9 minute read

Tìm lại cơ thể

“Ôi, chị mặc cái váy đỏ này xinh quá!” Tháng Mười một 2011

Người Việt chúng ta vốn không có quan hệgần gũi với cơ thểcủa mình. Chúng ta không giống người Brazil, uyển chuyển, sexy, có

Advertisement

nhịp điệu trong máu, phơi bày, vuốt ve, tôn thờ cơ thể. Chúng ta không giống người châu Phi, mạnh mẽ, dẻo dai, có sức bật, thể hiện mỗi tâm trạng qua một điệu nhảy. Chúng ta cũng không giống người châu Âu, trang trí, chiều chuộng, lắng nghe cơ thể; chỉngười châu Âu mới có thểphát minh ra khái niệm wellness -sựcân bằng giữa tinh thần, cơ thểvà tâm hồn.

Còn người Việt thì sao? Với nông dân và người lao động thành thịthì cơ thểlà một dụng cụlao động. Tất nhiên, họlưu tâm tới nó như tới con trâu hay cái xe của mình. Cơ thểphải hoạt động trơn tru, phải bền, chi phí vận hành thấp, hỏng thì dễ sửa. Chỉ trong những khoảnh khắc ngắn ngủi của tuổi trẻ, nó là nguồn đem lại khoái cảm, nhưng rất nhanh chóng sau đó, những khoái cảm này chỉđược coi như tác dụng phụcủa chức năng sinh đẻ.

Với tầng lớp elite, tình hình còn tệhơn nữa.

Một trong những hy sinh đầu tiên mà người quân tửhay bịđòi hỏi là hy sinh về tình dục: Người muốn làm việc lớn thì phải hy sinh quan hệhôn nhân. Và nói chung, quân tửhay không quân tử, cơ thểlà một thứphải được giấu đi, tốt nhất là dưới nhiều lớp vải. (Cái táo bạo nhất mà truyền thống có thểđưa ra được là cái áo dài ôm eo. Người ta, mà thực ra phần lớn là đàn ông ái quốc, vẫn hết lời ca ngợi nó là đỉnh cao của nghệthuật, bởi vì nó tôn vinh cơ thể mà không làm lộcơ thể.) Trong sựnghiệp học hành của giới nho sĩ không có mục rèn luyện thân thể. Kể cả trong tiêu chí cho người toàn tài, văn hay, võ giỏi, cái ưu việt của cơ thể chỉ được đo bởi công dụng chiến đấu của nó. Cho tới tận gần đây, yếu tố chơi không được quan tâm, thể thao không phải một phẩm chất được coi trọng. Trí thức và văn nghệsĩ phải là những người gầy gò; họ trông thư sinh, không khống chế được cả một con gà. Trong các

trường đại học, khác hẳn với các college ở Mỹ, các cậu sinh viên giỏi thểthao thường chỉđược chịem coi là cơ bắp to và chắc chắn không được nhiều fan hâm mộ như những anh văn hay chữ tốt hoặc đàn sáo giỏi.

Nhưng chúng ta đang chứng kiến một sự dịch chuyển. Kinh tế phát triển và quá trình hiện đại hóa đem lại nhiều tự do cá nhân hơn, và một điều đặc biệt xảy ra: người Việt không chỉbắt đầu có hứng thú đi du lịch tới những miền xa xôi; họ cũng quay lại với bản thân, và khám phá ra cơ thểmình.

Trước hết, họbắt đầu phô nó ra. Qua mỗi năm, người ta lại nhìn thấy da và thịt được trưng ra nhiều hơn. Quan điểm đạo đức của xã hội được nới lỏng. Bộ Văn hóa, chỉ cách đây vài năm vẫn khét tiếng khắt khe kiểm tra đểtóc nam không được quá dài và váy nữ không được quá ngắn, nay dường như đã bỏ cuộc hoàn toàn. Các ngôi sao giải trí dẫn đầu phong trào, và họ có nhiều môn đệ. Vào bất cứ tối thứ Bảy nào, các cô gái trên đoàn xe máy diễu hành quanh Hồ Gươm trông như vừa mới đến từ bãi biển Rio de Janeiro. Và đấy là ở một đất nước mà mười năm trước còn cạnh tranh với Bắc Triều Tiên trong chuyện ăn mặc đoan trang.

Người ta cũng bận bịu trang trí cơ thểcủa mình hơn. Xỏkhuyên vẫn bịcoi làcực đoan (chúng ta đang ởmột đất nước mà phần lớn những kẻ mũi xỏ đi ngoài đường là trâu và bò), nhưng xăm trổ đang ngày càng phổbiến. Vốn thuộc vềlãnh địa của nam tính Việt Nam, đặc biệt của những kẻ ngoài rìa xã hội như lính xa quê hay những kẻ lưu manh xoàng, ngày nay xăm mình đang được nhiều phụ nữ ưa thích, như một động tác thể hiện cá tính tinh vi và dễ che đậy. Bạn có thể gặp một cô gái mà bề ngoài trông như viên chức cạo giấy ở Bộ Nông nghiệp, nhưng lại mang một cái xăm ở

lưng dưới. Báo chí chính thống thậm chí bắt đầu nói vềcác “nghệ sĩ tattoo”, và dường như để cho nghề này có vẻ nghiêm túc hơn, nói vềtham vọng của họmang “các motiv xăm trổcủa Việt Nam ra thếgiới”. Mặc dù cơ hội được tô mực lên gáy David Beckham một họa tiết trống đồng chắc không cao, nhưng tham vọng ấy có thể giúp mảng văn hóa ngoài luồng này dễ được các nhà chức trách chấp nhận hơn. Hiện nay các tiệm tattoo đều hoạt động dưới dạng salon thẩm mỹ, hoặc không có giấy phép gì cả.

Có lẽ không bằng chứng nào thể hiện tốt hơn cho sự thay đổi trong quan hệcủa người Việt với cơ thểnhư thái độcủa họvới thể thao. Những hoạt động chân tay không còn được coi là gắn liền với cuộc sống của tầng lớp thấp nữa. Trái lại, trong khi những người ở tầng lớp dưới đang bị xích vào những dây chuyền sản xuất, hoặc bị gắn với những công cụ có động cơ của mình như là xe ôm, và do đó ít có cơ may vận động thân thể, thì những người khá giảdành thời gian nghiên cứu vềnhững chiếc xe đạp tối hiện đại chỉ nặng vài cân, và theo đuổi những cuộc tranh luận vô tận trên mạng xem túi da đựng đồ không thấm nước nào là tốt nhất. Người ta bắt đầu rời phòng máy lạnh để dầm mưa dãi nắng (tuy nhiên, mọi thứ đều được lưu ý để bảo đảm họ không bị lẫn vào nhóm người kia, những người dầm mưa dãi nắng vì không có điều kiện vào phòng máy lạnh).

Tuy nhiên, ở đây có một khác biệt giới tính: trong trào lưu mới của ý thức cơ thểthì đàn ông bịtụt hậu, họvẫn tới sân tennis để có cớmà nhậu nhiều hơn. Hoặc là họchuyển sang sân golf, nơi họ còn đổmồhôi ít hơn và uống nhiều hơn nữa. Trong khi đó phụnữ thửđủthứvới cơ thểmình đểbiết hơn vềnó. Họnhảy salsa, múa bụng, múa cột, tập aerobics và yoga. Và họkéo nhau tới gym.

Ngày nay xã hội mới gặp nhau ở gym. Gym mọc lên ở mọi nơi, máy tập sáng loáng, gương từsàn tới trần,sauna khô, tắm hơi và những màn ảnh dẹt khổng lồbơm nhạc techno. Nghỉtrong resort khác với ởbãi biển công cộng như thếnào thì tập ởgym khác với chạy ởcông viên như vậy. Bạn tới gym có nghĩa là bạn hiện đại và năng động, bạn có đủsốtiền lẻđểtrảphí thành viên, và bạn đi tìm hiệu quả. Calories, nhịp tim, vòng bụng, tất cảphải được ghi chép và theo dõi một cách nghiêm túc. Các gym có một không khí giống các nhà máy của thời đại công nghiệp ngày xưa, cả hai đều là những nơi chốn của lao động cơ thểnặng nhọc. Máy móc, sắt thép xếp thành hàng, những con người bóng nhẫy mồ hôi vật lộn với những cỗmáy hình thù kỳdị. Tiếng sắt thép va chạm nhau, tiếng băng chạy rì rì, tiếng thởdốc của người lao động. Vật liệu lao động duy nhất ởđây là cơ thể, mục tiêu duy nhất ởđây là nhào nặn nó. Lao động thân thểkhông phải là phương tiện nữa, bản thân nó là mục tiêu. Theo nhà khoa học người Áo Alfred Schirlbauer, những người tập ở gym coi cơ thể của mình như nhà triết gia Humbold coi trí tuệ con người: cả hai đều là những đối tượng được hoàn thiện qua những nỗ lực không ngừng, và những cố gắng này chỉ phục vụchính nó chứkhông phục vụmột mục đích nào khác.

Quần thểngười tới gym là một lát cắt xã hội đầy đủ. Một nhóm là dân văn phòng, cốnhét một lớp thểhình vàogiữa việc công ty và việc nhà. Đông hơn và có nhiều thời gian hơn là các bà các cô kinh doanh tự do. Nhiều người coi gym như là phòng khách mở rộng của mình, họkéo tới vào buổi chiều với nửa tá túi shopping, trẻ con lẽo đẽo theo sau. Những tay đam mê thể hình tranh luận về nước uống hỗ trợ cơ bắp và tự chiêm ngưỡng bản thân trước bức tường gương. Tiếp đó là nhóm những người mới giàu. Với những người này, cơ thểlà chuyện nghiêm túc, giống như cái ô tô 128 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

họ đi vậy. Họ bước xuống chiếc BMW trắng, biến vào phòng thay đồrồi xuất hiện trong bộbikini hoàn hảo, mũ lưỡi trai, iPod dính bắp tay, và chạy liền một tiếng đồng hồ, tập luyện cho một thếgiới đầy cạnh tranh. Duy chỉcó vết sẹo nhạt hình oval ởbắp chân phải, tàn dư của vết bỏng ống bô xe máy, là nhắc tới thời kỳ tiền-ô tô của họ. Và cũng giống như ởxã hội bên ngoài, ởđây phân cách giai cấp cũng được thể hiện rõ ràng. Nhân viên phục vụ thường là những thanh niên nông thôn mảnh khảnh, lương tháng của họcòn thấp hơn lệphí thành viên. Thường sau một thời gian làm việc ở đây họcũng bắt đầu tập tành; cản trởduy nhất của họtrong giấc mơ có một cơ thểnởnang là đôi lúc họbỏbữa.

Trào lưu hướng về cơ thể rõ ràng phản ánh quá trình cá nhân hóa đang diễn ra trong xã hội, khi các cá nhân tìm cách tách mình rakhỏi tập thểvà dùng các công cụkhác nhau đểđịnh nghĩa bản thân: cách ăn mặc của tôi, hình xăm của tôi, cơ thể của tôi. Quá trình cá nhân hóa này cũng được thểhiện trong một dịch chuyển của thái độsống. Khác với sựcạnh tranh và giành giật ởngoài kia, trên đường phố, nơi người ta chiến đấu với nhau để giành từng xăng ti mét đường nhựa, cuộc chiến trong phòng tập là cuộc chiến để thắng bản thân: nhanh hơn một chút, lâu hơn một chút, nặng hơn một chút. Người chiến thắng không phải người khỏe hơn, trẻ hơn, mà là người vượt qua được chính mình nhiều hơn.

Trào lưu này cũng là tín hiệu cho một loạt thay đổi về tư duy trong xã hội. Có lẽchỉtrong một tương lai gần thôi, những người béo trắng sẽkhông còn được coi là biểu tượng của một cuộc sống an nhàn sung sướng nữa, mà sẽlà của kỷluật kém và quyết tâm cá nhân thấp, và họ sẽ gặp khó khăn hơn để cạnh tranh trong thị trường lao động cấp cao. Rèn luyện cơ thể, bắt nguồn từlý do sức

This article is from: