7 minute read

“Sống chung với lũ” và chủnghĩa anh hùng thường nhật

“SỐNG CHUNG VỚI LŨ” VÀ CHỦ NGHĨA

ANH HÙNG THƯỜNG NHẬT

Advertisement

Câu chuyện của một người bạn tôi, ta tạm gọi là Hồng, trưởng bộ môn ởmột trường đại học lớn, chắc hẳn cũng xảy ra trong vô vàn cơ quan và công ty nhà nước khác. Hằng năm, chị và các đồng nghiệp đều được “nhắc khéo” khi sắp tới ngày giỗbà thân sinh của ông hiệu trưởng, và vào hôm đó, lãnh đạo các khoa và các bộmôn

lại nghỉ việc, cùng nhau thuê một chuyến xe về quê ông hiệu trưởng. Trung bình mỗi người đi ăn giỗđểvào phong bì một triệu, một khoản thu nhập xinh xắn mà không vất vả cho ông hiệu trưởng.

Những người vềdựgiỗhôm đó có thực sựmuốn chia sẻvới ông hiệu trưởng một ngày đáng nhớ, xúc động, trong không khí ấm cúng, với 300 người “gần gũi” của gia đình? Chắc chắn không. Ngược lại, ai cũng hiểu rằng đây là một kỹthuật làm tiền thô thiển. Nhưng người ta tuân theo nó vì “ai cũng làm vậy cả”. Ma chay hiếu hỉ, rồi Trung thu, Tết, sinh nhật, ốm đau, mỗi lần là một dịp phong bì. Không ai muốn bị đánh giá là không trung thành, là phá bĩnh. Đây chỉlà một vài trong sốvô vàn tiểu tiết người ta làm đểmong có được một cuộc sống yên ổn.

Tôi hình dung, trên chuyến xe hôm đó, người ta bông lơn pha trò, giống như các chuyến dã ngoại khác của trường, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy le lói sự lố bịch của tình huống. Lúc bước xuống xe, có thểngười ta không khỏi cảm thấy một chút cay đắng, nhưng rồi gạt nhanh nó đi. Khi lần lượt bắt tay ông hiệu trưởng, thông điệp mà mỗi người phát ra sau nụcười là: “Ông thấy chưa, tôi cư xửđúng như ông muốn nhé. Tôi tuân theo luật chơi đấy, nên ông hãy đểyên cho tôi sống, và có món gì thì đừng có mà quên tôi.”

Điều chúng ta nhìn thấy ở đây là quyền lực độc tôn, quyền lực của một bộ máy mà ông hiệu trưởng là đại diện trực tiếp, bao trùm lên những người dưới ông như một vỏ bọc khổng lồ. Trong thâm tâm, người ta có thểlên án, nhưng bên ngoài họim lặng, và làm những điều mà hệ thống yêu cầu. Họ sống trong một sự dối trá.

Người Việt mô tảtình huống này bằng một câu nói tài tình “Sống chung với lũ”. Đây là một câu cửa miệng -không chỉnhững người dưới quyền ông hiệu trưởng dùng câu này, mà bản thân ông ấy và cả những vị bên trên ông cũng thế. Qua câu này, người ta muốn thể hiện, với người nghe và với bản thân, rằng họ là người đàng hoàng, tuy họphảisống cùng cái xấu, nhưng họkhác nó, họkhông phải cái xấu.

Tất nhiên, không ai muốn tự thú nhận sự khúm núm mất tự trọng của mình, và bên kia cũng hiểu vậy, nên cảhai tìm ra những hình thức trang trí cho mục đích thực chất đằng sau. Trá hình dưới những dịp lễ Tết, sinh nhật, ốm đau, hiếu hỉ, mục đích thực chất là đểmột bên luôn tái khẳng định quyền lực, và bên kia luôn tái khẳng định sựphục tùng, trong khi vẫn tựnhủvới nhau và với bản thân rằng nhân phẩm của họvẫn nguyên vẹn.

Nhưng “sống chung với lũ” chỉ là một sự tự ru ngủ. Bởi khi người ta chấp nhận sống chung với cái dối trá, thậm chí cố gắng trục lợi từnó, thì như Václav Havel, cốtổng thống Tiệp Khắc, viết trong tiểu luận mang tên Quyền lực của những người không quyền lực, “người ta xác nhận cái hệthống, đáp ứng nó, làm ra nó. Người ta chính là cái hệthống đó.”

Và khi có người cầm phong bì xuất hiện trước cửa nhà Hồng và đồng nghiệp đểnhờcậy, họsẽphải phản ứng thếnào? Nếu từchối những vị khách này thì chẳng phải họ tự thú nhận những hành động họlàm với ông hiệu trưởng là đáng chê trách, đáng xấu hổ, là không chấp nhận được? Hơn nữa, không ai chỉcó thểcho mãi mà không nhận. Cho nên, họ phải coi đây là một hành động bình thường. Khi người ta chậc lưỡi nhận phong bì từnhững người có ít quyền lực hơn mình, họđã khép kín vòng tròn. Đểngủngon, họ

phải tin vào tính chính danh của các hành động của mình. Điều này, Václav Havel viết tiếp trong tiểu luận nói trên, “cho phép người ta đánh lừa lương tâm và che đậy trước thế giới và trước bản thân chỗđứng thực của họ, cái cuộc sống thê thảm của họ. Nó là tấm voan đểcon người có thểgiấu đi sựtồn tại thảm hại, sựtầm thường hóa, sựthích nghi của mình. Nó là một lời thanh minh mà ai cũng sử dụng, từ một nhân viên sợ mất việc tới một lãnh đạo cao cấp bám lấy quyền lực. Chức năng của nó là khiến người ta, những nạn nhân lẫn những trụcột của hệthống, ảo tưởng rằng hệ thống đang tồn tại hài hòa với trật tựcủa con người.”

Chuyến xe dựgiỗkia là một nhắc nhởcho mọi người vềcái trật tựđó, nhắc nhởhọđang sống ởđâu, họphải hành xửthếnào, nếu như họ không muốn bịloại ra ngoài, bịhắt hủi. Hành xửđó cũng phải được thểhiện ởvô vàn chỗkhác: trong lớp học, trong các hội đồng nghiệm thu đềtài, khi viết các bài báo, khi họp bộ môn, khi xét thưởng và bổ nhiệm, ở các buổi văn nghệ và liên hoan... Cái vòng tròn khép kín kia chính là hệmao mạch đưa cái giảdối thẩm thấu đến chân tơ kẽ tóc vũ trụ của Hồng và các đồng nghiệp của cô.

Và lúc đó, ai sẽ là người lên tiếng khi có bất công xảy ra? Ai sẽ phát biểu khi một giảng viên bịtrù úm, một luận án bịhủy bỏbất thường, một ghế trưởng khoa được mua bán ngang nhiên, một công trình đạo văn trắng trợn? Khi đã thận trọng, tính toán qua từng chuyến xe buýt, từng cái phong bì, đểxây dựng và chăm chút chosựan toàn của cái cuộc đời con con của mình, người ta có còn dám đểlương tâm lên tiếng khi nó muốn lên tiếng?

“Đây là một thời kỳ mà cái xấu được thưởng công, và những điều tốt bị trừng phạt. Những kẻ hung hãn được ngợi ca, còn

người yếu mềm bịchà đạp.Trong thếgiới điên đảo này, phần lớn mọi người bối rối. Sợhãi làm họmất phương hướng, mong muốn tựvệlàm họmù lòa.” Những dòng trên là những gì nhà tâm lý học Eva Folgemann viết trong cuốn Lương tâm và can đảm về thời kỳ Phát xít Đức, và vẫn còn nguyên tính thời sự.

Nhưng không phải tất cảmọi người đều như vậy -thời đó cũng thếmà bây giờcũng vậy. “Một sốít người vẫn giữđược con đường của mình. Một sốít vẫn dùng la bàn đạo đức riêng đểđịnh hướng.” Folgemann viết tiếp. Hồng và một vài người nữa trong trường đã không lên xe đi dựgiỗ.

Giống như những người tố cáo một bệnh viện nhân bản xét nghiệm máu hay tráo thủy tinh thể, hay lên tiếng khi thấy lãnh đạo một trường nội trú cắt xén học bổng của học sinh, trong khi những người khác xung quanh im lặng, ở đây có một số cá nhân quyết định bước ra ngoài hệthống, không tham gia “cuộc chơi”, và chấp nhận các thiệt thòi mà quyết định đó có thểđem lại. Giáo sư Philip Zimbardo gọi đó là những hành động anh hùng và những cá nhân đó là những “anh hùng thường nhật”. Trái với hình dung lãng mạn của chúng ta, anh hùng không chỉlà những siêu nhân xả thân cứu cả cộng đồng hay quốc gia trong một cuộc chiến tranh. Nhà điền kinh và hoạt động xã hội Mỹ, Arthur Ashe, viết, “chủ nghĩa anh hùng thực sựthường không rực rỡvà không kịch tính.” Những “anh hùng thường nhật” là những người giữ được “la bàn đạo đức” của mình trong một tình huống, có thểrất nhỏ, của cuộc sống. Theo Zimbardo, chủnghĩa anh hùng khác với các hoạt động nhân đạo từ thiện, tuy cả hai đều phục vụ những người khác. Nó đòi hỏi một thái độ chấp nhận hy sinh lớn hơn. Để không thỏa hiệp các nguyên tắc của mình, những anh hùng thường phải chấp

This article is from: