7 minute read

Họphá phách vô phương hướng và vô nghĩa

HỌ PHÁ PHÁCH VÔ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ VÔ NGHĨA

Vì sao những người dân Đồng Nai vốn bình thường hiền lành, thân ái với nhau, lại trong tích tắc trởnên khác hẳn, hăm hởlao vào núi bia đổ, lễmễkhuân ra mấy bịch, rồi háo hức quay lại làm đợt nữa. Điều gì làm cho những thanh niên NghệAn, cuối tuần vừa đi chơi với bạn gái, bỗng hăng lên lao vào “đánh hôi” kẻtrộm chó như đi trẩy hội. Lý do nào khiến những công nhân xây dựng ở Thái Nguyên, hằng ngày chăm chỉmang cặp lồng cơm đi làm, bỗng trở nên hung hãn và đập phá chính ngay công việc đem lại miếng cơm manh áo cho mình? Sẽhời hợt nếu ta chỉđưa ra những bình luận chung chung về sự suy đồi của đạo đức, về sự xuống cấp của xã hội, vềniềm tin bịđánh mất, vềngười Việt thiếu văn hóa, vân vân và vân vân. Đểcó thểhiểu được những hiện tượng này và truy tìm nguyên nhân, chúng ta cần phải nhìn sâu hơn vào tâm lý đám đông và xem nó vận hành như thếnào.

Advertisement

Một đám đông có những yếu tố đặc biệt. Thứ nhất, trong đám đông, các thành viên của nó vô danh. Khác với lúc đứng riêng rẽ một mình, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta một sựan toàn và cảm giác được bảo vệnhất định. Thứhai, đám đông gây phấn khích. Những người đã từng ở trong một sân vận động khổng lồđều biết cảm giác đó khác với cảm giác có được khi xem trận bóng trước màn hình ti vi. Sốđông cộng hưởng và tạo ra một năng lượng đặc biệt, một sựhưng phấn có sức lây lan lớn. Lúc đó, cô gái nhút nhát nhất cũng có thểvăng tục ngon ơ và cho ngón tay vào mồm, cùng huýt sáo la ó trọng tài.

Đám đông cũng đem lại cho các cá nhân trong nó một cảm giác vềquyền lực. Trong đám đông, những người vốn thấp cổbé họng bỗng có cảm giác mình mạnh mẽ. Chúng ta hẳn còn nhớ một người đàn ông Đồng Nai vừa bê bia vừa trừng mắt quát người tài xếxe tải: “Báo công an đi, ông thách đấy!”

Và cuối cùng, đám đông rùng rùng chuyển động và trăm người như một cùng làm một hành vi nào đấy, khi họđược một sựkiện bất ngờ châm ngòi. Giả sử như hàng trăm thùng bia ở Đồng Nai kia được xếp ngay ngắn ven đường, thì dù chỉcó một người trông coi thôi, chắc cũng không ai nghĩ tới chuyện xông vào lấy. Bia đổ tung tóe ra đường tạo ra một tình huống lạ, một điều bất thường, kết hợp với sựvô danh, phấn chấn lây lan, cảm giác quyền lực và an toàn, làm giảm đáng kể ý thức trách nhiệm của mỗi người về hành vi của mình, biến một bà mẹmẫu mực thành một người hớt hải gom bia mặc dù trong nhà không có ai uống, đểtới lúc tỉnh cơn say mới hối hận về hành động của mình. Trong đám đông, con người dễđánh mất bản thân.

Tuy nhiên, chen chúc nhau để lượm mấy lon bia trên mặt đường, hay đểbẻmấy cành hoa trong một hội chợvẫn khác xa với việc xông vào đánh đấm tới chết một kẻ trộm chó, hay châm lửa đốt rụi hàng chục cái xe máy. Điều gì khiến đám đông trở thành một sức mạnh phá hủy -nhiều khi phá hủy chính môi trường sống của bản thân họ? Những sựkiện trên có điểm gì chung với những lần các cổđộng viên bóng đá ởAnh bỗng nhiên hỗn chiến và giật tung ghế của sân vận động, với làn sóng đập phá và hôi của ở London năm 2011 làm toàn thế giới kinh ngạc, hay với sáu ngày bạo lực và cướp bóc ở Los Angeles năm 1992 làm 53 người tử vong?

Điểm chung của Nghệ An 2014 (thanh niên nông thôn), Samsung Thái Nguyên 2014 (công nhân xây dựng), London 2011 (thanh niên nhập cư) và Los Angeles 1992 (thanh niên da đen) là: đám đông này là đám đông của những người ngoài lề, những người thấp bé trong xã hội, thu nhập thấp hoặc thất nghiệp, và không có cơ hội. Họmang sẵn trong mình một sựcáu kỉnh và chán nản. Họ bực bội với bản thân, với cuộc đời mình, với những thứ xung quanh. Khi họnhập vào một đám đông, như Gustave Le Bon nhận xét trong Tâm lý học đám đông (bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Tri thức năm 2006), họđánh mất tính cá nhân, tính độc lập, khả năng đánh giá và phán xét đạo đức, họ bị cuốn vào ảnh hưởng phi lý của tập thểxung quanh.Do đó, đám đông có thểlàm những hành động phá hủy và bạo lực mà mỗi cá nhân, nếu đứng riêng biệt, sẽkhông bao giờnghĩ là họcó thểlàm. Chỉcần một sự kiện nhỏxảy ra: một công nhân bịbảo vệđánh vào đầu, một con chó bịtrộm.

Thực chất, sự hung hãn của người nghèo, của những người ở đáy xã hội, tới từ cảm giác bất lực, ngoài lề, không làm chủ được cuộc đời mình. Họ thấy mình như kẻ lạ trên chính đất nước của mình, bị bỏ rơi, bị lãng quên. Họ thấy mình kém cỏi, vô giá trị. Cũng vì thế, khi đã ngấm cái say của một đám đông nổi loạn thì họ hân hoan như đang tham dựmột cuộc vui điên dại. Một tờbáo đã rất chính xác khi chạy tít cho vụ Nghệ An “Đánh trộm chó đông như đi hội”. Ai xem những video quay cảnh bạo loạn ở nhà máy Samsung hẳn cũng nhận ra không khívui vẻ, phấn khích, các bình luận xôn xao, tiếng huýt sáo, reo hò, tiếng cười sảng khoái, như ở một buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng mà ai cũng được tham gia góp vui. Ít nhất, trong khoảnh khắc đó, họcó cảm giác mình là người thắng, người mạnh, rằng cuộc sống thú vị, sôi động, làm họ 12 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

quên đi cái mòn mỏi hằng ngày của mình. Đám đông cho họ một bản sắc, cho họmột nơi đểthuộc về.

Đám đông “mới” của ngày nay khác đám đông “cũ” của năm 1945. Đám đông cũ, qua quá trình được “vận động” tham gia cách mạng, đã phát triển cho mình một ý thức hệ. Sau 30 năm kinh tế thịtrường, công nhân và người nghèo bây giờđã mất đi ý thức về bản thân như một giai cấp. Họđơn giản bịkẹt trong cái bẫy nghèo truyền xuống từthế hệ trước để lại. Họ là sản phẩm của văn hóa nghèo khổ, những người, mà như Oscar Lewis đã định nghĩa trong Văn hóa của nghèo khổ năm 1998, “có rất ít ý thức vềlịch sử. Họlà những người bên lề, chỉ biết tới những vật lộn của bản thân, chỉ biết được hoàn cảnh của địa phương họ, thếgiới hẹp của họ, cách sống riêng của họ. Thông thường, họkhông có kiến thức, tầm nhìn hay ý thức hệđểnhận ra điểm tương đồng giữa những vấn đềcủa họvà vấn đềcủa những người giống họtrên thếgiới. Nói một cách khác, họkhông có ý thức giai cấp, mặc dù họrất nhạy cảm với sự phân biệt vềđẳng cấp.” Chúng ta, những người đã quen với các đại tự sự cách mạng, ngạc nhiên nhận ra rằng những đám đông nổi loạn bây giờ không có quan điểm xã hội hay thông điệp chính trị gì. Những công nhân đập phá ởThái Nguyên không đưa ra một đòi hỏi cụ thể gì cho doanh nghiệp hay công đoàn; những người dân đánh trộm chó ở Nghệ An không có yêu cầu gì với công an hay chính quyền địa phương. Họ phá phách một cách vô phương hướng và vô nghĩa. Chính vì vậy, sự hung hãn bùng phát thường bất ngờvới các nhà bình luận xã hội và các nhà chức trách, lúc đó họmới bối rối đi tìm lý do và lời giải thích.

Lời giải thích đơn giản nhất có lẽ đến từ Martin Luther King: “Không có gì nguy hiểm hơn là xây dựng một xã hội mà trong đó

This article is from: