Chuyển đổi số
Chuyển đổi số trong bối cảnh bất định
Vững bản lĩnh để “biến nguy thành cơ” Minh Quân
Dịch Covid-19 trải dài nhiều năm khiến nhiều hoạt động ở đa số các lĩnh vực bị gián đoạn, thậm chí đứt gẫy, tuy nhiên hoạt động ngân hàng vẫn đảm bảo thông suốt. Đặc biệt, BIDV là một trong số ít ngân hàng đã tăng tốc chuyển mình theo xu hướng công nghệ mới để vượt lên dẫn đầu ngay giữa bối cảnh thị trường nhiều biến động.
Ngày càng nhiều khách hàng sử dụng kênh E-zone của BIDV
Vượt lên với eKYC Theo thông tin được chia sẻ tại Hội nghị Sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của NHNN vào giữa tháng 7, trong 6 tháng đầu năm 2022 tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt trên 77,75 triệu giao dịch, giá trị đạt trên 91,65 triệu tỷ đồng (tăng 4,23% về số lượng và 32,35% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2021).
40
Đến thời điểm hiện tại, gần 70% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng, gần 5,5 triệu tài khoản thanh toán và khoảng 8 triệu thẻ được mở bằng phương thức điện tử eKYC đang hoạt động. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng Bán lẻ BIDV cho biết: “eKYC chính là bước tiến mới trong chiến lược số hóa toàn diện của BIDV khi đầu tư vào các kênh
Đầu tư Phát triển Số 299 Tháng 7. 2022
số, quy trình số cũng như các sản phẩm số. Sự phát triển này cũng là minh chứng cho nỗ lực của BIDV để phục vụ khách hàng tốt hơn và mang đến những sản phẩm số tiện ích hơn”. Trong hành trình xây dựng và dẫn đầu ngân hàng số, định danh khách hàng điện tử (eKYC) được xem như cánh cửa đầu tiên. Việc BIDV triển khai thành công tính năng mở tài khoản và đăng ký dịch vụ bằng phương thức eKYC trên ứng