7 minute read
Administrator's Note | Th\u00F4ng \u0111i\u1EC7p t\u1EEB ban gi\u00E1m hi\u1EC7u
Yvette Jeffrey
KG & PRIMARY PRINCIPALHIỆU TRƯỞNG KHỐI MẦM NON VÀ TIỂU HỌC
Advertisement
In a world which is becoming ever smaller and therefore more interdependent, we as educators are presented with the challenge to equip our children with global skills and values which will help them to ultimately take their place in tomorrow’s world.
The 21st century is an exciting place to be. Technological advances have helped to make the world a smaller place, which provides a plethora of learning opportunities to help our students become global leaders of the future.
International Mindedness is an integral part of the learning across TH School. It starts in our Kindergarten when the children explore their own personal identity and what makes them unique and express their own views and ideas. This leads to an awareness of others, acceptance, adaptation and ultimately integration with others. It is what Howard Gardner calls the “declining sense of egocentrism.”
As children move through Kindergarten and Primary School, they are given opportunities to identify activities and cultures which are different from but equal to their own. We have a special culture programme, which exposes the children to countries and cultures from around the world so that they can compare their host or home countries with others. Over the past year and a half, the children have learned about food, festivals, traditions, geography and history from the continents around the world: Brazil, India, Australia, Kenya, Mexico, and Ireland. And they have also delved deeply into the culture and traditions within Vietnam.
Every class this year has chosen a focus country to learn about in parallel to their other subject learning. Making learning real and relevant is crucial to support our students in seeing the real-life applications of all they are doing. Some of our classes have been skyping schools and children in different countries– finding out more about how they live and learn. KG3A chose South Africa and skyped with a South African School to find out more about how children live and learn there. Children in G3J skyped with some children living in Melbourne, Australia to compare how daily life there is similar and different to life in Hanoi.
We also had a wonderful opportunity to learn more about Indonesia recently as we hosted a school visit for students from SD Islam Al Azhar, Surabaya. The children worked together across the morning sessions on shared tasks, and the visit culminated in a sharing of Vietnamese and Indonesian cultures. Traditional dances, songs and legends from both countries enriched our cultural awareness.
We have also embraced the United Nations Sustainable Development Goals across our curriculum. Most of the challenges the world faces today and in the future are going to be solved interculturally and interdependently. Vietnam, along with 192 countries signed up to the Sustainable Development Goals, which are a blueprint for achieving a better and more sustainable future for all and have a target date of 2030. So, the students at our school now will become the future generations instrumental in working towards these goals.
Every unit or topic of study in the Primary and KG has a link to one of these sustainable goals and will be used as a focus when undertaking the International learning associated with the Topic. Our G4 unit entitled “Water for Everyone” explored Goal no. 6, “Clean water and sanitation.” Children in Grade 4 were asked to transport water around the school in a container to appreciate the challenges faced by people who do not have running water in their homes. This linked with the class chosen country Kenya, and case studies were made. They explored such questions as: “What happens to people in a community if the water is dirty?” and “What are the physical consequences of having to collect water?”
The more we learn about other countries and their cultures, the more we understand, which helps children develop an increasingly sophisticated national and international perspective. It is this ability to see things from different perspectives which will help our students act with integrity in an interdependent world. ■
Trong một thế giới ngày càng bị thu hẹp và phụ thuộc lẫn nhau hơn, chúng ta với tư cách là những nhà giáo dục có nhiệm vụ trang bị cho con em mình những kỹ năng và giá trị toàn cầu để giúp trẻ có vị thế tốt nhất trong thế giới ngày mai.
Thế kỷ 21 là một nơi thú vị để sống. Những tiến bộ công nghệ khiến thế giới nhỏ bé hơn, điều này cũng mang đến rất nhiều cơ hội học tập giúp học sinh của chúng ta trở thành những nhà lãnh đạo toàn cầu trong tương cao.
Tư duy toàn cầu là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập tại trường TH. Nó bắt đầu từ bậc mẫu giáo khi những đứa trẻ khám phá bản sắc cá nhân của riêng mình và điều gì làm các em trở nên độc đáo cũng như thể hiện quan điểm và ý tưởng của chính mình. Điều này dẫn đến nhận thức về những người xung quanh, chấp nhận, thích nghi và cuối cùng là hòa nhập với mọi người. Đó là những gì Howard Gardner gọi là “ý thức giảm dần của chủ nghĩa tự đề cao mình.”
Khi chuyển từ Mẫu giáo lên cấp Tiểu học, học sinh có cơ hội tham gia và học hỏi từ các hoạt động và nền văn hoá khác nhau nhưng ngang bằng với chính các em. Chúng tôi có một chương trình văn hóa đặc biệt, giúp trẻ em hiểu được các quốc gia và nền văn hóa trên khắp thế giới để trẻ có thể so sánh giữa nước mình và nước bạn hay những quốc gia khác. Trong một năm rưỡi vừa qua, trẻ em đã học về ẩm thực, lễ hội, truyền thống, địa lý và lịch sử từ các châu lục khác nhau trên thế giới: Brazil, Ấn Độ, Úc, Kenya, Mexico và Ireland. Và các em cũng được học sâu về văn hóa và truyền thống của Việt Nam.
Năm nay, mỗi lớp học đều chọn một quốc gia trọng tâm để học song song với các môn khác. Làm việc học trở nên thực tế là rất quan trọng để giúp học sinh của chúng tôi nhìn thấy các ứng dụng thực tế của những gì các em đang học. Một số lớp học của chúng tôi trò chuyện trực tuyến với trường học và trẻ em ở nhiều nước khác nhau để tìm hiểu thêm về cách các bạn ở quốc gia khác sống và học tập. Lớp mầm non KG3A đã chọn Nam Phi và trò chuyện với một trường học ở Nam Phi để tìm hiểu thêm về cách trẻ em sống và học tập ở đó. Các bạn ở lớp G3J đã nói chuyện cùng với các bạn sống ở Melbourne, Úc để so sánh những điểm giống và khác như nào với cuộc sống ở Hà Nội.
Mới đây, trường chúng ta có cơ hội tuyệt vời được hiểu thêm về đất nước Indonesia khi đón tiếp những em học sinh từ trường SD Islam Al Azhar, Surabaya tới thăm trường. Các em học sinh hai trường đã cùng học với nhau trong các giờ học buổi sáng tại TH School, điểm nhấn của chuyến thăm lần này là buổi giao lưu về văn hoá Việt Nam và Indonesia. Những điệu nhảy truyền thống, bài hát và những câu chuyện đến từ hai nước đã làm phong phú thêm những hiểu biết văn hoá.
Chúng tôi cũng đã đưa những Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc vào trong chương trình giảng dạy. Phần lớn các thách thức mà thế giới đang phải đối mặt hiện tại và tương lai sẽ luôn cần được giải quyết trong sự tương trợ lẫn nhau. Việt Nam, cùng với 192 quốc gia đã ký vào Mục tiêu phát triển bền vững – một bản kế hoạch từ giờ đến năm 2030 hướng tới một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn. Vì thế, các em học sinh của trường ta cũng sẽ là những nhân tố góp phần hiện thực hoá những mục tiêu này.
Mỗi chủ đề của khối Mẫu giáo và Tiểu học đều có sự liên kết tới một trong số những Mục tiêu bền vững này và sẽ được sử dụng làm trọng tâm khi thực hiện các chương trình học quốc tế có liên quan đến chủ đề. Bài học của khối 4 tại trường chúng ta là “Nước cho tất cả mọi người” khám phá Mục tiêu số 6, “Nước sạch và vệ sinh”. Các em học sinh đã được yêu cầu vận chuyển nước xung quanh trường trong một cái thùng chứa để hiểu được những khó khăn phải đối mặt khi hết nước sử dụng. Hoạt động này cũng liên quan tới lớp chọn quốc gia Kenya và một số nghiên cứu thực tế đã được các học sinh thực hiện. Các em cũng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như: “Điều gì sẽ xảy ra với cộng đồng nếu nước bị bẩn?” và “Hệ quả của việc dự trữ nước là gì?”
Càng tìm hiểu về các quốc gia khác và nền văn hóa của họ, chúng ta càng hiểu nhiều hơn, điều đó giúp trẻ em phát triển những hiểu biết về các quốc gia ngày càng tinh tế. Chính khả năng nhìn nhận mọi thứ ở các khía cạnh khác nhau sẽ giúp học sinh của chúng ta có những hành động đúng đắn trong trong một thế giới tương trợ lẫn nhau. ■