Bản Tin VCCI số 1 ngày 02 tháng 01 năm 2015

Page 1

SOÁ

ISO 9001:2000 A. 171 Voõ Thò Saùu, Quaän 3, TP. Hoà Chí Minh T. 08. 39326 598 F. 08. 39325 472 W. www.vcci-hcm.org.vn E. vcci-hcm@hcm.vnn.vn

01

TAÄP 26. 02/01/2015


2

l

H O AÏ T Ñ OÄ N G

C

ơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa chính thức ký kết biên bản ghi nhớ về thành lập Liên minh Thuận lợi hóa Thương mại Việt Nam (VTFA). Mục tiêu hàng đầu của Liên minh này nhằm hỗ trợ những nỗ lực cải cách chính sách và thể chế liên quan đến thuận lợi hóa thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, qua đó góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực quốc tế. Phát biểu tại lễ kí kết, bà Claire Pierangelo - Đại diện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định Biên bản ghi nhớ được ký kết giữa USAID, AmCham Vietnam và VCCI cùng với những thành viên sáng lập làm nhân chứng sẽ là khởi đầu cho mong đợi về một mối quan hệ đối tác công - tư năng động, toàn diện với Tổng cục Hải quan và nhiều cơ quan chức năng khác của Việt Nam liên quan đến hoạt động thương mại xuyên biên giới cũng như tham gia vào cơ chế “Một cửa quốc gia” đang được xây dựng. Theo nội dung ký kết, VTFA sẽ hỗ trợ thực hiện Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại (TFA) tại Việt Nam cũng như các thỏa thuận thương mại tự do tiếp theo như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Liên minh

cũng hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước và nước ngoài tại Việt Nam thông qua phát triển một môi trường kinh doanh minh bạch hơn. Trọng tâm của chương trình hợp tác này là giúp Việt Nam đạt được mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 19/NQ-CP nhằm cải thiện hoạt động thương mại xuyên biên giới bằng việc giảm đáng kể thời gian và chi phí xuất nhập khẩu xuống mức trung bình của khu vực; cụ thể sẽ giảm các chỉ số thương mại xuyên biên giới trong số ngày cần thiết để nhập hay xuất khẩu tại Việt Nam từ 21 ngày xuống 14 ngày vào cuối năm 2015. Thông qua các mạng lưới gồm nhiều thành viên của mình, VTFA sẽ tăng cường chia sẻ thông tin về hỗ trợ thương mại bao gồm tham gia vào Khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp được VCCI phối hợp thực hiện cùng Tổng cục Hải quan; đồng thời chia sẻ dữ liệu thu được từ khu vực tư nhân về hoạt động hải quan. Ngoài ra VTFA còn giúp Việt Nam xây dựng quan hệ đối tác công - tư bền vững và cởi mở để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, từ đó giúp giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện. Giám đốc VCCI-HCM Võ Tân Thành bày tỏ sự tin tưởng qua sự kiện thành lập VTFA ngày hôm nay, Việt Nam sẽ có thêm nguồn lực cần thiết, tranh thủ được sự hợp tác quốc tế; góp

171 Voõ Thò Saùu, Q.3, TP.HCM Tel: 08. 3932 5167 Fax: 08. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn

phần tăng cường năng lực cho các cơ quan hữu quan, giới thiệu các mô hình và thực tiễn tốt nhất từ các nền kinh tế trên thế giới về tạo thuận lợi hóa thương mại, qua đó giúp mang lại những lợi ích thiết thực có thể đo lường và cảm nhận được. Theo chia sẻ của bà Anne Aarnes Quyền Giám đốc khu vực châu Á của USAID, thuận lợi hóa thương mại là một công cụ mạnh mẽ để đưa doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tham gia vào chuỗi giá trị trong nước cũng như toàn cầu và điều này giúp tăng trưởng mang tính toàn diện hơn. Theo đó Hiệp định VTFA sẽ là tiếng nói quan trọng đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này, những doanh nghiệp vốn chưa xuất hiện thường xuyên và có ít tiếng nói trong các quy trình chính sách. Bà Anne Aarnes cho biết USAID cam kết ngân sách 2,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam tăng cường tạo thuận lợi cho thương mại thông qua thực hiện Hiệp định TFA và thực hiện các điều khoản tạo điều kiện thương mại được mong đợi trong Hiệp định TPP. Ngoài ra Liên minh thúc đẩy quan hệ đối tác doanh nghiệp - hải quan tại Việt Nam, xây dựng quan hệ tham vấn chính thức giữa hải quan, các cơ quan liên quan đến tạo thuận lợi thương mại, và các doanh nghiệp trong nước và quốc tế cùng các hiệp hội của họ. n

Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: OÂng Nguyeãn Thanh Bình Phuï traùch TT Thoâng tin Thöông maïi VCCI-HCM Phuï traùch bieân taäp Thieát keá, myõ thuaät

GPXB soá 266/QÑ-STTTT do Sôû TTTT caáp ngaøy 17/10/2008 In taïi XN In Saøi Goøn 3 . Noäp löu chieåu thaùng 01/2015

VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


K I N H T EÁ V I EÄ T N A M

l3

Kinh teá nöôùc ta trong naêm 2014 ñöôïc ghi nhaän nhö moät naêm baûn leà chuyeån bieán roõ reät vaø coù phaàn tích cöïc hôn trong suoát 4 naêm qua (2010-2014) vôùi nhieàu ñieåm nhaán quan troïng. Cuøng nhìn laïi toång quan neàn kinh teá qua caùc con soá.

01

GDP TĂNG

VƯỢT CHỈ TIÊU

l Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước

tính tăng 5,98% so với năm 2013, cao hơn so với chỉ tiêu 5,8% được chính phủ đề ra trong năm nay. l Mức tăng trưởng của năm nay cao hơn mức tăng 5,42% của năm 2013 và mức tăng 5,25% của năm 2012.

KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU TĂNG l Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1%. l Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1%. Uớc tính xuất siêu năm 2014 khoảng 2 tỷ USD.

02

03

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI)

TĂNG THẤP, LẠM PHÁT ĐƯỢC KIỂM SOÁT CPI tháng 12/2014 giảm 0,24% so với tháng trước nhưng tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013.

04

VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI (FDI) TĂNG NHẸ l Cả nước thu hút 1588 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15, 642 tỷ USD, tăng 24,5% về số dự án và tăng 9,6% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. l Có 594 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 4,588 tỷ USD. l Tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 20,230 tỷ USD.

05

THU NGÂN SÁCH

VƯỢT DỰ TOÁN l Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014 ước tính đạt 814,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104% dự toán năm. l Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014 ước tính đạt 968,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,2% dự toán năm.

06

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

CÓ NHỮNG KHỞI SẮC l Tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 15,99% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%). l Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%). Huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%). l Dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra.

07

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

CÓ DẤU HIỆU PHỤC HỒI

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 849 nghìn tỷ đồng. l Giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 676,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2013. l

08

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,9% so với năm trước (năm 2013 tăng 3%). l Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 7,6% so với năm 2013 với xu hướng tăng nhanh vào các tháng cuối năm, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2013. l

09

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TĂNG

TRƯỞNG VỚI TỐC ĐỘ THẤP l Tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm đạt 5,96% (năm 2013 tăng 6,57%). l Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước tăng 10,6% so với năm trước, loại trừ yếu tố giá còn tăng khoảng 6,25%, cao hơn so với các năm trước (năm 2011-2013 lần lượt tăng 4,7%; 6,2% và 5,6%). l Khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 7,87 triệu lượt, tăng 4%. HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP VẪN CÒN KHÓ KHĂN l 74.842 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số DN và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước. l 67.823 DN gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN hoặc không đăng ký. l 15.419 DN quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2013.

10

Nguồn: Tổng cục thống kê www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM


4

l

HOÄI NGHÒ GIAO BAN CAÙC HIEÄP HOÄI & DOANH NGHIEÄP KHU VÖÏC PHÍA NAM NAÊM 2014

Đ

ể kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động cũng như những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong năm 2014 thông qua kênh Hiệp hội làm đại diện, sáng ngày 30/12 VCCI đã phối hợp với Hội đồng Trung ương các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tổ chức thành công “Hội nghị Giao ban các Hiệp hội và Doanh nghiệp khu vực phía Nam năm 2014”. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Giám đốc VCCI-HCM Võ Tân Thành cho biết trong năm 2014, nền kinh tế Việt Nam đã có những tín hiệu phục hồi tích cực: chỉ số lạm phát được kiềm chế và duy trì ở mức 4,89%, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 5,98%. Trong báo cáo Môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2015 của Ngân hàng thế giới (WB), xếp hạng môi trường đầu tư kinh doanh năm 2015 của Việt Nam tăng 21 bậc so với năm 2014, từ vị trí 99 vươn lên vị trí 78 (trong tổng số 189 nền kinh tế). Đặc biệt thông qua con số 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2014, có thể khẳng định môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể. Có được thành quả này, bên cạnh sự điều hành linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, của các ngành các cấp và các địa phương còn có sự nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự đóng góp không nhỏ của các Hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước. Cũng theo ông Thành, hiện cả nước có khoảng trên 400 hiệp hội doanh VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

nghiệp từ Trung ương đến địa phương. Trước sự lớn mạnh không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp, vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp đối với sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân cả nước ngày càng được khẳng định và nâng cao. Từ Nghị quyết 09 của Bộ chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến Nghị quyết 19 của Chính phủ, Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ đều ghi nhận và khẳng định vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp đối với sự phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ đi lên CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Đi sâu vào “bắt mạch” tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp trong nước hiện nay, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô của doanh nghiệp qua các năm thường không thay đổi hoặc nhỏ đi, công nghệ và công tác quản trị kém là những yếu tố tạo ra chênh lệch lớn trong cơ cấu doanh nghiệp hiện nay (2% doanh nghiệp lớn, 2% doanh nghiệp vừa và 96% doanh nghiệp nhỏ). Vấn đề đặt ra cho Chính phủ, cho các tổ chức, hiệp hội đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp là làm sao để hỗ trợ cho cộng đồng các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển và ngày càng lớn mạnh lên. Để giải quyết vấn đề này bên cạnh vai trò dẫn đường của Chính phủ; vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp của các Hiệp hội còn rất cần sự năng động,

sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp cũng như định hướng phát triển đối với những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Ở phương diện hợp tác quốc tế, bà Phùng Thị Lan Phương - Trưởng nhóm FTA, Trung tâm WTO (VCCI) nhận định nền kinh tế dần phục hồi tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển; bên cạnh đó các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang đàm phán, nếu được ký kết sẽ đem đến những cơ hội lớn cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Bà Phương cho biết trong số 6 FTA Việt Nam đang đàm phán chỉ có 2 FTA thế hệ mới (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU - EVFTA) bởi các đối tác Hoa Kỳ, EU đều đưa ra những yêu cầu rất cao. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên tất cả các phương diện cũng như nắm bắt, tận dụng hiệu quả mọi cơ hội có được. Cũng theo bà Phương, bên cạnh TPP và EVFTA thì FTA Việt Nam - Liên minh Thuế quan Nga - Belarus - Kazakstan (VCUFTA) cũng là một hiệp định mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam bởi đây là một thị trường rộng lớn, cơ cấu hàng hóa lại mang tính chất bổ sung cho thị trường Việt Nam. Hơn nữa tính đến thời điểm hiện tại, Nga chưa ký kết bất cứ một FTA nào nên Việt Nam sẽ là quốc gia duy nhất được hưởng ưu đãi thuế quan khi vào thị trường rộng lớn này. Tại Hội nghị, các đại diện hiệp hội và doanh nghiệp có mặt cũng đã mạnh dạn bày tỏ chính kiến, trăn trở cũng như những nguyện vọng của doanh nghiệp mình đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Ông Lộc cho biết với vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, VCCI sẽ tổng hợp những ý kiến này báo cáo lên Quốc hội cũng như các ban ngành hữu quan; qua đó kịp thời đưa ra những chính sách, chỉ thị hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. n


H O AÏ T Ñ OÄ N G

l5

GIAÛI PHAÙP COÂNG NGHEÄ NHAÄT BAÛN

LÖÏA CHOÏN PHAÙT TRIEÅN MÔÙI CHO NGAØNH XAÂY DÖÏNG VIEÄT NAM Saùng 18/12/2014, Chi nhaùnh Phoøng Thöông maïi vaø Coâng nghieäp Vieät Nam taïi Thaønh phoá Hoà Chí Minh (VCCI-HCM) ñaõ phoái hôïp vôùi Coâng ty Pasona Tech toå chöùc hoäi thaûo “Giaûi phaùp coâng ngheä Nhaät Baûn trong lónh vöïc thieát keá xaây döïng”.

P

hát biểu khai mạc hội thảo, ông Võ Tân Thành, Giám đốc VCCI-HCM nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi sức ép cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, việc đổi mới kỹ thuật, áp dụng công nghệ để tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc là cần thiết. Các doanh nghiệp xây dựng và thiết kế kiến trúc của Việt Nam theo đó, cũng cần tiếp cận và áp dụng những giải pháp công nghệ mới để nâng tầm năng lực của doanh nghiệp và của ngành, nhằm mang lại những giá trị gia tăng. Trong bài trình bày của mình tại hội thảo, Ths. Nguyễn Đăng Tuyển – Giám đốc Viện quy hoạch Xây dựng TP.HCM đã giới thiệu một bức tranh tổng thể về ngành xây dựng Việt Nam nói chung và quy hoạch xây dựng TP.HCM nói riêng. Ông cho rằng những tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai là rất lớn. Các doanh nghiệp cần xác định những cơ hội để khai thác, cũng như những thách thức tiềm ẩn, từ đó lựa chọn giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong phần giới thiệu giải pháp mới cho ngành thiết kế xây dựng Việt Nam - phần mềm CADEWA,

ông Noriaki Okabe – Tổng quản lý Giải pháp phần mềm CAD đã đưa ra những thông tin có độ chuyên sâu, thiết thực và khách quan để các đại biểu dễ dàng tiếp thu, từ đó đối chiếu, so sánh và thẩm định lại các tính năng cũng như hiệu quả của phần mềm này với những phần mềm thông dụng khác. Liệu giải pháp công nghệ khá mới mẻ ở Việt Nam này có thể là một lựa chọn mang tính chiến lược dài hạn trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại những giá trị gia tăng hay không là một vấn đề mà doanh nghiệp sẽ cân nhắc trong thời gian tới đây. Cũng trong hội thảo, đại diện phía Công ty Brainworks Asia – ông Tamaki Tetsuya đã trình bày sơ nét về hiện trạng của ngành xây dựng Nhật Bản và nhu cầu mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật sang các nước Châu Á khác. Ông nhận định ngành xây dựng Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng vẫn còn hạn chế về công nghệ kĩ thuật nên năng lực cạnh tranh chưa cao. Việc giới thiệu đến các doanh nghiệp Việt Nam những công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nước đồng thời mang lại những giá trị gia tăng cho doanh nghiệp hai bên. Hội thảo đã nhận được sự phản hồi tích cực từ các đại biểu tham dự. Các đại diện đến từ các doanh nghiệp, hiệp hội, viện trường và các ban ngành hữu quan đều rất quan tâm đến giải pháp công nghệ đến từ xứ sở hoa anh đào này. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra dành cho ban tổ chức, những ý kiến đóng góp xây dựng cũng như sự chăm chú theo dõi của đại biểu tham dự trong suốt buổi hội thảo. n www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM


6

l

H O AÏ T Ñ OÄ N G

“Mặc dù quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Chile đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn xa so với tiềm năng và mong muốn giữa hai bên do vấp phải rất nhiều rào cản. Do vậy, cả Chính phủ lẫn cộng đồng doanh nghiệp hai nước vẫn tiếp tục nỗ lực hơn nữa nhằm đưa quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư song phương lên tầm cao mới...” là nhận định của ông Nguyễn Thế Hưng, Phó Giám đốc VCCI-HCM tại Hội thảo “Giới thiệu tiềm năng thị trường Chile”. Hội thảo do VCCI-HCM phối hợp với Đại sứ quán Chile tại Việt Nam tổ chức. Ông Hưng cho biết những năm qua trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Chile có mức tăng trưởng ổn định đã góp phần tạo nền tảng thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhà xuất nhập khẩu tham gia tích cực vào thị trường của hai nước. Trong vòng 3 năm trở lại đây, từ chỗ nhập siêu từ thị trường Chile, cán cân thương mại song phương giữa hai nước đã dần cân bằng trở lại. Hiện Chile là nước có doanh số thương mại đứng thứ 2 ở Mỹ Latinh. Quan trọng hơn, Chile là quốc gia đã thiết lập khu vực mậu dịch tự do với Việt Nam, chính vì vậy quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Đặc biệt Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 sẽ góp phần củng cố và thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương giữa hai nước, nhất là hợp tác thương mại và đầu tư. Chile là quốc gia có thế mạnh trong các lĩnh vực khai khoáng, luyện kim, đánh cá (là nước sản xuất bột cá lớn nhất thế giới), rượu vang, chế biến thực phẩm... Ngoài ra thị trường này còn có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng giày dép, dệt may, cà phê, đồ nhựa, rau quả, đồ gỗ...

VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

và đây đều là những ngành hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam. Chính vì vậy ông Hưng khuyến nghị cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt và tận dụng tốt lợi thế này để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực sang Chile, từng bước thâm nhập và chiếm lĩnh thành công thị trường giàu tiềm năng này. Ông Nguyễn Thanh Quang - Đại diện Thương mại, Thương vụ Chile tại TP.HCM cho biết với dân số khoảng 17,6 triệu người, Chile không phải là một thị trường rộng lớn nhưng lại là một trong những cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Việt Nam có thể vươn ra các thị trường tiềm năng khác ở châu Mỹ Latinh. Điểm cộng của thị trường Chile nằm ở nền chính trị ổn định, sức mua cao, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và minh bạch. Theo đánh giá của WTO, Chile xếp hạng 22/145 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất, đứng thứ 7/178 nước có nền kinh tế tự do. Theo kinh nghiệm của ông Quang, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội đầu tư vào Chile ở một số lĩnh vực giàu tiềm năng khai thác như nông sản thực phẩm, lâm nghiệp trồng rừng, dịch vụ, khai khoáng luyện kim... Ngoài ra theo ý kiến của một số doanh nghiệp Việt Nam có mặt tại Hội thảo đang có quan hệ làm ăn với thị trường Chile, mặc dù thị trường Chile giàu tiềm năng và hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này nhưng đều vấp phải rất nhiều rào cản cả khách quan lẫn chủ quan như: khoảng cách địa lý xa xôi; khác biệt trong ngôn ngữ giao dịch thương mại; thiếu thông tin về thị trường của nhau; phần lớn hàng hóa xuất nhập gián tiếp và phải thông qua các công ty trung gian ở nước thứ ba khiến giá cả hàng hóa bị đẩy lên... Trước những bày tỏ đầy quan ngại của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Quang cho biết Đại sứ quán Chile tại Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin về thị trường, cơ hội kinh doanh và đầu tư với thị trường Chile. Trước mắt trong năm 2015 tới Đại sứ quán sẽ phối hợp với VCCI triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại nhằm kết nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Ông Quang cho biết doanh nghiệp Việt Nam nếu có thắc mắc về chính sách thuế, hải quan cũng như những thông tin chi tiết liên quan đến thị trường Chile có thể liên hệ trực tiếp với ông theo số điện thoại 0968773900 hoặc gửi về email: tnguyen@prochile.gob.cl. Ông Quang cam kết sẽ nhanh chóng phản hồi trong thời gian sớm nhất và hỗ trợ hết mình cho các doanh nghiệp trên mọi phương diện. Trong những năm gần đây, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Chile có mức tăng trưởng ổn định. Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Chile đạt trên 534 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu từ Việt Nam đạt gần 220 triệu USD và giá trị nhập khẩu từ thị trường Chile đạt trên 315 triệu USD. Riêng trong 10 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng vượt bậc, đạt trên 712 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu từ Việt Nam đạt gần 420 triệu USD và giá trị nhập khẩu từ thị trường Chile đạt gần 293 triệu USD. n


H O AÏ T Ñ OÄ N G

l7

THÕ TRÛÚÂNG KUWAIT

P

hát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Giám đốc VCCI-HCM Nguyễn Thế Hưng cho biết Kuwait là quốc gia giàu có ở Trung Đông thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (khối GCC). Đây không chỉ là thị trường giàu tiềm năng để doanh nghiệp Việt khai phá mà còn là một cánh cửa mở để hàng hóa Việt Nam bước chân vào thị trường GCC bởi hàng hóa nhập khẩu vào Kuwait có thể được tiếp tục xuất miễn thuế sang các nước GCC. Ông Hưng cho biết trong một cuộc khảo sát gần đây của VCCI, các doanh nghiệp Kuwait đánh giá rất cao thị trường Việt Nam. Hàng hóa Việt Nam với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đã được chấp nhận tại những thị trường nổi tiếng khắt khe như EU, Nhật Bản... nên cũng dễ dàng được chấp nhận tại thị trường Kuwait. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường này để có phương thức tiếp cận phù hợp và hiệu quả, hướng tới thiết lập quan hệ kinh doanh lâu bền. Còn theo ông Abdulrahman Alothaina - Bí thư thứ ba Tổng Lãnh sự quán Kuwait tại TP.HCM, mặc dù là một quốc gia sản xuất dầu khí giàu có nhưng Kuwait lại rất nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên. Kuwait nhập khẩu hầu hết các thiết bị sản xuất, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng,

CAÁNH CÛÃA MÚÃ CHO HAÂNG VIÏÅT VAÂO KHÖËI GCC Thị trường Trung Đông nói chung, Kuwait nói riêng rất giàu tiềm năng nhưng việc thâm nhập thị trường này thời gian qua còn hạn chế do vấp phải rất nhiều rào cản. Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin về chính sách thương mại, đầu tư và tập quán kinh doanh của thị trường Kuwait, tiến tới thâm nhập thành công thị trường này, mới đây VCCI-HCM đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Kuwait tại TP.HCM tổ chức “Hội thảo giới thiệu thị trường Kuwait”.

các mặt hàng nông sản và luôn tìm kiếm các nguồn cung ổn định nhằm đảm bảo chính sách an ninh lương thực quốc gia. Điều này mở ra cơ hội cho các quốc gia hướng mạnh về xuất khẩu như Việt Nam trở thành đối tác thương mại với Kuwait. Để kinh doanh đạt hiệu quả và thành công tại Kuwait, các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải có kiến thức cơ bản về cộng đồng kinh doanh tại Kuwait cũng như hệ thống pháp luật Kuwait. Ông Abdulrahman Alothaina lưu ý doanh nghiệp nước ngoài không thể tham gia kinh doanh tại Kuwait nếu không có một đối tác Kuwait nắm giữ ít nhất 51% cổ phần. Ngoài ra công ty nước ngoài không được phép mở chi nhánh tại Kuwait và cũng không được phép tham gia các hoạt động thương mại nếu không thông qua một đại lý Kuwait. Tuy nhiên để nới lỏng quy định này, Quốc hội Kuwait đã thông qua Luật số 8 quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Kuwait, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn trong một số lĩnh vực nhất định. Về vấn đề chất lượng khi thâm nhập thị trường Kuwait, ông Abdulrahman Alothaina khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng tới các quy định của đạo Hồi, không xuất sang Kuwait các mặt hàng bị cấm hoặc bị hạn chế nhập khẩu như thức uống có cồn, thịt heo và các sản phẩm làm từ thịt heo. Hàng hóa xuất sang Kuwait phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng KSS, GSS hoặc các tiêu chuẩn quốc tế theo quy định của Chính phủ Kuwait. Ngoài ra bao bì sản phẩm xuất khẩu sang Kuwait phải được dịch sang tiếng Ả - Rập (ngôn ngữ chính thống của người Kuwait); chú trọng thiết kế bao bì bằng màu đỏ và xanh lá cây vốn là những màu sắc ưa thích tại Kuwait để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nước này. Theo kinh nghiệm của ông Abdulrahman Alothaina, một trong những cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để doanh nghiệp Việt quảng bá sản phẩm và xâm nhập thị trường Kuwait là tổ chức một số cuộc triển lãm tại Kuwait. Điều này mở ra cơ hội rất tốt cho các công ty thương mại của Kuwait đến xem và đánh giá trực tiếp sản phẩm Việt Nam cũng như trao đổi các thông tin liên quan ngay tại chỗ, hướng tới thiết lập quan hệ đối tác hiệu quả. n www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM


8

l

H O AÏ T Ñ OÄ N G

AÁN ÑOÄ TAÊNG CÖÔØNG MÔØI GOÏI NHAØ ÑAÀU TÖ VIEÄT NAM “Cùng với tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, các công ty Ấn Độ có xu hướng mở rộng mối quan tâm đến thị trường khu vực giàu tiềm năng này. Hiện Việt Nam đang thương thảo Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Ấn Độ đang kinh doanh và có dự định đầu tư vào Việt Nam...” là khẳng định của Bà Smita Pant - Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM tại Hội thảo “Cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Ấn Độ” do VCCI-HCM phối hợp với Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM tổ chức.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Giám đốc VCCI-HCM Võ Tân Thành cho biết Ấn Độ đang tích cực triển khai Chính Sách Hướng Đông, trong đó xác định Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy tăng cường hợp tác Việt Nam - Ấn Độ là đòi hỏi tất yếu, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của mỗi bên. Ông Thành cũng lưu ý mặc dù những năm gần đây quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ có bước phát triển tích cực nhưng mức thâm hụt thương mại của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Ấn Độ còn khá lớn, đòi hỏi hai bên cần nỗ lực nhiều hơn nữa để cải thiện sự chênh lệch này trong thời gian tới. Đồng ý kiến với ông Thành, bà Smita Pant cho biết Việt Nam là cột trụ quan trọng nhất trong Chính Sách Hướng VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Đông của Ấn Độ. Quan hệ Việt Nam Ấn Độ không chỉ là đối tác chiến lược mà còn là đối tác tự nhiên của nhau và cả hai chính phủ đã đồng thuận sẽ tăng cường quan hệ hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Theo số liệu thống kê của Ấn Độ, hợp tác thương mại Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng với kim ngạch song phương đạt 8 tỷ USD. Như đã biết, Việt Nam - Ấn Độ đã đặt ra mục tiêu kim ngạch song phương đạt 7 tỷ USD vào năm 2015 và với con số 8 tỷ USD trong hiện tại cho thấy hai nước đã vượt mục tiêu trước thời hạn một cách ngoạn mục. Bà Smita Pant nhấn mạnh: “Việt Nam đang thương thảo Hiệp định TPP và Hiệp định này sẽ đưa Việt Nam xích lại một cách hài hòa với các nước đối tác Thái Bình Dương. Điều này đồng nghĩa với các công ty Ấn Độ đang có mặt tại Việt Nam sẽ có lợi thế to lớn trong khu vực châu Á cũng như trong quan hệ đối tác Thái Bình Dương. Song song với việc Ấn Độ gia tăng đầu tư tại Việt Nam thì cuộc vận động Make in India cũng đang được triển khai sẵn sàng nghênh đón các doanh nghiệp Việt Nam tới đầu tư tại Ấn Độ. Chúng tôi mời gọi các công ty Việt Nam đã đến đầu tư tại Myamar hãy xuyên qua biên giới để đến miền Đông Bắc của Ấn Độ”. Cũng theo bà Smita Pant, Việt Nam và Ấn Độ đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy hợp tác về thương mại, đầu tư do việc di chuyển giữa hai nước đã có nhiều thuận lợi. Ngày 5/11/2014 vừa qua, Hãng hàng không Jet Airways đã mở đường bay trực tiếp giữa TP.HCM Ấn Độ và mới đây Hãng hàng không Ấn Độ (Air India) cũng đã chỉ định Công ty Du lịch Vietravel làm Tổng đại lý tại Việt Nam. Song song đó việc mở Chi nhánh Ngân hàng Ấn Độ cũng đang được triển khai, dự kiến sẽ ra mắt trong

thời gian 6 tháng đầu năm 2015. Đồng thời, Dự thảo hiệp định quan hệ thành phố kết nghĩa giữa TP.HCM và Mumbai cũng đang trong giai đoạn thông qua cuối cùng và dự định sẽ sớm được ký kết. Với nhiều cơ hội được mở ra, kỳ vọng hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước sẽ thuận lợi hơn trong thời gian tới. Cũng nằm trong mục tiêu kêu gọi đầu tư vào miền Đông Bắc Ấn Độ, ông Mohan Ramesh Anand - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (Incham) cho biết Chính Sách Hướng Đông của Chính phủ Ấn Độ chú trọng phát triển vùng kinh tế Đông Bắc nước này (gồm 8 tiểu khu) nhằm thúc đẩy giao thương với khu vực ASEAN mà Việt Nam là một trong những trụ cột quan trọng. Theo đó ông Mohan Ramesh Anand kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam tăng cường khảo sát tiềm năng và tham gia đầu tư vào vùng kinh tế Đông Bắc Ấn Độ bởi bên cạnh lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, không giáp biển, nơi đây còn sở hữu tiềm năng lớn cho phát triển nhiều lĩnh vực đầu tư như thủy điện, khai thác than, thủy sản, ngành thực phẩm chế biến, công nghiệp đóng gói - bao bì... Trong tương lai, 8 tiểu khu ở Đông Bắc Ấn Độ sẽ nổi lên như một trung tâm thương mại cho hai khu vực năng động, kết nối bởi một mạng lưới đường cao tốc, đường sắt, đường dẫn nước và đường truyền thông tin. Đặc biệt việc mở rộng hành lang Đông Bắc Ấn Độ sẽ tạo thêm đòn bẩy và cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Việt Nam. Ông Ramesh Anand khuyến nghị: “Hiện tại Ấn Độ đã phê duyệt 51% cổ phần sở hữu của các nhà bán lẻ nước ngoài có liên doanh với Ấn Độ. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có đối sách phù hợp để thâm nhập vào thị trường to lớn này”. n


T H OÂ N G T I N C AÀ N B I EÁ T

l9

SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH CẤP C/O ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THUỘC ASEAN

DANH MỤC HÀNG HÓA XNK PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRƯỚC KHI THÔNG QUAN

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 42/2014/TT-BCT về thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Theo đó từ ngày 2/1/2015 sẽ có một số thay đổi đáng chú ý về thủ tục cấp và kiểm tra C/O. Cụ thể ngoài các trường hợp như quy định trước đây, C/O còn có thể được cấp trước thời điểm XK nếu đáp ứng các quy tắc xuất xứ; bổ sung thêm quy định về ghi giá trị FOB trên Mẫu C/O mẫu D và C/O mẫu D giáp lưng; thay đổi Mẫu C/O mẫu D.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 11039/QĐ-BCT về việc công bố Danh mục hàng hóa XK, NK phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Quyết định này có kèm theo Danh mục các hàng hóa XK, NK phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan gồm: Sản phẩm dệt may; Công nghiệp thực phẩm (rượu, rượu vang, rượu trái cây...); Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; Thép và các sản phẩm ngành thép; Nhóm thiết bị công nghiệp; Máy, thiết bị đặc thù công nghiệp có khả năng gây mất an toàn.

NĂM 2015 TIẾP TỤC THỰC HIỆN THEO BIỂU THUẾ XNK ƯU ĐÃI 2014 Tổng cục Hải quan vừa có công văn hướng dẫn Hải quan các tỉnh, thành phố về việc áp dụng mức thuế suất thuế XK, thuế NK ưu đãi năm 2015. Theo Tổng cục Hải quan, việc áp dụng mức thuế suất thuế XK, thuế NK ưu đãi năm 2015 thực hiện theo các Thông tư: 173/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 về việc sửa đổi mức thuế NK ưu đãi đối với một số mặt hàng tại Biểu thuế NK ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để thực hiện cam kết WTO năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015; Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 và các thông tư sửa đổi Thông tư 164 của Bộ Tài chính vẫn tiếp tục thực hiện từ ngày 1/1/2015 cho đến khi có thông tư thay thế. www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM


10

l

TIN ÑÒA PHÖÔNG

Ñoàng Nai thu huùt voán FDI vöôït gaáp ñoâi chæ tieâu Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, trong năm 2014, lượng vốn FDI thu hút được của tỉnh đã vượt gấp đôi chỉ tiêu đề ra (700 - 900 triệu USD), đạt 1.664 tỷ USD. Tính đến 15/12, Đồng Nai ó 1.457 dự án được cấp giấy CNĐT với tổng vốn 25,95 tỷ USD; trong đó số dự án còn hiệu lực là 1.131 dự án với tổng vốn 21,49 tỷ USD. Ngoài ra, trong năm 2014, Đồng Nai cũng đã thu hồi giấy phép đầu tư của 12 dự án với tổng vốn thu hồi trên 101 triệu USD, chủ yếu là do nhà đầu tư không triển khai được dự án.

Traø Vinh coâng boá thaønh laäp 13 cuïm coâng nghieäp UBND tỉnh Trà Vinh vừa công bố quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo đó, giai đoạn I (đến năm 2016), tỉnh thành lập mới 4 CCN với tổng diện tích 173 ha và giai đoạn 2016-2020 thành lập thêm 9 CCN trên tổng diện tích 345 ha. Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN khoảng 2.072 tỷ đồng; trong đó giai đoạn I là 692 tỷ đồng. Tỉnh Trà Vinh hiện có 1 KKT Định An (diện tích gần 40.000 ha) và 3 KCN (Long Đức 100 ha, Cầu Quan 120 ha, Cổ Chiên 200 ha), thu hút 37 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 91.022 tỷ đồng.

Caàn Thô xuaát sieâu 970 trieäu USD Năm 2014, kim ngạch XK hàng hoá của Cần Thơ đạt 1,35 tỷ USD và kim ngạch NK đạt 380 triệu USD. Như vậy Cần Thơ đã xuất siêu 970 triệu USD, đạt cao nhất từ trước đến nay. Có được thành quả trên là do năm nay, Cần Thơ lựa chọn mặt hàng NK thiết yếu, không theo kiểu tràn lan như trước kia. Đồng thời, Cần Thơ tập trung đầu tư sản xuất 3 mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường quốc tế là gạo, thủy sản và may mặc; trong đó giá trị XK của ba mặt hàng trên đạt gần 950 triệu USD, chiếm 70,3% tổng kim ngạch XK của địa phương.

VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


C H U Y EÅ N Ñ OÄ N G D O A N H N G H I EÄ P

l 11

THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA TỪNG VÙNG

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CÁC KCN CỦA 31 ĐỊA PHƯƠNG

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm yêu cầu thành lập Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm của từng vùng với thành viên là Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm. Chủ tịch Hội đồng vùng do các thành viên Hội đồng đảm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ theo hình thức luân phiên với nhiệm kỳ từ 1-2 năm. Riêng vùng ĐBSCL nghiên cứu cơ cấu phù hợp với sự tham gia của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vào Hội đồng vùng trên cơ sở sự thống nhất của các địa phương trong vùng này.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN của 31 tỉnh, thành phố đến năm 2020. Theo đó Thủ tướng đồng ý đưa ra khỏi quy hoạch 5 KCN và giảm diện tích 6 KCN chưa được thành lập tại 5 tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Bến Tre và Tiền Giang; giảm diện tích 16 KCN đã được thành lập tại 9 tỉnh, thành phố gồm Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, An Giang và Cần Thơ; điều chỉnh tăng diện tích 4 KCN đã được thành lập tại 3 tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc và Đồng Tháp. Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố định kỳ 6 tháng/lần gửi báo cáo về tình hình thu hút đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.

NĂM 2014 THU HÚT 20,23 TỶ USD VỐN FDI Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính chung cả cấp mới và tăng vốn trong 12 tháng của năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23 tỷ USD, bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013. Địa phương dẫn đầu về thu hút FDI là Thái Nguyên với 3,35 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm; TP.HCM đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3,1 tỷ USD, Đồng Nai đứng thứ 3 với 1,83 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm...

BỘ CÔNG THƯƠNG KẾT NỐI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀO CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA Mới đây tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và một cửa quốc gia (NSW) chính thức bấm nút kết nối 3 thủ tục hành chính của Bộ Công Thương vào cơ chế một cửa quốc gia. Phó Thủ tướng cho rằng việc tiếp tục kết nối các thủ tục của Bộ Công Thương vào một cửa quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch...

www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM


12

l

X U AÁ T N H AÄ P K H AÅ U

Xuaát khaåu thuûy saûn ñaït möùc kyû luïc Năm 2014, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn song ngành thủy sản vẫn giành được thắng lợi lớn với tổng sản lượng thủy sản đạt 6,3 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị XK đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18% so với năm ngoái, vượt 11,6% so với kế hoạch. Hai sản phẩm chủ lực đóng góp vào kim ngạch XK của ngành là tôm nước lợ và cá tra, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng chiếm gần một nửa giá trị XK. Năm 2015, toàn ngành thủy sản phấn đấu tổng sản lượng đạt 6,6 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2014, giá trị XK đạt 8,5 tỷ USD.

Xuaát khaåu sang Laøo: muïc tieâu taêng tröôûng 14-15% Bộ Công Thương Việt Nam vừa công bố định hướng phát triển XK sang Lào theo mô hình tăng trưởng bền vững, hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô XK, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng. Theo đó tốc độ tăng trưởng XK hàng hóa Việt Nam sang Lào tăng bình quân 14 - 15%/năm trong thời kỳ 2015 - 2020. Với nhóm hàng XK nhiên liệu, khoáng sản thô, định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa XK của Việt Nam sang Lào từ 25% năm 2013 xuống còn 20% vào năm 2020; nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 15% tổng giá trị XK sang Lào vào năm 2020; nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo phấn đấu tăng tỷ trọng từ 47% năm 2013 lên 65% vào năm 2020.

Caûnh baùo xuaát khaåu thuûy saûn sang EU Thông tin từ Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), thời gian vừa qua liên tục có các lô hàng thủy sản bị nhắc nhở về vi phạm an toàn thực phẩm khi XK sang EU. Phía EU đã đề nghị NAFIQAD trả lời về hoạt động điều tra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục đã được áp dụng, cũng như biện pháp lấy mẫu phân tích phù hợp sau ngày 9/1/2015. Nếu không nhận được trả lời từ phía Việt Nam, cơ quan thẩm quyền EU sẽ thực hiện các biện pháp bổ sung có thể, bao gồm cấm NK từ các DN bị cảnh báo, hoặc các biện pháp mạnh hơn, ảnh hưởng đến việc XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


X U AÁ T N H AÄ P K H AÅ U

l 13

10 maët haøng noâng nghieäp coù kim ngaïch xuaát khaåu vöôït 1 tyû USD Theo Bộ NN & PTNT, năm 2014 tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản ước đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Trong số đó có đến 10 mặt hàng đóng góp kim ngạch XK vượt ngưỡng trên 1 tỷ USD gồm: gạo, cà phê, tôm, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, cá tra, lâm sản. Năm 2015, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng GDP toàn ngành đạt từ 3,0-3,3%; giá trị sản xuất tăng từ 3,4-3,7% so với năm 2014; giá trị kim ngạch XK hàng nông lâm thủy sản đạt 31 tỷ USD.

Naêm 2014 xuaát khaåu 19,5 trieäu taán xi maêng Theo số liệu của Bộ Xây dựng, năm 2014, Việt Nam đã tiêu thụ 70 triệu tấn xi măng, vượt 6 triệu tấn so với kế hoạch năm. Trong đó lượng xi măng tiêu thụ tại thị trường trong nước ước đạt 50,5 triệu tấn, XK đạt 19,5 triệu tấn; giá trị XK ước đạt 796 triệu USD. Theo các chuyên gia trong ngành, việc XK xi măng của Việt Nam tăng do nhu cầu tiêu thụ xi măng của thế giới tăng; trong khi đó các quốc gia chuyên XK xi măng như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia không tăng lượng xi măng XK nên các DN xi măng Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trên thị trường quốc tế.

Taïm döøng nhaäp khaåu traùi caây töø UÙc Từ ngày 1/1/2015, toàn bộ 38 loại hoa quả có xuất xứ từ Úc trong danh mục NK vào Việt Nam chính thức tạm dừng do Úc đang bùng phát dịch ruồi đục quả. Thông tin này vừa được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thông báo. Được biết, trong 10 tháng năm 2014, Việt Nam đã NK các loại táo, cam, lê, nho, cherry... từ Úc hơn 2.000 tấn. Việc tạm dừng NK trái cây từ Úc này sẽ kéo dài đến khi phía Úc công bố không còn dịch bệnh và đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật của Việt Nam. www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM


14

l

K I N H T EÁ T H EÁ G I ÔÙ I

T

hế giới đang đi về những ngày cuối của năm 2014. Nhìn lại một năm, giới chuyên gia quốc tế nhận định, năm qua kinh tế thế giới tiếp tục là bức tranh với những mảng sáng và khoảng tối đan xen. Nền kinh tế Mỹ hồi phục mạnh nhất trong nhóm các nước phát triển. Trung Quốc - nền kinh tế thứ hai thế giới về sản lượng đang bước qua giai đoạn tăng trưởng thấp hơn và tiềm ẩn nhiều rủi ro bên trong. Kinh tế Nhật Bản chưa ra khỏi nạn suy giảm và phải đối mặt với những thách thức lớn khi cần cải tổ theo chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong khi đó, kinh tế châu Âu bị nguy cơ khủng hoảng tiếp tục đeo bám. Điểm sáng lớn nhất là kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định và đúng hướng với hầu hết các ngành và lĩnh vực đều ghi nhận những chuyển biến mạnh mẽ. Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý III vừa qua đạt 3,5%, cao hơn mức dự báo 3% của Nhà Trắng và các chuyên gia. Tốc độ tăng trưởng này chỉ kém mức tăng 4,6% trong quý trước đó. Trong 6 tháng qua, tốc độ tăng GDP của Mỹ đạt cao nhất kể từ năm 2003. Kinh tế phát triển nhanh đã góp phần cải thiện thị trường lao động với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 giảm xuống mức 5,9% so với 6,1% trong tháng 8. Trung bình từ đầu năm tới nay, nền kinh tế Mỹ tạo ra mỗi tháng khoảng hơn 200.000 việc làm mới. Trước những tín hiệu tích cực của nền kinh tế, FED đã quyết định chấm dứt toàn bộ các gói cứu trợ đã theo đuổi suốt từ tháng 11/2008 nhằm cứu giúp nền kinh tế Mỹ vượt qua cuộc Đại Suy thoái 2007-2009. Chấm dứt chương trình cứu trợ được nhìn nhận là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách tài chính của Mỹ, cho thấy sự tin tưởng của FED đối với đà phục hồi của nền kinh tế đầu tàu thế giới. Tuy nhiên, FED cũng tuyên bố giữ nguyên tỷ lệ lãi suất thấp nhằm kích thích đầu tư và tín dụng. Trong khi đó, những khoảng tối là không nhỏ. Kinh tế Nhật rơi vào suy thoái là một thông tin gây bất ngờ. Thủ tướng Shinzo Abe từng cam kết sẽ chấm dứt tình trạng kinh tế Nhật Bản trì trệ kéo dài suốt 2 thập kỷ bằng chiến lược “Abenomics” - bao gồm kế hoạch cải cách và thúc đẩy kinh tế quy mô lớn. Tuy nhiên, GDP của Nhật Bản đã giảm 1,6% trong quý III năm nay trong bối cảnh các gia đình hạn chế chi tiêu và các DN giảm đầu tư cơ bản sau khi Chính phủ tiến hành tăng thuế tiêu thụ. Sự suy yếu của nền kinh tế Nhật Bản có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng của nhiều khu vực khác nếu các DN cắt giảm đầu tư và hạn chế NK những mặt hàng như máy móc, linh kiện điện tử và nguyên liệu thô. Tăng trưởng của Trung Quốc - gã khổng lồ trong ngành sản xuất toàn cầu - đang chững lại ở mức 7,5% trong năm 2014, trong khi con số này ở năm 2010 là 10,4%. Sự bùng nổ về tăng trưởng tại Trung Quốc là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thế giới trong thập kỷ

VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

trước, bởi vậy, sự chững lại này cũng có những ảnh hưởng nhất định. Nền kinh tế của 18 quốc gia thành viên khu vực đồng euro (Eurozone) hiện đang vẫn đang phải vật lộn để tăng trưởng kể từ khi thoát khỏi suy thoái hồi năm ngoái. Nền kinh tế khu vực trong quý III năm nay đã tăng 0,2% so với giai đoạn 3 tháng trước đó. Tuy nhiên, mối đe dọa lạm phát gia tăng khi giá thành giảm lại đang góp phần làm trầm trọng thêm những thách thức mà các nền kinh tế khu vực phải đối mặt. Tăng trưởng có thể bị hủy hoại bởi người tiêu dùng sẽ có tâm lý tạm ngừng chi tiêu với hy vọng giá thành sẽ tiếp tục giảm. Dự đoán về triển vọng kinh tế thế giới năm sau, Liên Hợp Quốc cho rằng xu thế tăng trưởng là khả quan bất chấp những tàn dư từ cuộc khủng hoảng tài chính, thách thức địa chính trị toàn cầu và đại dịch Ebola ở Tây Phi kìm hãm đà tăng trưởng. Các chuyên gia dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt mức 3,1% trong năm 2015 và tăng lên thành 3,3% trong năm 2016. Phân tích một số nền kinh tế của các quốc gia và khu vực, báo cáo cho rằng Mỹ có bức tranh kinh tế sáng sủa nhất khi duy trì tăng trưởng hơn 2% năm 2014 và dự báo tiếp tục tăng 2,8% năm 2015 và 3,1% năm 2016. Xu hướng này trái ngược với sự hồi phục ì ạch ở một số nước Tây Âu và sự tăng trưởng chậm lại ở Nhật Bản do tiêu thụ tư nhân giảm. Cũng theo báo cáo, khu vực Đông Á được dự báo có mức tăng trưởng nhanh nhất trong những năm tới, đạt khoảng 6%. Tuy vậy, việc tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế mới nổi lớn nhất, đặc biệt ở Trung Quốc, sẽ tác động không nhỏ lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bất ổn giá dầu cũng đem lại rủi ro cho các nước xuất và NK dầu, trong khi các cuộc khủng hoảng địa chính trị như Ukraine, Iraq, Libya và Syria cản trở sự phát triển kinh tế và là nguồn gốc của sự bất ổn. Nguồn: daibieunhandan.vn


T Ì M K I EÁ M Ñ OÁ I T AÙ C DN Đài Loan có nhu cầu nhập hàng dệt may

DN Việt Nam có khả năng cung ứng vui lòng liên hệ: Công ty Clarm & Brothers International Co., Ltd. ĐC: No. 43, sec. 3, Zhonghua Rd., Bali Dist, New Taipei City 24942, Taiwan Email: clarm.chao@msa.hinet.net Skype: boss_madam01 ĐT: 886-2-2619-5038 - Fax:886-2-2619-5078 Người liên hệ: Bà Sandy Wu

DN Algeria muốn tìm đối tác hợp tác sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm DN Việt Nam có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ: Groupe Sante Laboratoires ĐC: Siège et parcs 01. Zone industriel Zeralda Alger ĐT: + 213 21 33 92 08/09 - Fax: + 213 21 33 92 10 Người liên hệ: ông Mohamed Boudjellel DĐ: + 213 661 507 736 Email: pdg@groupesantelaboratoires.com

DN Singapore cần tìm đối tác xuất khẩu cây mây sang thị trường Singapore

DN Việt Nam có khả năng cung ứng vui lòng liên hệ: Người liên hệ: ông Tan Chong Han DĐ: +65 9710 5271Citra Agri ĐC: 50 Chin Swee Road, Thong Chai Building #09-04, Singapore 169874 Hoặc quý DN có thể liên hệ Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ: Trade Office - Viet Nam Embassy in Singapore No. 10 Leedon Park Singapore 267887 Email: sg@moit.gov.vn / hangh@moit.gov.vn ĐT: +6564683747 - Fax: +6564625936

DN Đài Loan có nhu cầu mua vải

DN Việt Nam có khả năng cung ứng vui lòng liên hệ: Công ty Yu Chang Chemical Enterprise Co., Ltd. ĐC: No. 34-3, Lane 46, FongJiang Rd., Tai Shan Township, Taipei ĐT. 02-2900-3995 (#28) - Email: yc@uniuni.com.tw Người liên hệ: bà Cathy Chou

DN Đài Loan có nhu cầu mua thạch cao nguyên liệu

Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc nhận được thư ngỏ của của Công ty CP Xi măng Đài Loan về việc đơn vị này có nhu cầu mua thạch cao lớn từ Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất xi măng và đề nghị giới thiệu đơn vị có mỏ Thạch cao để tiến hành hợp tác. DN Việt Nam có mỏ thạch cao có nhu cầu XK sang Đài Loan đề nghị liên hệ với Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc: ĐT: +886.2.25036840 - Fax: +886.2.25036842 Email: tw@moit.gov.vn

l 15

DN Pháp tìm nhà sản xuất túi nilon vệ sinh và giấy lau DN Việt Nam có khả năng cung ứng vui lòng liên hệ: Công ty Colmedis ĐC: 3 avenue du Canada, 91940 Les Ulis, France Email: info.paris@colmedis.com ĐT: 01.64.47.90.00 - Fax : 01.64.47.90.01

DN Nga đặt may quần áo, giầy thể thao

DN Việt Nam có khả năng cung ứng vui lòng liên hệ: Công ty CP “Panavto Ko” ĐC: số 97, Volokolamskoe shosse, Tp.Matxcova ĐT: 007 (495) 780-55-55 - Email: acc@panavto-ko.ru Người liên hệ: Manager Ponomareva Ekaterina Aleksandrovna ĐT: 007(495)7805555 máy lẻ 704 Email: ponomareva@panavto-ko.ru

DN Nga có nhu cầu mua đồ dùng trong nhà vệ sinh, nhà bếp DN Việt Nam có khả năng cung ứng vui lòng liên hệ: Công ty Vovokor ĐC: số 34/2, phố Khutovskaya, Thành phố Shelkovo ĐT: +7 (495) 2297312 - Fax: (495) 229-73-19 Email@novocor-group.ru Người liên hệ: Adamova Nataljya Email: petrova.n@novocor-group.ru

DN Australia tìm mua ống sơn tĩnh điện - powder coat pipe

DN Việt Nam có khả năng cung ứng vui lòng liên hệ: Công ty ThyssenKrupp Mannex Pty Ltd ĐC: Level 4, Tower B, 799 Pacific Highway, Chatswood NSW 2067, Australia ĐT: +61 2 8424 2000 - Fax +61 2 8424 2099 Người liên hệ: ông Charles Roest DĐ: +61 401 833 640 Email:charles.roest@thyssenkrupp.com

DN Mexico cần nhập khẩu 18 nhóm hàng hóa Việt Nam

DN Việt Nam có khả năng cung ứng vui lòng liên hệ: Tập đoàn đa quốc gia Home Depot Mexico - Mỹ La-tinh Trụ sở: Ricardo Margáin Zozaya 555, Edificio A Parque Corporativo Santa Engracia, San Pedro Garza García, Nuevo León, C.P 66267 Mexico ĐT: (+52 - 181) 8155 7035 Email: Ivan_Alatorre@homedepot.com.mx Người liên hệ: ông Iván Alatorre Avila

www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM


Để góp phần vào sự phát triển không ngừng của kinh tế khu vực nói riêng và đất nước nói chung, VCCI-HCM đã và đang tiếp tục triển khai nhiều hoạt động thiết thực phục vụ cộng đồng doanh nghiệp. Ấn phẩm Danh bạ Hội viên VCCI-HCM được phát hành hàng năm là một nỗ lực thiết thực và cụ thể hướng tới mục tiêu chung đó. Thông qua ấn phẩm này, như tên gọi “CONNECTIONS - Liên kết doanh nhân Việt”, VCCI-HCM đã tạo cầu nối hữu hiệu giữa các doanh nghiệp với các đối tác trong và ngoài nước. Tiếp nối thành công, CONNECTIONS tiếp tục được phát hành với nhiều cải tiến hơn về mặt nội dung và hình thức, thiết kế chuyên nghiệp và thông tin hội viên được cập nhật đầy đủ. Chúng tôi hy vọng CONNECTIONS 2014-2015 sẽ trở thành công cụ tra cứu hữu ích cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng kinh doanh tại khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam. Ấn phẩm này không những là nguồn thông tin tham khảo có giá trị mà còn là phương tiện quảng bá hình ảnh doanh nghiệp hiệu quả. Chân thành cám ơn sự quan tâm của quý doanh nghiệp đối với các ấn phẩm đã phát hành và mong sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và góp ý để CONNECTIONS luôn đáp ứng được sự mong đợi của doanh nghiệp.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.