3 minute read

Lời nói đầu

Descartes, triết gia Pháp thế kỷ 17, nổi tiếng với lời khẳng định: “Tôi tư duy do đó tôi tồn tại”. Đương nhiên tư duy và suy nghĩ đơn thuần là hai việc khác nhau. Trong một ngày chúng ta thật sự tư duy, động não, suy nghĩ tập trung bao nhiêu giờhay thậm chí bao nhiêu phút? Cái gì kích thích chúng ta tư duy? Đó có thể là một cuốn sách, như Bức xúc không làm ta vô can - tuyển tập các bài viết của tác giảĐặng Hoàng Giang -chẳng hạn.

Các bài trong cuốn sách được chia thành ba chương. Chương I có chủđềvềquan hệgiữa cá nhân và đám đông trong xã hội hiện đại. Chương II bàn vềmột sốvấn đềphát triển như môi trường, công lý và phân biệt giàu nghèo. Các bài trong Chương III bàn tới một sốhiện tượng xã hội và trào lưu văn hóa đương đại. Với lăng kính đa chiều, tư duy tựdo phản biện, cách tiếp cận vững chắc của một nhà chuyên môn, tác giảđã mổxẻxuyên qua các lớp lang văn hóa, xã hội, đời thường mà hầu hết tất cảchúng ta đều biết đểtìm đến thực chất, ý nghĩa đích thực của hiện tượng. Đây thật sự là tác phẩm của một nhà phê bình xã hội (như chúng ta hiểu vềcụm từ “nhà phê bình nghệ thuật”, “nhà phê bình văn học”) mà hiện nay Việt Nam còn thiếu. Và khi xã hội đang trong vòng xoáy của một sự chuyển dịch dồn dập, lộn xộn như tại Việt Nam thì rất cần những cá nhân có công cụsắc bén đểgiúp giải mã những trào lưu xã hội và hiện tượng văn hóa đang xuất hiện hằng ngày quanh chúng ta. Tôi đặc biệt tâm đắc với lựa chọn chủ đề của Chương I vềtâm lý đám đông, một chủđềđến nay vẫn chưa được mổxẻkịp thời và đủsâu và trúng tại Việt Nam.

Advertisement

Tuy nhiên tác giả không chỉ dừng lại ở sự quan sát tỉnh táo và diễn giải lạnh lùng của một nhà khoa học thuần túy. Các bài trong tuyển tập còn toát ra lòng nhân ái củamột người dấn thân với số phận mọi người và mỗi người, đặc biệt những tầng lớp, những con người kém may mắn, thua thiệt trong xã hội.

Tôi không hoàn toàn chia sẻquan điểm và phân tích của tác giả Đặng Hoàng Giang đối với mọi đềtài trong cuốn sách. Nếu như tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm trong bài Ngó Mỹ, dòm Nhật, hóng Do Thái: lựa chọn nào cho ta?, bài Văn hóa không phải là lý do khiến quốc gia thất bại, hay bài Những người khốn khổ ở Tiên Lãng chẳng hạn, thì trái lại tôi khó thông với lời nhắn nhủ “để công chúng là người quyết định cuối cùng số phận của các sản phẩm văn hóa và nghệthuật” trong bài Sự trỗi dậy của tư duy phong kiến và bảo thủ. Vì theo cách tiếp cận của tác giảtrong nhiều bài khác, sốđông “công chúng” có thểbịchi phối, định hướng bởi những tổ chức đặt lợi ích thương mại lên trên hết, khai thác sự thèm khát hào nhoáng, danh vọng của một bộ phận đáng kể trong công chúng, từđó không thật sựlàm chủlựa chọn của mình.

Phải chăng độc giảcuốn sách này chỉbó hẹp trong giới học thuật và hoạt động xã hội chuyên nghiệp? Tôi không nghĩ như vậy và kêu gọi mọi người, bất kểgià trẻ, nam nữ, dù thuộc tầng lớp hoặc nghềnghiệp nào, cũng hãy đến với cuốn sách. Không hềkhô khan, không hề nhàm chán, cuốn sách kết hợp một cách sống động và hấp dẫn hơi thở của cuộc sống với tia sáng của học thuật. Và tôi hết sức thích thú với cách tác giảlồng ghép khéo léo sựhóm hỉnh và châm biếm sắc sảo nhưng tinh tế(1) vào việc phê bình xã hội của mình, khiến tác phẩm đến được với nhiều độc giảhơn. TÔN NỮ THỊ NINH

This article is from: