7 minute read

Đừng “làm giàu trước, dọn dẹp thiệt hại sau”

mình. Cho tới nay, các nghiên cứu xã hội không thểchỉra được tác động ngăn ngừa tội phạm của biện pháp tử hình. Giết một mạng sống như một hành động trừng trịđể“bảo toàn công lý” là một ý tưởng không còn phù hợp với một nhà nước hiện đại. Thay vào đó, án chung thân là một biện pháp nhân văn hơn, ít bạo lực và ít tàn khốc hơn, và thực hiện tốt hơn bốn mục đích của hệ thống trừng giới như đã nêu ởđầu bài.

Tháng Giêng 2014

Advertisement

Việt Nam có mức độphát triển như thếnào, khi so với Hàn Quốc chẳng hạn? Với câu hỏi này, phản xạ đầu tiên của chúng ta là đi tìm thu nhập bình quân đầu người đểso sánh. GDP trên đầu người của Hàn Quốc hiện nay là 26.000 USD, gấp 14 lần Việt Nam. (Nếu

kinh tế tăng trưởng đều đặn 8% một năm, thì sau 38 năm Việt Nam sẽđuổi kịp Hàn Quốc bây giờ).

Thật là một phép tính nhanh gọn và tiện lợi, và đó cũng là lý do vì sao một con số thống kê khô khan như GDP lại nổi tiếng rộng rãi hơn bất cứ một ngôi sao màn bạc nào. Được giới thiệu năm 1932 bởi nhà kinh tếhọc Simon Kuznets, nó nhanh chóng có một sựnghiệp ngoạn mục. Năm 1944, nó trởthành chuẩn mực quốc tế để đo lường một nền kinh tế. Năm 1978, bảng thống kê quốc tế đầu tiên, với sốliệutừhơn 100 nước, cho phép người ta so sánh các quốc gia với nhau, như chúng ta vừa làm giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Năm 1999, BộCông thương Hoa kỳtuyên bốGDP là một trong những phát minh vĩ đại nhất của thếkỷ20. Tới nay, nó vẫn là chỉsốđầu tiên và quan trọng nhất được dùng đểđánh giá xem chính phủmột đất nước làm ăn thếnào.

Và đấy cũng là nguồn căn của vấn đề. Theo Ngân hàng Thếgiới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 tăng gấp rưỡi so với 2009. Nhưng bạn có thấy cuộc sống của mình tốt đẹp lên nhiều như vậy hay không? Tôi cá là không. Trong năm năm qua, có thể bạn đổi được cái xe máy, thay bộ xa lông cũ, mua một cái iPad, và cho gia đình đi chơi Singapore. Thế nhưng, so với năm năm trước, hằng ngày bạn bịhít khói lâu hơn trong cái biển xe tắc đường lúc tan tầm, cây xanh và hồ nước trong thành phố ngày một ít đi, mởbáo ra thì toàn rác và kền kền rỉa xác, phong bì biếu sếp thì ngày càng phải dày lên, có việc tới cửa quan thì bịquát, ra đường thì phải khéo léo đểtránh bịdùi cui của công an phang.

Như ta đã thấy, GDP không phản ánh được đầy đủ chất lượng cuộc sống, hay “mức độ phát triển”. Những vấn đề như bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường, bạo lực xã hội, bất công v.v... không

xuất hiện trong đó. Người ta tính rằng, nếu tính đến những hủy hoại môi trường ở Trung Quốc thì hằng năm phải đánh tụt GDP của nước này tới 3%. Luật pháp Brunei, nước giàu thứ năm trên thếgiới theo thu nhập bình quân, cho phép ném đá tới chết những người đồng tính và những người ngoại tình. Ở Saudi Arabia, một quốc gia giàu có tương đương với Ý và New Zealand, phụ nữ không được phép lái ô tô, không được xuất cảnh mà không có nam giới đi kèm, và sẽchỉđược bầu cửlần đầu vào năm 2015 tới. Bạn có muốn sống ởnhững quốc gia “thịnh vượng” đó không?

Càng ngày càng có nhiều tiếng nói cho rằng việc quá bị ám ảnh bởi GDP dẫn chúng ta tới một bếtắc trong triết lý phát triển. Cuộc chạy đua về GDP là cuộc chạy đua lạc lối. Thượng nghị sĩ Robert Kennedy của Mỹcó lần phát biểu: “GDP không bao gồm vẻđẹp của thơ ca, sựbền vững của hôn nhân, mức sắc sảo của các cuộc tranh biện, mức liêm chính của viên chức. Nó không đo được lòng dũng cảm, trí tuệ, hay cam kết của chúng ta với đất nước. Nó đo mọi thứ, trừnhững gì làm cho cuộc sống này đáng sống.” Gần đây nhất, năm 2009, nhà kinh tếhọc đoạt giải Nobel nổi tiếng Joseph Stiglitz yêu cầu chấm dứt “chủnghĩa tôn thờ” GDP.

Nhưng điều gì làm cuộc sống này đáng sống? Theo Khối Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mức độ an sinh (well-being) của người dân không những được thể hiện qua thu nhập, sức khỏe, môi trường, giáo dục, an ninh mà còn qua chất lượng dịch vụcông và sự tham gia của người dân vào đời sống cộng đồng. “Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc” của the new economics foundation (có lẽnổi tiếng nhất với chúng ta vì nó đặt Việt Nam vào vịtrí số hai trong xếp hạng, gây nhầm tưởng là người Việt hài lòng với cuộc sống vào loại nhất thếgiới) được tính tỉlệthuận với tuổi thọtrung bình

và cảm nhận của người dân vềan sinh, và tỉlệnghịch với mức độ tiêu thụ tài nguyên của nền kinh tế. Việt Nam xếp hạng cao vì có tuổi thọ trung bình khá cao, tương đương với Slovakia, trong khi tiêu thụtài nguyên chỉbằng một phần ba nước này. Cách tính này trừng phạt các nước phát triển (Mỹxếp hạng 105!) vì mức độsử dụng năng lượng của họ. Trong khi đó, mức an sinh theo cảm nhận chủquan, tức là mức độhài lòng với cuộc sống của Việt Nam chỉ đứng ở mức trung bình, và bằng 2/3 của Bắc Âu. Nói vậy để thấy rằng Việt Nam xếp hạng cao ởđây không phải do người Việt “lạc quan tếu”, “dễbằng lòng”, “buông xuôi”như một sốbáo chí đã bình luận trong thời gian qua, mà là do chúng ta còn chưa đi nhiều ô tô, và tuy có một cuộc đời còn nhiều bức xúc nhưng bù lại thì sống lâu.

Phong trào hướng tới hạnh phúc thay vì chạy theo tăng trưởng kinh tếđã đạt tới mức độtoàn cầu. Năm 2013, Liên Hiệp Quốc đưa ra các hướng dẫn giúp các quốc gia đo lường mức “an sinh chủ quan” của người dân, một khái niệm thường được hiểu rộng hơn “hạnh phúc”, bao gồm sự tự đánh giá về trạng thái tinh thần và tình cảm của người dân, và về“cuộc sống của mình có mục đích và ý nghĩa hay không”. Theo triết lý này, một người ngồi sau xe Lexus, nhưng cáu bẳn, lo lắng và bị xâm chiếm bởi một cảm giác trống rỗng, sẽ bị coi là bất hạnh hơn người đi xe đạp bên cạnh, tâm trạng thanh thản, và thấy những gì mình làm thật có ý nghĩa.

Đi đầu phong trào này là Bhutan. Năm 1972, vua Jigme Singye Wangchuck, lúc đó mới 17 tuổi, tuyên bố mục tiêu của mình không phải tăng trưởng GDP, mà là tăng trưởng “Tổng hạnh phúc quốc nội” - hay GNH. Để tránh hiểu lầm: Bhutan không từ chối đường nhựa, ô tô, ti vi hay Internet, và người dân ởđây không chỉ

muốn ngồi khoác vai nhau trong các túp lều tranh với nét mặt rạng rỡ. Trước hết, GNH của họ bao gồm các lĩnh vực kinh điển: thu nhập, việc làm, chất lượng giáo dục, y tếvà môi trường. Nhưng nó cũng đo hiệu quả của hệ thống quản trị công. Ngoài ra, đáng lưu ý nữa, nó đo sức sống của cộng đồng, bảo tồn văn hóa, và sự cân bằng trong việc sửdụng thời gian của người dân.

Chính phủnào thì cũng cam kết hùng hồn là mình đi theo “phát triển bền vững”, nhưng trên thực tế, những cộng đồng yếu thế, văn hóa và môi trường hay phải trả giá cho các dự án phát triển kinh tế, và chỉkhi dùng một công cụnhư GNH thì người ta mới có thểđịnh lượng những trảgiá này. Với triết lý phát triển mới, nếu GDP tăng nhưng GNH giảm thì chính phủvẫn bịcoi là thất bại.

Khái niệm GNH của Bhutan ngày càng có ảnh hưởng rộng rãi. Phần lớn nội dung của nó được ứng dụng trong “Chỉ số An sinh” của Canada. Năm ngoái, nước Anh cho ra đời ngày “Hành động vì Hạnh phúc”. Hàng loạt các thành phốMỹđã công bốcác dựán đo lường hạnh phúc và an sinh cho cư dân của mình.

Một cuộc sống hạnh phúc, tóm lại, không phải chỉcó cơm no, áo ấm, mà là khi con người tin tưởng nhau, hàng xóm láng giềng chan hòa, thân ái, và người dân được chính quyền tôn trọng thông qua những thểchếdân chủ. Quan điểm “làm giàu trước, dọn dẹp thiệt hại sau” được thực hiện ở nhiều quốc gia trong mấy thập kỷ qua đã gây hại khôn lường. Không đâu xa, chỉcần nhìn vào chất lượng sống xuống cấp ởcác thành phốTrung Quốc và làn sóng di cư của những người khá giảra khỏi nước này là đủđểthấy rõ tiền không mua được hạnh phúc. Khi quan hệ giữa người với người và giữa người với thiên nhiên trở nên cằn cỗi thì có ngồi trong Lexus người ta cũng chỉlà một kẻbất hạnh.

This article is from: