough to explain the vastness of the Northwest. I want when viewers stand in front of my work, they can most clearly experience the deep and wide feeling of space, as if they themselves are living, existing in that scene. Only then will the artistic language really come into play, bringing true emotions to the audience.
Through your works can be seen your earnest love for the Northwest mountains. Do you intend to stick with this topic in the future or find new sources of inspiration?
I think every artist is looking for something new to explore the unique artistic language. Somewhere along the way with this topic, unintentionally, I will encounter many interesting contemplations. Just go and I will reach the destination.
Họa sĩ Đoàn Xuân Tặng càng về sau càng cho thấy cái tôi nhiều suy tư trong quá trình sáng tác. Ở đó có những nỗi niềm chất chứa qua cái nhìn, cảm nhận của họa sĩ về một miền với đời sống con người và thiên nhiên, giữa còn và mất, giữa sự ở lại hay di dời. Loạt tranh thuộc series “Phương Bắc” là một minh chứng. Anh nắm bắt sự biến chuyển tất yếu trong mối quan hệ không thể tách rời giữa thiên nhiên và con người miền núi như một người ngoài cuộc. Một góc nhìn khách quan, gợi mở. Không gian hùng vĩ, tờ mờ sương sớm phủ lên đời sống dân bản. Nhưng không ai tỏ người dân ấy vui hay buồn, chỉ thấy ánh mặt trời lẩn khuất đốm sáng, huyền ảo xen lẫn suy tư. Liệu vén lên màn khói sương ấy là hoạt cảnh sinh sống bươn trải hay một thực trạng nào khác đang diễn ra trong tiến trình vận động của xã hội. Nghệ thuật với Đoàn Xuân Tặng, suy cho cùng là cách anh bày tỏ quan điểm và thái độ nhìn nhận nghiêm túc về một khía cạnh nào đó. Với sự thay đổi đã và đang diễn ra âm thầm từng ngày trên rẻo cao, anh có thể đứng dưới góc nhìn của người ngoài cuộc, song chính bản thân anh cũng là người trong cuộc của một tiến trình vận động khác. Họa sĩ từng ngày chiêm nghiệm sự dịch chuyển của đời sống đô thị dưới tác động bởi bối cảnh xã hội để tìm màu, tìm hình, tìm mình trong sự va đập giữa các luồng suy nghĩ và tái cấu trúc một thế giới nội tâm tĩnh tại, lấy sự đối ứng của miền xa (vùng núi) liên hệ miền gần (thành thị). Bỗng trong một thoáng, người xem cũng thấy mình khác xưa khi chìm trong guồng quay của đời sống hiện đại. Đoàn Xuân Tặng vừa hay dẫn dắt người xem đi từ núi rừng Tây Bắc về gần để soi bản thân trong thực tại khi chính anh cũng tự vấn về sự đổi thay chảy trôi trong con người mình.
PHƯƠNG
BẮC
ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977)
Buổi
NORTH
Painter Doan Xuan Tang later showed a more contemplative ego in the process of creating artworks. There are emotions contained through the artist's look and feel about a region with human and natural life, survival and loss, staying or moving. Paintings in the "The North" series are examples. He captures the inevitable change in the inseparable relationship between nature and highland people as an outsider. An objective, evocative perspective! The space is majestic, the early morning mist covers the village's life and no one knows that the people are happy or sad, only seeing a few bright spots of the sun lurking, fanciful mixed with thoughts. Whether lifting up that smog is the scene of a miserable life or another reality that is taking place in the movement of society.
Art to Doan Xuan Tang, after all, is his way of expressing the views and serious attitude towards a certain aspect. With the change that has been happening silently every day in the highlands, he can stand from the perspective of an outsider, but he is also an insider of another movement. The artist day by day contemplates the shift of urban life under the influence of social contexts to find colors, find shapes, find himself in the collision between thought currents and reconstruct a static inner world, take the reciprocity of the remote (mountain) region and the near (urban) region. Suddenly, for a moment, viewers also find themselves different from the past when immersed in the rotation of modern life. Doan Xuan Tang has led viewers from the Northwest mountains to the present to see themself in reality while he himself wondered about the change flowing in his person.
ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977)
ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977)
ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977)
ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977)
ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977)
ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977)
ĐOÀN VĂN TỚI
Họa sĩ Đoàn Văn Tới sinh năm 1989 tại Hải Phòng, hiện đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội. Thực hành của họa sĩ phản ánh mối quan hệ giữa anh và đời sống xung quanh. Với anh, chất liệu là phương tiện để người nghệ sĩ tối ưu hóa việc truyền tải cảm xúc trong quá trình xây dựng tác phẩm nghệ thuật.
NHÌN SỰ VIỆC
đang là như nó
Qua thời gian, người ta thấy hội họa của anh càng đi sâu vào bản chất, đâu là lý do để anh có sự thay đổi này?
Thực tế tôi chưa bao giờ thay đổi bản chất của mình. Cảm giác về không gian xung quanh là thứ luôn thường trực trong tôi và không có sự thay đổi. Tuy nhiên trước đây tôi chọn học từ tự nhiên, thông qua hình ảnh bên ngoài. Thời gian gần đây, tôi tập trung vào quan sát phong cảnh nội tại bên trong. Chính cách nhìn sự vật như nó đang là ấy mang lại cho tôi được cái nhẹ nhàng trong tâm thức mà không cần đi đâu xa tìm kiếm.
Trong series tranh “Nothing” lần này, có thể thấy âm hưởng của tính Phật giáo, vậy điều này có liên hệ đến những diễn biến cảm xúc trong anh không?
Trong tranh của họa sĩ Đoàn Văn Tới, người xem thấy có một liên kết xuyên suốt là cặp song hành con người - thiên nhiên. Vậy mối quan hệ đó trong quan điểm nghệ thuật của anh được hình thành trong bối cảnh nào?
Sợi dây xuyên suốt đó vốn không phải do tôi tạo ra mà nó đã tồn tại như một lẽ tự nhiên. Công việc của tôi là mang nó ra một không gian khác để mọi người dễ dàng tiếp nhận. Vì vậy, trong các thực hành của tôi luôn tồn tại mối tương giao khách quan này.
Anh có thể chia sẻ thêm về việc lựa chọn chất liệu và phương thức thể hiện cho thực hành của mình?
Tôi không bị giới hạn bởi vật liệu, với tôi vật liệu là phương tiện để làm rõ các cảm giác của mình và những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh. Trước đây, khi chưa lập gia đình tôi có thể sử dụng nhiều chất liệu, phương tiện khác nhau, thậm chí là độc hại. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, lụa là chất liệu tôi thường sử dụng do đặc tính của lụa rất thân thiện với sức khỏe của người lớn và trẻ nhỏ.
“Nothing” được hiểu là hư vô hoặc tính không. Tính chất chung của chuỗi sáng tác này là diễn giải mối quan hệ của con người với sự vật, hiện tượng một cách khách quan trong tiến trình luôn vận động của tạo hóa, đại diện cho đời sống cả nhân loại và không có biên giới với các tôn giáo riêng biệt. Tôi tin rằng, là một thực thể sống trong không gian chung, mọi diễn biến cảm xúc trong tôi có thể trùng khớp với rất nhiều người khác, song tôi dưới phương diện là người chứng kiến và có trách nhiệm diễn giải nó ra một cách rõ ràng.
Cảm ơn họa sĩ Đoàn Văn Tới vì những chia sẻ thú vị.
van toi doan
seeing things as they are
Painter Doan Van Toi was born in 1989 in Hai Phong, currently living and working in Hanoi. His work reflects the relationship between him and surrounding things. For Doan Van Toi, the material is a tool for the artist to optimize the transmission of emotions in the process of creating artwork.
In Doan Van Toi’s artworks, viewers see a common theme which is the parallelism between man and nature. So in what context is that relationship in your art perspective formed?
That connection was not created by me, but it existed as a natural thing. My job is to bring it out into another space where it's easy for people to understand. So in my practices there is always this objective relationship.
Can you share more about the choice of materials and methods of expression for your work?
I am not limited by materials, for me materials are the tool to clarify my feelings, things and phenomena happening around. In the past, when I was unmarried, I could use many different materials, even toxic ones. However, at the present time, silk is the material I often use because silk is very friendly to the health of adults and children.
Over time, it can be seen that your work deepens into the nature of things, what is the reason for you to have this change?
In fact I have never changed my nature. The feeling of the surrounding space is something that is always in my mind and does not change.
However, in the past, I chose to learn from nature, through external images. Lately, I've been focusing on observing the inner world. It is this way of seeing things as they are that gives me a lightness in my mind without having to go far to find it.
In the "Nothing" series, people can see the spirit of Buddhism, so is this related to your emotional developments?
“Nothing” is understood as nothingness or emptiness. The general nature of this series is to interpret people's relationships with things and phenomena objectively. It represents the life of all humanity and has no borders or different religions. I believe that, as an entity living in the common space, every emotional development in me can coincide with many other people, but as a witness I have the responsibility to interpret it clearly.
Thank you to painter Doan Van Toi for your interesting sharing.
ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)
Diều
150 x 90 cm
Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas Ký “tới 21” dưới trái
“tới
ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)
Cánh đồng/
40 x 80 cm
Acrylic trên toan/ Acrylic on canvas
“tới 20” phía sau toan
Signed
Đoàn Văn Tới (sn. 1989)
Phong cảnh/ Landscape
200 x 100 cm
Acrylic trên toan/ Acrylic on canvas
“TỚI HẢI PHÒNG” phía sau toan
the rear of the canvas
12
ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)
Phong cảnh/ Landscape (2020)
150 x 90 cm
Acrylic trên toan/ Acrylic on canvas Ký “tới 20” phía sau toan
Signed “tới 20” the rear of the canvas
13
ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)
Phong cảnh/ Landscape (2020)
150 x 90 cm
Acrylic trên toan/ Acrylic on canvas Ký “tới 20” phía sau toan
Signed “tới 20” the rear of the canvas
14
ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)
Phong cảnh/ Landscape (2020)
150 x 90 cm
Acrylic trên toan/ Acrylic on canvas Ký “tới 20” phía sau toan
Signed “tới 20” the rear of the canvas
ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)
ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)
17
ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)
Rỗng không V/ Nothing V (2021)
60 x 120 cm
Màu nước trên lụa/ Watercolor on silk Ký “tới 21” dưới trái Signed “tới 21” lower left
18
ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)
Rỗng không VI/ Nothing VI (2022)
72 x 172 cm
Màu nước trên lụa/ Watercolor on silk Ký “tới 22” dưới trái Signed “tới 22” lower left
VĂN TỚI (SN.
ĐINH QUÂN
THỜI “ĐỔI MỚI” CỦA HỌA SĨ ĐINH QUÂN
“Vô đề” là một trong số các sáng tác thuộc giai đoạn “đổi mới” của riêng họa sĩ Đinh Quân. Vẫn với lối tư duy dựa theo triết lý đại tượng vô hình (vẽ cảnh lớn thiên nhiên không đặc tả hình dạng nhưng bản chất thì phảng phất mọi nơi trên bề mặt), họa sĩ có toan tính vạch ra một ranh giới rồi đi quanh nó phản tư, chuyển dịch và cắt đoạn về vạn vật xung quanh. Trên lộ trình đó, có những góc tiếp cận ở nhiều dáng vẻ và cách thức cũng như cả những suy tư mang tính đối lập giữa hiện diện và khiếm diện. Song tựu trung lại bản chất các tác phẩm vẫn vừa mang sự bí ẩn vừa mê hoặc. Như bóng mặt trời, như ánh trăng, như con sóng hay như một đóa sen tàn?
"Untitled" is one of the works of artist Dinh Quan in his own "renovation" period. With the way of thinking based on the philosophy of the invisible landscape (drawing a large natural scene without specifying the shape but the essence is everywhere on the surface), the artist tends to draw a line and then go around it reflecting, shifting and redefining everything around. Along that path, there are approaches in many forms and methods as well as opposing reflections between presence and absence. In summary, the works are still both mysterious and enchanting. Is this the shadow of the sun, the moonlight, the wave or a fading lotus?
DINH QUAN RENOVATION PERIODNGUYỄN
THỌ HIẾU
Hoạ sĩ Nguyễn Thọ Hiếu sinh ngày 7 tháng 7 năm 1988 tại Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội. Anh tốt nghiệp trường Mỹ thuật Hà Nội năm 2012 và là thành viên của nhóm họa sĩ Nhẹ. Nguyễn Thọ Hiếu đã tham dự triển lãm sinh viên 2013, triển lãm nhóm Đa sắc năm 2018, triển lãm nhóm Ngẫu nhiên 2021 và triển lãm nhóm Bồng bềnh năm 2022. Với anh, nghệ thuật là một cuộc chơi nghiêm túc và nhẹ bẫng. Hoạ sĩ khai thác những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống với con mắt nhìn nhận riêng. Các chủ đề gần gũi với đời sống thường ngày trong tranh anh như lọ hoa quả, những đồ vật thường ngày cho đến chiếc đèn dầu và bức tượng cổ dưới sự khai thác của anh đều có một đời sống riêng mới lạ. Việc đặc tả các chi tiết rất tỉ mỉ và trau chuốt của kỹ thuật sơn dầu cũng chỉ là một cách thức, một sự dẫn dắt để đưa người xem đến một câu chuyện lớn hơn, về cách nhìn nhận của chính cá nhân hoạ sĩ về cuộc sống: con đường đi tìm bản ngã của chính mình. Nguyễn Thọ Hiếu cũng thường đưa các yếu tố dân tộc vào tranh dưới hình thức tranh thờ, tranh hàng trống trong các tác phẩm tranh chân dung - chủ đề chính mà tác giả khai thác. Ngoài ra, anh cũng có những khám phá riêng trong việc sử dụng kĩ thuật sơn dầu nhiều lớp theo lối cổ điển, phong cách hiện thực pha chút lãng mạn tạo hiệu ứng cũng như sự sinh động cho tác phẩm.
NGUYEN THO HIEU (B. 1988)Nguyen Tho Hieu was born on July 7, 1988 in Ninh Hiep, Gia Lam, Hanoi. He graduated from Hanoi Fine Arts School in 2012 and was a member of Nhe's painter group. Nguyen Tho Hieu attended the 2013 students exhibition, the “Multicolor” group exhibition in 2018, the “Random” group exhibition in 2021 and the “Floating” group exhibition in 2022. For him, art is a serious and light journey. Familiar themes in life come into his paintings with his own perspective. From the fruit jars, everyday objects to oil lamps and antique statues under his exploitation all have a new and unique life in artworks. The specification of the meticulous and elaborate details of the oil painting technique is just a way to guide viewers to a deeper story. That’s about the artist's own view of the painting and the link to define his ego. Nguyen Tho Hieu also often brings ethnic elements in portrait artworks (the main theme that the author exploits) with the form of worship and Hang Trong paintings. In addition, he also has his own discoveries in the use of classical multi-layer oil painting techniques, a realistic style with a little romance to create effects as well as vividness for the work.
NGUYỄN
Là một thành viên của “tứ trụ” Nghiêm - LiênSáng - Phái, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm có lẽ là cái tên được nhắc tới nhiều nhất với tài năng và phong cách nghệ thuật tìm về vốn cổ dân tộc.
Khi còn học tập tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, dưới sự giảng dạy trực tiếp của họa sĩ nổi tiếng Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tư Nghiêm sớm có cơ hội tiếp cận lối vẽ Tây phương. Tuy nhiên, không dừng lại ở nghiên cứu nghệ thuật hàn lâm, họa sĩ chọn khai thác vẻ đẹp truyền thống Việt Nam và tái thiết nó qua ngôn ngữ hiện đại. Chính lối đi riêng này đã tạo nên cái đặc sắc trong tranh Nghiêm: một phong cách hội họa hút nét tinh túy của cổ kim Đông Tây, nhất thể hóa tạo nên vẻ đẹp đậm tính dân tộc. Trên chất liệu chủ yếu là sơn mài không mài (về sau là bột màu, giấy dó), ông quan sát họa tiết của kiến trúc đình làng, đồ gốm nhà Lý, và hát múa dân gian,... rồi khắc họa lại trong những bức tranh. Địa hạt của tranh Nghiêm thường lấy cảm hứng từ 4 đối tượng chính: 12 con giáp, Thánh Gióng, truyện Kiều và điệu múa cổ dưới sắc màu rực rỡ nhưng vẫn thấp thoáng nét bút trừu tượng phương Tây. Trong đó, “Múa cổ” có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho lối vẽ pha trộn giữa truyền thống và hiện đại của danh họa này.
Loạt tranh “Múa cổ” được lấy cảm hứng qua ghi chép của Nguyễn Tư Nghiêm trong chuyến đi thực địa tới các đình chùa Bắc Bộ cùng họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Có ba điều đặc biệt tạo nên sự độc đáo của loạt tranh này: những gương mặt đa hình,
những đường gập vuông mạnh mẽ và nét vẽ kết nối có chuyển động xoay vòng. Dù thể hiện ở chất liệu sơn mài hay giấy Dó, dòng tranh múa cổ của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẫn tạo được ấn tượng thị giác về chuyển động nhịp nhàng trong điệu múa ở một nghi lễ cổ xưa. Gương mặt của họ được giản lược chi tiết khắc họa nhưng đều mang cảm xúc và sắc thái riêng biệt, hài hòa chặt chẽ trong bố cục tranh, rõ nét hơi thở cuộc sống.
Những điệu múa cổ trong hội họa NGUYỄN TƯ NGHIÊM
ANCIENT DANCES IN THE ART OF PAINTER NGUYEN TU NGHIEM
As a member of the quartet Nghiem - Lien - Sang - Phai, artist Nguyen Tu Nghiem is probably the most-mentioned name due to his talent and traditional art style.
While studying at Indochina Fine Arts School, under the direct teaching of famous painter To Ngoc Van, Nguyen Tu Nghiem soon had the opportunity to approach the Western drawing. However, not stopping at researching academic art, he chose to exploit traditional Vietnamese beauty and rebuild it through modern language. It is this separate path that creates the unique in Nghiem’s works: a style of painting which combines the essence of the ancient East and West, unifying to create a national beauty. He observed the motifs of the communal house architecture, Ly Dynasty potteries, and folk dances, ... and depicted them again on non -grinding lacquer (later gouache, Do paper). Nghiem’s works are often inspired by four main subjects: 12 zodiacs, Thanh Giong, Story of Kieu and ancient dance under vibrant colors but still looming the Western abstract pattern. Among that, "Ancient dance" is probably the most obvious evidence for the mixing between modern and tradition of this artist.
The series of "Ancient dance" is inspired by Nguyen Tu Nghiem's record on the trip to the Northern temples with artist Nguyen Do Cung. There are three special things that make up the uniqueness of this series: polymorphic faces, strong square folding lines and connected strokes with rotating motion. Whether shown in lacquer or Do paper, the ancient dance series of artist Nguyen Tu Nghiem still creates a visual impression of the rhythmic movement in the dance at an ancient ritual. Their faces are not described in detail but all have separate emotions and nuances, harmonize in the composition layout, and illustrate the peaceful breath of life.
LƯU CÔNG NHÂN
tinh thần triết lý nhà Phật. Trâu tượng trưng cho 5 giá (mắt, tai, mũi, miệng và da thịt), chăn trâu là ý thức còn mục đồng là cái thân, một hình ảnh nói về sự mâu thuẫn, khác biệt và thống nhất giữa tinh thần và thể xác. Bức “Mục đồng” của Lưu Công Nhân mang một nét bình dị, ấm áp, một biểu tượng của nông thôn thanh bình, gợi lên sự gần gũi, hơn nữa nó còn thể hiện một nét văn hoá, tư tưởng của người Việt Nam.
Hoạ sĩ Lưu Công Nhân sinh ngày 17/08/1930 tại Phú Thọ và mất ngày 21/07/2007 tại Đà Lạt. Ông tốt nghiệp trường Mỹ thuật Kháng chiến Việt Bắc niên khóa 1950-1953 (hay còn gọi là Khoá Mỹ thuật Kháng chiến). Trực tiếp giảng dạy, danh họa Tô Ngọc Vân từng nhận định về học trò xuất sắc của mình rằng “ Đốt đuốc mới đi tìm được một Lưu Công Nhân”. Tài hoa, học thức và duyên dáng, Lưu Công Nhân rất cần mẫn trên con đường hội hoạ của bản thân. Ông ưa thích sự dịch chuyển để tìm cảm hứng, từ Phú Thọ đến Hà Giang, Đà Lạt rồi vào Sài Gòn. Quan điểm của ông là vẽ những điều mình cảm nhận, rung động, những thứ mình thích và không đi theo định hướng không phù hợp. Ông luôn độc lập sáng tạo, dấn thân và không bị gò bó vào khuôn khổ, thoát ly khỏi những tư duy chưa “mở” hẳn của xã hội lúc bấy giờ. Ngay cả đề tài kháng chiến, ông không khắc họa chiến trường mà sử dụng hình ảnh chú bé đeo súng gỗ. Nói như nhà phê bình Nguyễn Quân, Lưu Công Nhân tiếp nối cái trữ tình của hội họa Đông Dương bằng nét hiện thực lạc quan của Kháng chiến. Ông tìm tòi và thể nghiệm nhiều phong cách trên các chất liệu như sơn dầu, màu nước, phấn màu, khắc gỗ với đề tài đa dạng từ người chiến sĩ, nông thôn, cô gái, miền biển cho đến tĩnh vật,…. Nhiều tác phẩm của Lưu Công Nhân mang dấu ấn nghệ thuật cao.
Khi nói tranh trâu thì không thể không nhắc đến “Thập mục ngưu đồ” (10 bức tranh chăn trâu) mang
Bức “Nude ngồi quay lưng tóc búi cao” so với những họa sĩ cùng thời thì Lưu Công Nhân vẽ về đề tài này sớm hơn, ông đưa Tây học vào hội hoạ nhưng không đánh mất tinh thần của người Á Đông (theo hoạ sĩ Đào Hải Phong). Không trần tục hay thô thiển, hình ảnh người phụ nữ ngồi rất thoải mái, dáng dấp tự nhiên với những trạng thái sinh hoạt đa dạng, sống động, gần gũi với đời sống. Ông cũng được cho là chịu ảnh hưởng từ phong cách hội hoạ của Auguste Renoir về phong cách biểu hiện, đề cao vẻ đẹp tự nhiên và đặc biệt là cơ thể người phụ nữ.
ARTIST LUU CONG NHAN (1830 - 2007)
Luu Cong Nhan was born on August 17, 1930 in Phu Tho and died on July 21, 2007 in Da Lat. He graduated from the Viet Bac Resistance School of Fine Arts in 1953 (also known as the Resistance Fine Arts Course). Teacher and well-known painter To Ngoc Van once commented about his excellent student that: "Burning torch to find a Luu Cong Nhan”. Talented, educated and charming, Luu Cong
Nhan is very diligent on his own painting path. He loves moving for inspiration, from Phu Tho to Ha Giang, Da Lat and then into Saigon. His point of view is to draw what he feels, what he likes and doesn't go in the unsuitable path. He was always independent, creative, committed and not restrained to the framework, freed himself from the closeminded thinking of the society at that time. Even on the topic of resistance, he did not depict the battlefield but used the image of a boy with a wooden gun. Like art-critic Nguyen Quan said, Luu Cong Nhan reflected the lyrical style of Indochina painting with the optimistic realism of the Resistance. He researched and experimented with many styles on materials such as oil paints, watercolors, pastels, wood carvings with diverse themes from soldiers, countryside, girls, the sea, still life,…. Many works of Luu Cong Nhan have high artistic imprints.
When talking about buffalo paintings, it is impossible not to mention "Thap muc nguu do" (10 paintings of buffalo herding) that bear the spirit of Buddhist philosophy. Buffalo represents 5 aspects (eyes, ears, nose, mouth and skin), herding buffalo represents consciousness, and the shepherd represents the body, an image that talks about contradiction, difference and unity between body and spirit. The painting "Buffalo boy" by Luu Cong Nhan has an ordinary and warm feeling at the same time. In this painting we can see a symbol of the peaceful countryside, expressing closeness, moreover, it also shows a cultural and ideological feature of the Vietnamese people.
Compared to other artists of the same period, LuuCong Nhan brought up the “Nude” topic earlier. According to artist Dao Hai Phong, the artist applied Western studies into painting but did not lose the Asian spirit. Not progressing or crude, the image of a woman sitting is very comfortable and natural with diverse, vivid, close to life states. He was also influenced by Auguste Renoir's painting style in terms of expression and promoting natural beauty and especially the female body.
“Học trò của tôi bên hoa cúc”
Chắc hẳn với những ai học về hội hoạ hay bắt đầu tìm hiểu về nghệ thuật cũng đều biết đến cuốn sách do chính hoạ sĩ Phạm Viết Song biên soạn “Tự học vẽ". Hoạ sĩ Phạm Viết Song 2/1/1917 tại Thanh Hoá, ông là cựu sinh viên Trường cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương từ năm 1935 đến 1939. Gần 60 năm trong nghề, ông là một nhà sư phạm hội hoạ nổi tiếng.
Con số học trò qua nhiều thế hệ được ông đào tạo từ những bài vỡ lòng về hình họa đến lúc sử dụng thuần thục chất liệu sơn dầu không thể tính hết, cũng như không thể tính hết bao nhiêu môn sinh từ lò vẽ của ông thi đỗ vào trường, bước vào đời, hành nghề và thành đạt, thành danh, trở thành những họa sĩ, giảng viên ưu tú. Ông luôn tâm niệm "Người nghệ sĩ phải trung thực với bản thân mình trong cảm xúc", chính vì vậy ông luôn phác thảo tại chỗ kỹ càng nhất có thể các bức tranh bằng bột màu. Chủ yếu sử dụng chất liệu sơn dầu, tranh của ông là sự tiếp cận, khám phá con người trong cuộc sống lao động cần cù, dãi dầu mưa nắng chống chọi với biển trời khắc nghiệt, cũng không thiếu cảnh thư nhàn, yên tĩnh của tuổi già, trải nghiệm nhiều, dạt dào ký ức. Bên cạnh những tác phẩm màu sắc trầm buồn thì có một nghịch lý là tuổi càng cao ông lại càng sử dụng những bảng màu tươi hơn, sáng hơn. Bức tranh mà họa sĩ vẽ tặng người học trò với tên “Học trò của tôi bên hoa cúc" sáng tác 1993, khung cảnh có vẻ như trong nhà người hoạ sĩ, một cô gái trẻ với bộ đồ tím hiện ra trên tông màu sáng và ấm, màu chủ đạo là vàng nâu, tạo cảm giác hoài niệm, dường như thời gian đã ngưng đọng trong tranh của ông.
Gia tài Phạm Viết Song để lại là những bức tranh, những bài giảng về hội họa, cuốn sách “Tự học vẽ” do ông biên soạn rất công phu và kỹ lưỡng, và hơn cả là một tấm gương về niềm say mê cuộc sống và nghệ thuật.
“My student with yellow daisy”
Surely those who study painting or start to learn about art also know the book compiled by painter Pham Viet Song himself "Self-learning to draw" Painter Pham Viet Song born on January 2, 1917 in Thanh Hoa, was an alumnus of the Indochina Fine Arts College from 1935 to 1939. Nearly 60 years in his career, he was a famous painting pedagogue.
The number of students over many generations taught by him from the beginner lessons on drawing to the point of mastering the use of oil paints cannot be counted, nor can it be counted all the students from his painting furnace who entered the school, entered the world, practiced and achieved success, became famous, became excellent painters and lecturers. He always thinks "An artist must be honest with himself in his feelings", that's why he always sketches the paintings with gouache on the spot as carefully as possible. Mainly using oil painting materials, his paintings are the approach and exploration of people in the hardworking life, the rain and the sun against the harsh sea and sky, and there is also relaxing and quiet scenes of old age, many experiences and abundant memories. Besides the dark and sad color works, there is a paradox that the older he is, the more he uses brighter and brighter color palettes.
The painting that the artist painted for a student with the name "My student with chrysanthemums" was drawn in 1993, the scene seems to be in the artist's house, a young girl with purple clothes appears on light and warm tones, the main color is yellow-brown, creating a feeling of nostalgia, as if time has stopped in his paintings.
PHẠM VIẾT SONG (1917 - 2005)
The legacy Pham Viet Song left behind are paintings, lectures on painting, the book "Self-learning to draw" compiled by him meticulously and thoroughly, and above all, an example of a passion for life and art.
BÙI MINH DŨNG
Hoạ sĩ Bùi Minh Dũng (bút danh Dũng Khùng) sinh ngày 12 tháng 12 năm 1960 tại Hà Tĩnh nguyên quán là ở Nghi Lộc, Nghệ An. Ông tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1986. Trong suốt những năm học ông cũng đạt được nhiều thành tựu về mỹ thuật bao gồm: Giải A triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1985, Giải A triển lãm đồ họa tại Đức năm 1985 và được tặng thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc khu vực I ngành hội họa hội Mỹ thuật Việt Nam. Là lớp nghệ sĩ trẻ trong thời kỳ Đổi mới, ông phát triển nhiều phong cách hiện đại, không chỉ đổi mới chủ đề mà còn thay đổi cả mô hình thẩm mỹ, quan niệm, mang tính tự do và cá nhân hoá. Ông tin rằng nghệ thuật là vượt ra khỏi những bối cảnh thông thường. Thường tập trung vẽ tranh theo trường phái Lập thể hay Trừu tượng, với các đề tài quen thuộc, Bùi Minh Dũng cho chúng ta khám phá những góc nhìn mới, đa chiều. Các tác phẩm của Bùi Minh Dũng đã thành công trong việc tiếp thu, khai thác tinh hoa từ những trào lưu nghệ thuật hiện đại trên thế giới và kế thừa thành tựu của các thế hệ đi trước.
BÙI MINH DŨNG (B. 1960)Bui Minh Dung (pseudonym Dung Khung) was born on December 12, 1960 in Ha Tinh. His domicile of origin is Nghi Loc, Nghe An. The artist graduated from Vietnam Fine Arts University in 1986. During his years of study, he also achieved many achievements in fine arts, including: A prize at the 1985 National Art Exhibition, A prize at Graphic Exhibition in Germany in 1985 and was awarded the National Fine Arts Exhibition Region I in Vietnam's fine arts industry. As a young artist in the Renovation period, he developed many modern styles, not only renovating the subject but also changing the aesthetic model, conception, freedom and personalization. He firmly believes that art should move beyond the conventional context in which it evolves. Often focusing on painting in the Cubist or Abstract, with familiar themes, Bui Minh Dung lets us explore multidimensional perspectives. His works have succeeded in absorbing and exploiting the quintessence of modern art trends in the world and inheriting the achievements of previous generations.
MINH DŨNG (SN.
BÙI MINH DŨNG (SN. 1960)
BÙI MINH DŨNG (SN. 1960)
BÙI MINH DŨNG (SN. 1960)
39
BÙI MINH DŨNG (SN. 1960)
Bùi Minh Dũng (sn. 1960)
42
Bùi Minh Dũng (sn. 1960)
Trừu tượng/ Abstract (1999)
100 x 100 cm
Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas
Ký “B 99 III” dưới phải
Signed “B 99 III” lower right
43
Bùi Minh Dũng (sn. 1960)
Trừu tượng/ Abstract (1998)
63.5 x 49 cm
Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas
Ký “B 98” trên phải
Signed “B 98” upper right
CỔ
VẬT
CỔ
VẬT TRUNG HOA
Thanh Hoa
Sứ (Sứ trắng men lam) Thời kỳ nhà Minh (XIV-XVII)Triều đại nhà Minh được biết đến như một thời kỳ đáng kinh ngạc của sự sáng tạo, khôi phục, phát triển và mở rộng văn hóa trong nghệ thuật Trung Hoa. Đặc biệt, sứ men lam được coi là một trong cổ vật đắt giá và được săn lùng nhiều nhất ở Tây phương. Đồ sứ men lam Trung Quốc là một dạng đồ sứ trang trí có tráng men, được chế tác bằng phương pháp nung “một bước” sau khi tráng men và chịu tác động của mực và cách rửa truyền thống của Trung Quốc. Chúng được lắp ráp giữa thời Minh Tuyên Tông (1426-1436 sau Công nguyên) của triều đại nhà Minh và được công nhận là đồ sứ tốt nhất. Màu Coban lần đầu tiên được những người thợ gốm của nhà Nguyên khám phá và thử nghiệm thông qua những cuộc lữ hành Trung Đông nhưng các chính sách hạn chế thương mại của nhà Minh đã khiến nguyên liệu này vô cùng quý hiếm. Do vậy mà những hoa văn xanh coban trên mặt gốm trắng như tuyết đã trở thành sự kết hợp thành công nhất về mặt nghệ thuật và thương mại trong lịch sử gốm sứ toàn cầu. Thông qua con đường Tơ lụa, đồ sứ trắng men lam được buôn bán, trao đổi và có sự ảnh hưởng sâu sắc đến các xưởng gốm trên toàn thế giới.
Vào những năm 1970, các cuộc điều tra đã được tiến hành bởi Viện khảo cổ Cảnh Đức Trấn, nơi những phần lớn đồ sứ của triều đình nhà Minh cố tình bị đập vỡ và cất giấu trong nhà máy của cung đình do tiêu chuẩn chất lượng thấp hơn mức hoàn hảo của triều đình.
BLUE AND WHITE PORCELAIN
Ming Dynasty (XIV-XVII)Chinese blue and white porcelain is a form of underglaze decoration porcelain, crafted using a one-step firing practice after glazing and endowed with the effects of Chinese traditional ink and wash. Blue and white porcelain assembled amidst the Xuande period (AD 1426-1436) of the Ming dynasty is widely recognized as the finest and one of its distinct characteristics is the presence of scattered specks across the diffuse blue pigment.
In particular, blue-glazed porcelain is considered one of the most expensive and sought-after antiques in the Western world. Cobalt was first discovered and tested by potters of the Yuan dynasty through their Middle Eastern travels but the restrictive trade policies of the Ming made the material so rare that the cobalt blue patterns on the snow-white porcelain became the most successful artistic and commercial combination in global ceramic history. Through the Silk Road, blueglazed porcelains were traded and had a profound influence on pottery production centers around the world.
In the 1970s, investigations were conducted by the Jingdezhen Archaeological Institute, where large portions of Ming imperial porcelain were found deliberately smashed and concealed in the imperial factory due to quality standards which fell below the court’s calibre of perfection.
Gốm
The
Thời
Trung
Gốm
The
Thời
CANTON PORCELAIN Chinese Republic Period (XX)
Canton porcelain is the typical style of porcelain in Guangzhou, the capital of Guangdong and the only legal port for exporting Chinese goods to Europe before 1842. Chinese ceramics are considered status symbols and found in upper & middleclass families in the United States. This period has brought diverse patterns, the multicolored glazes in addition to blue and white products. Besides, the sophisticated decoration with the art of painting on ceramic reached its peak at that time by using unique watercolor paintings in a very small frame.
QUẢNG
GỐM SỨ
ĐÔNG
Thời kỳ Dân Quốc (XX)
Đồ sứ Quảng Đông (Canton) là phong cách đặc trưng của đồ gốm sứ ở Quảng Châu, thủ phủ của Quảng Đông và là cảng hợp pháp duy nhất xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Châu Âu trước năm 1842. Gốm Trung Hoa được coi là biểu tượng địa vị và được tìm thấy trong các gia đình thượng lưu và trung lưu ở Mỹ. Đặc điểm của gốm thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc là màu men đa sắc, không chỉ có mỗi lam và trắng. Các dòng gốm cũng đa dạng hơn, được trang trí tinh xảo với nghệ thuật vẽ trên gốm đạt đến đỉnh cao, những bức sơn thủy đặc sắc chỉ trong một ô hình nhỏ như cánh hoa.
3
Trung Quốc/ China
4
Trung Quốc/ China
Trung Quốc/ China
Hộp sứ trang sức Canton, trang trí bằng hoa và bướm Canton Jewelry Box decorated with flowers and butterflies
Thời kỳ/ period: Thế kỷ 19-20/ 19th-20th
Kích thước/
Trung Quốc/ China
Bình gốm Canton Cantonese vases
Thời kỳ/ period: Thế kỷ 19-20/ 19th-20th
Kích thước/
Trung Quốc/ China
Trung Quốc/ China
12
Trung Quốc/ China
Bát
Thời
GỐM SỨ
HỒNG
GIA
Thời kỳ Dân Quốc (XX)
Đồ sứ ‘Famille rose’ đặc trưng cho một loại đồ sứ tráng men được phát triển vào đầu triều đại nhà Thanh (1636-1912 sau Công nguyên), chúng được coi là cực kỳ quý giá và thuộc sở hữu độc quyền của các quý tộc trong giai đoạn đầu sản xuất. Những món đồ gốm này rất có giá trị bởi ban đầu chúng được chế tác tại xưởng của triều đình, chỉ dành cho các hộ gia đình thuộc hoàng tộc, chúng được tôn vinh bởi kỹ thuật nung và sản xuất ở trình độ cao dựa trên quan niệm thẩm mỹ tinh tế của Trung Quốc cổ đại. Đồ sứ Hồng Gia được chế tác với trang trí tráng men, một kỹ thuật có nguồn gốc từ Limoges - Pháp, được giới thiệu đến Trung Quốc bởi các nhà truyền giáo người Pháp trong triều đại của Hoàng đế Khang Hy (1662-1722 sau Công nguyên). Với sự xuất hiện của sứ tráng men vẽ, diện mạo của gốm sứ Trung Quốc bắt đầu thay đổi thông qua sự kết hợp giữa chất màu đục từ kỹ thuật men vẽ với kỹ thuật bột màu truyền thống của Trung Quốc, về cơ bản đã hình thành nên sứ ‘Hồng Gia’.
Sứ Hồng Gia là một dòng sứ của Canton, thuộc mẫu đồ sứ xuất khẩu phổ biến và thịnh hành nhất Trung Quốc. Famille rose có lớp men hồng nhạt với ba chủ đề: Rose Canton gắn với thiên nhiên, điển hình là chim, bướm và hoa; Rose Mandarin đi với hình ảnh con người, điển hình là cuộc sống cung đình; Rose Medallion là sự hòa trộn giữa cả hai dòng kể trên. Các khung cảnh được chia theo ô bằng những đường viền hoa lá phức tạp.
FAMILLE ROSE PORCELAIN
Chinese Republic Period (XX)
‘Famille rose’ porcelain characterizes a type of overglaze porcelain developed during the early Qing dynasty (A.D 1636-1912), they were regarded as extremely precious and exclusively owned by aristocrats in the early stages of production. These precious wares were deemed high in value for they were initially crafted in an imperial workshop, available only to the royal households, they were set apart from other porcelains for high level firing and manufacturing techniques with exquisite aesthetic notions in ancient China. Famille rose porcelains are formed with painted enamel decoration, a technique that originated in Limoges, France, which was introduced to China by French missionaries during Emperor Kangxi’s reign (A.D 1662-1722). With the emergence of painted enamel porcelain, the appearance of Chinese ceramics began to change through the combination of opaque pigments from painted enamel techniques with traditional Chinese pigment techniques, which essentially formed the creation of ‘famille rose’ porcelain.
Famille rose designs bear a light pink glaze with three themes: “Rose Canton” - natural pattern, typically birds, butterflies and flowers; “Rose Mandarin” - people, typically court life; “Rose Medallion” - a blend of nature and people. Scenes are divided into cells by intricate floral borders.
Trung Quốc/ China
Song Phả
“Vô Song Phả" là một kiệt tác sách khắc gỗ của trường ca Chiết Giang vào đầu nhà Thanh dưới thời trị vì của Hoàng đế Khang Hy. Trong cuốn sách, 40 anh hùng nổi tiếng “vô song” từ nhà Hán đến nhà Tống đã được chọn và khắc họa thành hình ảnh, mỗi khung hình đều kèm theo những bài thơ của Nhạc Phủ để lưu truyền hậu thế. Sau khi hoàng đế Gia Khánh đăng cơ, ông đã cho vẽ những nhân vật Vô Song Phả lên đồ sứ để bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên và lịch sử. Kể từ đó, hình tượng này đã được lưu hành rộng rãi và trở thành họa tiết trang trí phổ biến trên đồ sứ Trung Quốc, mang vẻ đẹp tinh xảo và giá trị văn hóa cao. Bình sứ Hồng Gia với họa tiết Vô Song Phả có màu sắc tươi sáng, rực rỡ và thanh lịch. Hình ảnh những vị anh hùng trên thân bình được vẽ thủ công tỉ mỉ, sắc nét trên men trắng, họa tiết sắp xếp đan xen tạo cảm giác lập thể cho cổ vật.
"Wu Shuang Pu" is a book of woodcut prints of the Zhejiang epic in the early Qing Dynasty during the reign of Emperor Kangxi. In the book, 40 famous "unparalleled" heroes from the Han to the Song dynasties were selected and depicted into images, each frame was accompanied by poems of Yue Fu for posterity. After Emperor Jia Qing ascended to the throne, he had Wu Song Pha painted on porcelain to pay homage to ancestors and history. Since then, this image has been widely circulated and has become a popular decorative motif on Chinese porcelain, bringing exquisite beauty and value culture.
Wu Shuang Pu famille rose porcelain vase has bright, vibrant and elegant colors. The images of heroes on the body of the vase are meticulously hand-drawn and sharp on white enamel, and the motifs are arranged and interwoven to create a cubism feeling for the antique.
Trung Quốc/ China
Bình
Thời
Xung quanh bình được vẽ các vị:
Kiều Châu (Chu) Hoàng – Võ Chiếu Đế (ờ đây ‘Chiếu’ tên Võ Tắc Thiên, ‘Đế’ Hoàng Đế). Lão đại phu – Phục Sinh. Quốc Lão – Địch Lương Công. Giang Đông – Tôn Lang. Trần Quốc – Nam Tiên Sinh. Lý – Thanh Liên.
Túc Vương – Ngô Việt Tiền. Tấn Đại Phu – Tạ An. cùng các câu thơ cổ.
Around the vase is decorated with portrait of: Zhao Zhou Huang - Wu Zhao
Master - Fu Sheng Guo Lao - Di Liang Gong/ Di Renjie Jiang Dong - Sun Lang Chen Guo - Nan xiansheng Li Bai - Qing Lian Su Wang - Qian Liu Jin Tai Fu - Xia An and old poems.
Mặt sau bình đề câu thơ: ‘Cổ nghiên không chừa mực hôm trước, Bình trống tùy hỷ cắm hoa tươi’. Nghiên: vật làm từ đá, dùng để mài mực viết thư pháp (nghiên mực)
Poems are written on the back of the vase: The ancient inkstone did not contain the previous day's ink. An empty vase could be arbitrarily arranged with fresh flowers
17
Trung Quốc/
CỔ
VẬT NHẬT BẢN
Arita
Thời kỳ Edo (XVII-XIX)
Tỉnh Arita là trung tâm sản xuất đồ gốm sứ đầu tiên và lớn nhất tại Nhật Bản. Vào giữa thế kỷ XVII, đồ sứ Trung Quốc đang thống trị thị trường quốc tế đã suy thoái do bất ổn chính trị. Người Châu Âu khuyến khích ngành công nghiệp đồ sứ còn non trẻ của Nhật Bản để lấp đầy khoảng trống mà Trung Quốc để lại. Ảnh hưởng bởi đồ sứ hoa lam tráng men của Trung Quốc, sứ Arita có màu xanh coban trên nền trắng sữa, men trong suốt và họa tiết phần lớn mang chủ đề thiên nhiên.
Edo period (XVII-XIX)
During the mid-seventeenth century, Chinese porcelain, which is known as the dominant of the international market, was suffering a recession caused by political instability. As a result, the situation left a great void in the supply chain of trading porcelain products. At that time, it was the Europeans who paved the way for Japan's fledgling porcelain industry to fill the gap. The very first and largest ceramic production center in Japan is Arita prefecture. Arita pieces feature designs painted in cobalt transparent enamels on white ground with the patterns of nature, botanical theme, which partly took the inspiration from the blue and white ceramic of China.
Nhật Bản/ Japan
ARITA-WAREArita CÓ NẮP
Một trong những thành công đáng chú ý của các lò nung lúc này là khả năng vẽ thành thạo trên nền men lam. Kỹ thuật vẽ đạt mức độ cao, tạo thành những chi tiết đường viền sắc nét dưới lớp men.
Màu xanh lam mỏng và mềm mại, được cho là cơ sở để làm nền cho việc tráng men quá mức trong màu sắc đạt được mức độ xuất sắc cao.
Có 2 yếu tố khiến chiếc bình này trở nên quý hiếm
Nằm ở phía tây tỉnh Saga, Arita là quê hương ban đầu của đồ sứ Nhật Bản. Năm 1616, một người Hàn Quốc tên là Rhee Sambae (trong tiếng Nhật là Risampie) đã phát hiện ra nguồn cao lanh bên dưới ngọn núi Izumiyama ở Arita và phong ông làm cha đẻ của gốm sứ Nhật Bản.
Mặc dù những đồ gốm sứ đầu tiên của Nhật Bản được lấy cảm hứng trực tiếp từ gốm sứ Trung Quốc, nhưng trong một thời gian ngắn, chúng đã được biết đến với những dấu ấn đặc trưng của Nhật Bản.
1 - Được tạo ra vào thế kỷ 17 - những ngày đầu của sứ Arita, chiếc bình này có lịch sử lâu đời và mang những đặc điểm rõ ràng nhất của sứ Arita.
2 - Sứ Arita thường được làm thủ công có kích thước nhỏ và không có nắp đậy. Sứ Arita cỡ lớn có nắp đậy chỉ được cung cấp với số lượng có hạn trên thị trường vì vậy bình bát giác Arita rất hiếm có.
Một chiếc bình bát giác Arita lớn màu xanh lam và trắng của Nhật Bản với phần thân khắc họa hình chim phượng hoàng trong khu vườn cách điệu với một dải hoa cúc, tán lá và đá bên bờ sông. Bên dưới những cuộn mây và phần cổ có điểm nhấn bằng các diện chữ nhật; vai bình trang trí họa tiết Karakusa & hoa văn dọc đơn giản; nắp vòm được điểm tô với một con phượng hoàng trong khung cảnh vườn tược mộng mơ.
Located in western Saga prefecture, Arita is the original home of Japanese porcelain. In 1616, a Korean known as Rhee Sambae (in Japanese, Risampie) discovered a source of kaolin underneath the Izumiyama mountain in Arita and made him the father of the nation's porcelain.
Although the first Japanese porcelains were directly inspired by Chinese ceramics, in a short time they acquired a distinctly Japanese character.
A large Japanese blue and white Arita octagonal vase with the body depicted phoenixes in a stylized garden with a wide band of chrysanthemum flower, foliage, leaves and rocks by a river bank beneath cloud scrolls and a faceted neck accented with rectangular panels; the shoulder shows karakusa & simple vertical patterns; the domed cover similarly decorated with a phoenix in a garden scene surmounted by a knop finial.
One of the notable successes of kilns at this time was the mastery of painting in under-glaze blue. A high degree of skill was required and achieved, and there is a complete absence of fuzziness of the outlines of the under-glaze decoration. The color of the blue is thin and soft, lending itself admirably as a base for over-glaze enameling in color which achieved a high degree of excellence.
There are two factors that make this vase rare
1 - Created in the 17th century - the early days of Arita porcelain, this vase has a long history and bears the most obvious characteristics of Arita porcelain.
2 - Normally handcrafted Arita porcelain are small in size and without covers. Large-sized Arita porcelain with covers are only available in limites quantities in the market.
gốm
Imari
Thời kỳ Edo (XVII-XIX)
Imari là một nhánh nhỏ của dòng sứ Arita. Vào cuối thời kỳ Momoyama (1573-1603), những thợ gốm
lành nghề của Hàn Quốc, những người thành thạo nghề thủ công của họ ở Trung Quốc đã đến Nhật
Bản và nhiều người định cư trên đảo Kyūshū. Tại đó, họ đã phát hiện ra loại đất sét cao lanh đặc biệt ở thành phố Arita và việc sản xuất đồ sứ
Imari (được đặt theo tên của cảng Imari - nơi vận chuyển) bắt đầu.
Màu sắc rực rỡ của đồ sứ Imari rất hợp thời và được ưa chuộng đến nỗi người châu Âu đã áp dụng chúng trên đồ đất nung, được gọi là đồ sứ ‘Delft’ sản xuất tại Hà Lan.
Đặc trưng của sứ Imari là sắp xếp các kiểu thức hoa văn đồ dệt và tranh truyền thống lên bề mặt gốm. Họa tiết Imari có màu sắc đa dạng như đỏ, xanh, vàng thêu kim tuyến trang trí trên mặt sứ trắng cực kì sắc nét. Từ rất sớm, Imari đã được giới tinh hoa ở châu Âu săn đón. Các sản phẩm của Imari vẫn được sưu tập và trưng bày trong những bảo tàng, cung điện và dinh thự Châu Âu cho đến ngày nay.
Edo period (XVII-XIX)
Imari is a small branch of Arita porcelain. Towards the end of the Momoyama period (1573-1603), skilled Korean potters who mastered their craft in China arrived in Japan and many settled on Kyūshū island. It was there they discovered the distinguished kaolin clay in the city of Arita and the production of Imari porcelain (named after the port of Imari from where it was shipped) began.
The vibrant colours of Imari porcelain were so fashionable that Europeans imitated them on earthenware, known as ‘Delft’ ware produced in the Netherlands.
Over the years, the way artists arrange traditional patterns and paintings on the ceramic surface has become a signature of Imari products. With the red, blue and gold as decorative glitter on white porcelain the attraction of Imari designs is undenied. That’s why from early on, Imari was sought after by elites in Europe and until now its image is often exhibited in museum displays, palaces and other European residences.
IMARI-WARENhật Bản/ Japan
Nhật Bản/ Japan
Thời
Nhật Bản/ Japan
Thời
26
Nhật Bản/ Japan
Bát Kakiemon họa tiết hoa lá
Kakiemon bowl with panels decoration depicting leaves
Thời kỳ/ period: Thế kỷ 17-18/ Late 17th-18th century
Kích thước/ dimension (cm): H8 x Dia16
25
Nhật Bản/ Japan
Bình hoa Imari họa tiết phong cảnh thiên nhiên Imari vase with panels decoration depicting scenary & nature
Thời kỳ/ period: Thế kỷ 18 -19/ 18th-19th century Kích thước/ dimension (cm): H37
W22
27
Nhật Bản/ Japan
Bát Imari trang trí phong cảnh thiên nhiên
Imari bowl decorated with natural scenery
Thời kỳ/ period: Thế kỷ 19/ 19th century
Kích thước/ dimension (cm): H10 x Dia31
Nhật Bản/ Japan
Bình hoa Imari họa tiết hoa lá
Imari vase with panels decoration depicting leaves
Thời kỳ/ period: Thế kỷ 19/ 19th century
Kích thước/ dimension (cm): H17 x Dia15
Nhật Bản/ Japan
Bình Imari lớn có nắp với họa tiết phong cảnh thiên nhiên
Imari large vase with lid and panels decoration depicting scenary & nature
Thời kỳ/ period: Cuối Thế kỷ 18 - Đầu Thế kỷ
19/ Late 18th - Early 19th century Kích thước/ dimension (cm): H104 x Dia54
Bình hồ lô có nắp hình đôi chim uyên ương, được trang trí theo phong cách mề đay Imari (họa tiết ở viền và chủ thể ở chính giữa). Họa tiết viền ngoài là hình vân mây và cách hoa, chính giữa là hình rồng đang bay trên những đám mây và các dải hoa cúc. Sắc men là men lam và đỏ gạch. Đây là một trong số những chiếc bình Imari kích thước to, có nắp hiếm có còn sót lại do kích cỡ bình này rất khó để cất giữ nguyên vẹn trong thời gian dài.
The gourd vase has a double lovebird lid, decorated in the style of a medal Imari. The outer border is a pattern of clouds and flowers, in the middle is a dragon flying above the clouds and bands of chrysanthemum. The color of the enamel is blue and brownish-red. This large size, lidded Imari vase is in a limited quantity because it is difficult to store for a long time.
Đ
ược vẽ thủ công thuần theo đặc trưng của gốm sứ Imari, cả hai chiếc bình đều thể hiện những cảnh đẹp bên bờ biển với tone màu xanh coban, đỏ sắt xen lẫn mạ vàng. Màu sắc tinh tế, mãnh liệt mô tả hoa súng, hoa sen, mẫu đơn và hoa chuông. Một chiếc lọ cho thấy đường bờ biển, chiếc lọ kia là một con sóng lồng vào nhau. Phía trên khung cảnh chính của mỗi chiếc bình là một khung cảnh trang trí hoa lá mạ vàng. Xung quanh vai và đế là một vòng trang trí lấy cảm hứng từ hàng dệt may Nhật Bản. Các tấm được vẽ bằng tay ở mặt sau giống với các tấm ở mặt trước nhưng với nhiều thay đổi tinh tế.
Ở mặt bên của mỗi chiếc bình, chúng ta thấy hình ảnh Imari truyền thống của chiếc bình trên sân vườn. Cặp bình được sản xuất tại Nhật Bản vào thời Minh Trị, khoảng năm thế kỷ 17.
Purely hand-painted in the style of Imari ceramics, both vases present beautiful seaside scenes with cobalt blue, iron red and gold plated tones.
Subtle, intense colors depict water lilies, lotuses, peonies and bellflowers. One vase shows the coastline, the other shows an interlocking wave. Above the main scene of each vase is a gilded floral decoration. Around the shoulders and sole is a decorative loop inspired by Japanese textiles. The hand-painted pattern on the back are the same as those on the front but with many subtle changes. On the side of each vase, we see the traditional Imari image of the garden vase. The pair of vases were made in Japan during the Meiji period, around the 17th century.
30
Nhật Bản/ Japan
Cặp bình hoa Imari họa tiết hoa lá
Pair of Imari vases with panels decoration depicting nature
Thời kỳ/ period: Thế kỷ 17/ 17th century Kích thước/ dimension (cm): H36 x Dia24
Satsuma
Sau gần 300 năm gần như bị cô lập với thế giới, Thiên hoàng Minh Trị cho Nhật Bản mở cửa giao thương với phương Tây. Gốm sứ Satsuma chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa tính thẩm mỹ và sự tinh tế của tinh thần Nhật Bản với kỹ thuật phương Tây. Đặc điểm của Satsuma là men rạn trong suốt, họa tiết được vẽ chi tiết, nhiều màu sắc, đặc biệt mạ vàng hoặc đồng, thể hiện sự phát triển rực rỡ của kỹ thuật gia công kim loại. Chủ đề trang trí trên bề mặt gốm sứ Satsuma thường xoay quanh câu chuyện dân gian hay truyền thuyết Nhật Bản như thần linh, linh vật cổ xưa, các vị La Hán, lãnh chúa và kỹ nữ,...
Meiji period (XIX-XX)
After nearly 300 years of Japan’s self isolation, Emperor Meiji allowed Japan to open up its borders to the West. Interestingly, Satsuma ceramics revealed a wonderful combination of aesthetics and sophistication of Japanese spirit with Western techniques. Satsuma's characteristics are transparent enamel, meticulous and shining patterns, especially gold or copper plating, showing the brilliant development of metalworking techniques. On the Satsuma product’s surface, the familiar Japanese folk tales, ancient mascots, warlords or even the Arhats can be spotted.
Nhật Bản/ Japan
Nhật Bản/ Japan
CỔ
VẬT VIỆT NAM
TRIỀU
LÝ
Triều đại Nhà Lý (1009 - 1224)
Gốm sứ ở triều đại nhà Lý là một ngành nghề phát triển vô cùng hưng thịnh. Hầu hết vùng nào cũng có làng gốm riêng và đặc biệt phát triển tại các vùng ven sông. Trong giai đoạn này, lịch sử nghề gốm sứ như bước sang trang mới thay đổi mạnh mẽ cả về quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm cho đến kiểu dáng. Lúc này nhiều loại men mới đã ra đời. Gốm Việt đã có sự ổn định về công nghệ sản xuất cũng như phong cách.
Hai loại gốm thịnh hành nhất thời kỳ này là:
1. Gốm trang trí kiến trúc: Dòng gốm này thường là đất nung để thô, hoặc phủ một lớp men có giá trị rất độc đáo. Điển hình là các mặt hàng gạch có in hoa văn để trang trí với nhiều dáng hình, kích thước khác nhau. Gốm trang trí hình chiếc lá nhọn, hình mũi tên cũng rất được người dân ưa chuộng…
2. Gốm gia dụng: bát đĩa, ấm, âu, chén, vại, chum, vò, hũ… Đặc biệt men trắng cũng xuất hiện ở thời kỳ này ngoài men tro và men đất – những loại thịnh hành từ những thời kỳ trước đó.
LY DYNASTY CERAMICS
Ly Dynasty (1009 - 1224)
Ceramics in the Ly dynasty were an extremely flourishing industry. Pottery flourished all over the country. Almost every region has its own pottery village and especially developed in riverside areas. During this period, the history of the ceramics industry turned to a new page with drastic changes in both production scale, product range and design. At this time many new enamel were born. Vietnamese ceramics have a stable production technology as well as style.
The two most popular types of pottery of this period were:
1. Architectural decorative ceramics: This line of pottery is usually terracotta raw, or covered with a very unique valuable glaze. Typically, brick items have printed patterns to decorate with many different shapes and sizes.
Decorative ceramics in the shape of pointed leaves and arrows are also very popular with people…
2. Household ceramics: dishes, kettles, bowls, cups, jars,... Especially white glaze also appeared in this period in addition to ash glaze and earthen glaze - which were popular from earlier periods.
Việt Nam/ Vietnam
gốm
hoa nâu
Triều đại Lý-Trần
Đồ gốm hoa nâu là một trong những dòng gốm tiêu biểu nhất và mang tính thời đạI của lịch sử gốm Việt. Xuất hiện từ triều đại Lý cùng với các dòng gốm men ngọc khác, tuy nhiên gốm hoa nâu trở nên phổ biến và phát triển nhất vào thời đại Trần (TK 13 - 14). Gốm hoa nâu nổi bật về nghệ thuật tạo hình, đặc trưng với lối trang trí đơn giản, gần gũi mang đậm dấu ấn tinh thần “Đại Việt”.
Thuật ngữ “Gốm hoa nâu” mô tả một loại gốm với trang trí hoa văn bằng men màu nâu trên nền trắng ngà. Gốm hoa nâu thuộc loại sành xốp dầy, xương gốm thô và nặng được nung từ 1000 đến 1300 độ C, màu men nâu làm ra từ nguyên liệu tự nhiên đá son trộn lẫn với nhiều phụ gia khác chủ yếu là oxit sắt. Những sắc nâu trầm bổng từ nhạt tới đậm, nâu vàng, nâu đen,... là thành quả sau khi men được nung ở nhiệt độ cao bằng lò củi. Đặc điểm phong cách gốm hoa nâu là hình dáng đầy đặn, khỏe khoắn. Nét khắc trên sản phẩm chỗ nông chỗ sâu, hoa văn khoáng đạt được thể hiện theo tùy hứng dưới bàn tay của người thợ gốm dân tộc. Gốm hoa nâu mang đậm dấu ấn tín ngưỡng, Phật giáo thể hiện qua đề tài trang trí hoa sen, hoa cúc, đầy tinh tế, tỉ mỉ, cầu kỳ. Nhiều chi tiết trên cùng một hiện vật được chế tác phần nhiều nhỏ gọn, như ấm trà, kỷ phấn, bát, đĩa, tô, chén uống trà, chân đế, đài sen, liễn… thể hiện cảm thụ mỹ thuật cao, biết thưởng thức cái đẹp của người đương thời. Chính nét đặc sắc thuần khiết của gốm hoa nâu tạo nên sự riêng biệt và không hề bị lai tạp với các loại hình gốm khác trên thế giới.
Ngoài công năng trang trí trong phạm vi cung đình, chùa chiền, hay trong đời sống cư dân bản địa thì gốm hoa nâu thời kì này còn là biểu vật minh chứng cho tinh thần dân tộc, là niềm tự hào chiến thắng 3 lần chống ngoại xâm của nhà Trần. Vì vậy mà tạo dáng của gốm hoa nâu có kích cỡ lớn hơn cùng lối biểu đạt phóng khoáng, kiêu hùng qua hoa văn trên gốm thể hiện các đề tài sóng nước, hoa sen, đấu sĩ luyện võ, cưỡi voi xung trận, hoặc cảnh thái bình với hình tượng chim chóc nhảy múa. Tất cả như gửi gắm thông điệp yêu nước, lạc quan, chiến đấu, tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm.
BROWN GLAZE POTTERYLy-Tran Dynasty
Brown glaze pottery is one of the most typical and epochal pottery lines of Vietnamese ceramic history. Appearing from the Ly dynasty along with other céladon ceramics, brown glaze pottery became most popular and developed in the Tran dynasty (13-14th century). Brown glaze pottery stands out in visual arts, characterized by a simple and close decoration imbued with the spirit of "Dai Viet".
The term "Brown Glaze Pottery" describes a type of pottery with decorative patterns in brown glaze on an ivory white background. Brown pottery belongs to the type of thick porous earthenware, the rough and heavy ceramic bone is fired from 1000 to 1300 degrees Celsius, the brown glaze color is made from natural materials of vermilion mixed with many other additives, mainly iron oxide. After being heated to a high temperature in a wood stove, the enamel transforms into several shades of brown that range from light to dark, including golden brown, dark brown,... This kind of pottery has a full and strong shape in style. The carvings on the product are shallow and deep, and the patterns are freely expressed by the hands of the ethnic potter. Brown glaze pottery is imbued with religious beliefs, Buddhism is portrayed through the theme of decorating lotus flowers, chrysanthemums, full of sophistication and meticulousness. Many details on the same artifact are crafted in a very compact manner, such as teapots, chalkboards, bowls, plates, bowls, tea cups, bases, lotus stands, urns, etc., showing high artistic sensibility of people in this period. It is the pure characteristics of brown glaze pottery that make it unique and not hybrid with other types of pottery in the world.
Brown glaze pottery not only serves the purpose of decoration in the palaces, temples, or daily life used, but it is also a symbol of the national spirit, the pride of winning three times against the invaders of the Tran dynasty. The shape of the pottery is larger in size with a liberal and heroic expression through the patterns on the products showing the themes of water waves, lotus flowers, gladiators practicing martial arts, riding elephants in battle, or peaceful scenes with dancing birds. All of them convey the message of patriotism, optimism, fighting, and a strong spirit against foreign invaders.
Việt Nam/ Vietnam
Nam/ Vietnam
TRẦN
Triều đại Nhà Trần (1225 - 1400)
Nghệ thuật gốm sứ thời Trần được kế thừa và phát triển trên cơ sở nền móng có sẵn của thời Lý. Tuy nhiên đi theo điều kiện lịch sử và nhu cầu thời bấy giờ các sản phẩm gốm sứ thời Trần có hướng chuyển khác biệt rõ ràng từ tỉ mỉ, chau chuốt của thời Lý sang khuynh hướng hiện thực, đơn giản và khỏe khoắn.
Gốm được nung từ đất sét, có thể tráng men sau được nung qua lửa để tạo thành những sản phẩm trang trí và đồ gia dụng cho gia đình. Ngoài ra, các công trình kiến trúc lớn khác của thời Trần từ gốm đất nung như: đầu rồng, đầu đao, chim phượng,… được xây dựng tại các lăng mộ vua Trần tại Thiên Trường, Nam Định.
Gốm sứ thời Trần với hướng nghệ thuật hiện thực, chắc khỏe và đơn giản, mang đậm chất tinh thần Đông A, mộc mạc nhưng không kém phần duyên dáng. Đồ gia dụng được phủ men như: gốm hoa nâu, gốm men ngọc, gốm men nâu, gốm men trắng, gốm men hoa lam, gốm men trắng ngà.
Các sản phẩm gốm thời Trần sử dụng rất nhiều loại hoa văn đặc trưng như:
1. Hoa văn thực vật: chủ yếu là các sản phẩm tráng men như những đồ gia dụng: bát, đĩa, lọ, thập, liễn…. với các họa tiết như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh, hoa thị,… trong số đó họa tiết hoa sen được cách điệu nhiều và độc đáo. Ngoài các đồ gốm còn được in ấn trên các loại gạch, ngói để xây dựng nhà cửa.
2. Hoa văn động vật: Hoa văn thường được sử dụng trong trang trí các họa tiết đồ gốm là hình rồng, phượng, thể hiện cho quyền lực, vua chúa và sự phồn thịnh của đất nước. Rồng của thời Trần được thiết kế phức tạp theo hướng chắc khỏe, mập mạp và có độ uốn lượn thoải mái hơn thời Lý. Ngoài ra còn có hình các loại động vật như: hổ, chim, voi, ngựa.
3. Hoa văn hình con người: Hình ảnh con người trên gốm sứ thời Trần rất hiện thực, sinh động và phong phú. Bố cục hình người đơn lẻ, hai người, nhóm người… rất mộc mạc và được kết hợp giữa cây cỏ động vật tạo nên sự khoáng đạt, mang tính hiện thực.
4. Hoa văn mây, sóng, nước: loại hoa văn này chủ yếu bổ trợ cho các họa tiết khác, tạo sự cách điệu, kết hợp nhiều nét đồng dạng, mềm mại, ổn định và cân bằng.
TRAN DYNASTY CERAMICSTran Dynasty (1225 - 1400)
The Tran dynasty ceramics were inherited and developed on the basis of the existing foundation of the Ly dynasty. However, due to historical events and necessities at that time, the ceramic goods of the Tran dynasty differed markedly from the detailed and elaborate of the Ly dynasty to the tendency of realism, simplicity, and strength.
Pottery is made from clay, glazed, and then fired to become decorative pieces and daily things. Other notable architectural achievements of the Tran dynasty, such as dragon heads, knife heads, phoenix birds, and so on, were created at King Tran's graves in Thien Truong, Nam Dinh.
Ceramics with aesthetic direction from the Tran dynasty are realistic, powerful, and simple, imbued with the spirit of Dong A, rustic but no less charming. Enamel is used to coat household items such as céladon ceramic, brown glaze pottery, white glaze ceramic, blue flower glaze, and ivory white glaze.
Many common patterns were utilized in Tran dynasty ceramics, including:
1. Plant patterns: mostly enameled objects such as domestic items such as bowls, plates, jars, crosses, urns, etc. with motifs such as lotus, chrysanthemum, lemon blossom, asterisk, etc., with lotus designs being stylized and distinctive. In addition to pottery, they are printed on bricks and tiles used to construct dwellings.
2. Animal patterns: Dragons and phoenixes are common patterns employed in the design of ceramic themes, signifying power, royalty, and the country's prosperity. The Tran dynasty dragons were precisely built to have stronger, sturdier, and more comfortable curves than the Ly dynasty dragons. There are also images of animals including tigers, birds, elephants, and horses.
3. Human-shaped patterns: The depiction of individuals on Tran dynasty pottery is extremely lifelike, colorful, and detailed. The arrangement of a single person, two people, a group of people... is quite rustic, and it is coupled with plants and animals to give a sense of space and authenticity.
4. Cloud, wave, and water patterns: these patterns are used to stylize other motifs by combining numerous similarities, softness, stability, and balance.
Việt Nam/ Vietnam
Tước trắng xanh, hoạ tiét phong cảnh, giữ lòng tước có chữ Thọ 壽
Blue and white stem cup, everted foliated mouth decorated with lines following the design central medallion with the word longevity 壽, a central of a phoenix and formal groups of foliage
Thời kỳ/ period: Đời nhà Trần - Thế kỷ 13/ Tran Dynasty - 13th century Kích thước/ dimension (cm): H12
Việt Nam/ Vietnam
Tước men trắng rạn, chữ 福 Phúc ở giữu lòng tước Pale green crackled glaze stem cup, central medallion with the word blessing 福
Thời kỳ/ period: Đời nhà Trần - Đầu Thế kỷ 14/ Tran Dynasty - Early 14th century Kích thước/ dimension (cm): H12 x Dia12
G ố m men ngọc Triều Trần
Gốm men ngọc có xuất sứ từ Trung Quốc và trải qua nhiều thời kì với các tên gọi khác nhau. Loại gốm này trở nên hưng thịnh và được sản xuất tại nhiều nước Đông Á từ thế kỉ X. Ở Việt Nam, nghề gốm tráng men phát triển mạnh từ thời Lý, khi tiếp biến qua thời Trần, có thêm sự du nhập thợ thuyền thời Tống với kỹ thuật làm gốm men ngọc. Thợ thủ công Việt cũng cảm thụ được nghề, và gốm men ngọc trở thành một dòng gốm độc đáo, nổi trội bên cạnh men hoa nâu, men trắng ngà, men giấy,...
Vẻ đẹp mượt mà và duyên dáng của lối tạo hình cùng hoa văn trang trí, họa tiết ẩn hiện dưới lớp men huyền diệu khiến các sản phẩm gốm men ngọc của Việt Nam có nét đặc trưng riêng. Chúng được chế tác chủ yếu kích cỡ nhỏ với đĩa, âu, chén, tước, ang, liễn, hũ, ấm… mang nhiều nét tạo hình tương đồng với đồ sứ Tống, Nguyên, Minh… Hình tượng linh thú kỳ lân được đưa vào trang trí gốm men ngọc thời kì này khá phổ biến.
Phần lớn các sản phẩm gốm men ngọc đều có xương đất mịn, dày dặn, thường là nặng, và được nung ở nhiệt độ cao. Trên bề mặt men có vết co rạn lộ ra những mảng màu hung hung đỏ là do có nhiều tạp chất sắt trong xương men. Đặc điểm này có thể được coi là một trong những yếu tố đánh giá độ chân thực của sản phẩm gốm men ngọc. Men của gốm men ngọc thường trong, bóng, nhưng cũng có loại mờ, đục, với nhiều vẻ khác nhau. Màu men ngọc thời kì này mang cá tính riêng với đủ các sắc độ, từ xanh nhạt, xanh đông thanh, xanh úa tới vàng úa, vàng tươi, vàng xám… cộng với kỹ thuật phủ men dày mỏng, tạo hiệu ứng kỳ lạ. “Céladon” được cho là tên gọi phổ biến của loại gốm này xuất phát từ phương Tây, khi gốm men ngọc du nhập vào Châu Âu thế kỉ XVII và rất được ưa chuộng.
GỐM
MEN NGỌC
Greenwares (céladon)
Céladon is a well-known form of East Asian ceramic that originated in China since the 10th century. In Vietnam, glazed pottery flourished during the Ly-Tran dynasty, with an influx of Tong dynasty craftsmen using the céladon pottery technique. Vietnamese craftsmen since then started to learn the technique, and making céladon pottery became unique and outstanding in this period.
Céladon products are mostly crafted in small sizes with plates, bowls, cups, ang, urns, jars, kettles... evocative of many similar shapes from Tong, Nguyen, and Minh porcelain... In this period, céladon ceramic decoration was quite popular. The image of the Shi-shi spirit animal that has been used for the decoration of céladon ceramics was quite popular during this period.
Most céladon products have smooth, thick, often heavy, earthen bones, and are fired at high temperatures. On the enamel surface, there are stretch marks that reveal reddishbrown patches due to the presence of many iron impurities in the enamel bone. This feature can be considered as one of the factors to evaluate the authenticity of céladon ceramic products. The glaze of céladon is usually clear and glossy, but there are also translucent, opaque types, with many different looks. The céladon’s color is diverse with all shades of green, from light green, frozen green, pale green to yellowish, bright yellow, grayish yellow... combined with the enamel coating technique delivering a magnificent effect.
The name "Céladon" originated from the West, when céladon ceramics were first brought to Europe in the 17th century and became very popular.
Việt Nam/ Vietnam
Bát céladon thời Trần Céladon small bowl Tran Dynasty
Thời kỳ/ period:
nhà Trần - Cuối Thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13/ Tran Dynasty - Late 12th century, early 13th century Kích thước/ dimension
Việt Nam/ Vietnam
Đĩa Céladon, trang trí hoa sen Céladon bracket-lobed dish
The dish is potted with sides divided into bracket lobes on the interior and exterior below an everted rim of conforming shape. The center of the interior is molded with a stem of blosoming Lotus, and covered overall with a glaze of green and yellow hues color
Thời kỳ/ period: thế kỷ 13-14/ 13th-14th century Kích thước/ dimension (cm):
Việt Nam/ Vietnam
Bình sứ men ngọc siêu nhỏ hai tay cầm Céladon tiny vase with two handles
Thời
14/ 14th century
Việt Nam/ Vietnam
Bát men lam thời Trần Lê với hoa cúc ở lòng bát Enamel bowl in the Tran Le Dynasty with chrysanthemum flowers in the middle
Thời kỳ/ period: Cuối Trần đầu Lê - Thế kỷ 14/
Late Tran and Early Le - 14th century Kích thước/ dimension (cm): H5 x Dia24
Việt Nam/ Vietnam
Nậm tỳ bà thời Trần Lê Small wine bottle Tran - Le Dynasty
Thời kỳ/ period: Cuối Trần đầu Lê - Thế kỷ 15/ Late Tran and early Le period, 15th century Kích thước/ dimension (cm): H26 x Dia14
Việt Nam/ Vietnam
SỨ MEN LAM
Huế
DE HUE
Đồ sứ men lam Huế hay còn gọi là “Bleu de Hue” được sản xuất tại Cảnh Đức trấn, Trung Quốc. Loại sứ này được đặt riêng cho triều đình Huế vào thế kỉ 18 - 19 thời Pháp thuộc, do chính các sứ bộ Ngoại giao triều đình Huế đặt hàng khi tới Trung Quốc.
Đồ sứ men lam Huế có thiết kế và triện hiệu đặc biệt (hiệu triện hai Hoa tự được đọc là NeiFu, có nghĩa là ‘nội phủ’ được sử dụng trên các đồ sứ chất lượng cao dùng trong triều đình), được trang trí theo sở thích của các quan và Vua sau đó giao cho các lò gốm tại Cảnh Đức thực hiện. Cho dù được tạo tác bởi người Trung Hoa nhưng đồ sứ men lam Huế vẫn thể hiện được tính độc đáo và bản sắc văn hóa Việt cùng vẻ thanh nhã yêu kiều và sự hài hòa về màu sắc. Họa tiết trang trí đặc trưng trên sứ men lam là hình rồng và kỳ lân ở giữa lừng mây trên nền men màu xanh, một số món còn được đề thơ. Vào cuối thế kỷ 19, đồ sứ được chế tác thêm viền kim loại ở rìa miệng để tránh bị vỡ. Men sứ được nung từ đất sét cùng các vật liệu khác như cát (silice), thạch anh (quartz), đá bồ tạt (feldspath), cao lãnh (kaolin), petuntse (đất bồ tạt),...
Khoảng giữa thế kỷ 19, số lượng tầng lớp trung lưu Trung Quốc có khả năng tài chính dồi dào gia tăng, các lò gốm khác tại Giang Tây cũng ý thức được tiềm năng của thị trường này nên tham gia sản xuất sứ Bleu de Hue độc lập cho người Trung Hoa sử dụng. Ngoài ra còn có có phiên bản đồ sứ Bleu de Hue do Việt Nam sản xuất dưới thời Minh Mạng (1820-1841) và Thiệu Trị (1841-1847) nhưng không phổ biến lắm. Hiện nay số lượng đồ sứ men lam Huế còn xót lại khá ít, nhiều nhà sưu tầm phải bỏ ra số tiền lớn để sở hữu được món đồ hiếm này.
BLEU DE HUE PORCELAIN
Hue blue and white porcelain known as “Bleu de Hue” was exported from China to the Vietnamese market. During the French colonial era in the 18th and 19th centuries, this sort of porcelain was ordered expressly for the Hue court by Hue imperial diplomats to China.
Bleu de Hue has special designs and marks (One common two character mark reads Nei Fu, and can be translated as "Inner Court"), they were decorated according to the preferences of the Vietnamese King and court, then assigned to the kilns at Canh Duc to execute. Although created by the Chinese, Hue blue-glazed porcelain still shows the uniqueness and cultural identity of Vietnam with elegant elegance and color harmony. The typical decorative motifs on blue-glazed porcelain are dragons and Shishi in the middle of the clouds on a blue enamel background, some of the dishes are also titled with poems. In the late 19th century, porcelain was made with a metal rim at the edge of the mouth to prevent breakage. Porcelain glaze is fired from clay and other materials such as sand (silice), quartz, potash (feldspath), kaolin, petuntse (potassium soil), …
During the middle of the 19th century, the number of Chinese middle classes with abundant financial capacity increased, other kilns in Jiangxi were also aware of the potential of this market, so they engaged in the production of Bleu de Hue porcelain. independent for the Chinese to use. There is also a Vietnamesemade version of Bleu de Hue porcelain under the Minh Mang (1820-1841) and Thieu Tri (1841-1847) dynasties, but it is not very popular. Currently, the Bleu de Hue porcelain is quite rare, many collectors have to spend a lot of money to own this item.
Việt Nam/ Vietnam
Bát Lam Huế, trang trí rồng giữa những đám mây, hiệu đề 內府侍中 Nội Phủ Thị Trung, đồ sứ ký kiểu
Bleu de Hue bowl with dragon decoration, Jingdezhen export-ware
Along the rim of the bowl is a dragon with bulging eyes amid clouds, base with 內府侍中 neifu shi zhong mark.
Thời kỳ/ period: thế kỷ 18/ 18th century
Kích thước/ dimension (cm): H15 x Dia24
Việt Nam/ Vietnam
Việt Nam/ Vietnam
Việt Nam/ Vietnam
Việt Nam/ Vietnam
50
Việt Nam/ Vietnam
Bát Lam Huế, trang trí Viên Long, hiệu đề 玩玉 Ngoạn Ngọc, đồ sứ ký kiểu Bleu de Hue bowl with dragon decoration, Jingdezhen export-ware, marked with 玩玉 Jade Trinket
Thời kỳ/ period: thế 19/ 19th century Kích thước/ dimension (cm): H6 x Dia16
Việt Nam/ Vietnam
Bát lam Huế, trang trí hình con rồng với đôi mắt lồi đang phun lửa phun lửa dọc theo vành bát. Gần chân vòng cạn là một dải sóng mà từ đó hai con cá chép trồi lên, hiệu đề 内府 Nội Phủ dưới đáy, đồ sứ ký kiểu Bleu de Hue bowl with dragon decoration, Jingdezhen exportware. Along the rim of the bowl is a dragon with bulging eyes spitting fire. Near the shallow ring foot is a band of waves from which two carps emerge, one of which is blowing a huge gourd-shaped bubble, marked with 内府 neifu.
Thời kỳ/ period: 1841-1883/ Thiệu Trị - Tự Đức, 1841-1883/ Emperor Thiệu Trị - Tự Đức Kích thước/
H10
Việt Nam/ Vietnam
Nầm rượu Lam Huế, trang trí hình long phụng chầu nguyệt giữa những đám mây, hiều đề 内府 Nội Phủ, đồ sứ ký kiểu Bleu de Hue porcelain bottle vase, featuring a dragon and phoenix amid clouds, base with 内府 neifu mark, Jingdezhen export-ware
Thời kỳ/ period: Thiệu Trị - Tự Đức, 1841-1883/ Emperor Thiệu Trị - Tự Đức, 1841-1883 Kích thước/ dimension (cm): H11 x Dia11
ĐỒ
ĐỒ ĐỒNG TRUNG HOA
- CHINAĐỒ ĐỒNG NHẬT BẢN
6
Bình đồng nhỏ Meiji họa tiết nổi hình rồng Meiji small bronze dragon vase
Đầu thế kỷ 19/ Early 19th century H16 x Dia11 cm
7
Lư đồng nhỏ Meiji họa tiết nổi Meiji small bronze censer Đầu thế kỷ 19/ Early 19th century H17 x Dia9 cm
8
Vạc đồng đúc thời Minh Trị Meiji bronze jardinier
Thế kỷ 17-18/ 17th-18th century H42 x Dia64 cm
ĐỒ ĐỒNG VIỆT NAM
Văn Hóa
ĐÔNG SƠN
Nền văn minh lúa nước của Đông Sơn phát triển mạnh mẽ với hệ thống thủy lợi tinh vi, nằm nép mình trong một vùng đồng bằng phì nhiêu giữa vùng núi Tản Viên phía tây nam và núi Tam Đảo phía đông bắc. Đây là nơi giao thoa giữa các dòng chảy vĩ đại như Sông Hồng, Sông Đà và Sông Chảy. Văn hoá Đông Sơn ra đời là kết quả của sự hội tụ của nhiều văn hoá trước thuộc thời đại đồng thau (Bronze Age) trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng các con sông lớn ở miền bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng. Phạm vi phân bố của nền văn hoá Đông Sơn trên cơ bản là trong phạm vi ở miền bắc Việt Nam. Sự ra đời của kỹ thuật đồ sắt của thời kỳ này đã giúp cho kỹ thuật luyện đồng thau được hoàn thiện, đồ đồng thau Đông Sơn phát triển rực rỡ. Đồ đồng Đông Sơn rất ấn tượng về mặt kỹ thuật, với kiểu dáng đa dạng và phong phú được trang trí vô cùng đặc biệt. Nổi trội là nghệ thuật trang trí trống đồng, nơi hội tụ ý niệm về vũ trụ, quan niệm nhân sinh của người Việt cổ. Các họa tiết trên trống đồng và trên một số thạp là những hình sinh hoạt của con người, hầu hết là những hoạt động tập thể. Đó là những họa tiết hình người khoác áo lông chim, đội mũ cắm lông chim, là những chiến binh cầm mộc, cầm rìu hay đang chèo thuyền trong lễ hội chắt lọc từ hiện thực đời sống. Tính chủ đạo cho thấy con người hòa với thiên nhiên lao động sản xuất. Bên cạnh đó còn là hình ảnh con người cầm vũ khí bảo vệ đất đai và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh đều biểu cảm bằng con mắt tròn to gần kín khuôn mặt nghiêng, thân người nhìn thẳng trùng hợp với phong cách của nghệ thuật cổ Ai Cập. Thuật ngữ “Đông Sơn” ngày nay được gán cho nền văn hóa này là theo tên làng Đông Sơn, nằm xa hơn về phía nam hữu ngạn sông Mã, thuộc Thanh Hóa. Chính tại đây, những nhà khoa học Châu Âu - Louis Pajot (1924-30), Olov Janse (1935-38) - đã khai quật một khu khảo cổ thời tiền sử, nơi thu được đồ đồng, sắt, gốm sứ và đá bán quý. Những giai đoạn đầu (1000-500 TCN) các cổ vật chủ yếu là gốm sứ so với một ít đồ đồng. Nhưng đến giai đoạn thứ hai của nền văn minh 500-1TCN các cổ vật đồng xuất hiện nhiều hơn và đa dạng hơn về số lượng lẫn chất lượng, cho thấy sự phát triển của kỹ thuật đúc. Các hiện vật được khai quật đa dạng về chủng loại và chức năng bao gồm các loại vũ khí như lưỡi
giáo, mũi tên, dao găm hay các dụng cụ sản xuất, sinh hoạt như rìu, lưỡi liềm, thạp, thố, bình,... Ngoài ra còn có đồ trang sức và hình tượng nhỏ để trang trí
Nền văn hóa khảo cổ Đông Sơn với đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng đã tồn tại cả một thiên niên kỉ. Chúng hình thành nên bản sắc dân tộc và phản ánh được thời kì phát triển rực rỡ của văn hóa Việt cổ
DONG SON CULTURE
This Dong Son rice-growing kingdom was situated in a fertile plain bordered by Mount Tan Vien to the Southwest and Mount Tam Dao to the Northeast, where the Red River emerges from the mountains and meets the Black and Chay Rivers. The “Dong Son” culture was formed from the combination of many previous cultures of the Bronze Age in the process of occupying the delta of great rivers in Northern Vietnam, mainly the Red River.
The bronzes of the kingdom are technically impressive, with a wide range of forms and distinctive decoration. Detailed artistic patterns include human activities and nature. These are motifs of people wearing feather coats, feather hats; warriors holding carpentry, axes or rowing boats in a festival distilled from real life. The mainstream shows that people are in harmony with nature, labor and production. There is also the image of people holding weapons to protect the land and jubilantly dancing to celebrate the victory. All expressed with large round eyes on the face and the body is straight, that refer to the style of ancient Egyptian art.
The name “Dong Son” is derived from the village of Dong Son, which is located farther South on the right bank of the Ma River in present-day Thanh Hoa. Europeans - Louis Pajot (1924-30) and Olov Janse (1935-38) - unearthed an ancient cemetery here, yielding bronze, iron, ceramics, and semi-precious stones. Recent excavations at Dong Son cemetery have added to the early discoveries. Mortuary artifacts in the cemetery's earliest period of usage (1000-500 BCE) consisted of ceramics and a few bronzes (this phase is said to equate with the Go-Mun phase In the Red River valley). Burial sites from the second phase, dated 500-1 BCE, produced much more bronzes with more diversity and innovative shapes. This was due to the rapid growth of the bronze-making sector. The grave discoveries show an increase in the status of bronze items and a decrease in the prominence of ceramics. The unearthed artifacts are diverse in type and function, including weapons such as spears, arrows, daggers or production and living tools such as axes, sickles, jars, pots, jars, etc. ... There are also jewelry and figurines for decoration.
Bộ
văn
thủng, hoạ tiết uyên ương, chân sư tử. 2 lư còn lại được khắc với hình thù con Vịt.
Three pieces incense burner set. The lid is engraved with perforated patterns, love motifs, lion’s feet. The remaining two urns are engraved with the shape of a duck.
Thế kỷ 12/ 12th century H19 x W18, H19 x W26 cm
Công cụ lao động cho giới cao cấp thời Đông Sơn
Labor tools for the high class in the Dong Son period
Thời Đông Sơn - 300 TCN/ Dong Son period - 300 B.C
H8, H8, H9,5 cm
* The gift included when collecting the three pieces incense burner set
Lưỡi rìu dáng hài, hoạ văn trên cán là hai con tôm cách điệu, phần thân là họa tiết người đội mũ lông thú chèo thuyền. Đồ vớt Sông Hồng, Patina rất tốt.
The tongue is comically shaped, the pattern on the handle is two stylized shrimps, the body is a pattern of people wearing fur hats rowing. From the Red river, good patina.
Thời Đông Sơn - 300 TCN/ Dong Son period - 300 B.C
H16 x W18 cm
Lưỡi rìu dáng búa, khắc hoạ hoa văn kỷ hà trên viền. Thân rìu khắc hoạ ba người đội mũ lông thú chèo thuyền, phía dưới là người đấu sĩ Đông Sơn nhảy múa. Phía bên trái là cảnh săn cá sấu. Patina đồng xanh biếc. Đồ đào.
The blade of the ax has a hammer shape, depicting period pattern on the edge. The body of the ax depicts three people wearing fur hats rowing a boat, below is a dancing Dong Son gladiator. The left side is the crocodile hunting scene. Blue copper patina. From underground.
300-500 TCN/ 300-500 B.C
H15 x W19 cm
Lưỡi hái đồng Đông Sơn. Dòng đồ vớt sông. Dong Son bronze scythe. From the river.
Thời Đông Sơn - 300 TCN/ Dong Son period - 300 B.C
H13 x W10 cm
Lưỡi rìu Đông Sơn, cán hoa văn hình hai con tôm cách điệu, phần thân hoạ tiết hai người đội mũ lông thú trên thuyền. Dòng đồ vớt sông. Dong Son ax blade, handle patterned with two stylized shrimps, body pattern two people wearing fur hats on boat. From the river.
Thời Đông Sơn - 300 TCN/ Dong Son period - 300 B.C H12 x W13 cm
ĐỒ
Khay
Thời
Khay
Khay
Thời
Thời
33
trà UK Teapot
Thời
Victoria/ Victorian era
Orfèvrerie
Gallia
"Orfèvrerie Gallia" được biết đến rộng rãi trong giới sưu tập Art Deco, lấy tên từ hợp kim đồng và thiếc phát minh vào cuối thế kỷ 19. Kim loại Gallia được sử dụng làm vật liệu cơ bản cho tất cả các sản phẩm của hãng với giá thành thấp. Hoạt động sản xuất của Gallia được đặt trong nhà máy Manufacture de l'Alfenide do Félix Chéron đứng đầu. Nhờ chi phí sản xuất tối ưu mà hãng có ngân sách để thuê các nhà thiết kế có tiếng như Luc Lanel, Maurice Dufrêne cho các dòng sản phẩm bạc vô cùng thành công trên thị trường của họ. Năm 1935, Orfèvrerie Gallia hoàn toàn hợp nhất với Christofle và không còn hoạt động riêng lẻ nữa. Điều đáng chú ý là hiện nay trên thị trường đồ cổ thế giới, những món đồ bạc sản xuất với mức giá “khiêm tốn” này được bán với giá cao gấp 3-10 lần các tạo tác tinh túy của Christofle cùng thời kỳ đó.
Khay bạc cổ Orfèvrerie Gallia được đóng dấu “tête de chat’ (đầu mèo) cùng hai chữ C - tên viết tắt của Charles Christofle. Dấu “tête de chat” được cho là rất hiếm, sử dụng từ năm 1921 đến 1931.
ORFÈVRERIE GALLIA
The name "Orfèvrerie Gallia", which is mostly recognized among collectors of Art Deco, was taken from an alloy of copper and tin that was invented during the end of the 19th century. Gallia metal is used as a base material for all brand products at low cost. Gallia's production was housed in the Manufacture de l'Alfenide factory, headed by Félix Chéron. The brand was able to recruit well-known designers including Luc Lanel and Maurice Dufrêne for their own lines, many silverware products have been wildly successful. When this awareness dawned on the board of Christofle, Orfèvrerie Gallia completely merged with Christofle and no longer operated separately in 1935. Currently in the world antique market, these "cheap" silver trays are sold for 3-10 times higher than the "luxury" Christofle products of the same period.
Orfèvrerie Gallia silver tray was marked on the bottom with Cat's head in square, flanked by initials C-C for Charles Christofle. These marks are fairly rare and date from the decade 1921-1931.
BẠC
Guildart
Đồ bạc Pháp với thiết kế đặc trưng của thời kì Louis XV được cho là vô cùng hiếm và cổ. Thông thường, những món đồ bạc được đóng dấu Guildart cùng mã số chất lượng bạc nhằm xác minh hàm lượng bạc của sản phẩm. Hệ thống đánh dấu của Guild cũng đảm bảo rằng kim loại được sử dụng để sản xuất luôn là loại cao cấp nhất. Ngoài ra Louis XV được coi là một trong nhiều tên gọi của phong cách trang trí đồ bạc này do ở một số quốc gia các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều biến thể trong hơn 200 năm. Các tên gọi khác được biết tới là phong cách Laurier, Rocaille, Rococo và Rokoko.
GUILDART STAMP IN SILVERWARE
Silverware Louis XV style with the Guildart stamp and the plate quality number are super rare and antique. The guild's marking system also ensured that the metal was of the highest quality. The warden's mark was one of several needed to verify the silver content of a piece of silver. Only a limited amount of French silver from the Louis XV has survived. Louis XV is only one of the names for this style pattern that was made in many variations by makers in several countries for over 200 years. Other names are Laurier, Rocaille, Rococo, and Rokoko.
Christofle
DÀNH RIÊNG CHO TRUNGĐây là dòng đồ bạc được Christofle sản xuất thủ công tại Fez, Maroc và xuất khẩu sang thị trường Trung Đông để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tiềm năng của khu vực này. Dòng đồ này có bên ngoài được mạ hợp kim đồng thau ánh vàng, bên trong là kim loai bạc thau. Các bộ phận được gắn thủ công, họa tiết đơn giản với chi tiết lá hình elip. Bình trà Maroc thường có thiết kế độc đáo để phù hợp với văn hóa “rót cao” khi dùng trà. Khi sử dụng, bình cần được đưa cao rồi rót vào cốc và ly để làm nguội trà và tạo bọt nhẹ. Đặc biệt, dòng đồ này có khả năng chịu nhiệt tốt hơn đồ gốm và sứ cùng vẻ đẹp bền bỉ qua thời gian.
This is a line of silverware handcrafted by Christofle in Fez, Morocco and exported to the Middle East market to meet the potential consumer demand of this region. This line of items has a gold-plated brass alloy outside and a silver-brass metal inside. It has hand-assembled parts and simple patterns with elliptical leaf details. Moroccan tea pots often have a unique design to suit the culture of "high pour" when serving tea. When using, the pot needs to be raised high and poured into cups to cool the tea and create a light foam. In particular, this line of silverwares has better heat resistance than ceramic and porcelain, and its beauty is durable over time.
Để tìm hiểu thêm, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua các kênh
For more information, please contact us
Indochine House indochinehouse_ info@indochinehouse.vn
Hà Nội
Địa chỉ: 32A Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội Hotline: +84 866 636 036
Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 628C Xa lộ Hà Nội, An Phú, Q2, HCM
- Shop Gallery - Mặt bằng số P1.K01, Tầng 1 TTTM The Oxygen - Penthouse 2301 Tháp 1 The Vista Hotline: +84 909 539 926
Trân trọng!
Đội ngũ Indochine House
Hanoi
Address: 32A Nha Chung, Hoan Kiem, Hanoi Hotline: +84 866 636 036
Ho Chi Minh city
Address: 628C Hanoi Highway, An Phu, District 2, HCMC
- Shop Gallery - P1.K01, Floor 1 The Oxygen Mall - Penthouse 2301 Tower 1 The Vista Hotline: +84 909 539 926
Cheers!
Indochine House Team
Thật đáng trân trọng khi có quý vị đồng hành trên con đường trải nghiệm nghệ thuật
Thank you for sharing the same interests and making our journey of experiencing art more quintessential when we have each other