7 minute read
Người nghèo không có lỗi
nhận các tổn thất lớn nhỏ: đánh đổi tiện nghi vật chất, bị cô lập, hắt hủi vềmặt xã hội, hay bịkhủng bố, gây áplực vềtinh thần.
Khái niệm “anh hùng thường nhật” thay đổi cách nhìn của chúng ta. Thay vì hình dung rằng phẩm chất “anh hùng” được thiên nhiên ban tặng cho một sốcá nhân đặc biệt, chúng ta hiểu rằng nó không phi thường, mà gần gũi hơn rất nhiều. Thứnữa, khi đặt chữ “anh hùng” cho một hành động nhỏ như hành động của Hồng, chúng ta cho nó một sựtôn vinh và khích lệxứng đáng. Cuối cùng, “anh hùng thường nhật” mang trong nó hàm ý là ai trong chúng ta cũng có thểlàm được điều tốt, thậm chí, thay vì thụđộng chờđợi một siêu nhân ra tay, ai cũng có nghĩa vụ trở thành anh hùng thường nhật ở một khía cạnh nào đó, trong một tình huống nào đó. Đó là cách duy nhất đểđẩy lùi lũ.
Advertisement
Tháng Bảy 2015
Hẳn ai cũng từng nhìn thấy hình ảnh này đâu đó ởvùng núi: người dân ngủ lăn lóc bên vệ đường, xe máy vứt lỏng chỏng bên cạnh. Trước đó, họ đã ra chợ bán đi mấy bó củi hay con gà, rồi mua rượu uống say túy lúy. Nếu xuống làng của họ, sẽ thấy thêm nhà nào cũng uống, người nào cũng uống. Đây là những làng mà trợ cấp bao nhiêu cũng hết nhưng không làm ra được cái gì, tiền hỗ trợ cho trẻ con đi học thì bị người lớn lấy để mua điện thoại di động, dùng vài tuần rồi vứt lăn lóc. Đến thóc giống được phát cũng
“nảy mầm” thành rượu. Trẻem thì lớn lên trong hoang dã, không ai đoái hoài. Nhìn những cảnh đó, khó mà kiềm chếđược cảm giác bực bội. Hình dung lãng mạn vềngười nghèo của chúng ta vẫn là những bà mẹ tần tảo chợ búa, những người cha gầy gò cặm cụi kéo xe. Nhưng thực tếtrần trụi là ở nhiều nơi, người nghèo sống một cuộc sống vật vờ, thậm chí ốm thì cũng đắp chiếu nằm đó chứ không thiết đi chữa bệnh.
Thời gian gần đây có thể nhận thấy có một sự sốt ruột từ phía chính quyền và dư luận xã hội với những người nghèo. “Anh chị mà còn nghèo,” họlên tiếng, “thì là lỗi tại các anh chị, chứcòn của ai nữa.” Đầu tháng Ba, trong bài Sống ăn bám trên VnExpress, tác giả Hoàng Xuân mô tả sự lười biếng, buông xuôi nát rượu ở một làng quê Ninh Thuận, nơi người dân có “cái vẻhiền lành gần như trì độn” làm tác giả “chỉ muốn hét to”. Người nghèo quen xin xỏ, dựa dẫm, được cấp cho con bò thì buộc cọc bỏ đói, có cơ hội thì “đào mỏ” tới cạn kiệt những họhàng khá giảhơn. Tâm lý ăn bám, hèn nhược bệnh hoạn, tác giảkết luận, là lý do khiến nhiều người nghèo vẫn hoàn nghèo. Bài viết nhận được hưởng ứng của khá đông đảo bạn đọc và được share gần 1000 lần qua Facebook.
Giữa năm ngoái, trang mạng của đảng bộ Điện Biên dẫn ý kiến của nhiều vịlãnh đạo tỉnh: “Nguyên nhân căn bản cản trởmục tiêu giảm nghèo của địa phương là bệnh lười khá phổ biến trong tư tưởng người nghèo.” Với những người này, “có nỗ lực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ bao nhiêu thì tất cả cũng trở thành vô nghĩa.” Một phát ngôn khá táo bạo với một tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo chính thức là 38%.
Đầu năm nay, Đà Nẵng hết kiên nhẫn và tuyên bố “kiên quyết không thực hiện hỗtrợchính sách đối với những hộnghèo nhưng
lười lao động”. Đây là địa phương đầu tiên làm động tác mạnh tay này, và sẽ không ngạc nhiên khi trong thời gian tới quan điểm quản lý ấy được các địa phương khác noi theo.
Quan điểm “nạn nhân có lỗi” không chỉ có ở Việt Nam. Ở các nước Trung Âu, nhiều cộng đồng người nhập cư vẫn được coi là “nát rượu” và là “máy đẻ”, lợi dụng lòng hảo tâm của nhà nước. Dân Di gan thì khỏi nói, bị liệt luôn vào dạng mọi rợ, cộng thêm lưu manh vặt, tóm lại là vô phương cứu chữa. ỞMỹ, nhiều người lớn tiếng là đã tới lúc người nghèo phải tắt ti vi đi và nhấc cái mông béo ú ra khỏi xô pha mà đi tìm việc, thay vì sống triền miên bằng trợcấp xã hội.
Thực ra, đây là một quan niệm rơi rớt lại từtư duy của cách đây hai thế kỷ. Ở London thời Victoria, tầng lớp giàu có cho rằng nghèo đói là do lười nhác, nghiện ngập, cờbạc và chi tiêu vô tội vạ (giống hệt những gì tác giả Hoàng Xuân kể về cái làng ở Ninh Thuận), và do đó, chính phủ không nên và không cần can thiệp. Samuel Smiles, tác giả có ảnh hưởng lớn của cuốn Self-Help nổi tiếng, xuất bản năm 1859, còn cảnh cáo là “bất cứcốgắng nào của chính quyền nhằm giúp đỡngười nghèo sẽchỉlàm họthêm phung phí trong tiêu pha và không lao động chăm chỉ để cải thiện bản thân”. Ở điểm này, có vẻ ông Samuel Smiles và chính quyền Đà Nẵng có cùng suy nghĩ.
Suy nghĩ này tuy xuôi tai (và dễ nhận được sự đồng tình từ những người làm từthiện mãi rồi nản), nhưng lại nhìn nhầm vấn đề. Điểm chung của người nghèo ởViệt Nam bây giờvà người bần cùng ở London cách đây 150 năm là: không phải lối sống của họ dẫn họ tới nghèo đói, mà nghèo đói đã tạo cho họ lối sống như vậy. Nói khác đi, cái nghèo cha truyền con nối đã biến họ thành
những con người có thái độ sống buông xuôi, những người mà một cán bộđịa phương ởVân Canh, Bình Định, mô tảmột cách rất chính xác là “ngày ngày cứra đường ngồi chống cằm rồi về... uống rượu”.
Người nghèo phải chịu một mức độstress cao hơn rất nhiều, do bệnh tật, thiếu thốn, đói kém và rủi ro triền miên đem lại. Một cách tựnhiên, con người phản ứng với tình trạng stress này bằng hai cách: hoặc giận dữ, hung hăng, hoặc thụđộng, buông xuôi; và nhiều khi họ chạy từ thái cực này sang thái cực khác. Theo các nghiên cứu về thần kinh, trong khi các cú stress ngắn hạn có tác dụng làm tăng sựtập trung và linh lợi, stress mãn tính gây hại tới “hồi hải mã” (hippocampus), một phần của não trước đảm nhiệm việc lưu giữthông tin, ngôn ngữ, hình thành ký ức dài hạn và khả năng định hướngtrong không gian.
Các quan sát lâu năm cũng cho thấy, ở trẻ em lớn lên trong nghèo khổ, vùng tiền não thùy (prefrontal cortex) - đây là vùng liên quan tới khảnăng kiểm soát bản thân và điều phối cảm xúc bịảnh hưởng, tương tựnhư ởngười trầm cảm. Điềunày cũng giải thích cho vẻ mặt “hiền lành gần như trì độn” mà bài báo VnExpress quan sát được.
Các nghiên cứu về hành vi gần đây cũng chỉ ra là sự thiếu thốn và bất an làm giảm thiểu các tài nguyên liên quan tới nhận thức, hay là công suất não, dẫn tới những hành vi không hợp lý và các quyết định không hiệu quả. Năm ngoái, một loạt các thí nghiệm với người dân Mỹcủa Đại học Princeton kết luận rằng nghèo khổ có hậu quả tương đương với mất đi 13 điểm của chỉ số IQ. Cái nghèo làm cho người ta thiếu những kỹ năng sống cơ bản, cũng
như năng lực nhận thức đểcó thểlàm chủbản thân và cuộc sống. “Mụmẫm vì nghèo” là một cách diễn đạt khác.
Và như vậy, yêu cầu những người sinh ra và lớn lên trong một môi trường cùng cực, thậm chí qua nhiều thếhệ, là họphải có nghị lực, quyết tâm, chăm chỉ, cần cù, suy nghĩ sáng tạo, quyết định hợp lý, tiết kiệm, sử dụng đồng tiền đúng chỗ, thì không khác gì yêu cầu dân văn phòng, những người vốn không quen sửdụng cơ thể của mình, phải có sự khéo léo, uyển chuyển, dẻo dai, động tác chính xác, cửchỉnhịp nhàng, duyên dáng như một vận động viên nhảy cầu.
Hãy hình dung bạn có một người em nghiện ngập, nhu nhược, lười biếng, và hay làm những việc khiến bạn muốn phát điên lên. Bạn phải làm gì? Chu cấp mãi thì không ổn, mà phủi tay bỏđi thì cũng không xong. Trước hết, bạn dừng lại các chê trách và lên án. Và sau đó, bạn tìm cách giúp người đó nhen nhóm lên sự tự tin, tạo thói quen bắt tay vào việc dù rất nhỏ, kiên nhẫn hướng dẫn, khích lệđểhọđạt được những bước tiến dù bé xíu, gây dựng cho họniềm hy vọng vềchính bản thân, một cảm giác họkhông phải là phếthải.
Một cộng đồng nghèo cũng cần được đối xử như vậy. Nó khó hơn nhiều việc chỉ quyên góp tiền hay hỗ trợ thóc gạo, nhưng không có cách nào khác.
Tháng Tư 2014