1 minute read
3. Học một ngành vô dụng
thành đạt, có thếmới mởmày mởmặt được con ạ.” Một người họ hàng của tôi rất lo vì đứa con gái đã sắp tốt nghiệp rồi mà còn tâm sựlà nómuốn “đấu tranh với những bất công trong xã hội”. Thếlà chịphải giải thích ngay cho nó là nó không làm được gì đâu, đừng có dại, nhiều người giỏi bằng chán vạn nó đã thửrồi, “cho nên chỉ cố vun vén cho gia đình mình thôi, đừng có va chạm gì mà chuốc thiệt vào thân.” Nói chung, khá nhiều phụhuynh lo lắng là tụi trẻ đi Tây về gà tồ quá, gặp gì chướng tai gai mắt là phản ứng liền, không biết cách nịnh trên, nạt dưới, lấy lòng kẻ mạnh và trấn áp kẻ yếu. Nhiều đứa mãi vẫn cứ ngố mà tâm niệm với những điều như “Phải đi bằng đôi chân của mình”, mà không hiểu là có khi đi bằng đầu gối mới đi xa được. Cứ máy móc như bên Tây thì nguy to.
3. HỌC MỘT NGÀNH VÔ DỤNG
Advertisement
Theo quan sát của tôi, nguy cơ này đã tăng đột biến trong dăm bảy năm trở lại đây. Trước kia phần lớn du học sinh đều học những ngành danh giá và có tương lai như kinh tế, y, tin học, marketing hay ngoại thương, thì gần đây, do những yếu tố nhiễu mà tôi vừa nêu bên trên, cộng với việc phụhuynh thiếu thông tin đểgiám sát, nhiều cô cậu xoay ra học những ngành rất oái ăm như triết học, lịch sửvăn học, hay phê bình nghệthuật. Có ngành nghề còn chưa có tên tiếng Việt, con cái giải thích mãi bố mẹ không hiểu. Thế thì làm sao mà khoe với họ hàng và bạn bè được? Một chịbạn tôi phàn nàn là đứa con gái ởMỹvềđểlàm luận án thạc sĩ “Những dịch chuyển tâm sinh lý của tầng lớp người giúp việc” và xấu hổvô cùng vì bịhàng xóm mách là nó đi phỏng vấn mấy ô sin cùng phố xem một tuần làm tình mấy lần và với ai. Một đồng nghiệp khác của tôi cương quyết bắt con phải đổi ngành học, tên