7 minute read

Văn hóakhông phải lý do khiến quốc gia thất bại

Tháng Bảy 2014

VĂN HÓA KHÔNG PHẢI LÝ DO KHIẾN QUỐC GIA THẤT BẠI

Advertisement

Một trong những tác động xã hội bất ngờcủa giàn khoan HD981 là giống như một bác sĩ tâm lý nghiêm khắc, nó bắt người Việt quay lại truy vấn vềbản thân mình, vềgốc gác và bản sắc văn hóa của mình. Và khá nhanh chóng, chữ “thoát Trung” được chuyền tay nhau. Một cảm giác hưng phấn treo lơ lửng trên không và chạy rần rật trên các mạng xã hội. “Một cơ hội nghìn năm có một”, thời cơ đểViệt Nam thoát khỏi cái bóng (ma) rộng lớn mang tên Trung Quốc - nhiều người tự nhủ. Không chỉ muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng về kinh tế (ai mà chẳng muốn miếng cơm, manh áo của mình không phụthuộc vào một kẻduy nhất), hay vềchính trị(ai mà chẳng muốn mình không phải con rối của một quốc gia khác), rất nhiều tiếng nói yêu cầu Việt Nam thoát Trung vềvăn hóa. Theo họ, khước từvăn hóa Trung Quốc, tức là khước từgốc gác của văn hóa Việt, là điều cấp thiết nhất đểViệt Nam trởnên hùng mạnh và thịnh vượng.

Là một trong những giọng nói khẩn thiết nhất, bài Thoát Trung luận của tác giả Giáp Văn Dương kêu gọi Việt Nam hướng tới phương Tây (thú vị thay, bằng văn phong của một bản hịch thời phong kiến). Bài luận phê bình việc dùng các bài khấn bằng chữ Hán trong ma chay “mặc dù người chết không đọc được lấy một

chữ”, hay việc chiếu phim Trung Quốc trên ti vi. Ông Dương liệt kê ra những thói hư tật xấu mà ông cho là đặc trưng của văn hóa Trung Quốc, như “ngông nghênh coi thường chân lý”, “ếch ngồi đáy giếng”, “bằng cấp hư danh” và cho rằng do quá “nghiêm cẩn” với “người thầy” phương Bắc của mình, nhất nhất tuân theo, mà người Việt để cho những thói hư tật xấu này hoành hành ở đất nước mình. Theo ông, đi theo những giá trịtiến bộphương Tây là cách duy nhất đểdứt bỏ“thói hành dân”, “nịnh trên lừa dưới”, “tệ chạy chức chạy quyền”.

Những người khác còn đi xa hơn, họ cho rằng đạo Khổng, với đạo lý tôn trọng tôn ti trật tự, cá nhân nằm dưới gia đình nằm dưới cộng đồng nằm dưới vua quan, chính là lý do tại sao chúng ta lại ởtrong tình trạng bi đát như bây giờ. Phải đoạn tuyệt với văn hóa Khổng giáo, thay thế nó bằng chủ nghĩa tự do cá nhân, họ khẳng định. Tư tưởng của các nhà cách tân Việt Nam đầu thế kỷ 20 được lấy ra, phủi bụi, và sửdụng lại y nguyên như thểthếgiới vẫn đứng im trong 100 năm qua. “Đi theo phương Tây, hay là chết” -phương châm của họcó thểtóm tắt lại như thế.

Đáng tiếc là câu chuyện không đơn giản như vậy.

Nếu ông Lý Quang Diệu có theo dõi cuộc tranh luận sôi nổi này của người Việt, hẳn ông ta phải nhăn mũi khó chịu. Trong cuộc đời hoạt động chính trịcủa mình, ông đã quảng bá không mệt mỏi cho “những giá trị châu Á”, được nuôi dưỡng chính từ những triết lý Đạo Khổng, và coi con đường cá nhân chủnghĩa của phương Tây, đặc biệt của Mỹ, là đi vào chỗtắc.

Ngoài ông Diệu, cơ man các công trình nghiên cứu kinh tế phát triển cũng cho rằng sự thành công của bốn con rồng Á châu (Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong) là nhờ đóng góp 79 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

của văn hóa Khổng giáo: tôn trọng trật tự, kỷluật, hy sinh cá nhân vì lợi ích tập thể. Singapore đã đưa Khổng giáo vào chương trình giáo dục phổ thông tới tận thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tức là trong toàn bộ 30 năm cất cánh của họ. Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc dùng các giá trịKhổng giáo trong các khóa đào tạo lãnh đạo của mình.

Không cần tới ví dụ của các con rồng châu Á người ta cũng có thểthấy là “ngông nghênh”, “hành dân”, “tham nhũng”, “chạy chức chạy quyền” không phải đặc tính của Khổng giáo, hay của bất cứ một văn hóa nào khác, mà là đặc tính của một nền quản trị quốc gia thất bại. Thành công thì có nhiều con đường, Bắc Âu, Bắc Mỹ hay Đông Á, nhưng thất bại thì bao giờ cũng có hình thù giống nhau. Tham nhũng ở Philippines cũng có hình dạng như ở Pakistan hay ởViệt Nam, cho dù văn hóa của các nước này là Công giáo, Đạo Hồi hay Khổng giáo.

Mục tiêu lớn nhất của các nhà cách tân Việt Nam đầu thếkỷ20 là khắc phục tinh thần “dịngoại”, nghĩa là ghét cái khác mình, của người Việt, đểngười Việt có thể hiểu được phương Tây, làm việc cùng phương Tây, và trởnên hiện đại như phương Tây. Việt Nam của thế kỷ 21 nằm trọn vẹn trong một thế giới phẳng. Nhân lực, vốn tài chính, các sản phẩm văn hóa, di chuyển xuyên quốc gia theo sựđiều khiển của bàn tay thịtrường toàn cầu. Cách đây 100 năm, cắt móng tay, tóc húi cua, mặc áo vest, đi giày da... là những hành động mang tính biểu tượng để đưa người Việt Nam lại gần với một nền văn minh của máy móc và công nghệ. Ngày nay, mục đích của Việt Nam là xây dựng thượng tôn pháp luật, phát triển kinh tế bền vững, đi cùng với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Cái cần phải sửa là cái ruột bên trong, chứkhông phải những cái hình thức bên ngoài như ông Giáp Văn Dương lo lắng.

Bởi vì với cái thẩm mỹcủa sốđông u mê hiện nay, với cung cách chụp giật, câu view của các nhà đài, không có phim tập Tàu thì sẽ có phim tập Hàn, đầy ung thư, phản bội, chia ly sướt mướt, hay phim tập Việt sống sượng rẻtiền. Cũng là nhét rác vào đầu thì có cần ưu tiên rác Việt, rác Hàn chứkhông phải rác Tàu?

Bởi vì nếu hằng năm Tết đến người ta vẫn xin ông đồchữNhẫn như một cái máy, mà không ai bỏ ra lấy hai phút để nghĩ xem trong năm mình đã tu tập, cảnh tỉnh bản thân thế nào, thì nếu có bỏcái chữHán đó đi mà thay bằng cái gì đấy người ta có thể“đọc được” như ông Dương yêu cầu (“Keep calm” cho nó Tây?) thì cái tờ chữ đó cũng chẳng thần kỳ biến người sở hữu nó thành một người tựchủ, đàng hoàng, bản lĩnh.

Bởi vì nếu các trường học chỉ thay cái khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” bằng “Hãy tin vào chính bạn” (một phương châm 100% Mỹ), thì liệu vì thế nạn dạy thêm, phong bì, chạy trường chạy điểm, có bỗng dưng biến mất? Nếu thay Tết Nguyên đán bằng Lễ Noel thì người ta liệu có thôi biếu sếp phong bì, mà chuyển sang tặng ngỗng?

Ông Giáp Văn Dương và những người giống ông có đang đềnghị Việt Nam làm một cuộc cách mạng văn hóa nữa, lại đạp đổcác đền chùa miếu mạo, lại lên danh sách các “hủ tục”, phát động phong trào xây dựng “văn hóa mới”, duy lần này không phải xây dựng “con người mới xã hội chủ nghĩa” mà là “con người mới tư bản toàn cầu”?

Tôi mong muốn được nhìn thấy các cộng đồng mà người dân đọc được các chữ Hán, chữ Nôm viết trên các chùa chiền, đình, miếu nơi mình ở, những nơi có thể biến thành các bảo tàng cộng đồng, giúp người dân hiểu được lịch sửđịa phương mình. Tôi tin vào sựquan trọng của văn hóa không bịđứt gãy, chỉcó thểcó khi người dân đọc được những tư liệu cổ của nước mình. Tôi muốn Đạo Khổng được dạy trong một môi trường giáo dục có tự do ngôn luận và tự do học thuật, bên cạnh các văn hóa khác, mà không bịbắt cóc bởi các mưu đồchính trị(như đang xảy ra ởcác Viện Khổng tửtại Mỹ). Tôi muốn nhìn thấy người dân Việt Nam có đủ hiểu biết và sự dẻo dai về văn hóa để chèo lái trên biển toàn cầu hóa, để trở nên những công dân toàn cầu mà không bị tha hương vềvăn hóa, bịbơ vơ vềbản sắc. Họkhông cần phải thoát đi đâu cả.

Năm 2012, hai học giả Daron Acemoglu và James A. Robinson của MIT và Đại học Harvard cho ra đời cuốn Vì sao các quốc gia thất bại, gây tiếng vang lớn. Những người đang kêu gọi “thoát Á”, “thoát Khổng”, “thoát Trung” nên đọc cuốn này. Tôi không muốn tiết lộ câu trả lời, nhưng chỉ điều này: theo các tác giả, văn hóa không phải là lý do.

Tháng Sáu 2014

This article is from: