5 minute read

Vẻđẹp của người chạy marathon vềchót

VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI CHẠY MARATHON VỀ CHÓT

Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỷlục này nọhay không. Tôi thấy những người vềchót thú vịhơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trảlời truyền hình, rồi đãvềnhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ. Thường khi họrẽvào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vạch đích để bấm thời gian cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết. Bám sát gót những người đang lê lết này là các nhân viên vệsinh khua chổi quét đường.

Advertisement

Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm. Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò gì trong cái cuộc thi thốnày. Họchẳng đem lại vinh quang cho ai, mà thất bại của họcũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họcắn răng lê bước tiếp không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họcần phải bảo vệ. Họđơn thuần bướng bỉnh và có thểhơi điên rồ. Họtiếp tục chỉvì bỏcuộc không phải là lựa chọn của họ.

Cái bướng bỉnh và điên rồ của những con người bình thường này có cái gì đó thật lôi cuốn tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới câu

chuyện mà tôi mới được biết về em bé sáu tuổi da đen Ruby Bridges -cũng là một cuộc chạy marathon, nhưng ởdạng khác.

Vào cuối những năm 1950,bang New Orleans ởMỹđã xóa bỏsự phân biệt màu da ở các thư viện, trên xe buýt và ở các công viên công cộng, duy ở các trường học thì vẫn không. Năm 1960, một tòa án liên bang ra quyết định bắt chính quyền bang này phải cho phép học sinh da đen tới các trường vốn dành cho da trắng. Ruby đăng ký học lớp một ởmột trường gần nhà. Em sẽlà học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó. Ngày nhập trường, bốn cảnh sát tòa án liên bang hộtống Ruby và mẹem tới trường trong một chiếc xe limousine lớn. Đợi họởcổng trường là một đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa. Xuống xe, hai cảnh sát đi trước, hai đi sau đểbảo vệ, họđi dọc những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữthóa mạ. Một người đàn bà da trắng gào lên: “Tao sẽđầu độc mày, tao sẽtìm được cách.” Nhớlại hành trình đi qua đám đông hung dữ đó, một cảnh sát liên bang nói về Ruby: “Em không khóc. Em không thút thít. Em chỉ rảo bước đi, như một người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào vềem.”

Cả ngày hôm đó, hai mẹ con không dám bước chân ra khỏi phòng hiệu trưởng. Qua vách kính, họ chứng kiến cảnh các phụ huynh da trắng xông vào trường và giận dữ kéo con mình ra ngoài.

Ngày hôm sau, cảnh sát lại hộtống Ruby, đám đông da trắng lại gào thét ở cổng trường. Ám ảnh nhất với Ruby là hình ảnh một chiếc quan tài với một búp bê da đen nằm bên trong. Bên trong trường vắng tanh, không có một học sinh nào khác ngoài em. Toàn bộ các giáo viên cũng từ chối đứng lớp. Toàn bộ, trừ một cô giáo

trẻ tên là Barbara Henry. Hôm đó, cô bắt đầu dạy bảng chữ cái, như trước một lớp học bình thường. Và trong một năm học đó, ngày này qua ngày khác, lớp chỉcó một thầy một trò.

Đọc những dòng trên thật dễ dàng, chỉ vài giây là xong. Nhưng chúng ta hãy dừng lại một chút đểhình dung ra những gì mà Ruby và gia đình em đã trải qua. Một năm trời lủi thủi một mình, không có bạn chơi, một năm trời một đứa bé lớp một hứng chịu sựcăm thù của người lớn. Cái giá phải trả không chỉ là sự cô đơn và khủng bốtinh thần mà Ruby sáu tuổi phải trải qua hằng ngày. Bố Ruby bị đuổi việc vì sự cả gan của mình. Cửa hàng thực phẩm quen từ chối bán hàng cho mẹ em. Ngay cả ông bà của Ruby ở Mississippi cũng bị đuổi khỏi mảnh đất mà họ đã thuê để trồng trọt trong 25 năm qua, khi câu chuyện lan tới bang này.

Trong năm đó, mỗi ngày là một cơ hội để Ruby chuyển sang trường tiểu học khác, nơi các bạn da đen của em đang học với nhau, và cuộc sống sẽtrởlại bình thường, sẽnhư cũ. BốmẹRuby không phải những người hoạt động xã hội hay tham gia chính trị gì. Với một đứa bé sáu tuổi, với một gia đình lao động nghèo và ít học, sựcám dỗđểbỏcuộc đã phải lớn tới mức nào. Thật khó mà lý giải được sự bướng bỉnh và điên rồ nơi họ. Họ vẫn tiếp tục vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ. Vì “như cũ” không phải là điều họmuốn.

Chúng ta hay có xu hướng bám lấy những người siêu phàm, những người được cho rằng một tay thay đổi thếgiới, mà bỏqua câu chuyện của những kẻngười trần mắt thịt như chính bản thân chúng ta, những người lê lết đau đớn ở cuối đoàn marathon, những người như em Ruby. Đây là một điều đáng tiếc. Bởi vì khi chúng ta bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi tiếng,

This article is from: