THỦ PHÁP KIẾN TRÚC CỦA CÁC KIẾN TRÚC SƯ QUA CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

Page 1

• Nhóm Bộ Môn Kiến Trúc Dân Dụng 2 Phạm Xuân Anh _stt:001 Nguyễn Thị Phương Dung Ngô Thị Hải Nguyễn Văn Minh Tạ Mạnh Quyết

• Biên soan, thiết kế: Phạm Xuân Ánh

• Sưu tầm tài liệu: Phạm Xuân Ánh ,Nguyễn Thị Phương Dung, Ngô Thị Hải, Nguyễn Văn Minh, Tạ Mạnh Quyết.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG 2 ĐỀ TÀI

THỦ PHÁP KIẾN TRÚC CỦA CÁC KIẾN TRÚC SƯ QUA CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC. SVTH: PHẠM XUÂN ÁNH – STT: 001

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG NGÔ THỊ HẢI

NGUYỄN VĂN MINH TẠ MẠNH QUYẾT

GVHD: PGS.TS.KTS DOÃN MINH KHÔI

LỚP K14KT- VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG II •

• • • • • • • • •

Lời mở đầu

Trong tiểu luận này chung tôi xin đề cập đến thủ pháp, phong cách kiến trúc các kiến trúc sư, thông qua những tác phẩm kiến trúc của họ, chúng ta phần nào hiểu được phương pháp thế hiện, đưởng lôi và tư tưởng của người thiết kế muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình. Qua chuyên để này giúp chúng ta nâng cao phương pháp thiết kế, thể hiện trong các đồ án sắp tới. Trong tiểu luận này chúng tôi xin đề cập đến các kiến trúc sư : FRANK O’GEHRY, Tadao Ando, Santiago Calatrava, Zaha Hadid Trong tiểu lận có các phần: 1 giới thiệu kiến trúc sư, 2- Nếu nên các thủ pháp của kiến trúc sư đó, 3- Ví dụ trên những công trình tiêu biểu. Mục Lục: Kiến Trúc Sư Frank O’Gehry Kiến Trúc Sư Zaha Hadid Kiến Trúc Sư Santiago Calatrava Kiến Trúc Sư Tadao Ando


CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG II


Kts, FRANK O’GEHRY • Frank O’ Gehry – Cá và gỗ

Tên thật là Frank Owen Goldenberg Sinh ngày 28 tháng 2 năm 1929 tại Toronto, Canada Hiện đang sinh sống và hành nghề tại Mỹ Hãng kiến trúc của Gehry: Gehry Partners, LLP Gehry sinh ra trong một gia đình người Do Thái gốc Ba Lan. Bố làm nghề buồn bán vật liệu, mẹ là một người yêu âm nhạc. Những đặc điểm này góp phần tạo nên sự nghiệp của ông sau này. Thời trẻ Gehry được các bạn cùng trường gọi là “ Cá”. Sau đó năm 1954 Frank Owen Goldenberg đổi tên thành Frank Owen Gehry, và sự nghiệp của ông bắt đầu. Từ 1949 đến 1951, ông theo học tại trường Đại học Nam California ( University of Southern California) và trường Đại học Los Angeles (1949-1951) và học thiết kế đô thị tại trường Đại học Harvard từ 1956 đến 1957.


Kts, FRANK O’GEHRY •

Frank Gehry có một thời thơ ấu thật đẹp .Đặc biêt người ông của ông đã vun đắp rất nhiều cho tương lai của Gehry.Ngay từ nhỏ ông đã khuyến khích Gehry làm những mô hình tòa nhà bằng gỗ đơn giản,từ đó khơi dậy trong kiến trúc sư Frank Gehry những tri thức đầu tiên về kiến trúc.Tuy vậy không phải lúc nào ông cũng gắn bó với kiến trúc.Trong lúc học đại học Los Angeles ,ông từng làm lái xe .Rối sau khi tốt nghiệp đại học nam Cali ông tham gia quân ngũ.Khoảng thời gian đó cung cấp cho Frank một vốn sống phong phú.Sau những quãng thời gian đó đến nay Frank đã cống hiến cho thế giới rất nhiều công trình để đời

Frank O’ Gehry là một trong số những kiến trúc sư đi đầu trong trào lưu kiến trúc:“Chủ Nghĩa Giải Toả Kết Cấu – Deconstructionism” góp phần thổi 1 luồng gió mới trong sáng tác kiến trúc.


Kts, FRANK O’GEHRY Các giải thưởng mà ông đoạt được :

.

Giải thưởng Arnold W. Brunner về Kiến trúc, Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Mỹ,1977 Giải thưởng Pritzker, 1989 Giải thưởng Wolf về Kiến trúc của Quỹ Wolf, 1992 Giải thưởng Hoàng gia về kiến trúc, Hiệp hội Nghệ thuật Nhật Bản, 1992 Giải thưởng Dorothy và Lillian Gish, 1994 Huy chương Quốc gia về Nghệ thuật, (1998) Giải thưởng Friedrich Kiesler, 1998 Huy chương vàng AIA, Hiệp hội Kiến trúc sư Mỹ (AIA), 1999 Huy chương vàng, Hiệp hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA), 2000 Huy chương vàng Kiến trúc, Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Mỹ, 2002 Huân chương Canada (Order of Canada), 2002


Kts, FRANK O’GEHRY •

• • • • • • • • • • • • • .

Các Phong Cách Và Thủ Pháp Được Ghery sử dụng:

Sử dụng những đường cong mền mại giống đường cong của cá, nước Nhiều công trình mang dám dấp hình cá Công trình gồm những khối trụ, vuôn vắn phía dưới, mái phía trên được bao đọc bởi tấm kim loại Khung gỗ kết hợp với khung kính Kiến trúc đi liền với điêu khắc Không gian nội thất với tông màu chủ đạo là màu vàng, không gian ngăng cách bởi mảng kính lớn và sử dụng khối cong thẻ hiện sự mền mại chuyển động cảu không gian. Theo ông, kiến trúc phải được: - Làm phân tán và mất trật tự tổ chức bố cục , hình dáng ,tỉ lệ , màu sắc ,trong kiến trúc. - Làm mất đi sự hoàn thiện mang tính quy chỉnh truyền thống của sự vật , tạo cho công trình kiến trúc sự dở dang. - Làm đột biến , gây ra những sự thay đổi đột ngột. - Tạo cảm giác động thái, do có những hình thái uốn vặn, mất ổn định , mất trọng lượng , gây ấn tượng bay bổng (khác với cảm giác đối xứng , cân bằng thường thấy trong kiến trúc cổ điển). - Tạo nên sự tương phản quá lớn giữa các khối kiến trúc mỏng manh bên cạnh những khối to lớn quá khổ, tạo lên một cảm giác không ổn định , dễ đổ vỡ. - Tạo lập sự cách tân về hình thức đến mức cao nhất


Kts, FRANK O’GEHRY • •

Mộ số công trình của Ghery Frank O. Gehry House

(1978)

Santa Monica, California Năm 1977, Gehry mua lại một nhà nghỉ hai tầng được xây dựng từ 1920. Sau lần sửa đầu 1978, ông cải tạo toàn bộ năm 1991. Từ đó ngôi nhà được coi là một trong những tác phẩm điển hình của phong cách Gehry. Giới phê bình kiến trúc gọi đây là ngôi nhà tự thuật, bởi tuy nhỏ nhưng lại biểu lộ khá rõ tư duy và phương pháp sáng tác đầy ngẫu hứng của ông. Ông không phá toàn bộ ngôi nhà của mà lắp vào đấy những khối đa diện tự do, với nhiều mặt vát, góc xiên. Những bộ xương gỗ xiên chéo, lợp kính che mái bếp hay lấy ánh sáng lối đi cùng vài bộ khung sắt căng lưới mắt cáo rào cách không gian, những bức tường tôn sóng phơi mặt ra đường...khiến ta như đang ở giữa khoảng đất trời nhà cửa. Mái nhà cũ còn đó, ga ra ô tô cũ trở̉ thành không gian tiện nghi, các khối xây dựng mới xếp chồng hờ hững đứng cạnh cái cũ. Khuôn viên như bị nêm chặt bởi các khối hình khác biệt, xa lạ nhau nhưng không gian thì thoáng đãng bởi tràn trề ánh sáng đến từ mọi phía.


Kts, FRANK O’GEHRY •

• •

Lối sáng tạo tương phản đặc -rỗng, mới- cũ, sang trọng-tầm thường: cách dùng vật liệu phản quy ước,... đã khẳng định một Frank Gehsy trình diễn hơi trìu tượng, xếp đặt hơn tổ hợp và đa nghĩa đa chiều trong bối cảnh thẩm mỹ. Rehry house là bản tuyên ngôn về phong cách cá nhân của Gehry: - Frank Gehry không theo câu châm ngôn nổi tiếng của Mies van der Pohe " hình thức đi theo công năng thế kỷ XX tôn sùng. Ông đã giải phóng mối quan hệ ràng buộc giữa hình thức, công năng và vật liệu. Bản vẽ và phác thảo - Xem mặt bằng vẫn hình chữ nhật vuông vức, đảm bảo yêu tố công năng trong 1 ngôi nhà, nhưng với Gehry công năng không đủ, hình thức kiến trúc của Gehry đã thoát khỏi công năng. Luôn dùng những nét vẽ là những đường cong sống động trong phác thảo.


Kts, FRANK O’GEHRY

Trong tác phẩm này thể hiện tính gỗ của Gehry, một căn nhà sử dụng những khối xiên, chéo không như 1 căn nhà bình thường.Xét về tổng thể vẫn mang dáng dấp của những khối chữ nhật và đa giác của 1 khối nhà bình thường, Khác ở chỗ Gehry thể hiện sự bùng nổ, đa hướng các khối. Các khối đặc bằng các tấm kim loại sậm màu, các khối rỗng bằng khung gỗ kết hợp tấm kính. Tất cả tạo nên phá cách hình thức cũng là dấu ấn sự nghiệp cho những công trình có hình khối xiên chéo như vậy của Gehry. Tuy vậy trong gai đoạn này các thiết kế của Gehry vẫn còn thô do ảnh hưởng nhiều của trào lưu kiến trúc bấy giờ.


Kts, FRANK O’GEHRY • Iowa Advanced Technology Laboratories Building (1989 - 1982) University of Iowa

Tác phẩm này vẫn mang phong cách của Rehry trong thời kì đầu, không thoát khỏi xu hướng kiến trúc cũ ( thô cứng trong thể hiện), nhưng các khối kiến trúc vẫn là khối lớn, sử dụng những tấm kim loại đen, có thể nói Rehry luôn dùng khối lớn ốp kim loại đen.Các khối được đặt chồng chéo lên nhau.

Do là phòng thí nghiệm phát triển công nghệ xây dựng nên Rehry đã sử dụng khối lớn vững chắc vươn cao tạo dáng vẻ trang trọng, có 1 khối trụ tròn như là một điểm phá của công trình, nhìn vào như một chi tiết cấu tạo để liên kết giữa các khối bê tông, khối đá kim loại lớn.


Kts, FRANK O’GEHRY •

American Center (1988 - 1994) Trung tâm văn hóa Mĩ - Paris, France

Trung tâmvăn hoá Mỹ Paris là công trình công cộng đầu tiên và lớn nhất mà Frank O.Ghrythiết kế.Tác phẩm này là một bước phát triễn mơi của phong cách Gehry. Ông không thiết kế một toà nhà kiểu Pháp mà xây dựng một đô thị nhỏ cho trung tâm văn hoá Mỹ. Trong " Đô thị" ấy rộn rã những bước chân khiêu vũ, những giai điệu âm nhạc du dương và một không khí nhộn nhịp của các hoạt động. Công trình có cái tĩnh lạng nền nã của công trình Pháp, khi ông dùng mảnh phẳng và ô cửa vuông đều với vật liệu xây dựng trái thông thường. Mặt Bắc trái giáp đại lộ Bercy, liền với nhiều nhà ở và kiến trúc cũ, nên làm như vậy. Mặt Nam và Tây Nam lại sôi động khối hình, ngổn ngang tương phản cái đặt rỗng, cong vát xiên xẹo và thẳng đứng phẳng phiu. Tất cả làm nên một vũ điệu thị giác.


Kts, FRANK O’GEHRY •

Nội thất của Trung Tâm được tháp bằng ánh sáng tự nhiên từ rất nhiều khoảng trống và cửa trời. Ông muốn " gửi nắng" Cali cho Paris. không gian nội thất nỗi cộm các khối hình chắc đặc và phức tạp. " Rất nhiều người nói tôi chỉ thành công trong các kiến trúc nhỏ. Cuộc sống đầy cạm bẫy, người ta không thể thắng hết được. Tôi chỉ làm cái mà tôi nghĩ là phải làm. Tôi là người ham vui. Trong cái tôi nghĩ nó rất Pháp và đáp ứng được yêu cầu đề ra", Ông tâm sự.

Trung tâm văn hoá Mỹ ở Pais có không gian giao tiếp, không gian triển lãm, một thư viện, nhà hàng, nhà hát 400 chổ ngồi, sảnh và không gian công cộng, lớp học ngoại ngữ, các xưởng tạo hình và sàn tập cho nghệ sĩ múa, các phòng quản lý, hành chính và các căn hộ cho nghệ sĩ Mỹ ở Paris và ngày 12-2-1996 công trình đã được bán.


Kts, FRANK O’GEHRY • • •

Vila Olimpica Fish Sculpture (1989 1992) Điêu khắc Cá

Hotel Arte Barcelona, Spain Một trong những công trình lớn đầu tiên của Gehry là Cá Barcelona- một tác phẩm điêu khắc lớn đặt trên sông của Barcelona dành cho thế vận hội Olympic năm 1992. Đây là điểm nhấn trong sự nghiệp Gehry khi ứng dụng máy tính trong việc tính toán kết cấu, và dựng mô hình tính toán trong không gián 3D. Hỉnh ảnh cá được Gehry sử dụng thường xuyên trong nhiều công trình kiến trúc. Do ảnh hưởng của hồi bé, hàng ngày ông được tiếp xúc với cá, ngựa, cua nên trong các tác phẩm kiếm trúc của ông đều xuất hiện dáng dấp của những con vật này, con cá đầu tiên là một tác phẩm điêu khắc ở s55 đường Crosby, New Yourk, một con cá hồng đuôi vẫy, khung ngoài bằng kính đặc kết hợp gỗ.


Kts, FRANK O’GEHRY •

Đan mê với những đường cong của cong cá, và những cú vẫy đuôi mềm mại. Nên trong tác phẩm điêu khắc Cá ông thể hiện những đường cong, và ông thể hiên thành công chỉ bằng 2 đường cong giới hạn trên và dưới ta cũng có thể xác định 1 cách chính xác đây chính là 1 con cá đích thực. Những tấm lưới thép đan vào nhau , cộng với sự phản sạ của ánh sáng, đã tạo nên lớp vẩy cá vô cùng sống động.

Có thể nói cá là 1 trong những đặc điểm trong kiến trúc Gehry, kiến trúc đi liền với điêu khắc.


Kts, FRANK O’GEHRY • • •

Nationale-Nederlanden Building (1992 - 1996) Tòa nhà văn phòng quốc gia Hà Lan

Rasin Embankment Prague, Czech Republic Một trong những cái tên khác của công trình này chính là The Dancing House in Prague hay “Ginger & Fred” được đặt theo tên sau khi 2 vũ công Fred Astaire và Ginger Rosgers kết hôn. Biệt hiệu này được áp dụngj ví nó kích thích thị giác con người hình dung ra động tác của một cặp vợ chồng nhảy múa. “ Fred” được thiết kế là một khối trụ tròn rắn chắc, đội mũ đang đưa tay đơn “ Ginger” là khối trụ tròn được xoắn một cách mền mại thể hiện thân hình người con gái đang chuyển mình. Không những thế với “Fred” là một khối rắn cứng, thì với “ Gringer” được tao bởi khung bê tông bên ngoài bọc kính.


Kts, FRANK O’GEHRY Là một người đam mê sân khấu giống mẹ mình nên luôn bị ảnh hưởng bởi ảo ảnh các điệu múa, đặc biệt là 2 vũ công “Fred” và “Ginger”. Gehry thường thể hiện tính Cá trong các công trình điêu khắc trước đó, nhưng trong tác phẩm này ông đã màn nét Cá vào những đường cong trên thân hình Ginger. Để làm được đường cong như vậy ông phần lớn dựa và rất nhiều công nghệ sử lý tính toán 3D rất phức tạp. Bên cạnh cái phức tạp, phi lý và lặp lại, ông sữ dụng các ô vuông lặp lại của các kiến trúc cổ Praha. có lẽ vậy nên mặc dù có nhiều cái lạ lẫm, phá thể toà nhà văn phòng Quốc gia – Hà Lan không bị tách khỏi môi trường cổ kính của Praha. Công trình tạo 1 lối kiến trúc sống động , với chủ nghĩa phi kết cấu.


Kts, FRANK O’GEHRY Tầng 1 là không gian công cộng, và thương mại. Từ tầng 2 đến tâng 7 là văn phòng, phòng hộ nghị, giao dịch, nhà hàng trên tầng cuối, có thể ngắm cảnh thành phố với bóng dáng lâu đài cổ xa lạ Công trình có diện tích 5400m2 sàn, với vốn đầu tư lên đến 9 triệu USD Công trình toạ lạc tại trung tâm cổ Praha. Cạnh sông Vitara. Ông quay mặt chính ra sông và " vỗ sóng nước sông" vào công trình bằng các mặt cong, khối tròn liên tục. Các mặt cong được hãng Catia nghiên cứu ba chiều trong không gian ảo, thẩm mỹ quan trọng của Frank Gehery. Nghệ thuật chẳng bao giờ chấp nhận cái nhàm chán, cái đã từng như một giá trị.


Kts, FRANK O’GEHRY Guggenheim Museum Bilbao (1991 - 1997)

Bilbao, Spain – bảo tàng Guggnheim ở Bilbao Đôi khi những công trình của Gehry luôn được xây dựng không khác gì những khác thảo của ông. Hoa và thuyền đó chính là ý tưởng của công trình này. Một bông hoa được tạo bởi những tấm Titan, kết hợp với kết cầu gạch, bê tông, tạo nên một phức hợp vật liệu khiến người ta tranh cãi, nhưng vẻ đẹp của nó có lẽ là không cần bàn tới. Chính vì lẽ đó mà khi đề án này được đề ra thì nó chưa được chấp nhận ngay mà phải sau 2 cuộc họp 20, 21 tháng 7 năm 1991 mới được chấp thuận. Quá trình sáng tác đi đến ý tưởng Ngày 5, 6 tháng 7 năm 1991 , Gehry đã đến Bilbao nhưng không phải với tư cách là người cố vấn như trước, nhưng lại là một đối thủ cạnh tranh trong việc thiết kế.Trên vài Website đã ghi vậy


Kts, FRANK O’GEHRY

Vào sáng thứ 7 của tuần đầu tiên ông xuất hiện tại sở giáo dục với một sổ tay, ông bắt đầu với vài dòng ghi chú, bàn tay như là chức năng để mở rộng bộ não, Kéo thanh bút trên giấy để điền vào không gian. Gehry bắt đầu khám phá những tấm miếng và bắt đầu quen thuộc với nó. Theo như quy hoạch của thành phố khu vực xây dựng phải được chuyển đổi thành một thung lũng xanh, nhưng Gehry lại muồn giữa lại một cái gì đó của công nghiệp. Các phác thảo tiếp theo được thực hiện trên mặt sau của sổ tay, một đại lộ, một không gian lớn, một khu vườn một nhà hàng, không gian ngaoif trời


Kts, FRANK O’GEHRY

“ Để tôi muốn xem những nội dung tôi có. Tôi muốn sống trong thời điểm đó và những gì tôi làm còn lại là Phản ứng” Các chi tiết xây dựng mô hình, khoảng nước vuông trên sông, một đài quan sát trên sông. Các ý tưởng được mô hình hóa, trong đó có 1 mô hình xây dựng trên máy bay, Gehry thiết kế có 3 mũi tên màu đỏ dẫn vào thành phố. Các mô hình lúc đầu chỉ cần hình thức đại diện sàn cho 3 tầng, và hình thức của mô hình vẫn ở dạng điêu khắc ( tức vẫn ở các mảng và khối lớn) phân chia các khối chức năng.


Kts, FRANK O’GEHRY Ngày 9 tháng 7 , Gehry đưa ra 2 mô hình và làm việc với chủ đầu tư.Gehry quyết định phía nam sẽ được làm ngay thẳng phù hợp với công trình hiện có, và phía bắc là hình ảnh điện thoại di động hoặc thuyền, Tháp nằm phía trước có thể là phòng triển lãm. Họ làm việc thông qua việc ghép những miếng giấy lên mô hình. Những phác thảo tiếp theo thực hiện trên máy bay 11 julllet, bao gồm việc tăng giảm kích thước, tuy vậy dẫn đến kết cấu rất phức tạp và đặc biệt là thiếu nước, vườn. Ở trên các cấu trúc, một số contours hiệu của một đường dây cho biết một tương lai phát triển của điêu khắc. Ở phía đông, một amphitheater dưới đây là một cây cầu vật chất mạnh mẽ kết nối giữa nó và chính phức tạp. Dịch từ bản phác là tạo những đường cong dọc bên sông, tương tự mô hình giấy, kính và cửa sổ dọc đối diện với cổng vào. Và tất nhiên là ý tưởng này đã bị từ chối.


Kts, FRANK O’GEHRY

Với phác thảo thứ 3 này ông cố gắng tạo ra các hình ảnh 1 cách tình cờ, cố găng tích hợp cây cầu với các thành tố của tòa nhà. “ Tôi nghĩ rằng tôi sẽ hoàn thành tốt hơn nếu tôi có hơn 1 tấm bên phía cây cầu”. Các phần kiến trúc tiếp tục với Rắn và Cá là các yêu tố quen thuộc với tuổi thơ của ông. Trong khi tìm kiếm vật liệu thì ông đã thiết kế phía tây với các viên gạch, không đề cập đến 1 đoạn đường nối. Gian hòa nhạc lớn được thiết kế với dáng vẻ đơn giản của rắn. Tuy nhiên hỉnh ảnh rắn là một biểu tượng không nên có trước mắt người xe, và khái niệm của bảo tàng. Quanh quẩn 2 tuần để chỉnh sửa con rắn trong bối cảnh mới, và cần được thoát khỏi nhưng thành kiến trung quá khứ. Phác thảo xuất hiện với 2 toàn nhà hình chữ nhật, các phòng trưng bày có hình dáng khởi động, các nhà hàng thân rắn và chuyển đổi con đương nối tình yêu.


Kts, FRANK O’GEHRY

Khi lập bản đồ mới , để tổng hợp kế hoạch với hình dáng công trình, giới hạn sự tưởng tượng nới chức năng được yêu cầu. Trên tờ giấy thiết kế tổng mặt bằng của Atrium và dưới là hàng loạt các Slatted mở sàn. Phạm vi che ở trung tâm cánh cửa Great Hall tăng phía trên sân, xuất hiện hình thức điêu khắc được thực hiện trên một nhóm công trình. “ Những loại Sails monumantales, pousées vượt qua giới hạn điêu khắc hòa hoàn toàn vào công năng”. “ Trong phần kết thúc, mỗi khi tôi vẽ cái gì mà tôi không thể không kết thúc bằng hình dáng cá…” Sau đó Gehry đã sử dụng 1 hình thức trìu tượng cắt phần đầu và đuôi con cá, trong đó có hình tượng 1 chất lỏng chuyển động. Điều này mang lại cuộc sống để xây dựng.


Kts, FRANK O’GEHRY

Một số thông tin được cung cấp thêm về hàng loạt các phác thảo diễn ra trong quá trình bay từ Boston đến los Angeles. Để phù hợp với không gian phòng triển lẵm lớn với các khu nhỏ hơn.Hai khu nước vườn dọc theo chiều cao lên tơi thư viện ở trên cao. Nếu amphitheater vẫn còn ở dưới chỗ cây cầu, nhà hàng như là một đoạn đường nối để thay đổi địa điểm với một trong những phòng triển lãm, đó là ngay bây giờ sau khi các phòng trưng bày dài. Hai yếu tố Cronstrcution đến Great Hall phong cách chính là vuông, xác định 1 hàng chắn với 1 thư viện lớn kế bên khu phía dưới cây cầu. Mỗi phần cảu 3 phần chính được bổ xung bởi một hay nhiều hình thức điêu khắc nhỏ hơn để đạt được quy mô và phù hợp với hình dáng cong người. Ngày 13-7 các hình thức mài được hình thành, Gehry làm việc với các tờ giấy và khối và khi nhìn từ bên trên ta có thể thấy hình một bông hoa maturing .


Kts, FRANK O’GEHRY Hàng loạt các ảnh chụp lại từ ngày 13 đến 15 tháng 7 chính là sự chỉnh sửa chau chuốt phần hoa và phần khác của toàn nhà. Và một khi sơ đồ hình hoa được hình thành, bông hoa được thả vào sân vườn và nó được kết nối với cây cầu Vào ngày15-7.Mô hình của ông đã có thể xác định đầy đủ yếu tố. Các mẫu gỗ trắng có thể làm bằng đá vôi( tiếng tây ban nha) còn phần bạc sẽ là kim loại. Ôn đứa ra Great Hall chỉ bằng vài nét phác thảo.


Kts, FRANK O’GEHRY Tóm lại Với kết cấu thép, mái và lớp bao che bằng titan cùng vật liệu truyền thống như gạch, đá và kính ông đã tạo nên một tác phẩm gây nhiêù tranh cãi. Công trình đặt cạnh sông Nervion, sát đầu cầu Salve nối phố cổ và phần ngoại vi Bibao. Công trình tạo nên một điểm nhấn thị giác quan trọng và gần như một biểu tượng thành phố. Bảo tàng mỹ thuật và Đại học Deusto cùng Bảo tàng Guggenheim làm thành một tam giác văn hoá quan trọng của đô thị cổ Bilbao. Cách tân của F.L.Wright cho bảo tàng là về quan niệm cấu trúc không gian trưng bầy. Frank Gehry chỉ đổi mới hình thức cho bảo tàng, nhưng là những thay đổi thị giác, tạo ấn tượng mạnh. Tạo hình kiến trúc của Bảo tàng Guggenheim có xu hướng biểu hiện xếp đặt hơn phi kiến tạo. Tín hiệu các cánh cho ta nhận ra bông hồng titan. Hình dạng các mũi thon nhọn làm ta liên tưởng đến con tàu. Nội thất đa hình thể và đồng hiện theo phong cách xếp đặt, mỗi không gian một kiểu


Kts, FRANK O’GEHRY Experience Music Project

Science Fiction Museum Seattle, Washington Đây là công trình kết hợp giữa Gehry và Associates, là một pha trộn thú vị của cuộc triển lãm, công nghệ, phương tiện truyền thông, và thực hành các hoạt động kết hợp interpretive mặt của một viện bảo tàng truyền thống, giáo dục đóng vai trò của một trường học, nhà nước-nghệ thuật của các cơ sở nghiên cứu của một chuyên ngành thư viện, và khán giả-vẽ năng của địa điểm và hiệu suất phổ biến hấp dẫn. Các phần của công trình : EMp, The Sky Church, The Sound Lab, The Artist's Journey , thư viện, dịch vụ , The Ed. House, không gian triển lãm, nhà sách, lưu trữ, dịch vụ, ga xe lửa.


Kts, FRANK O’GEHRY Một công trình hình dáng điêu khắc đến khó hiểu, nhưng với những người tận mắt chững kiến họ đều hét lên:'amazing' and 'wow' and 'My God! What is that?. Toàn bộ tòa nhà có 5 màu cho 5 khối: trắng, đỏ ,nâu, tim xanh, bạc bằng kim loại, thể hiện 5 màu sắc của âm nhạc , công nghệ và tôn giáo. Hình khối cong lượn, đa hướng theo phong cách Gehry, và các khối như chưa hoàn thiện, bị cắt mất đầu hoặc đuôi thể hiện sự còn tiếp tục phát triển. Phù hợp với nội dung của công trình là khu phức hợp, giao lưu, âm nhạc công nghệ, tôn giáo là nới công bố , phát hiện giáo dục tài năng.vv.v. Những nét phác thảo cong lượn theo hình dáng con cá đang vẫy.


Kts, FRANK O’GEHRY Der Neue Zollhof (1994 - 1999)

Düsseldorf, Germany- khu phức hợp Khu vực tập trung các văn phòng hiện đại mang tên Media Harbour tại thành phố Duesseldorf là nơi quy tụ nhiều công trình kiến trúc độc nhất vô nhị của nước Đức. Media Harbour vốn chỉ gồm những nhà kho bỏ hoang nhưng các kiến trúc sư nổi danh như Frank Owen Gehry, David Chipperfield, Joe Coenen, Steven Holl và Claude Vasconi đã biến nơi đây thành trụ sở của các công ty lớn thuộc các lĩnh vực quảng cáo, mỹ thuật, truyền thông... Điểm nhấn của khu Media Harbour là tổ hợp ba toà nhà độc đáo mang tên Neuer Zollhof, do kiến trúc sư người Mỹ nổi tiếng Frank Owen Gehry thiết kế. Mỗi toà nhà dùng một loại vật liệu ngoại thất riêng. Khu nhà còn được gọi với cái tên Gehry Building này có tổng trị giá xây dựng vào thời điểm năm 1999 là 60 triệu Euro. Ngoài ra, ở Media Harbour còn có vô số tòa nhà ấn tượng khác.


Kts, FRANK O’GEHRY Toà nhà đầu tiên trong tổ hợp được gọi là Zollhof Gebäude A xây từ năm 1996 đến năm 1999 thì khánh thành, gồm 11 tầng. Tòa nhà văn phòng này sử dụng vật liệu là những tấm bê tông đúc sẵn và được sơn màu đỏ thẫm. Đó là những khối nhà không đồng nhất về chiều cao dính liền với nhau thành một “chùm” và có những góc vát rất ngẫu hứng. Toà nhà ở giữa mang tên Zollhof Gebäude B này được ốp những tấm kim loại không gỉ sáng loáng, phản chiếu hình ảnh của hai toà nhà cạnh bên. Thiết kế trên tạo ra sự kết nối giữa 3 toà nhà và khiến chúng như liền vào một khối cho dù mang ba phong cách hoàn toàn trái ngược. Ngoài việc được ốp bằng những tấm kim loại độc đáo, công trình này còn gây ấn tượng mạnh bởi hình dáng như những con sóng đang cuộn trào và các cửa sổ được bố trí lồi hẳn ra ngoài một cách cứng nhắc, đối chọi với vẻ uyển chuyển của toàn bộ toà nhà.


Kts, FRANK O’GEHRY Nhìn từ xa, công trình này như thể bị nghiêng nhưng thực chất đó chỉ là do ảo giác từ những cửa sổ không bố trí theo trục thẳng đứng và hình dáng vặn vẹo của toà nhà tạo ra. •

Zollhof Gebäude C gồm 12 tầng và là toà nhà nổi bật nhất trong bộ ba Gehry Building vì được sơn bên ngoài màu trắng.

Thiên niên kỷ năm 2000 và cùng với hai toà nhà cạnh đó, chúng trở thành biểu tượng mới của Duesseldorf. Đây cũng là nơi được khách du lịch tới thăm và chụp ảnh nhiều nhất trong thành phố. Mọi người cũng luôn đặt vô số câu hỏi và bàn luận khi đứng ngắm nhìn những công trình có một không hai này Những đường cong, các góc cạnh lạ mắt cộng với mặt tiền vặn vẹo, những khung cửa sổ lồi lõm và nhiều chi tiết được lồng ghép một cách ngẫu nhiên khiến chúng nhìn từ xa như công trình tạo lên từ trò chơi xếp hình của trẻ nhỏ.


Kts, FRANK O’GEHRY DG Bank Building (1995 - 2001)

Berlin, Germany Công trình năng trong các công trình của Ngân hàng DG . Bề ngoài công trình thật bình dị nà nghiêm trang, với khối vuông vắn chữ nhật có các dải cửa số, bên trong bung ra một số khối vuông , tròn. Vậy Gehry thể hiện mình ở đâu, cũng có điều khác thù vị ở đây, công trình này hầu hết bên ngoài được chủ đâu tư muôn thể hiện như vậy, nhưng với Cá tính của mình, Gehry tạo ra một ít phá cách mặt đứng, và nếu chú ỹ kĩ hơn phía trên nóc công trình ta sẽ thấy Gehry ngồi trên đó, những mảng lưới kim loại cong phía trên mái, che cho phần sân trung tâm, phía bên trong của tòa nhà. Như ta thấy bên ngoài công trình phủ lớp đá màu vàng thể hiện sự chắc chắn tạo nòn tin với người sử dụng


Kts, FRANK O’GEHRY

Bề ngoài bình dị nhưng bên trong là 1 tác phẩm điêu khắc thật sự. Mái kính trong suốt, những dòng chảy liên hoàn xuyên qua tòa nhà, những đường con Cá lại được khơi dạy 1 cách mạnh mẽ. Mỗi một góc cạnh của công trình là một tác phẩm điêu khắc. Khu gỗ màu gỗ có lẽ là 1 phần không thể thiếu trong không gian nội thất Gehry. Tưởng răng những đường cong làm mất vẻ ngay ngắn cho công trình nhưng thực tế nó lại mang lại hiệu quả ngược lại và ngày càng thu hút khách hàng nhiều hơn cho GD Bank.


Kts, FRANK O’GEHRY


Kts, FRANK O’GEHRY Conde Nast Cafeteria (1996 - 2000)

New York, NY Quán cà phê chất lỏng- Gehry muốn thể hiện 1 không gian nội thất gồm 260 chỗ phục vụ ăn uống cho khu nhà Conde Nast, gồm không gian dịch vụ, phục vụ, phòng ăn kín và một số không gian khác. Các không gian có thể thay đổi một cách link hoạt. Một dải màu xanh xậm bao quanh gian phòng, có khả năng hấp thu ánh sáng, tạo nên cảm giác màu xanh huyền ảo. Sàn nhà lát sàn gỗ màu vàn với tần màu xanh tạo thành 1 sự thống nhất. Không gian được ngăng cách bằng những mảng kính cong, khuyêch tán ánh sáng xanh trong môi trường không khí. Những mảng kính tạo công như chất lỏng xuyên qua căn phòng tất cả tạo nên 1 căn phòng tiện nghi sang trọng


Kts, FRANK O’GEHRY Bard College Performing Arts Center (1997 2002) Trung tâm nghệ thuật trường cao đẳng Bard

Annandale-on-Hudson, New York Đây không phải là một công trình gây nhiều tiếng vang của Gehry, nhưng nó thể hiện được tính cách của ông. Trường cao đẳng Bard nằm trên vùng núi hẻo lánh vùng Annandale, Hudson, NewYork cũng bởi vậy danh tiếng ngôi trường này cũng rất ít được người ta biết tới, chính vì vậy mà nhà trường đã mời kiến trúc sư nổi tiếng bấy giờ là Gehry, mong rằng công trình này sẽ là một trong 3 công trình để lại tiếng vang thời bấy giờ là bảo tàng Guggenheim Bilbao đang xây và phòng hòa nhạc Walt Disney . Và nó sẽ làm rực rỡ cho nhà trường. Với diện tích khiêm tôn 10.000m2 với 2 phòng hòa nhạc lớn, các phong dịch vụ và các không gian họp khác thì đây là một công trình nghệ thuật nhỏ nhất ở New York. Có thể nói chình vì kích thước nhỏ nên chẳng mấy ai nhắc tới nó.


Kts, FRANK O’GEHRY Nằm cô độc trên quả đồi, có lẽ phong cách Gehry không phù hợp với hoàn cảnh ở đây. Ông dùng những tấm tôn kim loại vây cá để bao bọc cho công trình, Những mảng lớn con sóng nước, đang chảy trên mảng đất trơn trọc, nghèo nàn. Có lẽ là sự thể hiện của 1 sự phát triển, muốn thay đổi mới ( đó phải chăng là điều cần cho trường này). Cấu trúc bên ngoài nhìn tưởng bị che kín nhưng giữa các lớp đều có khe kính lấy sáng cho cả căn phòng bên trong. Có thể thấy qua nét phác thảo của ông, sự sống động trong từng đường nét, những đường cong bất tận cuối cùng vẫn là cách thể hiện của ông.


Kts, FRANK O’GEHRY •

The Peter B. Lewis Campus of the Weatherhead School of Management (1997 - 2002)

Case Western Reserve University Cleveland, Ohio Đây là công trình hợp tác của Gehry với một số kiến trúc sư và giáo sư khác. Thiết kế cho 1 ngôi trường khí hậu , môi trường nên hình khối không tách khỏi hình dáng ngôi trường, như ta thấy khối vuông đỏ phía dưới. Một khối kim loại bọc lấy ngôi nhà, nó như một đám mây , một cơn bão bạc đang che phủ những tòa nhà vuông vắn. Một dạng kiến trúc kết hợp giữa bê tổng, gạch đỏ vững chắc với khối bim loại bạc mền mại uyển chuyển bên trên. Tất cả tạo nên vẻ đẹp phi thường cho công trình. Nội thất bên trong như một màn trình diễn của không gian ánh sáng với nhiều sắc thái đa dạng.


Kts, FRANK O’GEHRY

Dường như thể hiện các cung bậc trạng thái khác nhau, kiến trúc và điêu khắc hòa chung làm một


Kts, FRANK O’GEHRY Stata Center (1998 - 2003) Trung tâm Stata

The Massachusetts Institute of Technology Cambridge, Massachusetts Đây là trung tâm về công nghệ, sự sáng tạo.v.v. Phía trên có 2 toàn tháp chính là thápBill Gates và Alexander W. Dreyfoos, Bên trong tòa nhà có các trùng tâm nghiên cứu, các lớp học, tuy nhiên các phòng nghiên cứu bên trong được tách riêng biệt, đây cũng là ý đồ của Rehry khi không muốn các khu vực phòng ban liên hệ nhiều với nhau. Nhìn bên ngoài từ xa ta có cản giác như các khối đang sụp đổ, đây chính là cách dẫn dắt tới người xem của Gehry để tìm hiểu lịch sử khu đất xây dựng cũ là phòng thí nghiệm bức xạ. Phong cách dùng các khối hình như các hộp đồ chơi gỗ ghép vào nhau, các mảng mầu trắng, đỏ, những ô cửa vuông, cạnh dày


Kts, FRANK O’GEHRY Những hình khối vương cao như đại diện cho sự phát triển, hình vuôn là chi thức, hình tròn là thông minh. Nội thất đồ gỗ Gehry luôn tạo sự ấm cũng cho căn phòng Tất cả nói nên đây là công trình của Gehry


Kts, FRANK O’GEHRY Walt

Disney

Concert

Los Angeles, California

Hall

(1987

-2002)

Đây là công trình được xếp hàng đầu trong những công trình kiến trúc, nó không chỉ về hình thức mà còn đẹp kết cấu, nội dung bên tring của nó. Là sự hợp tác của Gehry với nhà âm thanh học nổi tiếng Yasuhisa Toyota , Công ty John A. Martin & Associates, Inc.(JAMA) của Los Angeles đã được thuê chịu trách nhiện về kỹ thuật kết cấu công trình cho toàn bộ tổ hợp . Những ý tưởng đầu tiên : Kiến trúc sư Gehry, người được biết đến qua thiết kế Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, nói: ông ngưỡng mộ tình yêu của Lillian với chồng, và của vợ chồng họ với âm nhạc, từ đó tạo cảm hứng cho ông có bản thiết kế được đánh giá là hết sức độc đáo. Ông nói: "Tôi đặt bà ấy trong một đài hoa hồng trắng và cả toà nhà đó là một bông hoa dành tặng riêng bà. Tiếc là bà đã qua đời, không cảm nhận được ý tưởng của tôi. Nhưng tôi nghĩ, thời điểm này, lái xe ngang qua thành phố, bạn như thấy có một bông hoa đang nở thuộc về bà.”


Kts, FRANK O’GEHRY -

-

Ông hình thành ý thưởng từ những nét phác thảo hình họa đơn giản, hình dung trước 1 cảnh tượng côn trình tương lai, sau đó ông làm việc với các khối giấy để hoàn thiện không gian và cho nó một lớp vỏ bên ngoài. Hình dáng như ông muốn cũng dần hiện ra 1 bông hoa. Nếu quan sát kĩ các nét vẽ thì các bạn có thể thấy hình sáng cá và đường con của cá bên trong. Đây là một công trình khiến Gehry đầu tư rất nhiều chất xám vào bên trong và phải mất 14 năm mới hoàn thành, năm 2003 mới được khai trương. Nội thất bên trong với những không gian mở với không khí, nội thất đồ gỗ, mỗi một đường cong lại gợi lên vẻ đẹp mềm mai trong phong cách cá và gỗ. Những tấm kim loại căng phồng đón gió,


Kts, FRANK O’GEHRY Thông tin xây dựng công trình Lillian B. Disney - bà quả phụ Walt Disney đã tặng 50 triệu USD cho TP Los Angeles để xây dựng một ngôi nhà mới cho Hiệp hội Yêu thích nhạc Los Angeles và cuối cùng Cung Hòa nhạc Walt Disney (WDCH) đã ra đời. Đây là một công trình tượng đài bằng thép rộng 293.000 ft (89.300 m2), không chỉ phục vụ những người yêu âm nhạc mà còn dành cho Giàn hợp xướng Los Angeles. Là một phần của Trung tâm âm nhạc Los Angeles, nó cũng hoạt động kết hợp với Diễn đàn Mark Taper, Nhà hát Ahmanson, Nhà trưng bày Dorothy Chandler, là một công trình có các tường nghiêng, các bề mặt dốc và cong, mái gấp bằng thép không gỉ, trông giống như con thuyền đang căng buồm hết cỡ.

Lillian Disney muốn có một cung hòa nhạc tầm cỡ thế giới dành cho cộng đồng và là một công trình văn hóa tiêu biểu của thành phố. Ý tưởng kiến trúc do Frank O. Gehry Partners, LLP đưa ra, kết hợp với nhà âm thanh học nổi tiếng Yasuhisa Toyota - giám đốc của Tokyo-Nagata Acoustics, Nhật Bản và là giám đốc văn phòng Los Angeles của Công ty.


Kts, FRANK O’GEHRY Tổ hợp WDCH có vị trí ở phía bắc của khu thương mại trung tâm của thành phố Los Angeles tiếp giáp với đại lộ Grand Avenue về phía đông, đường Hope về phía tây, đường số 1 về phía bắc và đường số 2 về phía Nam. Từ đây cũng có thể đi bộ tới các công trình tiêu biểu của thành phố như Nhà thờ Bà Chúa của các Thiên thần, nằm ở góc đông-bắc của đại lộ Grand Avenue và đường Temple. Một gara ô tô ngầm 7 tầng đã tạo ra kết cấu móng cho công trình, nằm trên vị trí mặt nghiêng giật cấp. Kết cấu gara đã được đặt trên móng băng và áp dụng thiết kế tấm phẳng trong đó các cột bê tông nối trực tiếp với các tấm sàn bê tông. Thiết kế các tấm sàn dày 9-11 inch (228-280 mm) làm sàn gara và có kích thước 466 x 321 ft (142 x 98 m), độ dày tấm trên cùng bằng 45 inch (1.143 mm) sẽ là cấp nền của công trình Cung hòa nhạc. Độ dày đặc biệt này của tấm đã được thiết kế để chịu được trọng lượng của các cần cẩu thi công đối với chính bản thân công trình và sau này giúp cho việc truyền các tải trọng của thép kết cấu Cung hòa nhạc theo thiết kế.


Kts, FRANK O’GEHRY Trên cạnh phía đông và tây của Cung hòa nhạc có 2 khu vực, làm việc như các kho chứa hành lý, sẽ chứa các lồng cầu thang, thang máy, các ban công và atơri. Một sảnh trước phòng hòa nhạc và một phòng dành cho những người làm từ thiện được bố trí ở phía bắc phòng hòa nhạc, và các phòng luyện tập, các phòng thay quần áo, phòng dành cho những người trình diễn, các cánh gà (lobbi) và các phòng khác phục vụ theo nhu cầu của các chương trình được bố trí xung quanh phòng hòa nhạc. Các chi tiết của tầng nền ăn thông sang sảnh chung từ Đại lộ Grand Avenue có quầy hàng tặng phẩm, nhà ăn, tiệm cà phê, và các nhân viên quản lý vẫn có thể nhìn rõ phòng hòa nhạc. Bên trong của tổ hợp đã được nâng cấp bằng việc tăng cường sử dụng ánh sáng mặt trời, ánh sáng thiên nhiên từ các kênh ngầm, các cửa sổ cho phép quan sát được toàn cảnh Los Angeles từ bên trong.


Kts, FRANK O’GEHRY Công trình cũng bao gồm một khu vườn rất đẹp, một nhà hát bậc vòng tròn 300 chỗ ngồi biểu diễn dành cho trẻ em, một đài phun nước hình bông hồng để tặng bà Lillian Disney, một nhà hát bậc vòng 120 chỗ có sàn trình diễn và các bề mặt phản âm thanh cong hướng ra ngoài, và một nhà văn phòng 2 tầng dùng làm trụ sở quản lý của Hiệp hội yêu âm nhạc Los Angeles. Ngôi nhà này được ốp bằng đá hoa Italia, kết hợp với các tấm che bằng thép không gỉ của Cung hòa nhạc làm tăng thêm vẻ đẹp và tăng tầm nhìn tới các trung tâm văn hóa nằm ở các khu vực bên cạnh. Trận động đất Northridge năm 1994 đã gây thiệt hại 40 tỷ USD, đã có nhiều bài học về công trình được đưa vào trong thiết kế kết cấu mới của Cung Hòa nhạc Los Angeles.


Kts, FRANK O’GEHRY Năm 1998, Công ty John A. Martin & Associates, Inc.(JAMA) của Los Angeles đã được thuê chịu trách nhiện về kỹ thuật kết cấu công trình cho toàn bộ tổ hợp. Làm việc với các kiến trúc sư, Công ty này đã bổ sung thêm một nhà hát 265 chỗ Roy & Edna Disney/CalArts vào bản thiết kế. Nhà hát có 4 tầng sẽ mở rộng sang 2 tầng của kết cấu gara và chiếm một phần của tòa nhà Cung hòa nhạc. Phòng trình diễn chính đã được thiết kế như một sân khấu thân mật với các khán giả bao quanh sân khấu. Không gian, các bề mặt, vật liệu đã được kết hợp với nhau để tạo ra âm thanh rõ ràng và sôi động từ các công cụ hòa và tăng âm và giọng hát. Thiết kế âm thanh đòi hỏi các góc phải có khoảng cách đủ 65-100 ft (20-30 m) từ sân khấu để loại bỏ những tần số trầm. Các mặt lồi trên trần và tường đã được lắp đặt bằng gỗ linh sam Douglas, được đề xuất làm các dụng cụ âm nhạc, và gỗ tuyết tùng Alaska mềm lát trên mặt sân khấu làm tăng sự dội âm từ các dụng cụ âm nhạc. Các tường và mái bê tông dày đảm bảo cho các phòng ghi âm không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của máy bay lên thẳng bay ở bên trên. Mái 220 x 150 ft (67 x 45 m), dày 12 inch (305 mm) dốc từ tâm theo 2 phương cũng theo tính toán về âm thanh.


Kts, FRANK O’GEHRY Trận động đất Northridge có ảnh hưởng lớn tới thiết kế của Cung hòa nhạc, ngay cả đối với gara ngầm mặc dù đang thi công trong thời gian đó không bị hư hỏng. Cung hòa nhạc ban đầu được thiết kế khung mô men thép kết cấu để chịu các tải trọng ngang. Mặc dù các khung mô men thép kết cấu đã được sử dụng rộng rãi và tin rằng có các biểu hiện đặc biệt trong thời gian động đất, nhưng một số đáng kể các mối nối rầm-cột trong các khung này đã bị hư hỏng trong thời gian động đất. Điều đó đã dẫn đến câu hỏi về biểu hiện của các mối nối đó trong động đất như thế nào và dẫn đến nghi ngờ một phần Quy chuẩn xây dựng của California và đã cho phép thiết kế theo lệnh các kiểu mối nối này. Bởi vậy, khi JAMA bắt tay vào công việc, đã dành sự ưu tiên đầu tiên cho việc thiết kế một hệ kết cấu khả thi cho tổ hợp và khẳng định rằng hệ kết cấu này có thể làm việc kết hợp với gara ô tô. Tuy nhiên, những bài học thu được trong trận động đất Northridge và những thay đổi trong các Quy chuẩn xây dựng đã khiến cho công việc thực hiện dự án từ đó càng trở lên phức tạp. Gara đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn xây dựng của tỉnh Los Angeles ban hành năm 1990, nhưng các điều khoản của quy chuẩn động đất mới lại dựa trên những bài học rút ra từ trận động đất Northridge. Các kỹ sư đã sử dụng động đất chỉ có 10% cơ hội xảy ra trong hơn 50 năm - tương đương với cường độ 6,5 - 7 trong hướng dẫn thiết kế hệ kết cấu của họ.


Kts, FRANK O’GEHRY Các kỹ sư đầu tiên đã tính đến sử dụng khung thép mô men, đã được đề xuất từ đầu. Theo Quy chuẩn xây dựng Los Angeles năm 1996 và xem xét việc đình chỉ của bang đối với thực tế thiết kế theo lệnh, các mối nối này có thể được thử trước khi được phê chuẩn. Nhưng do sự phức tạp và thực chất đường cong của kết cấu, đã có một số mối nối trực giao trong thiết kế và rất ít mối nối điển hình có thể được kiểm tra. Ngoài ra, có nhiều chi tiết cong và nhiều thí dụ trong đó có các rầm đa chức năng cùng kết hợp trong mối nối đơn. Trong các cuộc thảo luận với các nhà xây dựng của Los Angeles, các kỹ sư của JAMA phát hiện ra rằng việc thử đơn giản sẽ không có tính thực tiễn. Sau đó JAMA đã tiến hành khai thác sử dụng một số phương pháp khác đối với hệ kết cấu của Cung hòa nhạc. Một trong số những sơ đồ đầu tiên có ý tưởng duy trì thiết kế khung mô men, nhưng bổ sung thêm phần cách ly nền. Các ly nền có tác dụng hạn chế được tác động của các lực động đất gây ra đối với kết cấu công trình. Đầu tiên các kỹ sư đã nghiên cứu khảo sát việc đặt các bộ cách ly trên mặt nền, nhưng phát hiện thấy rằng giải pháp này không khả thi bởi vì nó đòi hỏi toàn bộ ngôi nhà phải được nâng cao lên 4-5 ft (1,2-1,5 m) để đặt các bộ cách ly và tạo ra không gian cần thiết để phục vụ cho chúng. Sau đó đã tính đến cách ly phía dưới cấp nền, nhưng phái tạo ra chiều cao thông thủy, chống cháy và các vấn đề cách ly cả tòa nhà, chưa nói đến làm mất hoàn toàn một cấp nền của gara.


Kts, FRANK O’GEHRY Trong khi khảo sát nguyên lý cần thiết cách ly nền, thì JAMA cũng tính đến nguyên lý giải pháp tiêu hao năng lượng. Các phương pháp này không thể được áp dụng với nguyên lý khung mô men ban đầu, do các vấn đề thử nghiệm. Và sử dụng các phương pháp phân tán năng lượng kết hợp với hệ khung giằng là không khả thi bởi vì có sự chuyển vị khác nhau của hệ này khi kết cấu chịu các tải trọng động đất. Các kỹ sư cũng đã tính đến sử dụng sơ đồ khung bê tông cốt thép, nhưng những hạn chế về không gian và sự tăng nhu cầu đối với công trình hiện có đã phản đối ý tưởng này. JAMA đã quyết định sử dụng giải pháp kết cấu khung giằng thép không có các bộ phân tán năng lượng. Giải pháp này cho phép các nhà thầu xây dựng sử dụng một số thép được mua theo thiết kế ban đầu để trong kho và cũng chia sẻ được các đòi hỏi về động đất tác động lên kết cấu bằng cách phân chia các tải trọng từ ngôi nhà sang đỉnh của công trình gara hiện có và sau đó truyền xuống qua tường và các móng. Bằng quan điểm đó, các yêu cầu đã được thỏa mãn nhằm phù hợp với sự thay đổi về kiến trúc: Quyết định đã được đưa ra nhằm làm thay đổi kiến trúc bao che bên ngoài từ đá sang thép không gỉ, làm giảm đáng kể khối lượng của công trình.


Kts, FRANK O’GEHRY Công tác thiết kế kết cấu đã được chia ra làm 3 mảng riêng biệt, mặc dù vẫn có sự liên quan mật thiết với nhau. Thứ nhất là thiết kế các công trình chính bên trên cấp nền. Thứ hai là kiểm tra và nâng cấp kết cấu gara hiện có để phù hợp với các tải trọng thiết kế sửa đổi của WDCH. Thứ ba là cần phải làm việc với thiết kế Nhà hát CalArts và hạn chế sự tác động của nhà hát này đối với công trình gara hiện có. Gehry Partners đã quyết định sử dụng CATIA, là hệ thiết kế không gian 3 chiều tiên tiến với sự trợ giúp của máy tính do Dassault Systems, tỉnh Suresnes của Pháp đưa ra, để thiết kế WDCH. Hệ CATIA đã được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế máy bay, hầu hết các máy bay Boeing 777 vừa qua đã được thiết kế theo cách này. Phần mềm đã được sử dụng trong trường hợp nhằm hạn chế những mâu thuẫn giữa các hệ kết cấu khác nhau được tập hợp lại trên một mặt bằng nhỏ trước khi tiến hành lắp đặt máy bay. JAMA đã kết hợp hệ máy tính này vào văn phòng và sử dụng nó trong suốt quá trình thực hiện dự án. Phần mềm có khả năng phân chia các bề mặt của các mô hình (model) của WDCH đã được lập trong văn phòng của Gehry Partners, và khi đó đã hoàn thành bộ khung sợi kết cấu chịu lực để đỡ các bề mặt này. Sử dụng các khung sợi, trong đó gồm có việc kiểm tra kích thước thiết kế, các kỹ sư có khả năng bố trí các bộ phận kết cấu vào trong mô hình máy tính. Một khả năng có thể xảy ra đó là quá trình được đổi mới hoàn toàn, cả quá trình thiết kế lẫn những thay đổi được thực hiện.


Kts, FRANK O’GEHRY Các kỹ sư của JAMA đã không thể sử dụng khả năng thiết kế kết cấu của hệ CATIA để lặp lại các lực theo mức quy định trong 3 phương, bởi vậy họ đã phát triển một chương trình tận dụng cho phép chúng truyền thông tin về kết cấu sang các chương trình như SAP-2000 và RISA 3D nhằm hoàn thành chức năng này. Chương trình sử dụng phiên bản đó đã được thiết kế để kiểm tra độ toàn vẹn của kết cấu của ngôi nhà trên cơ sở chi tiết x chi tiết, nút x nút và bộ phận x bộ phận. Chương trình cũng đề xuất điều chỉnh đối với những sai lệch của mối nối và nhân lên nhiều lần vị trí của các chi tiết kế cấu có cùng diện tích không gian.


Kts, FRANK O’GEHRY •

Hệ kết cấu đã được phân tích, kiểm tra ứng suất, kiểm tra độ xoắn và tối ưu hóa bằng việc ứng dụng phân tích theo SAP-2000 và một số phương tiện tính toán khác. Trong mô hình SAP2000, các sàn và mái bê tông được lập mô hình sử dụng các chi tiết vỏ hoặc diaphragma. Mỗi phần tử hữu hạn của vỏ đã sử dụng toàn bộ 6 bậc tự do của mỗi nút. Các kỹ sư tiến hành tính toán động học không gian 3 chiều sử dụng các vectơ 50 Ritz. Tải trọng động đất đã được lấy từ quang phổ phản xạ lan truyền sang công trường được giả thiết bằng 5% giảm chấn cực hạn, tức là chính bản thân kết cấu có thể hấp thụ 5% tải trọng động đất theo thiết kế. Các cột và tường dốc là những thách thức rất lớn, bởi vậy JAMA đã tập trung sự chú ý lớn tới sự liên tục khi thi công, đạt tới giá trị cực hạn trong các trường hợp này. Trong nhiều khu vực, hệ khung thứ cấp đã được phát triển để đỡ hoàn thiện bên ngoài của các chi tiết khác nhau. Các kỹ sư phát hiện thấy rằng hệ khung giằng chịu tải trọng ngang, được coi như các tường bê tông chịu cắt được kéo dài ra từ gara ô tô tới mức 32 ft (9,8 m) phía trên mặt đất có tác dụng như các vách cứng (diaphragma), tạo ra độ cứng và giúp đạt tới những phần đua ra của khung kết cấu trong Cung hòa nhạc chính. Trong thiết kế WDCH, các kỹ sư đã không ngừng tuân thủ các yêu cầu của dự án về âm thanh. Điều này là thực tế, đặc biệt trên mái nhà, nơi quy định độ dày của bê tông lên tới 12 inch (305 mm) để đạt được những kết quả âm thanh theo ý muốn. Các kỹ sư không chỉ phải tính đến việc đỡ tải trọng thẳng đứng mà còn cả tải trọng ngang. Việc bổ sung thêm nhà hát CalArts vào dự án có lẽ đã tạo ra thử thách khó khăn cho thiết kế. Bởi vậy cần cho thêm kết cấu bổ sung vào không gian được cắt ra từ cấp nền và kéo dài cho tới 2 tầng của gara ô tô bê tông. Sàn cấp nền đã được tính toán lại và có chút thay đổi nhằm cho phép lỗ rỗng được cắt thông qua nó, nhưng sàn gara dự ứng lực kéo sau đòi hỏi tính toán và thay đổi nhiều hơn. Gara phải hoàn toàn chịu được tải trọng, bởi vậy các nhà thầu có thể cắt các tuyến tới dự ứng lực kéo sau ban đầu. Sau khi kéo căng sàn, lỗ


Kts, FRANK O’GEHRY •

Trong thiết kế WDCH, các kỹ sư đã không ngừng tuân thủ các yêu cầu của dự án về âm thanh. Điều này là thực tế, đặc biệt trên mái nhà, nơi quy định độ dày của bê tông lên tới 12 inch (305 mm) để đạt được những kết quả âm thanh theo ý muốn. Các kỹ sư không chỉ phải tính đến việc đỡ tải trọng thẳng đứng mà còn cả tải trọng ngang.

Việc bổ sung thêm nhà hát CalArts vào dự án có lẽ đã tạo ra thử thách khó khăn cho thiết kế. Bởi vậy cần cho thêm kết cấu bổ sung vào không gian được cắt ra từ cấp nền và kéo dài cho tới 2 tầng của gara ô tô bê tông. Sàn cấp nền đã được tính toán lại và có chút thay đổi nhằm cho phép lỗ rỗng được cắt thông qua nó, nhưng sàn gara dự ứng lực kéo sau đòi hỏi tính toán và thay đổi nhiều hơn. Gara phải hoàn toàn chịu được tải trọng, bởi vậy các nhà thầu có thể cắt các tuyến tới dự ứng lực kéo sau ban đầu. Sau khi kéo căng sàn, lỗ rỗng đã được khoan. Các rầm thép được bổ sung thêm để gác lên giữa các cột còn lại, và các bộ phận cách ly âm thanh đã được bổ sung lên trên mặt sàn thao tác được tạo ra bởi các rầm. Ngoài ra 2 bộ tường dày 4 inch (102 mm) đã được sử dụng để đảm bảo cách âm cho nhà, tường ngoài bê tông và khối xây cốt thép và tường trong đã được thiết kế như khung giằng thép. Một trong những thách thức khó khăn đối với thiết kế đó là việc thể hiện kết cấu tổ hợp trên không gian 3 chiều và trên giấy 2 phương. Một nguồn thông tin lớn đã được cung cấp về thiết kế không gian 3 chiều, nhưng không có khả năng truyền các dữ liệu không gian 3 chiều tới các nhân viên kiểm tra, tới các nhà sản xuất, và tới nhiều thành viên làm việc trên công trường. Mối quan hệ công tác chặt chẽ đã được thiết lập giữa JAMA và lãnh đạo của tỉnh Los Angeles, là những người cần nắm được phải kiếm tra theo quy chuẩn thiết kế không gian 3 chiều như thế nào.


Kts, FRANK O’GEHRY

Để kiểm tra sự phù hợp của sàn cấp nền hiện có và gia cường những chỗ cần thiết, các kỹ sư của JAMA đã xây dựng mô hình máy tính. Những thay đổi bất kỳ về hình học, việc thiết kế cửa số cho phù hợp với nhà hát CalArts, và mô hình cấu tạo từ các chi tiết khác nhau của WDCH đã được đưa vào chương trình, và mô hình thậm chí đã chứa tới 388.000 bậc tự do. Chương trình đã tạo ra cho các nhà thiết kế khả năng xác định được rằng sàn cấp nền đòi hỏi gia cường để chịu lực cắt động đất của diaphragm từ các chi tiết khác nhau đối với tường nền, đó là các chi tiết chịu lực ngang của tổ hợp nằm dưới cấp nền. Các kỹ sư cũng cũng thấy cần phải gia cường và phục hồi lại nhiều cột và móng ở dưới ngầm để chịu các tải trọng mới và do thay đổi thiết kế hệ kết cấu Cung hòa nhạc. Các cột đã được sửa chữa bằng cách làm tróc lớp vỏ bê tông của chúng, cho thêm lớp vỏ thanh thép xung quanh chúng và phun bê tông vào lớp vỏ này. Các móng đã được gia cường bằng cách tăng kích thước của chúng thêm 3 4 ft (1 1,3 m) theo mỗi chiều. Thi công Cung hòa nhạc cũng gặp nhiều thách thức. Kết cấu gara hiện có cần phải thay đổi để tiếp nhận Cung hòa nhạc trước khi thi công diễn ra và phải được tính toán để thẩm định lại các cần cẩu bố trí ở đâu và di chuyển như thế nào trong dự án. Ngoài ra, các khu vực sàn dày hơn và chịu cắt lớn phải được bố trí dọc theo tuyến tải trọng đã được xác định trước, tuyến này phải được đánh dấu trên sàn nền nhằm chịu được sự di chuyển của cần cẩu. Những vấn đề thường xảy ra khi lắp đặt thép đã được tính đến, nhưng tất nhiên lường hết được sự phức tạp của công trình. Nhiều bản vẽ đã được kiểm tra trên mô hình không gian 3 chiều. Các đội thi công đã được chuẩn bị và có trình độ hiểu biết, và việc hàn thép được thực hiện rất tốt. Có nhiều cuộc tọa đàm đã được tổ chức bàn về tiến độ thi công và việc tháo giằng tạm thời là những thách thức đối với các kỹ sư, nhưng đã đưa ra được những giải pháp làm thỏa mãn các nhà thầu. Tất nhiên, có những thay đổi dường như làm ám ảnh các kỹ sư kết cấu ở mọi nơi.


Kts, FRANK O’GEHRY •

Vai trò của các kỹ sư dân dụng và kết cấu làm việc cho Sở Công chính Los Angeles tăng lên khi dự án diễn ra. Về truyền thống, các kỹ sư này đảm bảo cho các kế hoạch và thi công phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về an toàn theo các Quy chuẩn xây dựng, nhưng đối với dự án này đã đề cập tới vai trò của lãnh đạo trong dự án và quản lý thi công, cũng như trách nhiệm của các chủ đầu tư, tiến hành phê duyệt thiết kế kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao chất lượng của dự án thi công.

Ban Quản lý dự án của tỉnh đã giúp đỡ tăng cường hoạt động hợp tác và thi đua. Ban này đã phát triển quá trình đảm bảo những nhu cầu cần thiết đối với các nhà thiết kế, chủ đầu tư, các nhà thầu và các đối tượng khác đòi hỏi trước khi đưa ra những quyết định tốt nhất cho dự án. Các cuộc họp hàng tuần bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị dự án và tiếp tục cho tới khi phát các chứng chỉ tạm thời nhằm đảm bảo tiến độ và ngân sách cho dự án. Sự cam kết của tất cả các thành viên trong Ban là yếu tố quan trọng đẩy nhanh tiến độ dự án, mặc dù những quy định về môi trường ở California cao, nghiêm ngặt và đảm bảo rằng mỗi thành viên của ban phải đáp ứng được mọi yêu cầu của Ban quản lý dự án. Những giám sát kỹ thuật của Tỉnh cũng được thực hiện đúng tiến độ và kịp thời ở nơi nào cần thiết. Quá trình này bao gồm việc chia thành các phần để xem xét, vẽ lên các khu vực sát hạch đối với các thành viên đặc biệt, nêu ra những vấn đề liên quan nảy sinh có lợi trong quá trình quản lý, nhưng cơ sở của sự thành công sẽ được xác định khi xem xét được trình lên Văn phòng của Gehry Partners để đánh giá các mô hình xây dựng. Với các bề mặt nghiêng, cong bên trong và bên ngoài cần thiết trên cả 2 phương, mọi cố gắng đều nhằm đảm bảo được hình học của ngôi nhà trên cơ sở các bản vẽ thi công 2 phương.


Kts, FRANK O’GEHRY •

Ngoài ra, các kỹ sư thiết kế và các kỹ sư của tỉnh đã xây dựng được mối quan hệ nghề nghiệp có hiệu quả, bởi vậy mà các vấn đề và những kiến nghị đều được đề cập một cách trọn vẹn trước khi các giải pháp được đưa vào hồ sơ thi công. Khi việc xem xét ban đầu đối với hệ kết cấu, thì quá trình được tiếp tục thông qua các cuộc họp trong các văn phòng của JAMA, có thể có các thành viên của tỉnh tham dự để xem xét các mô hình máy tính trực tiếp trên máy tính của JAMA và giải quyết các vấn đề trực tiếp với các kỹ sư thiết kế. Kiểu hợp tác này cũng cần thiết để kết nối nhà hát CalArts vào kết cấu công trình gara đã được thi công từ trước. Khi dự án tiến tới giai đoạn thi công, thì tỉnh như một chủ công trình gara đã quan tâm tới việc bảo vệ tài sản này khỏi bị hư hỏng trong thời gian thi công. Kiểm tra chắc chắn rằng các tải trọng thi công cũng sẽ được đỡ bởi công trình gara hiện có hoặc truyền qua các giằng qua 7 tầng gara tới đất ở phía dưới là cần thiết phải quan tâm. Thi công diễn ra các bước sau đây:Trước tiên lựa chọn và gia cường các móng gara, các cột, các sàn; Sau đó phá dỡ và phục hồi các tầng gara trước đây mà hiện đang xây dựng nhà hát CalArts. Cần phải gia cường kết cấu gara cho tới cấp nền trước khi bắt đầu thi công phía trên đã được phản ánh trong tiến độ thi công. Các chi tiết duy trì các bước thi công, tải trọng đáng kể và chống được đưa ra trong kế hoạch của nhà hát CalArts, gồm có 19 bước phá dỡ, chống đỡ và phục hồi. Ngoài ra, kế hoạch cũng bao gồm việc lắp đặt thép-các tải trọng từ cần cẩu, gom đống vật liệu, tăng cường sử dụng chống tạm thời để đỡ các phần dốc và chìa ra ngoài của bộ khung chính đã được đưa ra để bảo vệ gara. Chống được tháo ra khi hàn xong và các diaphragm đã được bổ sung nhằm đảm bảo cho hệ kết cấu ban đầu được thực hiện theo dự kiến.


Kts, FRANK O’GEHRY •

Một số vấn đề cần quan tâm sớm trong kế hoạch thi công nhằm giảm bớt khả năng hư hỏng gara và nâng cao chất lượng công trình. Đó là dỡ tải trong các dây căng dự ứng lực kéo sau, truyền các tải trọng chống được dỡ bỏ, đảm bảo độ võng của chống phải phù hợp với hệ kết cấu của gara, giảm tối thiểu rung thi công tới công tác gia cường cột bên cạnh. Dự án WDCH đã làm chuyển đổi một bề mặt gara ở khu đô thị Los Angeles thành một trung tâm trình diễn nghệ thuật, một đại lộ theo tầm nhìn rộng lớn của bà Lillian Disney, tạo ra một cung hòa nhạc tầm cỡ quốc tế cho nhân dân Los Angeles và cho các khách thăm quan thành phố. Các dữ liệu về dự án: - Chủ đầu tư: Tỉnh Los Angeles - Quản lý dự án của tỉnh: Sở Công chính Los Angeles - Quản lý thi công: Walt Disney Concert Hall, Inc., Los Angeles - Kiến trúc sư: Frank O. Gehry Partners, LLP, Santa Monica, California - Kỹ sư kết cấu: John A. Martin & Associates, Inc., Los Angeles - Kỹ sư âm thanh: Los Angeles office of Nagata Acoustics, Tokyo - Kỹ sư địa kỹ thuật: LAW Engineering, hiện là bộ phận của MACTEC, Alpharetta, bang Geogia - Nhà thầu thi công: M.A.Mortenson Company, Minneapolis


Kts, FRANK O’GEHRY •

Art Gallery of Ontario (AGO) Toronto, Canada • Công trình chính là sự chuyển đổi nhằm nâng cao và phát triển phòng tranh Ontatio, Do được sinh ra tại Toronto tất nhiên Gehry đã được đến phòng triển lãm này .Phòng triển lãm được thành lập năm 1900, đến năm 1919 đổi tên là phòng trưng bày nghệ thuật Toronto, Năm 2002 do nhận được nhiều hiện vật và thiếu diện tích vì vậy họ đã mời Gehry thiết kế 1 phòng trưng bày mới. Tuy vậy gặp rất nhiều khó khăn và đặc biệt ngân sách mãi đến 14/11/2008 công trình mới được công bố , và tất nhiên nhận được nhiều lời bình luận từ người dân, các nhà phê bình.vv… Gehry muốn trong công trình có thể tạo mối liên kết giữa các khối công trình, các khu chức năng . Tạo sự liên kết của công trình với tự nhiên và với người đân xung quanh, nhằm tạo nên sự phát triển mới của phòng tranh


Kts, FRANK O’GEHRY •

• .

Một mảng tường lớn màu xanh phẳng, xuất hiện đột ngột 1 khối hành lang xoắn đặt trên 1 công trình cổ kính, tạo ra 1 điểm nhấn nhạnh mẽ tới cảm nhận con người, dường như người ta bị tập chung vào những cái xoắn đó, dưới là phong cách cổ điển trên là hiện đại thể hiện xu hướng phát triển, công trình đăng đối cân bằng thì xuất hiện hành lang xoắn như một điểm nhấn, tạo bước đột phá nghệ thuật, có thể khẳng định đây là bức tranh về hình khối. Khối nhà chính phía nam làm khung gỗ bọc kính là nơi lưu giữ các hiện vật- thể hiện chất gỗ của Gehry


Kts, FRANK O’GEHRY •

Đồ nội thất gỗ được uốn mền mại theo đường cong của cá, rắn, các tuyến xoáy trong công trinhg được bọc bằng gỗ tạo cảm giác như những khối trụ xếp lên nhau cao mãi, tạo chiều hướng phát triển theo chiều xoắn ốc, Trần để trống hình cá, tạo không gian sáng và là điểm hút thị giác.


Kts, FRANK O’GEHRY •

Serpentine Gallery Pavilion 2008

London, UK Sperpentine là công trình đầu tiên của Gehry tại ANh và cũng là công trình đầu tiên Ông cùng con trai Samuel Gehry hợp tác. Trong công trình sử dụng các khối gỗ lớn đặt chéo lên nhau, những khối gỗ được tổ hợp bất quy tắc, phía trên có lợp mái. Dựa vào các bản thiết kế của Leonardo da Vinci cũng như những bức tường mùa hè trên bãi biển, tất cả ảnh hưởng vào công trình này. Những không gian chơi, sân, họp .v.v. được bố trí ngấu nhiên. Lớp kính phản chiếu ánh sáng cho phép tiếp cần rộng hơn với không gian bên ngoài. Những tấm mái nhìn có vẻ thô nhưng ta có thể nhận thấy đường cong tổng thể của cả mái, nhìn kĩ hơn ta thấy hình ảnh 1 con cá hồng bằng gỗ rất đẹp.


Kts, FRANK O’GEHRY

Nhìn bên ngoài công trình ta thấy rất đẹp nhưng khi cảm nhận nội thất do không gian đó tạo nên , ta có cảm giác gì đó rất mới lạ, như mọi thứ xung quanh giống mạng nhện bằng gỗ vậy, thật kì lạ. Nói tóm lại công trình này là một tác phẩm điêu khắc đẹp nhưng không gian nội thất thật kì lạ


Kts, FRANK O’GEHRY • • • •

Science Library

Princeton University,Princeton, New Jersey Thư viện khoa học trường đại học Princeton, cung cấp sách vở, thiết bị cho nhà trường và các trụ sở nghiên cứu xung quanh. Khối chính ở giữa là khối đặc thể hiện hình tượng quyển sách xếp cạnh nhau, với bìa gáy kim loại bạc. Những đường cong mền mại, bằng kim loại được Gehry, sử dụng như một yếu tố tạo hình Khối mái cong che phủ cả khối nhà chính, ở giữa có khoảng hở tạo phần lưu thông ánh sáng, không khí. Hiện công trình đang được hoàn thiện.


Kts, FRANK O’GEHRY •

• • • • • • •

Jay Pritzker Pavilion (2004)

Millennium Park khu công viên thiên niên kỉ Chicago, Illinois Nằm ở phía đông công viên thiên niên kỉ, chiếm khoảng một nửa công viên, khoảng 95000 Feet với 4000 chỗ cố định và bổ sung thêm 7000 chỗ. Hệ kết cấu khung thép cung cấp đường đây dẫn loa khắp công viên, Hình dáng khán phòng chính nhìn giống 1 bông hoa bằng kim loại. Lại là một biểu tượng điêu khắc trong kiến trúc. Kết hợp với hệ khung thép bên ngoài ta có cảm giác như 1 bông hoa lướt trên sóng nước. Một tuyến dẫn dài lượn như hình con rắn dẫn vào sân cỏ dẫn tới khán phòng ngoài trời. Tất cả yêu tố tạo hình của Gehry được thể hiện rõ yếu tố Rắn, nước, hoa.


Kts, FRANK O’GEHRY


Kts, FRANK O’GEHRY • • • • • • •

Hall Winery căn phòng rượu vang

St. Helena Napa Valley, California Cấu trúc xây dựng liên quan đến du lịch. Rượu vang, nến, bán lẻ và doanh thu nhằm thu hút vồn đầu tư, Sử dụng các vận liệu gỗ, đá kính tạo cảm giác kết nối với không gian xung quanh. Vẫn là phong cách của Gehry sử dụng những đường cong theo đường cong của cá, rắn, nước, sử dụng vật liệu gỗ và kính. Những đường cong cho ta cảm tưởng như cho dòng nước đang chảy bao trùm công trình. Hiện công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện dự kiến hoàn thành tháng 10 năm 2009 Nên chưa có bất kì lời nhận sét xác đáng với công trình này


Kts, FRANK O’GEHRY • •

Foundation Louis Vuitton

Paris, France 2005 Sự ra đời của tác phẩm nhằm đáp ứng 15 năm cam kết của LVMH Louis Vuitton để thúc đẩy văn hóa, di sản, sáng tạo pháp thông qua 26 cuộc triển lãm của Pháp, Mặc dù thể hiện hình dáng của 1 chiệc tàu với cánh buồm căng gió nhưng, vẫn không thoát khỏi hình dáng của 1 con cá đang vươn mình trên mặt nước. Hệ khung được tạo bằng gỗ, bọc bởi lớp kính, các vòm cong đặt xếp lên nhau.


Kts, FRANK O’GEHRY • •

Hotel Marques de Riscal

Elciego, (Alava) Spain

Hình dáng công trình đơn thuần chỉ là những miếng kim loại với tông màu chủ đạo tím, bạc, vàng được đặt nên khối nhà vuông, có lễ đây là thủ pháp được sử dụng thường xuyên của Gehry. Có lẽ đây là thủ pháp đơn giản và được Gehry sử dụng liên tục với các công trình nhỏ. Do không phải tính toán kết cầu nhiều. Nội thất luôn dùng 1 màu vàng của gỗ làm chủ đạo.


Kts, FRANK O’GEHRY


Kts, FRANK O’GEHRY


Kts, FRANK O’GEHRY • • • • • • • • • • • • • •

Ngoài các tác phẩm trên còn 1 loạt những tác phẩm , phác tay và mô hình khác của Gerhy tất cả thể hiện đầy đủ phong cách, thủ pháp thể hiên của Gehry: Sử dụng những đường cong mền mại giống đường cong của cá, nước Nhiều công trình mang dám dấp hình cá Công trình gồm những khối trụ, vuôn vắn phía dưới, mái phía trên được bao đọc bởi tấm kim loại Khung gỗ kết hợp với khung kính Kiến trúc đi liền với điêu khắc Không gian nội thất với tông màu chủ đạo là màu vàng, không gian ngăng cách bởi mảng kính lớn và sử dụng khối cong thẻ hiện sự mền mại chuyển động cảu không gian. Theo ông, kiến trúc phải được: - Làm phân tán và mất trật tự tổ chức bố cục , hình dáng ,tỉ lệ , màu sắc ,trong kiến trúc. - Làm mất đi sự hoàn thiện mang tính quy chỉnh truyền thống của sự vật , tạo cho công trình kiến trúc sự dở dang. - Làm đột biến , gây ra những sự thay đổi đột ngột. - Tạo cảm giác động thái, do có những hình thái uốn vặn, mất ổn định , mất trọng lượng , gây ấn tượng bay bổng (khác với cảm giác đối xứng , cân bằng thường thấy trong kiến trúc cổ điển). - Tạo nên sự tương phản quá lớn giữa các khối kiến trúc mỏng manh bên cạnh những khối to lớn quá khổ, tạo lên một cảm giác không ổn định , dễ đổ vỡ. - Tạo lập sự cách tân về hình thức đến mức cao nhất.


Kts, FRANK O’GEHRY •

Một số hình ảnh của các Project khác

Counceling Center Danish Cancer Society Aarhus, Denmark

Grand Avenue Phase One Los Angeles, California


Kts, FRANK O’GEHRY

Lou Ruvo Alzheimer's Institute Las Vegas, Nevada

Marques de Riscal Winery Elciego, Spain

IAC/InterActiveCorp Headquarters New York, New York USA

Thomas Mayer

MARTa Herford-By Gehry Partners


Kts, FRANK O’GEHRY Corcoran Gallery of Art Washington, DC

The Ohr-O'Keefe Museum Biloxi, Mississippi

Frank O. Gehry & Associates Le Clos Jordan Winery Lincoln, Ontario, Canada

Maggie's Centre Ninewells NHS hospital Dundee, Scotland


Kts, FRANK O’GEHRY Bridge of Life museum Panama City, Panama

Herbert S. Newman and Partners School of Fine Arts University of Connecticut Storrs, Connecticut

The Art of the Motorcycle Guggenheim Las Vegas Exhibition design: Frank Gehry Museum design: Rem Koolhaas


Kts, FRANK O’GEHRY • • •

Câu chuyện vui Gehry Hình ảnh của Gehry đã được đưa lên bộ phim hoạt hình nổi tiếng trên toàn thể giới Gia đình nhà Simson. Trong một lần tình cờ tìm ý tưởng cho Walt Disney , Gehry đã nảy ý tưởng từ 1 đồng giấy vụ nằm trên đường.


CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG II


Kts, ZAHA HADID • Zaha Hadid – Vải Và Bê Tông Zaha Hadid là một nữ kiến trúc sư đương đại, được biết đến như một kiến trúc sư có nhiều tư tưởng cấp tiến. Bà là một trong những kiến trúc sư có nhiều ý tưởng độc đáo. Zaha Hadid sinh năm 1950, ở Baghdad, Iraq, theo học khoa kiến trúc trường Architectural Association ở London, Anh Quốc năm 1972 và nhận bằng tốt nghiệp năm 1977. Trong thời gian này bà được mời làm thành viên của The Office for Metropolitan Architecture, một cơ quan chuyên khảo sát những công trình kiến trúc ở Anh. Sau đó vài năm, bà đi dạy ở Trường Đại học Harvard, Yale, Hoa Kỳ và nhiều trường khác. Bà hiện thời đang dạy ở Trường Đại học Applied Arts ở Vienna, Áo. Bà đã từng là thành viên danh dự của Academy of Arts and Letters và là hội viên của Institute of Architecture, Hoa Kỳ và giám đốc Commander of the British Empire, Anh Quốc từ năm 2002.


Kts, ZAHA HADID Zaha Hadid là người ham học hỏi và tích cực theo trường phái Kiến trúc giải tỏa kết cấu. Bà có sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Với rất nhiều công trình thể hiện sự tìm tòi mới lạ và ý tưởng độc đáo, bà đã để lại những dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của kiến trúc thế giới.. Đối với Zaha Hadid, kiến trúc thật sự là một ngành nghệ thuật tuyệt vời và ý tưởng. Chỉ một vài thập kỷ trước, một số ý tưởng của bà bị coi là quá xa lạ nhưng nay đã được nhiều thành phố và các tổ hợp công ty lớn trên toàn thế giới công nhận. Đánh giá các công trình kiến trúc mà bà đã xây dựng thành công, ban giám khảo đã mô tả những công trình trên với những từ ngắn ngọn: rất khác biệt, rất táo bạo, rất năng động, rất riêng, vẫn giữ được nét giá trị truyền thống, rất can đảm, có tầm nhìn xa, trừu tượng, phức tạp và ấn tượng. Giám khảo Frank Gehry nhận xét về bà như sau: "Đây có lẽ là một trong những kiến trúc sư trẻ nhất đoạt giải thưởng và là người có quỹ đạo phát triển nghệ thuật kiến trúc rõ ràng nhất mà chúng ta chưa từng thấy trong nhiều năm nay. Mỗi công trình của bà đều mở ra một niềm hứng thú mới và một sự cải tiến mới". Giám khảo Karen Stein giải thích thêm: "Trong 1/4 thế kỷ qua, Zaha Hadid đã xây dựng một sự nghiệp vượt qua những rào cản từ bấy lâu nayrào cản về không gian kiến trúc, về tính thực tiễn, tính điển hình và cả về cấu trúc xây dựng". Còn theo giám khảo Jorge Silvetti: "Những thành tựu mà bà Zaha Hadid đạt được là sự xây dựng khéo léo không thể bắt chước được từ những bức tường, những bề mặt phẳng trên đất, những mái che đến những khoảng không gian trống trải, hòa trộn hay trong suốt. Đây là những bằng chứng sống động nhất của bà nhằn chứng tỏ rằng kiến trúc là một môn mang tính nghệ thuật cao, không bao giờ cạn nguồn tưởng tượng".


Kts, ZAHA HADID •

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG SÁNG TÁC CỦA ZAHA HADID

1 . Mang nặng tính ý tưởng với những giải pháp đặc biệt phù hợp với công trình. Bà có khả năng sáng tạo đặc biệt trong mọi không gian nhưng cũng vẫn dựa trên những địa hình, địa thế tạo được cách tiếp cận hài hòa cho công trình với cảnh quan xung quanh. Những không gian ngoại thất gồm các hình thức cảnh quan được điều chỉnh tạo nên một số dấu ấn hoặc cấu trúc khác nhau 2 . Sử dụng không gian nổi, khai thác không gian động hoàn hảo về mặt hình học và vật liệu xây dựng lối “ phi kết cấu” nhưng thường đi trước thời đại. Sức mạnh trong ngôn ngữ kiến trúc của Zaha Hadid là thủ pháp thông qua các đường cong năng động, đầy cá tính và sự uốn lượn của các bề mặt điêu khắc để sáng tạo, để làm mới và biến đổi linh hoạt, sáng tạo từ những vật thể hình học kiến trúc hiện hữu và áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao.. Không gian theo lối “phi kết cấu” thúc đẩy trí tưởng tượng của người sống trong nó và tạo cảm giác muốn bứt ra khỏi những chật hẹp để vươn tới những gì thông thoáng hơn, khoáng đạt hơn 3 . Thủ pháp biến đổi không gian thông qua việc thay đổi mặt bằng chức năng. Với những công trình của Zaha Hadid thiết kế thì thủ pháp này đã tạo nên những tổ hợp không gian đa năng với đầy đủ tiện nghi. Bà không muốn dùng lại những cách thông thường trong thủ pháp ngăn chia không gian mà nâng cao hơn nữa về khả năng tạo hình của không gian, cũng như đưa ra cách làm mới hơn đối với những “thứ” dùng làm “vách” ngăn chia trong một không gian.


Kts, ZAHA HADID Đồng thời giảm thiểu việc tiêu hao năng lượng trong quá trình vận hành bằng việc tổ chức lấy sáng và thiết kế những không gian mở mang lại không khí thân thiện với quá trình biến đổi đô thị của cộng đồng gió tự nhiên. 4 . Ngôn ngữ ý tưởng kiến trúc của tính chất lỏng, tính động lực nhẹ đầy cá tính. Đó là một phần của chương trình nghiên cứu đột phá của Zaha Hadid, ứng dụng của các công nghệ số thông qua tiến trình dự án cho phép cấu trúc liền mạch từ hình dạng lỏng của bản vẽ thành chu trình hiện thực. Một ngôn ngữ kiến trúc sáng tạo kết hợp với các công nghệ mới bà đã kết nối lại các vấn đề phức tạp của dự án và tạo ra những tác phẩm riêng cho mình. 5 . Theo đuổi xu hướng : “ Kiến trúc giải tỏa kết cấu”. Bà muốn thể hiện cách làm mới mẻ, phá vỡ cái gọi là quy luật “ nhất thành bất biên ” để tạo dựng một không gian nội thất thú vị, bay bổng cùng sức tưởng tượng của người làm thiết kế. Đấy chính là một ý trong khái niệm tạo hình của các kiến trúc sư theo đuổi xu hướng “ Giải tỏa kết cấu” mà bà muốn học tập. Xu hướng đó làm thỏa mãn sự thích thú của tôi khi ngắm nhìn không gian uốn éo, vô định hình của chúng. Tiếp thu quan điểm tạo hình và vận dụng những cái hay trong cách tạo không gian, sử dụng vật liệu, ánh sáng …nhằm tự thiết kế cho mình những công trình mang dấu ấn cá nhân. Những hình tượng bà sử dụng trong trong thiết kế thường là hình ảnh của vải, thể hiện những đường con của vải và chất lỏng tạo nên những tổ hợp mền mại khiến cho người xem luốn cảm thấy kinh ngạc trước những tác phẩm của bà.


• •

Kts, ZAHA HADID

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA ZAHA HADID

Cầu bộ hành qua sông Ebro ( Nhà cầu Zaragoza, Tây Ban Nha 2005 – 2008 )

Nhà cầu Zaragoza là khu vực triển lãm tương tác hướng tới yếu tố bền vững của nước kiêm cầu bộ hành đóng vai trò như một cổng vào cho Triển lãm Zaragoza Expo 2008. Cầu bộ hành qua sông Ebro là tổ hợp gồm 4 đối tượng chính xoắn quanh, hay "những chiếc kén", vừa đóng vai trò kết cấu cũng như là thành phần bao che không gian.Thiết kế bắt nguồn từ những khảo sát và nghiên cứu tỉ mỉ về khả năng của mặt cắt kim cương với hai thuộc tính kết cấu và công năng. Những cấu trúc dàn không gian, mặt cắt hình "kim cương" là mô phỏng một cách hợp lý nếu phân bố lực lên cả một bề mặt. Phía dưới tấm sàn, là một không gian nhỏ hình tam giác có thể được dùng để chạy các tiện ích.


Kts, ZAHA HADID Mặt cắt "kim cương" được nhô ra dọc theo một đường cong nhẹ. Thủ pháp 'nhô lên ' của khu vực hình quả trám theo những đường dẫn khác nhau đã sinh ra bốn cái kén khác nhau của Cầu. Sự sắp xếp và đan cài với nhau của các thành phần giàn ( những 'cái kén' ), thỏa mãn hai tiêu chí cụ thể: tối ưu hóa hệ thống kết cấu, và vì một sự phân tách tự nhiên của các không gian nội thất, nơi mỗi 'chiếc kén' tương ứng với một không gian triển lãm riêng. Bằng cách giao cắt các giàn kén, chúng giằng với nhau và tải trọng được phân bố dọc theo bốn hệ giàn thay vì một hệ kết cấu lớn đơn lẻ, giải pháp này nhằm giảm tải trọng lượng phải chịu của các bộ phận. Những chiếc kén được sắp xếp lên theo tiêu chuẩn tính toán kĩ càng - nhằm giảm tiết diện của cây cầu ở mức nhiều có thể ở nơi nhịp cầu dài hơn và tăng nó ở những phần ngắn hơn


Kts, ZAHA HADID Với kết cấu mới, sự đan cài vào nhau của những chiếc kén mang đến cho thiết kế nhiều khả năng thú vị. Nội thất trở thành một không gian phức tạp hơn, nơi khách tham quan di chuyển từ chiếc kén này tới chiếc kén khác thông qua những không gian chuyển tiếp như những bộ lọc -hay không gian đệm. Những không gian này khuếch tán âm thanh và trải nghiệm thị giác từ một không gian trưng bày này tới cái kế tiếp, cho phép một cách hiểu rõ ràng hơn về nội dung được sắp đặt trong mỗi chiếc kén. Chú trọng không gian là một trong những yếu tố chính của công trìnhg này. Mỗi khu vực trong phạm vi tòa nhà đều có đặc điểm không gian riêng của nó; sự đa dạng tự nhiên của chúng đến từ các không gian nội thất hoàn chỉnh được nhấn mạnh trong triển lãm, nhằm mở ra các khoảng không có liên kết thị giác mạnh mẽ tới sông Ebro và khu Triển lãm.


Kts, ZAHA HADID Những bề mặt tự nhiên vừa được điều tra khi đang thiết kế bề mặt ngoại thất của công trình. Những chiếc vẩy cá mập là sự biến hóa quyến rũ cho cả bề ngoài thị giác và cả sự vận hành của chúng. Loại hoa văn này có thể dễ dàng bao bọc quanh những bề mặt cong phức tạp với hệ thống đơn giản các hình chóp thẳng. Và đối với nhà cầu, điều này chứng minh là phù hợp chức năng, hấp dẫn về mặt thị giác và thích hợp về mặt kinh tế. Lớp bao phủ tòa nhà đóng vai trò thiết yếu trong việc xác định mối quan hệ tới môi trường xung quanh và những thay đổi khí quyển. Dự án được thiết kế để nội thất của nó được sinh động hoàn toàn bằng hiệu ứng của các tác nhân bầu khí quyển như làn gió Tramontana thổi dọc sông Ebro và ánh nắng mạnh mẽ tại thủ đô cổ Zaragoza.


Kts, ZAHA HADID Suốt quá trình cuộc triển lãm, một lớp vỏ chống thời tiết đơn sẽ bao phủ công trình để bảo vệ nó khỏi mưa gió. Phần vỏ hình vảy cá mập được tạo từ hoa văn tổ hợp của những tấm lợp đơn giản, một số tấm lợp có thể xoay quanh bản lề, cho phép tạm thời mở hay đóng một phần của mặt đứng. Những tấm lợp này đem đến cho Cầu một khả năng thay đổi lớn nhất của ánh sáng tự nhiên thông qua một vài mức độ khoảng cách hở: từ những tia sáng nhỏ qua khe bé tý- cho tới mở rộng hết cỡ. Khoảng hở lớn được đặt ở những tầng thấp, cân đối với cả hai đầu của cây cầu, cho những góc nhìn tuyệt vời nhất tới dòng sông và triển lãm. . Những đường cong uốn lượn mang đậm cá tính của tác giả tạo sự biến đổi linh hoạt trong không gian sử dụng.


Kts, ZAHA HADID

2. Bảo tàng Guggenheim Hermitage, Vilnius.

Bảo tàng này là nơi mà bạn có thể thử nghiệm với các ý tưởng của phòng trưng bày, không gian phức tạp và di chuyển. Công trình xuất hiện như một đối tượng bí ẩn nổi lên trên quanh dải cảnh quan nhân tạo rộng lớn, dường như bất chấp trọng lực phơi bày cắt xén đáng kể về phía lối vào quảng trường xung quanh. Lớp màu xanh lá cây được kích hoạt dòng chảy trên các lĩnh vực bảo tàng điêu khắc quần chúng, nhấn mạnh sự hiện diện bí ẩn của nó với các đường cong vang vọng những đường nét dài của tòa nhà.. Tương phản với đường chân trời huyện dọc kinh doanh đó là một biểu hiện của ý nghĩa văn hóa Vilnius mới. Vật liệu kim loại bóng đó là khớp nối như trám trong hình thức tổng thể nhỏ gọn. Khối lượng phụ được thể hiện qua các nếp gấp và những chỗ lồi lõm ở mặt tiền điều chế, tạo ra nhiều cách đọc các tòa nhà như một toàn thể mà được cấu thành bởi các bộ phận tách rời của nó tạo một cảm giác mạnh mẽ ở mọi nơi trong Vilnius.


Kts, ZAHA HADID Điểm thiết kế của Zaha Hadid hướng tới một ngôn ngữ kiến trúc trong tương lai phù hợp với mục tiêu văn hóa của Hermitage Guggenheim Vilnius mới dự án. Nó là một phần của một quỹ đạo nghiên cứu sáng tạo trong ZHA mà bao trùm công nghệ mới nhất thiết kế kỹ thuật số và các phương pháp chế tạo kỹ thuật số. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến trong suốt quá trình của dự án cho phép một công việc liền mạch từ các hình dạng lỏng của bản vẽ đến quá trình thực hiện.. Một ngôn ngữ kiến trúc sáng tạo đáp ứng công nghệ mới để nói lên sự phức tạp của dự án này.. Bởi có nghĩa là các đường cong của ZHA tăng tốc đặc tính năng động và modulations bề mặt điêu khắc thiết kế thể hiện tầm nhìn của dự án mạch lạc. Điểm nhấn là sự hiện diện của nó với các đường cong tuyến tính vang vọng những đường nét khối lượng. Là một đối tác với các cấu trúc theo chiều dọc của đường chân trời kinh doanh phía Bắc, Bảo tàng trải dài ra theo chiều ngang.. năng động, hình thon dài của nó tương phản với các cấu trúc tháp - một biểu hiện của điều này làm nổi bật văn hóa mới đặt tên là Bảo tàng Guggenheim Hermitage.


Kts, ZAHA HADID

3. Tòa trung tâm trong tổ hợp SX xe hơi

BMW.

Các kiến trúc sư không thể chối bỏ sức hấp dẫn của những công trình công nghiệp. Và trong thời đại hậu công nghiệp và thông tin như hiện nay, rất ít công trình thiết kế nhà máy có thể tạo ra được một phong cách kiến trúc thu hút được sự chú ý như công trình tòa trung tâm trong tổ hợp sản xuất xe hơi BMW của Zaha Hadid thiết kế. Sự thay đổi ở phần mái với những đường chạy khác nhau tạo nên những hình khối rất động kết hợp với những mảng tường lớn vát chéo giật cấp làm cho người xem cảm giác vững chãi và có độ sâu không gian.


Kts, ZAHA HADID Bà đã sử dụng vật liệu kính để tổ chức lấy ánh sáng và tạo hướng nhìn từ bên trong công trình ra không gian mở bên ngoài, vừa thân thiện với môi trường vừa tạo sự thoải mái cho người sử dụng không giống như các công trình công nghiệp gò bó khác. Vẫn lối thủ pháp biến đổi các khối hình học quen thuộc cùng với sự phân chia không gian mang những đặc trưng của riêng mình bà đã tạo ra những không gian nội thất công nghiệp không bị khô khan bởi những dây chuyền sản xuất mà lại rất động, rất cá tính. Với những ý tưởng táo bạo, không theo khuôn mẫu tiền lệ bà đã thiết kế tinh xảo biến những hình khối nhà máy đơn thuần thành những công trình kiến trúc dễ ưa nhìn.


Kts, ZAHA HADID

• 4.Trung tâm Khoa học Phaeno, Wolfsburg, Đức.

Phaeno là một bảo tàng về khoa học và là một trung tâm khoa học (Science Center) ở thành phố Wolfsburg. Đặc trưng của công trình so với những bảo tàng khác là chúng ta không chỉ nhìn một tác phẩm, đọc nó, chạm vào nó, mà là chúng ta "tương tác" với nó, chơi với từng tác phẩm đó, từng trạm là một chủ đề khác nhau, những hiện tượng vật lý, toán học, hay những khoa học tự nhiên khác. Haza hadid không ngừng sáng tạo để đưa những hệ thống kết cấu đỡ mái đặc biệt vào từng công trình của bà. Ở bà, sáng tạo là những gì không đồng nhất, luôn luôn biến đổi để tạo nên những cái mới không bị nhàm chán. Những cột chạy từ dưới lên đỡ hệ thống kết cấu mái tuy lớn nhưng không thô kệch mà tạo nên điểm nhấn cho công trình.


Kts, ZAHA HADID

Những mảng ô thoáng lớn bằng kính để lấy ánh sáng vẫn là những phong cách quen thuộc trong thiết kế của Zaha Hadid. Nó vừa giảm thiểu được việc tiêu hao năng lượng, vừa tạo nên những vùng sáng in trên tường rất đặc biệt. Các không gian của từng trạm nghiên cứu không đơn thuần là những khối không gian hình học đơn thuần mà nó là những không gian vô hình, luôn biến đổi. Người xem cảm nhận được từng không gian riêng của từng loại nghiên cứu khác nhau. Với công trình này của Zaha Hadid thiết kế thì thủ pháp này đã tạo nên những tổ hợp không gian đa chức năng với đầy đủ tiện nghi. Bà không dùng lại những cách thông thường trong thủ pháp ngăn chia không gian mà nâng cao hơn nữa về khả năng tạo hình của không gian.


CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG II


Kts, Santiago Calatrava • Santiago Calatrava – Sinh Học Và Kết Cấu

Kiến trúc sư Santiago Calatrava sinh năm 1951 tại Valencia, Tây Ban Nha. Thời gian đầu, ông chủ yếu hành nghề ở Thụy Sỹ và Tây Ban Nha, giờ đây, ông có công trình trên hầu hết các nước châu Âu và Mỹ La tinh. Mỗi tác phẩm kiến trúc của ông được tạo hình như một tác phẩm điêu khắc hiện đại. Chất thơ của tạo hình kiến trúc cô đọng trong biểu hiện và ngôn ngữ điêu khắc, và, tất nhiên dựa trên tính hợp lý của kết cấu, sự tận dụng ánh sáng, sử dụng vật liệu. Cả không gian kiến trúc và vật liệu ông sử dụng đều tạo nên hiệu ứng động ảo và ông được biết đến như một bậc thầy của “Chủ nghĩa biểu hiện duy lý”. Với sự thiết kế tạo hình nhiều kết cấu mới đầy ma thuật, ông đã đem đến cho nhân loại nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng khắp thế giới.


Kts, Santiago Calatrava

Thủ pháp thiết kế

Mỗi thiết kế của ông được tạo hình như một tác phẩm điêu khắc dựa trên những tính toán hợp lý về kết cấu, tận dụng ánh sáng hay sử dụng vật liệu. Ông sử dụng nhiều lợi đường nét và mặt cong trong các công trình của mình. Và các nét này vận động theo một quỹ đạo, tạo nên hiệu ứng động ảo. Sự đan quyện của các không gian chức năng, sự xâm nhập của ánh sáng bên ngoài làm cho không gian nội thất bên trong biến hoá, tạo thành một mảng không gian liên tục, liên thông thị giác trong và ngoài. Vật liệu xây dựng được ông sử dụng dù là bêtông, kim loại hay kính đều vượt khỏi các giới hạn vật lý vốn có. Các trụ, các dầm bêtông, các mặt cong bêtông đều nhẹ và có cảm giác như thể có thể bay lên khỏi mặt đất. Các thanh thép trong cấu trúc mái dù to hay nhỏ đều chuyển động khi hiện diện trước mắt ta. Trong cách công trình của ông luôn: • Tạo ra các yếu tố động • Mô phỏng yếu tố sinh học • Sử dụng công nghệ Hi-Tech • Ứng dụng những mảng kính trong suốt


Kts, Santiago Calatrava • •

1. Nhà ga đường sắt Lyon - Satolas (1989-1994)

Nhà ga đường sắt Lyon - Satolas nằm ở phía Bắc, cách thành phố Lyon 30km, là tuyến đường sắt nối mạng toàn châu Âu và sân bay Lyon. Nhà ga hành khách rộng 5.600m2, gồm hai phần chính: phòng đợi và mái che 6 tuyến đường sắt dài 500m. Ý tưởng này bắt nguồn từ hình ảnh một cánh chim khổng lồ, sải cánh 120m, rộng 100m, cao 40m. Hình thức kết cấu và vật liệu thép kính hiện đại, thể hiện chất sinh học kiến trúc, ngôn ngữ hình tượng lung linh và công trình kỳ vĩ. Ông dùng hai thuật trình diễn hiện đại, bộ khung xương kết cấu cho phần lưng và cánh chim trùng với những nét mang ý nghĩa của hình tượng; và thuật biến điệu của hình ảnh thị giác tạo nên hiệu quả động ảo thể hiện sự liên hệ với thiên nhiên.


• •

Kts, Santiago Calatrava

2. Nhà hoà nhạc Tenerife (đảo Canary, Tây Ban Nha) (1991-2003)

Nhà hát gồm 2 thính phòng: thính phòng giao hưởng với 1600 chỗ và thính phòng nhạc nhẹ gồm 428 chỗ. Phòng đợi chính có diện tích 1.170m2 với ba lối tiếp cận chính từ thành phố, trên núi và ngoài biển. Ngoại cảnh nhà hát còn có một quảng trường rộng 15.570m2, một công viên hải dương. Người ta ví nhà hát này là con mắt khổng lồ đang chớp mi trước đại dương, là những cánh buồm đang chuẩn bị ra khơi, là chiếc lá huyền thoại trong cổ tích xa xưa… Mỗi cảm nhận đều nói lên sự tinh tế và mê hoặc trong sáng tác của ông. Với các khối cong bêtông uốn quyện nhau, tiếp nối nhau trong các quỹ đạo phát triển, để lại trong cảnh quan những biến điệu tạo hình mới lạ, các mặt cong nội thất được giải phóng bằng một hệ thống phản âm dạng gấp nếp. Phần trên các gấp nếp là hệ các mặt tam giác trổ đều các băng ánh sáng. Tất cả chụm lại trên đỉnh và ánh sáng ùa vào nội thất, bùng ra như pháo hoa.


Kts, Santiago Calatrava •

3. Nhà ga hàng không Oriente, Lisbon, Bồ Đào Nha (1993-1998)

Là một phần trong dự án phát triển cho hội trợ thương mại Expo năm 1998 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, nhà ga hàng không Oriente nằm cách thủ đô cổ kính của Bồ Đào Nha khoảng 5km, bên bờ sông Tagus. Điểm nổi bật của công trình này chính là tạo hình của kết cấu sắt thép. Diện tích mà “các cây sắt thép trên đồi” che phủ là 78x238m. Nhà ga là điểm hội tụ của các tuyến giao thông tỏa đi trong thành phố.


Kts, Santiago Calatrava 4.Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wiscosin, Mỹ (1996-2002)

Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee là tác phẩm đỉnh cao của kiến trúc độgn ảo, phong cách kiến trúc hiện đại được kiến trúc sư Santiago Calatrava khởi xướng trong những năm cuối thế kỷ XX. Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee là công trình đầu tiên được xây dựng ở Mỹ của KTS Santiago Calatrava, cũng là công trình bảo tàng đầu tiên mà ông thiết kế. Đúng ra, đây là côgn trình mở rộng bảo tàng Milwaukee, trước đây đã được KTS Eero Saarinen thiết kế và KTS David Kahler bổ sung đồ án. Tuy nhiên, Calatrava đã khiến thành phố Milwaukee có được một biểu tượng, nước Mỹ có thêm một tượng đài kiến trúc, người dân Michigan có thêm một niềm tự hào ngoài bia Brewing và xe máy Harley Davison. Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee có ba yếu tố chính: nhà trưng bày, cầu đi bộ nối vào bảo tàng với trung tâm Milwaukee và tấm mành che nắng di động. Cái làm cho công trình trở nên bất hủ chính là tấm mành che nắng di động.


Kts, Santiago Calatrava Nếu như ở các công trình trước, cái động chỉ là động ảo thì ở đây, cánh buồm hay mành che nắng với 72 thanh chắn dài từ 8-31m chuyển động thật nhờ hệ thống 22 xilanh thuỷ lực đẩy lên hay khép xuống. Bộ vây này nặng 110 tấn. Trước khi khánh thành, không ít KTS, nhà phê bình kiến trúc cho rằng “cỗ máy kỳ cục này” không khả thi và tốn kém vô lối. Cái mành nhiệt đới kia không thích hợp với khí hậu lạnh lẽo của Milwaukee. Nhưng sau đó, vẻ tạo hình của cái mành động này đã hấp dẫn các nhà đầu tư, nâng vốn từ 35 triệu USD lên thành 75 triệu USD. Công trình đã lôi kéo 32.000 người vào bảo tàng nhân ngày khai trương 14/10/2002. Santiago Calatrava đã vượt qua hai KTS Nhật Bản là Arata Isozaki và Fumihiko Maki trong cuộc thi chung kết để có được hợp đồng thiết kế công trình này. Với bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, ông đã trả được “món nợ kiến trúc” cho người Tây Ban Nha bởi mấy năm trước, KTS người Mỹ Frank Gehry đã tặng cho thành phố Bilbao, Bắc Tây Ban Nha, một món quà kiến trúc độc đáo là Bảo tàng nghệ thuật Guggeheim, Bilbao.


Kts, Santiago Calatrava •

Tháp viễn thông Multjuic, Barcelona

Trong tác phẩm này ông dùng thủ pháp sử dụng mô phỏng sinh học . Ông sử dụng hình ảnh cặp sừng bò tót, biểu tượng của văn hóa Tây Ban Nha. Cách điệu hình ảnh sừng bò , bo quanh nó là hình ảnh tháp ăn ten, tạo nên 1 bố cục điêu khắc nghệ thuật.


Kts, Santiago Calatrava • •

HSB Turning Torso ở Malmo năm 2005

Thiết kế của tháp dựa trên một tác phẩm điêu khắc của Calatrava gọi là xoắn Torso, mà là một mảnh đá cẩm thạch trắng dựa trên hình thức xoắn một con người. Trong tác phẩm này ông ứng dụng mô phỏng cấu trúc xương người và trong thiết kế hình dáng và kết cấu công trình.


Kts, Santiago Calatrava

Thành phố nghệ thuật và khoa học Valencia, Tây Ban Nha

Ông mô phỏng hình tường đôi mắt vào thiết kế Sử dụng những mảng kính trong suốt Tất cả tạo nên 1 khung cảnh huyền bí khi đêm xuống Dùng vật liệu kính làm ta cảm nhận công trình như một con mắt trong suốt, đang hướng tới những gì tiến bộ khoa học nhất trong tương lai.


CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG II


Kts, Santiago Calatrava

• Tadao Ando

Ando Tadao (Nhật: 安藤 忠雄 , Andō Tadao?, An Đằng Trung Hùng) (sinh 13 tháng 9, 1941 ở Osaka, Nhật Bản) là một kiến trúc sư người Nhật. Ông là một người theo chủ nghĩa Phê bình khu vực. Ando chưa hề qua một trường lớp đào tạo về kiến trúc nào. Thời trẻ, ông đã một mình thực hiện một chuyến đi từ Đông sang Tây để tự quan sát và học hỏi. Ông đã từng là tài xế, một võ sĩ quyền Anh trước khi là một kiến trúc sư. Năm 1969, ông thành lập hãng kiến trúc Ando Tadao và cộng sự. Công trình nhà lô ở Sumiyoshi (Azuma House), một nhà nhỏ 2 tầng, hoàn thành năm 1972 là công trình đầu tiên bộc lộ những đặc điểm kiến trúc của ông. Nó bao gồm 3 khối không gian vuông cân bằng. Trong đó, hai khối đặc của không gian nội thất được chia cắt bằng một không gian mở của sân. Năm 1995, Ando được nhận giải thưởng Pritzker và 100.000 đô la Mỹ. Ông đã tặng số tiền đó cho những trẻ em mồ côi trong cuộc động đất Hanshin.


Kts, Tadao Ando •

Thủ pháp kiến trúc

1.Sử dụng những hình thức hình học của kiến trúc truyền thống Mạng lưới thiết kế cơ bản của ông được lấy theo những bức tường giấy dán làm bằng khung gỗ di động, có dạng hình ô vuông hoặc kích thước chiếc chiếu “tatami” trong ngôi nhà cổ truyền Nhật bản như là đơn vị đo lường căn cứ vào diện tích làm cơ sở. Ông vận dụng những khối bê tông cốt thép có kích thước 0,9m x 1,8m để liên kết chúng lại với nhau tạo nên “sự tôn kính” đối với hình học và mạng lưới. Đây cũng chính là điểm thể hiện rõ sự gặp gỡ giữa các tính chất hiện đại ở cả hai khía cạnh “module hoá” cấu kiện và tính “trừu tượng hình học”. 2. Thủ pháp cắt cảnh Những công thức do Tadao Ando thiết kế thường có những khỏng không mở ra bên ngoài một cách có dụng ý, và cảnh vật bên ngoài được ngưòi ta tiếp nhận từ chính những khoảng không này theo lối “cắt cảnh” trong kiến trúc Nhật Bản truyền thống. 3. Khai thác yếu tố ánh sáng theo cách thức của văn hoá truyền thống Sức mạnh trong ngôn ngữ kiến trúc của Tadao Ando chính là thủ pháp tung hứng ánh sáng giữa ánh sáng và bóng mờ, và những thay đổi của nhịp thời gian. Các kiến trúc sư Nhật Bản tổ hợp ánh sáng từ bên trong bóng râm (không phải bóng tối) theo quan điểm của triết học Viễn Đông, điều này trái ngược với người phương Tây cho rằng sự xấu xa tồn tại trong bóng tối. Qua những yếu tố đó. Ông muốn thể hiện sự hoà quyện, thống nhất tuyệ đối giữa con người với thiên nhiên, giữ công trình kiến trúc và khoảng không xung quanh nó.


Kts, Tadao Ando Đó chính là cách cảm thụ thiên nhiên mà người Nhật thường ưa thích. Đó chính là cái hồn, cái bản thể được Ando tiếp thu và tiếp tục phát huy. 4. Khai thác các đặc tính thẩm mỹ của văn hoá truyền thống Trong các công trình do Tadao Ando thiết kế, thủ pháp bố cục trong gain thường bắt nguồn từ truyền thống thiết kế nhà ở và vườn kiểu Nhật Bản, đôi khi là từ nghệ thuật cắm hoa và hội hoạ truyền thống. Đó chính là nghệ thuật đi tìm bố cục sự cân bằng từ cái “phi đối xứng”, từ những “khoảng trống” (yohuku) trên các tranh vẽ cũng như những yếu tố để tạo sự cân bằng với khu vực tập trung đông đường nét, giống như giữa ánh sáng và bóng tối. Điển hình nhất cho thủ pháp này là tác phẩm “Nhà thờ trên mặt nước” ở Tomaru, Hokkaido. Trong tác phẩm “Ngôi nhà của Koshino” ở Osaka, cái sân có bậc được tạp thành giữa hai khối tích nhà như một tấm khăn trải lên một nơi có địa hình dốc, là sự mô tả một cách tượng trưng cho cảnh thiên nhiên thực sự của vùng này. Tadao Ando đã lý giải về cách bố trí bậc thang trên các mái của Bảo tàng Chikatsu – Asuka ở Osaka như sau: “ Ở Bảo tàng Chikatsu rất cần phải đi dạo ở bên ngoài. Cuộc đi dạo đó với các bậc thang lớn giúp cho du khách có thể ý thức được về thể xác của mình. Với các bậc thang khổng lồ trên mái, sẽ tạo nên một cảm giác lạ lùng khi người ta đi theo một cầu thang không dẫn tới đâu cả.” Thủ pháp xử lý không gian này là một trong những phương cách thể hiện tính chất ưa thích tính trống trải, bất định trong quan niệm thẩm mỹ của người Nhật.


Kts, Tadao Ando Nhiều toà nhà của Ando thể hiện sự cố tình khép kín, đóng kín với không gian bên ngoài, chúng có rất ít hoặc không có cửa sổ. Các cửa sổ này lại chỉ trông ra một phần của phong cảnh bên ngoài, ít khi trông thấy toàn bộ cảnh vật, sự ẩn khuất tại đây là để dành cho tưởng tượng. Đó chính là sự khai thác tính ưa thích sự ẩn lánh để thưởng thức thiên nhiên theo cách thức của người Nhật Bản, vẻ đẹp của công trình biểu hiện cho “sự tô điểm cái nhìn thoáng qua” như Ando chủ trương. Tadao Ando đã dựa trên kết cấu gỗ truyền thống Nhật Bản để sáng tạo nên cách thức sử dụng bê tông rất độc đáo, theo phong cách riêng của mình. Bê tông của ông thường để trần, nhẵn thín và có những lỗ đinh đều đặn được chừa sẵn. Ngoài ra, Tadao Ando cũng ưa thích sử dụng các vật liệu truyền thống như gạch, đá, gỗ…dưới những hình thức giản dị , mộc mạc đến gần như “đơn bạc” này của chất liệu, ông đã khéo léo gạn lọc trong xử lý để thể hiện sự tinh tế của óc thẩm mỹ Nhật Bản.


Kts, Tadao Ando • •

NGÔI NHÀ Ở CỦA KOSHINO ở Osaka.

Các phòng đều có kích thước được lấy theo bội số của tấm chiếu “tatami” của ngôi nhà truyền thống và được sắp xếp thành một chuỗi không gian có tỉ lệ khác nhau. Kiểu bố cục này dựa trên nguyên lý bố cục vườn Nhật Bảnđể tạo nên sự liên tục, nhịp nhàng và sự ngăn cách một phần với thiên nhiên. Trang trí bên trong ngôi nhà hết sức đơn giản và thuần khiết, với dụng ý tìm cái đẹp trong sự hoà diệu của chất liệu với ánh sáng. Ánh sáng bên trong ngôi nhà được cố ý tạo thànhmột thư ánh sáng mờ đục, dịa dàng, giống như chúng từng lọc qua vách giấy tring những ngôi nhà truyền thống. Qua đó người ta có thể cảm nhận được sự thay đổi của không gian theo thời gian, điều này đặc biệt phù hợp với đặc tính ưa thích sự ẩn lánh của người Nhật Bản. Một nửa bị che khuất bên sườn cỏ dốc xanhthẳn, ánh sáng được tiếp nhận qua sự phản chiếu của cảnh vật xung quanh. Một hành lang dài hẹp giữa hai bức tường bê tông, ánh sáng lọt vào từ những khe hở bên tường.


Kts, Tadao Ando •

• •

Theo tác giả sẽ “phát sinh những cuộc chạm trán giữa ánh sáng và bóng râm ở nơi tối lờ mờ”. Theo cách này ánh sánh cũng được lấy vào bên trong các căn phòng khác qua “những khe hởluôn luôn là biện pháp duy nhất để lấy ánh sáng vào”.. Ấnh sáng thiên nhiên trở thành một “sản phẩm nhân tạo” thông qua biện pháp tổ chức hài hoà giữa trong và ngoài. living roomTường nhà bằng chất liệu bê tông không trát và ấn tượng của việc tổ chức chiếu sáng bên trong công trình.


• •

Kts, Tadao Ando

“NHÀ THỜ ÁNH SÁNG” ở Ibaraki, Osaka, 1987-1989

Bằng thủ pháp xử lý các khối hình học cơ bản quen thuộc của mình,ông đã chủ động tạo ra một mảng tường lớn có góc xiên 15 độ,khiến cho không gian kiến trúc bỗng chốc trở lên kỳ ảo,biến hoá và đầy tính khiêu gợi.Sự thánh thiện và thiêng liêng đã đạt được từ việc tổ chức ánh sáng khá độc đáo,một thứ ánh sáng thiên nhiên kỳ ảo đã đến với con chiên từ một “cây thập tự ánh sáng”.Cũng chính qua khe hở hình chữ thập này mà người ta có thể cảm nhận được những thay đổi của thời tiết, của ngày và đêm,của các mùa trong năm. Tọa lạc trong một khu dân cư yên tĩnh trong vùng ngoại ô của Osaka, các nhà thờ Cơ Đốc giáo nhỏ làm bằng bê tông silky mịn modestly ngồi trong các môi trường. Các xã, nhà thờ bao gồm hai chữ nhật khối tin được cả hai cắt tại một góc 15 độ freestanding của bức tường bê tông. Gián tiếp vào một trong những nhà thờ của slipping giữa hai khối tin, một chứa các Chủ Nhật và các trường học khác có chứa các trường tôn thờ Các không gian của chapel được định nghĩa của ánh sáng, của sự mạnh mẽ phản giữa ánh sáng và bóng.


Kts, Tadao Ando

Trong chapel nhẹ vào từ phía sau bàn thờ, từ một cruciform cắt bê tông tường, trong đó kéo dài theo chiều dọc từ sàn nhà để trần và theo chiều ngang từ tường vào tường, aligning hoàn hảo với các khớp trong bê tông. Từ này cruciform một hình dạng trừu tượng và phổ ánh sáng có vẻ là nổi trên tường bê tông, các tia receding và mở rộng theo thời gian với sự chuyển động của mặt trời. Đèn chiếu sáng cũng được cho phép để seep vào trang trí nội thất từ slicing của khối lượng của các freestanding tường bê tông. Những đêm tối của chapel được thêm accentuated của bóng tối và rough-textured gỗ của các tầng planks và pews được xây dựng trên tái sử dụng bằng gỗ được sử dụng trong quá trình xây dựng như scaffolding Ngược lại vào đêm tối của chapel nội Chủ Nhật của các trường học được xây dựng nhẹ của màu gỗ với một bề mặt mịn. Các khối lượng của các trường học mở Chủ Nhật đến một không gian hai chiều cao với một mezzanine cấp có chứa một ít bếp, Cuốn bảng và được sử dụng cho các Tu Hội gatherings.


Kts, Tadao Ando Các khối lượng có chứa các trường Chủ Nhật cũng có ánh sáng mà penetrates không gian thông qua các slicing của khối lượng của các freestanding tường bê tông. Không gian sống, không chỉ đi kèm với bao giờ thay đổi ánh sáng, mà còn thông qua giọng nói của trẻ em hát, âm thanh của piano, người lớn thưởng thức một bữa ăn của soba mì sau khi Chủ Nhật thờ và laughter. Hiệu quả tổ chức không gian và sự tiếp nhận ánh sáng từ sự ẩn lạnh đôí với thiên nhiên. Ánh sáng bên ngoài được lọc qua khe tường để soi sáng các bặc tam cấp bên trong ngôi thánh đường. Cảnh trí bên trong ngôi thánh đường với hiệu qủa ánh sáng đặc sắc trong giờ làm lễ.


Kts, Tadao Ando

NHÀ THỜ TRÊN NƯỚC ở Tomamu, Hokkaido, 1988

Đặt trong một khung cảnh tuyệt đẹp,trên một hồ nước nhân tạo hình chữ nhật,công trình gồm có hai khối hình hộp cao thấp khác nhau,dầm ngang và cột bê tông để trần tạo thành những “khung tranh” hướng ra mặt hồ, nơi có bố trí một cây thánh giá,thêm vào là một bức tường bê tông tạo khả năng định hướng.Toàn bộ quang cảnh của thiên nhiên bên ngoài được thu nhận thông qua cái “khung tranh” này, và trở thành một bộ phận không thể tách rời của công trình Không gian mà Ando tạo ra dường như lúc nào cũng mang một giá trị nội tâm rất lớn,luôn làm cho người ta phải suy nghĩ.Công trình được ông mô tả như sau: “tôi muốn thể hiện ý tưởng Chúa tồn tại trong trái tim và khối óc của mọi người.Tôi muốn tạo nên không gian,nơi mà ngươi ta có thể ngồi trầm ngâm”.Không gian mà Ando tạo ra ổ đây dường như là để dành cho sự đối thoại với thiên nhiên,bên những “vườn Thiền” trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản.Trong công trình hầu như chỉ còn nghe tiếng gió,tiếng lá cây,tiếng nước chảy,tiếng chim hót,…là những thứ âm thanh thích hợp hơn hết với việc tạo cho bầu không khí vốn tĩnh lặng càng trở nên lặng lẽ


Kts, Tadao Ando •

BẢO TÀNG SUNTORY, osaka, 1995

Ông sử dụng cả những hình thức hình học cơ bản của phương Tây (hiện đại) và kích thước của chiêc chiếu “tatami” như là những “module” diện tích để làm thông số thiết kế chính yếu của công trình , vì xem chúng tương đòng với nhau để tạo nên một từ vựng kiến trúc vừa cổ xưa vừa hiện đại. Ông đã sử dụng các hình khối hình học thuần khiết bao giờ cũng có sức biểu cảm rất mạnh vì nó luôn tương phản với các đường nét tự nhiên vốn có của địa hình, cây cối và bầu trời. Các hình khối lập phương làm cho người xem có ấn tượng ổn định, chính xác, mạnh mẽ độc đáo và dứt khoát, rất chuẩn mực, rất hoành tráng. Các khối chữ nhật đứng tạo khối có xu hướng vươn cao, thanh thoát năng động trong khi các khối chữ nhật nằm ngang tạo ấn tượng ổn định tĩnh được căng dài theo phương ngang dễ hoà nhập địa hình phẳng. Khối sẽ bay hơn…


Kts, Tadao Ando Tổ hợp hình khối kết hợp tạo Siluét _ Giao thoa thẳng đứng và nằm ngang tạo thàng đường viền phần trên kiến trúc có sự nhấp nhô đan xen chiều hướng và mảng khối. _Dùng các khối phụ đặt nổi bật trên phần mái tạo thành Siluét phần trên kiến trúc làm giàu tính biến hoá tương phản, nhấn mạnh nhân tổ hợp.


Kts, Tadao Ando •

Ngoài ra còn các công trình khác

NHÀ LÀM VIỆC CỦA TẬP ĐOÀN RAIKA,Osaka,1989 Mạng lưới cấu trúc cơ bản của công trình đuọc tạo nên từ module theo quy cách của chiếc chiếu “tatami” với những khối bê tông cốt thép có kích thước 0,9 mét x 1,8 mét. Điều đặc biệt là chỉ với những khối hình học thông thường, chuẩn xác, nhưng công trình lại hết sức nhẹ nhàng,biến hoá phong phú. GIAN TRIỂN LÃM NHẬT BẢN TẠI EXPO’92,Seville,Tây Ban Nha Ông muốn giới thiệu với thế giới về nền văn hoá Nhật Bản thông qua việc nhấn mạnh đặc trưng của kiến trúc gỗ vốn rất nổi tiếng bằng cách dùng kết cấu gỗ và tường sơn vôi trắng theo cách thức truyền thống. Tadao Ando là một kiến trúc sư tài năng, những thiết kế của ông luôn là mẫu mực cho bất cứ một kiến trúc sư nào khi bước vào nghề thiết kế. Thực vậy, Tadao Ando là một kiến trúc sư Nhật Bản rất “Nhật Bản”.


CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG II


Kết luận Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Kiến trúc sư với kiến thức chuyên ngành kiến trúc, ngoài công tác thiết kế công trình có thể tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực thiết kế quản lý khác, như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa hay thiết kế tạo dáng công nghiệp. Từ những vật liệu sẵn có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu cầu thực tế thực tế, quan niệm về ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của các hình thức kiến trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng loạt các công trình kiến trúc có chung những phong cách kiến trúc riêng, đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử. Thông qua 4 kiến trúc sư và các tác phẩm của họ chúng ta không những tìm hiểu được phong cách, phương châm sáng tác của họ mà chúng ta cũng một phần nào cảm nhận được vẻ đẹp trong kiến trúc của họ. Ngoài ra cũng góp phần nâng cao kĩ năng thiết kế và có phương pháp thiết kế đúng đắn nhằm thỏa mãn các yêu cầu trong kiến trúc: - Công trình thiết kế đúng - Công trình thiết kế đủ Công trình mang tính thẩm mĩ Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Doãn Minh Khôi đã hướng dẫn và chỉ bảo chúng em trong học tập bộ môn Kiến Trúc Dân Dụng 2.


NHÓM BỘ MÔN KiẾN TRÚC DÂN DỤNG 2 • Nhóm Bộ Môn Kiến Trúc Dân Dụng 2 Phạm Xuân Anh _stt:001 Nguyễn Thị Phương Dung Ngô Thị Hải Nguyễn Văn Minh Tạ Mạnh Quyết

• Biên soan, thiết kế: Phạm Xuân Ánh

• Sưu tầm tài liệu và viết bài: • •

Phạm Xuân Ánh ,Nguyễn Thị Phương Dung, Ngô Thị Hải, Nguyễn Văn Minh, Tạ Mạnh Quyết.


https://www.facebook.com/phamxuananh1987 phamxuananh1987@yahoo.com 0936966455

Phạm Xuân Ánh ,Nguyễn Thị Phương Dung, Ngô Thị Hải, Nguyễn Văn Minh, Tạ Mạnh Quyết


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.