SOÁ
05
THAÙNG 05/2016
ISO 9001:2000 A. 171 Voõ Thò Saùu, Quaän 3, TP. Hoà Chí Minh T. 08. 39326 598 F. 08. 39325 472 W. www.vcci-hcm.org.vn E. vcci-hcm@hcm.vnn.vn
XEM TRANG 4
Trợ lực cho doanh nghiệp thông qua phối hợp hành động tạo thuận lợi thương mại
XEM TRANG 2
ÑIEÅM NHAÁN THÒ TRÖÔØNG
Ngành thịt Việt Nam
Cơ hội & Thách thức XEM TRANG 8
HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM
Trợ lực cho Doanh nghiệp thông qua phối hợp hành động tạo thuận lợi thương mại Có thể thấy bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho cộng đồng DN Việt Nam, chính vì vậy việc tạo thuận lợi thương mại cho DN lại càng trở nên cấp thiết. Với mong muốn tăng cường các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy hoạt động thương mại đầu tư, vừa qua VCCI đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam), Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại Việt Nam (VTFA) và UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM tổ chức Hội nghị “Phối hợp hành động Tạo thuận lợi thương mại”. Tại Hội nghị, VCCI, AmCham Vietnam, VTFA và UBND các tỉnh, TP cũng đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc phối hợp hành động tạo thuận lợi trên cơ sở phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ DN.
P
hát biểu khai mạc Hội nghị, “Phối hợp hành động Tạo thuận lợi thương mại” tại TP.HCM ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI-HCM cho biết với việc Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015, FTA Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 và nhiều FTA quan trọng khác như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang chờ thực thi, năm 2016 được đánh giá là năm Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên đi kèm với những cơ hội mà tiến trình
171 Voõ Thò Saùu, Q.3, TP.HCM Tel: 08. 3932 5167 Fax: 08. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn
hội nhập mang lại là những thách thức không nhỏ, đặc biệt đối với khối DN. Vì vậy, tạo thuận lợi thương mại được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành và các hiệp hội, tổ chức đại diện cộng đồng DN. Ông Thành nhấn mạnh: “Đối với TP.HCM, đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi hội tụ khoảng 140.000 DN đang hoạt động thì các hoạt động tạo thuận lợi thương mại càng trở nên cần thiết và cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt thông qua các chương trình phối hợp hành động cụ thể”. Còn theo đánh giá của ông Nestor
Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: OÂng Nguyeãn Thanh Bình Phuï traùch TT Thoâng tin Thöông maïi VCCI-HCM Phuï traùch bieân taäp Thieát keá, myõ thuaät
GPXB soá 266/QÑ-STTTT do Sôû TTTT caáp ngaøy 17/10/2008 In taïi XN In Saøi Goøn 3 . Noäp löu chieåu thaùng 05/2015
2. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM Scherbey - Chuyên gia cố vấn cao cấp của VTFA thì TPP và EVFTA được xem là những FTA phức tạp nhất từ trước tới nay. Trong đó thách thức lớn nhất mà TPP và EVFTA đặt ra cho các nhà sản xuất Việt Nam là phải am hiểu và áp dụng chính xác các Quy tắc xuất xứ hết sức phức tạp cũng như các trường hợp ngoại lệ đối với một số Quy tắc trong các Hiệp định này. Theo đó ông Nestor Scherbey cũng đồng thời lưu ý để đạt được mức thuế ưu đãi tốt nhất cho hàng hóa dưới các FTA như TPP, FTA Việt Nam-EU, bản thân các DN cần thực hiện phân tích từng sản phẩm, quy trình sản xuất và nguyên liệu để xác định tình trạng của hàng hóa theo quy tắc cụ thể của từng hiệp định. Về phía chính quyền các tỉnh, thành trong cả nước cần chú trọng thiết lập một cơ sở dữ liệu thông tin thương mại của các DN FDI và các nhà cung ứng trong nước nhằm xác định các cơ hội cho DN Việt Nam trở thành nhà cung ứng của các DN FDI. Thực hiện các cuộc khảo sát về các DN FDI để xác định cụ thể những loại nguyên liệu và hàng hóa trung gian mà các nhà sản xuất trong nước có thể cung cấp cho DN FDI, từ đó đảm bảo sản phẩm cuối cùng cho xuất khẩu đủ điều kiện được hưởng ưu đãi TPP và EVFTA. Ngoài ra, chính quyền các tỉnh cần phối hợp với Bộ Công Thương và VCCI thành lập các nguồn lực thông tin về TPP, EVFTA và các FTA khác (các website, trung tâm hỗ trợ giải đáp nhằm...) nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam trong việc chuẩn bị và xây dựng hồ sơ phức tạp về Chứng nhận xuất xứ cho TPP, EVFTA và các FTA này. Đồng thời tổ chức các hội thảo đào tạo và định hướng cho các DN Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV về những vấn đề cần nắm và cần biết khi gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu để có sự chuẩn bị chu đáo. Ở một góc độ khác, ông Nestor Scherbey cho biết thêm hiện nay chi phí logistics ở Việt Nam đang ở mức cao nhất trên thế giới, chiếm 25% GDP và do đó làm giảm tính cạnh tranh về chi phí của các DN Việt Nam (trong khi đó tỷ lệ này ở Hoa Kỳ, châu Âu và phần
còn lại của thế giới lần lượt tương ứng là 9%, 13% và 15%). Chính vì vậy ông khuyến nghị Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu và xác định đầu tư tối ưu về hạ tầng logistics cần thiết để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế đối với cả hàng hóa xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Điều này cũng sẽ mang đến các cơ hội mới để ưu tiên đầu tư vào các trung tâm logistics tích hợp. Chẳng hạn bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển cảng Cát Lái nhằm trung chuyển hàng hóa tới các cảng khác trong khu vực thì cần xây dựng cảng Cái Mép thành cảng quốc tế lớn, là nơi trung chuyển hàng hóa cho các nước trong khu vực cũng như hàng hóa từ cảng Cái Mép có thể vận chuyển đến bờ Tây của Hoa Kỳ, qua đó có thể giảm thiểu thời gian vận chuyển hàng hóa, tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho DN. Cũng giống như ông Nestor Scherbey, dưới góc nhìn của một chuyên gia, ông Herb Cochran - Giám đốc Điều hành AmCham Vietnam tại TP.HCM cũng đưa ra nhiều khuyến nghị hữu ích dành cho Việt Nam. Theo ông Herb Cochran, để có thể vượt qua thách thức của các FTA và tăng trưởng một cách bền vững, Việt Nam cần phát triển các phương tiện vận chuyển mới. Hệ thống giao thông và vận chuyển hàng hóa tốt hơn sẽ giúp tăng năng suất cũng như khả năng cạnh tranh của Việt Nam cao hơn. Đặc biệt để tận dụng tốt hơn cơ hội từ TPP hay EVFTA, Việt Nam không nên bỏ qua những lợi thế từ Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA). Ông Herb Cochran cho biết Hiệp định TFA đặt ra các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, thống nhất, toàn diện theo các chuẩn mực quốc tế; do đó khi thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các cam kết liên quan khác trong TPP hay EVFTA mà Việt Nam sẽ thực hiện. Ngoài ra Hiệp định TFA còn giúp đơn giản hóa khâu hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, hỗ trợ kỹ thuật, phát triển các chuỗi cung ứng; đồng thời giúp các DN giảm từ 5 - 15% chi phí, qua đó mang lại nhiều cơ hội cho cộng đồng DN Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV.n
Trước đó, các Hội nghị “Phối hợp hành động tạo thuận lợi thương mại” tại hai địa phương tại tỉnh Bình Dương và Đồng Nai lần lượt tổ chức thành công. Các Hội nghị tập trung vào thảo luận kế hoạch phối hợp hành động giữa VCCI, Am Cham, VTFA với UBND tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Bình Dương nhằm tạo thuận lợi thương mại trên cơ sở phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ DN trên địa bàn hai tỉnh này. Cũng tại Hội nghị, VCCI, AmCham Vietnam, VFTA và UBND 2 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc phối hợp hành động tạo thuận lợi thương mại trên cơ sở triển khai các hoạt động hỗ trợ DN tỉnh Đồng Nai và Bình Dương; từ đó giúp các DN vượt qua khó khăn, tận dụng tốt các cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .3
HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc cải thiện quan hệ lao động “Thụy Điển sẵn sàng hợp tác cùng với Việt Nam để chia sẻ những kinh nghiệm sáng tạo và thực hành tốt nhất trong lĩnh vực cải thiện quan hệ lao động, đảm bảo các quyền của người người lao động và thực hiện trách nhiệm xã hội của DN (CSR); nhất là trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được kí kết và dự kiến có hiệu lực vào năm 2018”... là khẳng định của Đại sứ Thụy Điển - bà Camilla Mellander tại Hội thảo “EVFTA: Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc cải thiện quan hệ lao động” do Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp với VCCI-HCM tổ chức. Đại sứ Camilla Mellander cho biết Thụy Điển là một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực CSR và các DN nơi đây đã có quá trình lịch sử lâu dài trong việc triển khai các hoạt động này. Theo đó quốc gia Bắc Âu này đã có những bước đi quan trọng như yêu cầu các DN nhà nước thiết lập các mục tiêu phát triển bền vững. Các mục tiêu này phải được Hội đồng quản trị công ty thông qua, tập trung vào các chủ đề như tôn trọng sự đa dạng, các vấn đề môi trường, quyền con người, điều kiện làm việc, các biện pháp phòng chống tham nhũng, đạo đức kinh doanh và bình đẳng giới. Các mục tiêu này cũng cần phải đo lường được, cụ thể hóa và có liên quan đến hoạt động của DN. Khẳng định EVFTA là hiệp định thương mại tự do được EU ký kết lần đầu tiên với một nước đang phát triển, qua đó không chỉ giúp gia tăng thương mại, thúc đẩy cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam thâm nhập thị trường EU mà còn cung cấp cho Việt Nam những cơ hội mới để cải thiện tính bền vững
4. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
và năng lực lao động; chính vì Đại sứ Camilla Mellander cũng đồng thời khuyến nghị: “Các DN Việt Nam nên chú trọng và hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ CSR, theo những cam kết của Chính phủ trong EVFTA. Người tiêu dùng ngày càng có ý thức rõ hơn về cách các sản phẩm họ mua đã được sản xuất trong điều kiện môi trường và lao động như thế nào. Nhận thức cao của người tiêu dùng sẽ tạo ra áp lực đối các DN nói chung và DN Việt Nam nói riêng trong việc tăng cường những nỗ lực để triển khai hoạt động theo đúng tiêu chuẩn CSR quốc tế, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường”. Còn theo ghi nhận của ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI-HCM thì việc thực thi CSR giữ vai trò vô cùng quan trọng cải thiện quan hệ lao động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, CSR hãy còn là khái niệm hết sức mới mẻ và các DN Việt vẫn còn khá lúng túng trong việc triển khai. Ông Thành cho biết bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhất là khi EVFTA và hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác như TPP, FTA Việt Nam - Hàn Quốc đã được ký kết sẽ tạo điều kiện rất lớn cho các DN Việt Nam phát triển, mở rộng thị trường và tìm kiếm bạn hàng. Tuy nhiên các điều khoản phi thương mại như các các điều khoản về lao động, môi trường cũng đặt ra khá nhiều thách thức đòi hỏi các DN Việt Nam cần tích cực hơn trong việc thực thi CSR nhằm thỏa mãn yêu cầu quy định trong nội dung FTA,
tăng cường đối thoại ở các cấp độ khác nhau giữa giới chủ và người lao động; đồng thời chú trọng triển khai các điều khoản phi thương mại về lao động, môi trường, điều kiện làm việc, bình đẳng giới, trách nhiệm xã hội của DN nhằm cải thiện quan hệ lao động tại nơi làm việc. Ngoài việc tuân thủ luật pháp Việt Nam, DN còn phải đảm bảo tuân thủ các quy định luật pháp quốc tế, qua đó ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của DN nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đồng quan điểm với ông Thành, bà Nguyễn Hồng Hà - Giám đốc Chương trình Better Work Việt Nam cũng khẳng định với việc thực thi CSR, DN sẽ hưởng lợi rất nhiều từ việc cải thiện mối quan hệ với người lao động thông qua công tác quản lý, nâng cao mức sống và các chế độ đãi ngộ. Từ đó người lao động càng hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động và ngày càng gắn bó lâu dài với DN. Không những thế, DN cũng nhận được sự tin tưởng và kết nối lâu dài hơn từ phía các đối tác, khách hàng; từ đó không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường. n
HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết ngày 4/2/2016. Mặc dù văn kiện TPP đã được công bố nhưng với 30 Chương và gần 6.000 trang văn bản tiếng Anh, để đọc, hiểu được nội dung và biết cách tận dụng TPP là một thách thức lớn đối với các DN Việt Nam. Để giúp DN hiểu chính xác và đầy đủ các nội dung cốt lõi của TPP, từ đó định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho tận dụng hiệu quả những cơ hội do Hiệp định này mang lại, VCCI-HCM đã tổ chức Hội thảo “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - Những điều DN cần biết”.
P
hát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc VCCI-HCM Trần Ngọc Liêm cho biết TPP là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất, phức tạp nhất của Việt Nam cho tới nay và được đánh giá sẽ có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ thể chế kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các DN Việt Nam. Đặc biệt thời điểm hai năm tới là giai đoạn quan trọng để cả cơ quan quản lý nhà nước, DN và cộng đồng xã hội chuẩn bị cho TPP. Do đó, với vai trò là tổ chức quốc gia đại diện cho quyền lợi của cộng đồng DN, người sử dụng lao động và các hiệp hội DN ở Việt Nam, VCCI sẽ nỗ lực hỗ trợ DN hiểu rõ và tận dụng hiệu quả các lợi ích mang lại từ việc thực thi các cam kết quốc tế của TPP thông qua các giải pháp cũng như chương trình hành động có nội dung đa dạng, hình thức phong phú. Ngoài ra VCCI cũng sẽ phối hợp với các chuyên gia, tổ chức quốc tế, tiếp tục triển khai những nội dung quan trọng của TPP đến DN một cách sâu rộng cũng như tổ chức nhiều hội thảo về TPP để phổ biến đến DN, giúp DN tận dụng được hiệu quả do TPP mang lại. Còn theo chia sẻ của Tổng Lãnh sự Australia tại TP.HCM - bà Karen Lanyon, TPP sẽ có những tác động hết sức to
lớn, là động lực cho cải cách, phát triển, tạo sự minh bạch, bình đẳng trong nền kinh tế của các nước thành viên; góp phần gia tăng sức hút môi trường đầu tư, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, mang lại những lợi ích thiết thực cho các quốc gia cũng như khu vực. Riêng đối với bản thân DN, TPP mở ra nhiều cơ hội lớn thông qua việc giúp DN tự hoàn thiện mình và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng hiệu quả yêu cầu khắt khe của nhiều thị trường xuất khẩu; tự tin vươn ra khẳng định vị thế thương hiệu trên trường quốc tế. Bà Karen Lanyon phấn khởi thông tin: “Hiện tại Chính phủ Australia rất quan tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng DN vừa và nhỏ ASEAN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia
ưu tiên hàng đầu. Chính phủ Australia cam kết sẽ hỗ trợ tốt nhất cho DN Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới với những dự án tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh”. Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO - VCCI đặc biệt lưu ý đến cộng đồng DN để tận dụng hiệu quả những cơ hội do Hiệp định TPP mang lại, DN cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định của TPP bởi mỗi sản phẩm, dịch vụ khác nhau sẽ có quy định riêng. Ngoài ra các DN cũng cần nắm chắc thông tin về hiệu lực cũng như lộ trình thực hiện các cam kết. Đây cũng chính là “chìa khóa” quyết định sự thành công hay thất bại của DN trong hội nhập kinh tế quốc tế. n
Tại Hội thảo, Trung tâm WTO - VCCI cũng đã giới thiệu đến cộng đồng DN cuốn “Cẩm nang hướng dẫn DN về TPP” do Trung tâm thực hiện với sự tư vấn của Đoàn đàm phán TPP của Chính phủ, sự hỗ trợ của Chính phủ Úc và Ngân hàng Phát triển châu Á. “Cẩm nang hướng dẫn DN về TPP” là tài liệu đầu tiên tại Việt Nam hướng dẫn chi tiết, cụ thể các nội dung cốt lõi của TPP cho DN, lựa chọn trong số các cam kết có tác động trực tiếp nhất và dự kiến có ảnh hưởng nhiều nhất tới lợi ích của DN. Cẩm nang diễn giải các cam kết theo cách thức ngắn gọn, dễ hiểu với các đánh giá ban đầu về những tác động đến DN cũng như lưu ý DN về những vấn đề cần quan tâm nhất khi TPP chính thức có hiệu lực. www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .5
HOẠT ĐỘNG VCCI
TUYÊN BỐ CHUNG BA BÊN CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VỀ ĐỔI MỚI QUAN HỆ LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
Diễn đàn Quan hệ Lao động Việt Nam 2016
N
gày 19 tháng 04 năm 2016, các đối tác ba bên của Việt Nam gồm Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Quan hệ Lao động Việt Nam 2016 với chủ đề “Đổi mới quan hệ lao động Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”. Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU
6. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
là hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam vừa tham gia ký kết và đang trong quá trình trình Quốc hội phê chuẩn. Diễn đàn là cơ hội để các đối tác cùng nhau đánh giá những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong hơn hai thập kỷ vừa qua, kể từ khi Bộ Luật Lao động được thông qua năm 1994. Các đối tác ba bên ghi nhận những bước tiến đáng kể trong những năm qua trong việc đặt nền móng cho hệ thống quan hệ lao động tại Việt Nam, bao gồm việc sửa đổi và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của tổ chức công đoàn cũng như tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động; các quy định về hoạt động đối thoại
xã hội và thương lượng thỏa ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động và đình công; xác định lương tối thiểu. Cùng với đó, năng lực quan hệ lao động của các chủ thể trong cơ chế ba bên ở các cấp cũng được nâng lên từng bước. Ba bên cũng nhận diện những cơ hội và thách thức về quan hệ lao động đặt ra từ quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam cũng như những tác động được dự báo từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU. Trên cơ sở đó, Diễn đàn thảo luận cách thức đổi mới để hệ thống quan hệ lao động hoạt động hiệu quả hơn, bao gồm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như thiết chế quan hệ lao động gắn với tăng cường năng lực của các chủ thể quan hệ lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước về quan hệ lao động và thanh tra lao động. Việc đối mới này nhằm hướng tới quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và lợi ích chung của xã hội, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO. Thông qua các cuộc thảo luận, chúng tôi cũng lưu ý rằng tất cả các đối tác, bao gồm cả các công ty đa quốc gia và các công ty trong chuỗi cung
HOẠT ĐỘNG SẮP TỚI
CHÍNH SÁCH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI CHO NHÂN VIÊN (ESOP):
CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM & KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THÀNH CÔNG
T
rong những năm gần đây, chính sách phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (ESOP) đã và đang được các DN Việt Nam (đặc biệt những doanh nghiệp lớn, các công ty đã niêm yết) áp dụng như một trong những giải pháp hiệu quả để thu hút và giữ chân nhân tài, tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất lao động và gắn kết với doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải DN nào cũng biết và thành công khi áp dụng ESOP. Một trong những nguyên nhân khá phổ biến và thuộc về chuyên môn, kỹ thuật, đó là: những người được giao xây dựng và tham mưu chính sách ESOP (nhân sự hoặc tài chính) không thực sự được trang bị kiến thức đầy đủ về ESOP, dẫn đến chính sách ban hành vừa không được hưởng ứng từ người lao động, không được cổ đông thông qua, thậm chí không đúng quy định của Luật, kể cả về thẩm quyền, trình tự ban hành, nội dung, cũng như triển khai thực hiện chính sách. Nhằm giúp cho DN trang bị kiến thức tổng quát về ESOP và nắm được các bước kỹ thuật cũng như các yêu cầu pháp lý, quản trị và quan hệ cổ đông trong xây dựng và thực hiện hiệu quả chính sách ESOP, VCCI-HCM tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Chính sách phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (ESOP): Các vấn đề cần quan tâm và Kinh nghiệm áp dụng thành công”.
ứng toàn cầu, cần tiếp tục những nỗ lực thực hiện nghiêm luật pháp quốc gia cũng như tuân thủ các nguyên tắc và quyền lao động cơ bản được quốc tế thừa nhận, đồng thời cố gắng đảm bảo phân phối công bằng các lợi ích kinh tế có thể thu được từ các hiệp định thương mại tự do. Là một Quốc gia thành viên của ILO và là một đối tác tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái
• Thời gian: Ngày 12/05/2016 (08:00 - 11:30) • Địa điểm: Hội trường Lầu 10, Tòa nhà VCCI-HCM, 171 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3 • Thành phần tham dự: 100 DN bao gồm đại diện Ban lãnh đạo; Trưởng bộ phận tài chính, Nhân sự, Pháp lý; chuyên gia về ESOP, DN đã và đang áp dụng ESOP tại Việt Nam. • Buổi Tọa đàm sẽ mang đến cho quý DN: - Kiến thức và cái nhìn tổng quan về ESOP; Những bài học kinh nghiệm thực tiễn về ESOP - Các vấn đề cần quan tâm trong xây dựng và thực hiện ESOP dưới nhiều góc độ: Pháp lý; Tài chính kế toán; Quản trị nhân sự; Quan hệ cổ đông; - Ngoài sự dẫn dắt về pháp lý của các luật sư và chuyên gia có kinh nghiệm. Hội thảo có sự tham gia chia sẻ kinh nghiệm về ESOP từ lãnh đạo các doanh nghiệp lớn đã áp dụng ESOP thành công, và/hoặc phải xử lý các vấn đề rắc rối liên quan ESOP. • Phí tham dự: Miễn phí Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG HỘI VIÊN VÀ ĐÀO TẠO, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 5149; Fax: 08. 3932 5472 C. Trâm - DĐ: 0983 967 567 Email: tramnguyenvcci@gmail.com
Bình Dương TPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, chúng tôi cam kết hợp tác với các đối tác trong việc tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc trong Tuyên bố 1998 của ILO về Các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động, bao gồm cả nỗ lực nghiên cứu khả năng phê chuẩn các Công ước cơ bản của ILO. Theo dự kiến, Diễn đàn Quan hệ lao động Việt Nam sẽ là diễn đàn ba bên
cấp cao được tổ chức định kỳ, nơi lãnh đạo của các đối tác ba bên cùng với các đối tác khác và ILO đánh giá những tiến bộ và thành tựu đã đạt được cũng như những thách thức và tồn tại trong việc thực hiện luật pháp quốc gia và những cam kết quốc tế của Việt Nam về lao động. Các đối tác cam kết sẽ nỗ lực hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể để hiện thực hóa những khuyến nghị do Diễn đàn đưa ra. n www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .7
ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG
1. TỔNG QUAN NGÀNH THỊT VIỆT NAM
Ngành thịt Việt Nam - Cơ hội & Thách thức
Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới. Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1 3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng. 2. THỊT NGOẠI TRÀN VÀO VIỆT NAM Tận dụng sự thiếu hụt nguồn cung, làn sóng thịt nhập khẩu đã tràn vào Việt Nam trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2010 đến 2014, giá trị nhập khẩu thịt đã tăng 113%, cán mốc 205.6 triệu đôla Mỹ vào năm 2014 (Ipsos Business Consulting dự báo giá trị nhập khẩu thịt năm 2015 đạt 213.3 triệu đôla Mỹ). Giá trị nhập khẩu thịt bò chứng kiến mức gia tăng gần 400%, từ 25 triệu đôla Mỹ năm 2010 lên đến 92.5 triệu đôla Mỹ năm 2014 (dự báo cán mốc 99.5 triệu đôla Mỹ vào năm 2015). Với mức tăng trưởng mạnh mẽ này, giá trị nhập khẩu thịt bò đã tăng lên chiếm 45% tỷ trọng thịt nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014, trong khi giá trị nhập khẩu thịt gia cầm tiếp tục dẫn đầu thị trường với tỷ trọng 51%.
8. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG
XU HƯỚNG TIÊU DÙNG Xu hướng đa dạng chế độ ăn Sự chuyển dịch sang các kênh mua hàng siêu thị, tiện lợi Sự bùng nổ của các chuỗi đồ ăn nhanh Sự tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng của các sản phẩm nhập khẩu
3. XU HƯỚNG TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 86% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua thịt tươi tại chợ thay vì trong siêu thị. Người Việt cũng chưa có thói quen đi chợ theo tuần, thay vì thế người tiêu dùng vẫn đi chợ hàng ngày để mua được thực phẩm tươi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các chuỗi siêu thị, những thói quen này được dự báo là sẽ dần thay đổi, đặc biệt là trong giới trẻ. Trong bối cảnh thịt bẩn, thịt kém chất lượng tràn lan gây nhức nhối dư luận, người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Đối với những người có thu nhập cao, họ sẵn sàng chấp nhận chi trả nhiều hơn để đảm bảo mua được các loại thịt có chất lượng cao; và đối với nhóm phân khúc khách hàng này, họ dành nhiều thiện cảm hơn dành cho những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài.
4. TIỀM NĂNG, THÁCH THỨC VÀ TẦM NHÌN CHO NGÀNH THỊT Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dân số trẻ và gia tăng trong chi tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn cung trong thịt gia cầm và thịt bò tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa phát triển một mô hình kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Ipsos Business Consulting đưa ra một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa trong ngành thịt như: • Phát triển ngang: thiết kế quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ tinh. • Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ cạnh tranh về giá. • Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
NHÂN TỐ THÚC ĐẨY dân số 91 triệu người là quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới
Quá trình đô thị hóa nhanh (43% vào năm 2030) và mức sống cao hơn
Sự phát triển của các chuỗi bán lẻ hiện đại
Gia tăng sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe (chi tiêu đạt 142 đôla Mỹ/người vào năm 2019)
Sự hòa nhập với môi trường quốc tế của Việt Nam (EU-VN FTA, TPP)
• Chăn nuôi theo vùng dựa trên lợi thế địa lý của từng khu vực. Chuyên mục “Điểm nhấn thị trường” do VCCI-HCM phối hợp với Ipsos Business Consulting xây dựng nhằm mang đến những thông tin thị trường đáng lưu ý, cùng những phân tích và gợi ý về chiến lược phát triển cho các DN Việt Nam. Quý DN có thể chia sẻ ý kiến và gửi câu hỏi về ban biên tập theo địa chỉ diemnhanthitruong@vcci-hcm.org.vn.
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .9
XUẤT NHẬP KHẨU
Đề nghị thêm 13 DN xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) vừa có công văn đề nghị Cục Kiểm tra và An toàn Thực phẩm (FSIS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) xem xét, chấp thuận bổ sung thêm 13 DN XK cá tra Việt Nam vào danh sách cơ sở được phép XK các sản phẩm từ cá họ Siluriformes vào Hoa Kỳ. Theo NAFIQAD, do hồ sơ của 13 DN này được gửi đến muộn hơn so với 45 DN trước và cũng phải được thẩm tra bởi NAFIQAD trước khi gửi cho FSIS xem xét nên sau khi thẩm tra, Cục mới có văn bản gửi tới FSIS. Như vậy, nếu FSIS chấp thuận bổ sung thêm 13 DN này vào Danh sách các cơ sở được phép XK các sản phẩm từ cá họ Siluriformes vào Hoa Kỳ thì tổng số DN trong danh sách này là 68 cơ sở.
Xuất khẩu nông sản 4 tháng đạt 4,98 tỷ USD Theo Bộ NN&PTNT, 4 tháng đầu năm 2016 kim ngạch XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,98 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2015. Gạo, cà phê và cao su, hạt điều, hạt tiêu là những mặt hàng nông sản XK tăng cả lượng và giá trị. Trong đó khối lượng gạo XK 4 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,06 triệu tấn với giá trị 916 triệu USD; XK cà phê đạt 681.000 tấn với giá trị 1,16 tỷ USD; XK cao su đạt 318.000 tấn với giá trị 376 triệu USD; XK chè đạt 32.000 tấn với giá trị 47 triệu USD; XK hạt điều ước đạt 91.000 tấn với giá trị 689 triệu USD; XK hạt tiêu đạt 70.000 tấn với giá trị 569 triệu USD.
Nhập khẩu phân bón tăng 3,2% về khối lượng Bộ NN&PTNT cho biết ước tính khối lượng NK phân bón các loại trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 1,29 triệu tấn với giá trị đạt 376 triệu USD, tăng 3,2% về khối lượng nhưng lại giảm 4,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khối lượng NK phân đạm URE ước đạt 142.000 tấn với giá trị đạt 35 triệu USD, tăng gấp hơn 3,5 lần về khối lượng và tăng hơn 2,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái; phân SA ước đạt 315.000 tấn với giá trị NK đạt 39 triệu USD, giảm 5% về khối lượng và 14,7% về giá trị so với năm 2015. Nguồn NK phân bón chủ yếu đến từ Trung Quốc, chiếm 47,7% tổng khối lượng NK mặt hàng này.
10. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
31 cơ sở được xuất khẩu tôm sang Trung Quốc Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) vừa công bố danh sách 4 DN, 27 cơ sở nuôi tôm sú sống của Việt Nam đủ điều kiện XK vào thị trường này. Danh sách này cũng đã được AQSIQ thông báo tới các cửa khẩu phía Trung Quốc. Những tháng đầu năm 2016, XK tôm sang Trung Quốc tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng. Hiện Trung Quốc là thị trường XK tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, sau thị trường Mỹ. Đây có thể là sự chuyển hướng của các DN tôm Việt Nam trong bối cảnh XK sang các thị trường chính truyền thống gặp khó khăn.
XUẤT NHẬP KHẨU
EU cảnh báo nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Xuất khẩu gạo đạt gần 1 tỷ USD Theo số liệu mới nhất của Bộ NN&PTNT, 4 tháng đầu năm 2016, khối lượng gạo XK của cả nước ước đạt 2,06 triệu tấn và 916 triệu USD, tăng 11,8% về khối lượng và tăng 13,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Về thị trường XK, Trung Quốc đang đứng vị trí thứ nhất về NK gạo của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2016 với 31,54% thị phần (đạt 474,39 triệu tấn và 214,58 triệu USD); Indonesia là thị trường NK gạo lớn thứ hai với 20,45% thị phần (đạt 350.700 tấn và 139,1 triệu USD). Các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là: Gana, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Philippines, Bờ Biển Ngà, Singapore và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu trái cây, rau quả thu về gần 530 triệu USD Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết từ cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, đã có thêm những tín hiệu thuận lợi cho trái cây tươi mở rộng thị trường XK, tạo điều kiện để tăng kim ngạch XK trong năm 2016 và những năm kế tiếp. Riêng 3 tháng đầu năm 2016, kim ngạch XK trái cây, rau củ quả trên cả nước đạt 526 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ. Thị trường NK lớn nhất của trái cây, rau củ Việt Nam là Trung Quốc (chiếm đến 71% thị phần), tiếp sau đó là Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Tính đến thời điểm này, nhiều loại trái cây tươi Việt Nam như vải, xoài, nhãn, thanh long... đã bắt đầu hiện diện tại các siêu thị lớn tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia...
Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết thông qua Hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và ATTP - Ủy ban châu Âu (EC), Nafiqad đã nhận được thông tin về các lô hàng thủy sản của Việt Nam XK vào EU bị cảnh báo không đảm bảo ATTP. Nafiqad yêu cầu các cơ sở sản xuất có lô hàng bị cảnh báo phải rà soát toàn bộ hồ sơ kiểm soát nguyên liệu, quản lý sản xuất và thực hiện các chương trình quản lý chất lượng để xác định nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo; thiết lập và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp nhằm đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản, lập báo cáo giải trình gửi về Nafiqad trước ngày 21/5/2016.
Xuất khẩu da giày sang EU chững lại Dù đạt kim ngạch XK trong quý I/2016 khoảng 900 triệu USD nhưng tốc độ tăng trưởng XK da giày sang thị trường EU đang có dấu hiệu chững lại, chỉ tăng 8,6% so với cùng kỳ 2015, thấp hơn cả thị trường Mỹ (đạt 11,6%, tương ứng 918 triệu USD). Theo ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso), nguyên nhân của hiện tượng này do đơn đặt hàng từ EU bị phân tán sang các nước khác như Ấn Độ, Myanmar, Lào, Campuchia, Bangladesh vì các quốc gia này cũng được hưởng ưu đãi thuế quan (GSP) như EU đang áp dụng cho Việt Nam.
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .11
DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
TP.HCM triển khai đăng ký khuyến mại trực tuyến Sở Công Thương Tp.HCM vừa công bố triển khai đăng ký khuyến mại trực tuyến và một số tiện ích khác cho các DN tại Tp.HCM. Với dịch vụ đăng ký khuyến mại trực tuyến, các DN trên địa bàn Thành phố chỉ cần truy cập vào địa chỉ www.khuyenmaihcmc.vn để khai báo đăng ký các chương trình khuyến mại mà không cần trực tiếp đến Sở Công Thương đăng ký như trước. Hồ sơ trực tuyến sẽ được Sở Công Thương tiếp nhận, xử lý; DN chỉ cần theo dõi trạng thái hồ sơ tại menu hồ sơ và email để biết quá trình xử lý. Ngoài việc tiếp nhận đăng ký khuyến mại trực tuyến, website này còn cung cấp thông tin về những sản phẩm, dịch vụ và các chương trình khuyến mại của DN.
Quy định mới về quản lý tài chính với dự án PPP Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 55/2016/TT-BTC quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và chi phí lựa chọn nhà đầu tư. Một nội dung quan trọng của Thông tư là quy định việc xây dựng phương án tài chính cho các dự án PPP. Theo đó, toàn bộ chi phí và nguồn thu hợp pháp theo quy định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án và vận hành của dự án phải được phản ánh đầy đủ trong phương án tài chính của dự án bằng Đồng Việt Nam. Các chỉ tiêu tài chính của dự án được tính toán căn cứ trên các dòng tiền sau thuế được chiết khấu theo tỷ suất chiết khấu bình quân gia quyền.
Ra mắt Quỹ Phát triển DNNVV Quỹ Phát triển DNNVV vừa chính thức ra mắt tại Hà Nội (vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng) với mục đích hoạt động là giúp DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng hỗ trợ DN đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị DN... Những DN được hưởng vốn vay ưu đãi có thể được hưởng lãi suất thấp, khoảng 5 - 7%, thấp hơn nhiều so với lãi suất của NHTM. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Quỹ sẽ không thuần túy là vốn mà còn giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của DN, tạo điều kiện để DN phát triển.
12. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
6 lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi Chính phủ vừa ban hành Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Theo đó, có 6 lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm: hỗ trợ thực hiện chương trình, dự án kết cấu hạ tầng KT-XH; hỗ trợ nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển KT-XH và tăng cường thể chế quản lý nhà nước; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức PPP; lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
8 Bộ, Ngành tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Thuế XK, thuế NK sửa đổi Để đảm bảo Luật Thuế XK, thuế NK 2016 được thi hành có kịp thời từ ngày 1/9/2016, Bộ Tài chính vừa có công văn gửi 7 Bộ liên quan để rà soát các quy định hiện hành và ban hành các văn bản hướng dẫn đúng tiến độ. Cụ thể: Bộ Công Thương ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ; Bộ KH&ĐT ban hành các Danh mục mặt hàng trong nước đã sản xuất được làm căn cứ thực hiện miễn thuế XNK; Bộ KH&CN ban hành các Danh mục hoặc tiêu chuẩn để làm căn cứ thực hiện miễn thuế NK; Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước đã sản xuất được, cần thiết NK làm căn cứ miễn thuế; NHNN ban hành Danh mục máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng NK phục vụ hoạt động in đúc tiền; Bộ TN&MT ban hành Danh mục sản phẩn XK được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải làm căn cứ miễn thuế; Bộ GD&ĐT ban hành Danh mục hàng hóa NK chuyên dùng trong nước đã sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục làm căn cứ miễn thuế.
6 sản phẩm NK phải kiểm tra đảm bảo chất lượng Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các bộ ngành để ban hành Quyết định công bố danh mục sản phẩm hàng hóa NK kiểm tra việc bảo quản chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, ATTP trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ. Dự kiến sẽ có 6 sản phẩm hàng hóa NK phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật gồm: dệt may; rượu, bia, nước giải khát; dầu thực vật; sữa; sản phẩm chế biến tinh bột; tiền chất thuốc nổ; vật liệu nổ công nghiệp; phân bón vô cơ; khăn giấy và giấy vệ sinh. Mỗi sản phẩm đều có văn bản hướng dẫn, áp dụng và danh mục sản phẩm có mã HS chi tiết đến 8 số.
Ấn Độ khởi xướng điều tra sản phẩm nhôm hợp kim Việt Nam Theo tin từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Tổng vụ Tự vệ Ấn Độ vừa thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm nhôm hợp kim và không hợp kim chưa gia công của Việt Nam (mã HS: 7601). Ngày khởi xướng điều tra là ngày 19/4/2016 và giai đoạn điều tra là từ năm 2011-2016. Các bên liên quan có thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng điều tra để đệ trình các ý kiến và bình luận của mình đến cơ quan điều tra. Các bên quan tâm khác có thể nộp đơn đăng ký bên liên quan tới Tổng vụ Tự vệ trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông báo khởi điều tra. www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .13
GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG
Thanh toán qua được triển khai toàn cầu 1. THANH TOÁN DI ĐỘNG Với trên 600 triệu người dùng thường xuyên, thanh toán qua WeChat đã thay đổi và phát triển để phục vụ việc thanh toán một cách đơn giản. Tại Trung Quốc, việc thanh toán qua WeChat rất hiệu quả và tiện dụng, và hiện nay việc triển khai trên qui mô toàn cầu cũng dần phổ biến. Tính năng này sẽ được phát triển hơn nữa bởi WeChat muốn khuyến khích các đơn vị bán lẻ quốc tế mở tài khoản WeChat và cửa hàng WeChat. Du khách Trung Quốc khi đi du lịch nước ngoài thường có vấn đề trong việc thanh toán khi các thẻ tín dụng do các ngân hàng địa phương phát hành không được công nhận. WeChat muốn trở thành giải pháp cho vấn đề này. Khi du khách chi tiêu đồng Nhân dân tệ từ tài khoản WeChat, WeChat Pay sẽ đóng vai trò trung gian thanh toán cho các đơn vị bán lẻ hoặc ngân hàng đối tác. Hiện tại có 9 loại tiền tệ (AUR, CAD, EUR, GBP, HKD, JPY, KRW, NZD và USD) được chấp nhận thanh toán, bao gồm phí chuyển tiền ra nước ngoài.
Đế chế mạng xã hội Tencent của Trung Quốc đã triển khai việc thanh toán qua WeChat trên toàn cầu vào ngày 25/2/2016. Đây là ví điện tử giúp chủ tài khoản WeChat có thể thanh toán trực tiếp trên thiết bị di động, có thể chuyển từ tiền Nhân Dân Tệ sang 09 loại tiền tệ khác (đồng bitcoin AUR, đô la Canada, đồng Euro, đồng bảng Anh, đô la Hongkong, đồng yên Nhật, đồng won Hàn quốc, đô la New Zealand và đô la Mỹ) WeChat đã thuyết phục nhiều công ty mở tài khoản thuê bao, tài khoản dịch vụ và cửa hàng WeChat. Đây là một bước tiến vượt bậc về thương mại hóa trên phạm vi toàn cầu trên WeChat, giúp việc thanh toán giữa các đơn vị bán lẻ quốc tế và du khách Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn.
2. THU NHẬP DỮ LIỆU KHÁCH HÀNG TRÊN WECHAT Tín hiệu tốt cho các thương hiệu quốc tế: hệ thống thanh toán của WeChat hứa hẹn rằng một khi khách hàng thanh toán trên hệ thống này, họ sẽ tự động trở thành người theo dõi thương hiệu đó trên tài khoản WeChat. Do vậy ngay cả khi khách hàng thực hiện thanh toán một lần, họ cũng sẽ nhận được thông tin về thương hiệu đó trong tương lai trên tài khoản WeChat. Chức năng mới này sẽ đảm bảo cho các thương hiệu một cơ hội tuyệt vời tiếp cận gần hơn với khách hàng. Nhờ vào khả năng chuyển tải nội dung nhanh chóng đến một số lượng lớn khách hàng, thanh toán qua WeChat mang đến cơ hội cho các thương hiệu quốc tế mở rộng tiềm năng kinh doanh và theo dõi doanh số thông qua nội dung kỹ thuật số. Vì thế các thương hiệu trên WeChat phải tìm hiểu kỹ loại nội dung người tiêu dùng quan tâm và phán đoán làm thế nào và khi nào hướng họ đến các cửa hàng quốc tế trên WeChat. Hiệp hội các thành phố du lịch quốc tế dự đoán rằng đến năm 2020, số dân Trung Quốc du lịch nước ngoài lên đến 200 triệu người, và mức chi tiêu dự đoán của du khách Trung Quốc khi du lịch nước ngoài khoảng 229 triệu đô la Mỹ vào năm 2016. Dựa vào sự phổ biến của các phương tiện thanh toán điện tử tại Trung Quốc, thanh toán qua WeChat là cách hữu hiệu để các thương hiệu có thể mở rộng thị trường và tạo mức ảnh hưởng của thương hiệu đến người tiêu dùng.
14. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG
3. VẪN TRONG BƯỚC THỬ NGHIỆM Hệ thống thanh toán quốc tế của WeChat vẫn ở trong tình trạng thử nghiệm, với chức năng đăng ký cho các đơn vị bán lẻ quốc tế vẫn chưa đơn giản, dễ sử dụng. Hiện tại, khó khăn lớn nhất là thời gian chờ sau khi nộp bản đăng ký, với khoảng 7-15 ngày làm việc để đơn vị chủ quản Tencent trả lời việc chấp nhận đơn đăng ký. Con số chi tiêu khi du lịch nước ngoài của du khách Trung Quốc (tỉ đô la Mỹ) (Nguồn: Hiệp hội các thành phố du lịch quốc tế)
4. CÓ CẦN PHẢI KIÊN NHẪN? Đối với những thương hiệu bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, có cần thiết phải trải qua những phiền phức trên để tiếp cận với khách hàng Trung Quốc? Trong năm 2015, du khách Trung Quốc đã chi tiêu hơn 200 triệu đô la Mỹ khi du lịch nước ngoài và con số này được dự đoán sẽ gia tăng khi thực tế chứng minh số chi tiêu tăng mạnh. Cho dù có cân nhắc đến thanh toán qua WeChat hay không, thì việc thanh toán điện tử thông qua các thiết bị cá nhân hiện đang rất phổ biến tại Trung Quốc. Một khảo sát được công ty nghiên cứu thị trường Nielsen thực hiện tháng 12016 chỉ ra rằng 86% ứng viên được hỏi ở Trung Quốc sử dụng một trong những thanh toán điện tử như PayPal hoặc Alipay để mua sắm trực tuyến trong vòng 6 tháng trở lại đây.
Đối với những thương hiệu muốn thành công với thanh toán quốc tế qua WeChat, dưới đây là một số bí quyết để giới thiệu thương hiệu thành công: 1. Đúng thời điểm: dịp năm mới của Trung Quốc, ngày 11/11 và ngày 12/12 (đây là hai ngày đại hạ giá trên thương mại điện tử tại Trung Quốc) là thời điểm thích hợp để ra mắt trên thị trường. Tencent sẽ tổ chức khuyến mãi với qui mô lớn và áp dụng cho tất cả người sử dụng WeChat 2. Hỗ trợ kỹ thuật: chức năng thanh toán của WeChat không những bao gồm việc kết nối API online, mà còn phải đảm bảo hệ thống thanh toán offline tại quầy cũng hoạt động tốt. Hãy đảm bảo hai chức năng trên hoạt động tốt khi xem xét việc mở dịch vụ thanh toán qua WeChat 3. Quản lý và hỗ trợ khách hàng qua hệ thống CRM: đảm bảo người tiêu dùng có thể phản hồi ý kiến và được chăm sóc chu đáo trên hệ thống CRM .
www.ogilvydo.com Chuyên mục “Góc nhìn truyền thông” do VCCI-HCM phối hợp cùng Ogilvy Việt Nam mở ra nhằm mang đến những thông tin mới nhất về truyền thông cho các DN hội viên của VCCI-HCM. Quý DN có thể chia sẻ ý kiến và gửi câu hỏi về ban biên tập theo địa chỉ gocnhintruyenthong@vcci-hcm.org.vn.
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .15
KHÓA ĐÀO TẠO
Thời gian: 02 ngày dự kiến giữa tháng 5 (08:00 - 16:30) Địa điểm: Hội trường Lầu 3, Tòa nhà VCCI-HCM, 171 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3 DN Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức do chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Để tồn tại và phát triển, DN nên lựa chọn chiến lược nào? Kế hoạch kinh doanh xây dựng ra sao? Làm gì để kiểm soát tốt và hiệu quả các nguồn lực bên trong doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển ổn định cho DN. Một hệ thống giám sát nội bộ vững mạnh sẽ giúp DN giảm bớt nguy cơ rủi ro bất ngờ mắc phải trong SXKD (sai sót chẳng may gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch; tăng giá thành, giảm hiệu quả sản phẩm...). Bảo vệ tài chính khỏi bị hư hỏng, những thiệt hại bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp... Nhằm giúp DN nắm rõ hơn và kiểm soát tốt hơn nguồn lực của mình, VCCI-HCM tổ chức khóa “THIẾT LẬP HỆ THỐNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ”. Nội dung: Tổng quan về Kiểm Toán; Thực hiện kiểm toán các khoản mục trên bảng báo cáo cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. (Phần trình bày sẽ bao gồm lý thuyết và bài tập tình huống thực tế).
l
l Đối tượng tham dự: Ban giám đốc, chủ Doanh nghiệp và Quản lý cấp trung; Những người chịu trách nhiệm trong việc xây dựng
và triển khai hoạt động kiểm soát trong công ty cũng như quản lý hoạt động và đánh giá kết quả công việc theo định hướng đã đề ra. l Mục tiêu khóa học: Học viên có khả năng thực hiện việc kiểm toán nội bộ, đảm bảo chi tiết nhỏ của các con số kế toán và báo cáo hàng ngày tài chính. Đảm bảo mọi thành viên làm theo nội quy, quy chế, dây chuyền hoạt động DN cùng với các áp dụng của luật pháp. Đảm bảo tổ chức chạy tốt hơn hiệu quả và đạt được phương thức chiến lược đặt ra. l Báo cáo viên: Th.s Trương Hoàng Hùng, Giảng viên cao cấp Đại Học Ngân hàng, Tổng Giám Đốc công ty Kiểm Toán KSI Việt Nam.
Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG HỘI VIÊN VÀ ĐÀO TẠO, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 5149; Fax: 08. 3932 5472 C. Trâm - DĐ: 0983 967 567 Email: tramnguyenvcci@gmail.com
Đoàn doanh nghiệp tham dự triển lãm
THAIFEX - Thế giới thực phẩm châu Á 2016 Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin thị trường, cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới trong lĩnh vực thực phẩm, VCCI-HCM sẽ tổ chức Đoàn doanh nghiệp tham dự “Triển lãm THAIFEX - THẾ GIỚI THỰC PHẨM CHÂU Á 2016”. l Thời gian: Từ ngày 25 - 28/05/2016 l Địa điểm: Trung tâm triển lãm IMPACT, Bangkok, Thái Lan l Khách sạn: 4 sao. l Chi phí: 9.800.000 vnđ/1 người. Đơn giá này đã bao gồm 10% thuế GTGT. l Chương trình: Vui lòng xem chương trình chi tiết trong file đính kèm. Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 7301; Fax: 08. 3932 5472 C. Chi - DĐ: 0906 790 989; Email: thuychi@vcci-hcm.org.vn