4 minute read

Bi thương ngược dòng chảy thành sông

Next Article
Thay cho

Thay cho

Họcao to quá, mình nhỏbé hơn nhiều (theo nghĩa đen), khi nói chuyện mình cứphải ngước hết cảlên, mỏi cổvà khá khó chịu.

Nghiêm túc hơn: xã hội phương Tây coi trọng thành công vật chất. Xe xịn, nhà to, những chuyến đi đặc biệt... là những khát vọng cơ bản thúc đẩy xã hội phương Tây vận hành. Việt Nam cũng vừa đi lên con đường cao tốc này. Chúng ta đang có hai loại đền thờ, một là chùa chiền đểngười ta tới cầu may từthánh thần. Loại thứ hai là các shopping mall thờchủnghĩa vật chất, người ta tới chiêm ngưỡng hàng hiệu như một trải nghiệm gột rửa tâm linh. Để mỗi cá nhân hội nhập thành công, theo anh yếu tố cốt lõi là gì?

Advertisement

Nên tôn trọng bản thân, không quá lo lắng xem mọi người sẽ phản ứng như thếnào. Hãy coi mình là một cá thể độc lập, trước khi băn khoăn mình có làm mất thểdiện của họtộc nhà mình, làng mình, tỉnh mình, và quốc gia của mình hay không.

Tác giả chỉ nhờ tôi viết lời bạt. Nếu anh tham khảo tôi từ lúc đặt tên, có thểtôi sẽđềxuất với anh một cái tên lâm li hơn, theo kiểu tản văn của các tác giả trẻ hay là ngôn tình Trung Quốc bây giờ. Kiểu như là Bi thương ngược dòng chảy thành sông của Quách Kính Minh chẳng hạn.

Đặt tên thế nhiều khả năng sẽ bán chạy hơn. Vài vạn bản. Bạn thấy đấy, chúng ta sống trong một thời đại mà ở những bữa ăn ngon nhất, khung cảnh lãng mạn nhất, trên những nền tảng công nghệtiện ích nhất, ta vẫn phải quay quắt với câu hỏi điều gì đang diễn ra trong xã hội mình. Đâu đó trên mặt báo sáng nay, trên vỉa hè chiều nay là một câu chuyện đắng chát. Những chuyện ấy, ta kể cho nhau nghe khi ăn cơm. Một thời đại thực sựbi thương.

Sách của anh Giang buồn. Chính luận mà buồn. Vì nước ta bây giờ cái gì cũng có vẻ buồn. Tôi thấy nhiều nhà báo quanh tôi bây giờ thay vì viết chính luận lại đăng thơ Lưu Quang Vũ lên facebook. Thơ rất buồn. Anh Giang kể chuyện nhân viên của cái trường đại học, gom những phong bì lại, đểngoan ngoãn đi ăn giỗ mẹ-ông-hiệu-trưởng, tôi thấy buồn. Anh lập luận về nền du lịch Việt Nam đang đi đến cái nước “rồi tất cảsẽtrởthành ĐồSơn”, tôi cũng thấy buồn. Anh bênh người nghèo, tôi càng buồn, vì sao người nghèo đã đi đến cái nước cần phải được bênh vực trước sự lạnh lùng của dân thịthành?

Đặt tên lãng mạn một chútcũng không sao. Bởi sựbi thương mà chúng ta đang nếm trải trong thời đại này là một thứgì rất xa vời như tiểu thuyết. Chuyện ở dãy phố bên kia, nghe như chuyện trong tiểu thuyết Balzac thếkỷ19, đau lòng như thếvà xa xôi như thế. Chẳng phải là chuyện của bất kỳai.

Anh Giang là một nhà khoa học, anh sẽkhông đồng ý với tôi. Anh sẽ nói rằng đây là một cuốn sách thực sự nghiêm túc mang tinh thần phản biện xã hội, với những luận cứ trùng trùng của một người uyên bác. Sự nhiệt huyết, chân thành và trọng thị của tác giả, trong việc phân tích những bi thương, rốt cuộc, tôi cũng không biết có phải là một loại bi thương không.

Nhưng cuối cùng, trong thâm tâm, tôi mong tác giả sẽ giữ tinh thần của cuốn sách này được nhiều năm nữa đểtôi còn có cái mà đọc, không bịảnh hưởng bởi những thứquan điểm thịtrường và sự lãng mạn kiểu đô thịnhư tôi. Một góc nhìn thẳng thắn và tỉnh táo, xoáy vào nhiều vấn đềbằng một con dao mổsắc cạnh của tri thức.

Ngày trước, tôi yêu một cô gái học trường Y. Cô thần tượng những con dao mổ. Chúng nhỏbé, tinh xảo và toát lên vẻnghiêm khắc của nghề chữa bệnh. Là một thứ biểu tượng của tinh thần khoa học. Dao mổ đắt tiền, sinh viên không dễ mà mua được. Cô ấy tìm mua đâu được một con dao mổcũ cho thỏa cơn thèm. Tôi nhớcó lần, chúng tôi chơi đùa, tôi đã thửấn ngón cái vào lưỡi dao xem sao. Nó đúng là thứchẳng mang một tí lãng mạn nào.

Từlâu, những cây viết của nước ta vẫn dùng dao gọt hoa quảcó lưỡi lượn sóng đểmổxẻcác vấn đề, như chính tôi, bạn đã thấy: chỉ làm cho bi thương trởthành một thứlãng mạn và dễđọc, dễbán. Bản thân tôi khi ăn sushi cũng hay cười nói rổn rảng với tư cách một người chiến thắng của nền xuất bản. Chúng ta thiếu những con dao mổlạnh, nằm trong những bàn tay ấm.

Cuốn sách với cái tên kiểu này sẽkhó mà bán chạy được. Lại là một kiểu nỗi buồn. Nhưng bạn sẽhiểu tại sao nó lại ra đời, ởngay những trang đầu, trong bài Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót.

ĐINH ĐỨ C HOÀNG

This article is from: