soá
11
taäp 25. 02/07/2014
ISO 9001:2000 A. 171 Voõ Thò Saùu, Quaän 3, TP. Hoà Chí Minh T. 08. 39326 598 F. 08. 39325 472 W. www.vcci-hcm.org.vn E. vcci-hcm@hcm.vnn.vn
xem trang 6
07
Phát triển ngành da giày
08
Tự chứng nhận xuất xứ
Chú trọng gia tăng tỷ lệ nội địa hóa
2
l
thông báo
CÁC TRIỂN LÃM TẠI PAKISTAN ĐƯỢC SỰ TÀI TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ PAKISTAN (Đoàn Doanh nghiệp Việt Nam đến tham dự các Triển lãm tại Pakistan sẽ do Ngài Đại Sứ Pakistan tại Việt Nam tháp tùng đi cùng)
THE 9TH EDITION OF EXPO PAKISTAN
THE 10TH HEALTH ASIA 2014 INTERNATIONAL EXHIBITION & CONFERENCE
Thời gian: 23 - 26/10/2014 Địa điểm: Karachi Expo Center, Pakistan Tài trợ: Vé máy bay hai chiều, khách sạn, ăn 3 bữa/ngày Thông tin chi tiết về hội chợ và mẫu đơn đăng ký: www.expopakistan.gov.pk Thời hạn nộp đơn đăng ký: 24/6/2014
Thời gian: 16 - 18/9/2014 Địa điểm: Karachi Expo Center, Pakistan Thông tin chi tiết về hội chợ và mẫu đơn đăng ký: http://www.health-asia.com/ Tài trợ: (như 8 mục ở trên)
THE 14TH ITCN ASIA 2014 INTERNATIONAL EXHIBITION & CONFERENCE
THE 10TH BUILD ASIA 2014 INTERNATIONAL EXHIBITION & CONFERENCE
Thời gian: 26 - 28/8/2014 Địa điểm: Karachi Expo Center, Pakistan Tài trợ: - Một vé máy bay khứ hồi (trị giá 800 USD) - Khách sạn năm sao 4 ngày 3 đêm, phòng 2 người (trị giá 400 USD) - Đưa đón khách sạn/trung tâm triển lãm Karachi Expo/ khách sạn - Thư mời làm việc chính thức cho DN Việt Nam - Đón tiếp VIP (đón tiếp ưu tiên) tại sân bay Karachi và đưa về khách sạn - Gặp gỡ đối tác (Trade matching facilitation) - Đăng tin trên danh bạ B2B Directory, ấn bản lần thứ 32 xuất bản hàng năm trên trang vàng Jamal của Pakistan năm 2015 (trị giá 1.250 USD) - Một gian hàng miễn phí cho Hiệp hội/Phòng thương mại (trị giá 2.700USD) Thông tin chi tiết về hội chợ và mẫu đơn đăng ký: www.itcnasia.com
Thời gian: 23 - 25/9/2014 Địa điểm: Karachi Expo Center, Pakistan Tài trợ: (như 8 mục ở trên) Thông tin chi tiết về hội chợ và mẫu form đăng ký: http://www.buildasia.net/
171 Voõ Thò Saùu, Q.3, TP.HCM Tel: 08. 3932 5167 Fax: 08. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn
* Ghi chú: Điều kiện tham gia nhận tài trợ khi tham gia 4 triển lãm trên: DN có doanh thu 5 triệu USD/năm, và nhập khẩu 3 triệu USD/năm. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo trên website: http://www.vcci-hcm.org.vn/su-kien-sap-toi/ moi-tham-gia-cac-trien-lam-tai-pakistan-duoc-sutai-tro-cua-chinh-phu-pakistan-tt5331.html. DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: Phòng Giao dịch Quốc tế, VCCI-HCM ĐT: 08-39327301 - Fax: 08-3823 8530 DĐ: 0906 790 989 (C.Chi) Email: thuychi@vcci-hcm.org.vn
Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: OÂng Nguyeãn Thanh Bình Phuï traùch TT Thoâng tin Thöông maïi VCCI-HCM Phuï traùch bieân taäp Thieát keá, myõ thuaät
GPXB soá 266/QÑ-STTTT do Sôû TTTT caáp ngaøy 17/10/2008 In taïi XN In Saøi Goøn 3 . Noäp löu chieåu thaùng 07/2014
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
thông báo
l3
àoaân doanh nghiïåp viïåt nam tham dûå triïín laäm kes 2014 & khaão saát thõ trûúâng haân quöëc Nhằm tạo điều kiện cho DN Việt Nam ngành sản xuất và kinh doanh lĩnh vực điện tử tìm kiếm nguồn linh kiện chất lượng cao và các sản phẩm công nghệ cao phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, VCCI-HCM sẽ tổ chức đoàn DN đến tham dự triển lãm The Korea Electronic Show (KES) 2014 và khảo sát thị trường Hàn Quốc từ ngày 12 - 17/10/2014. Các DN Việt Nam tham gia đoàn sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí từ đơn vị tổ chức. l Thời gian: Ngày 12 - 17/10/2014 l Địa điểm: Seoul - Hàn Quốc
KES 2014 sẽ được tổ chức tại Trung tâm triễn lãm KINTEX Seoul - Hàn Quốc từ ngày 14 - 17/10/2014. Tham gia triển lãm dự kiến sẽ có 1.500 gian hàng của 600 công ty trong và ngoài nước của Hàn Quốc tham dự. Triển lãm sẽ giới thiệu các sản phẩm điện tử với công nghệ mới nhất của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh đó KES cũng sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ làm việc trực tiếp giữa các khách hàng quốc tế với các công ty sản xuất và cung cấp linh kiện, phụ kiện, các sản phẩm điện tử, truyền thông của Hàn Quốc.
DN có nhu cầu tham dự, vui lòng đăng ký trước ngày 10/07/2014 và liên hệ: Phòng Giao dịch Quốc tế, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 7301 - Fax: 08.3932 5472 DĐ: 0906 790 989 (C. Chi) Email: thuychi@vcci-hcm.org.vn; ntchi26@yahoo.com
Àoaân doanh nghiïåp tham dûå Triïín laäm Dûúåc phêím CPHI & Khaão saát thõ trûúâng chêu Êu
Nhằm tạo điều kiện cho DN Việt Nam cập nhật thông tin về thị trường, cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, VCCI-HCM tổ chức “Đoàn DN tham dự triển lãm dược phẩm CPHI và khảo sát thị trường châu Âu”. l Thời gian: Ngày 5 - 13/10/2014 l Địa điểm: Pháp - Bỉ - Hà Lan - Đức
Đối tượng tham gia: Tất cả DN trong các lĩnh vực liên quan... có nhu cầu hợp tác, trao đổi thông tin với DN quốc tế chuyên về dược phẩm và y tế...
l
DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: Phòng Giao dịch Quốc tế, VCCI-HCM ĐT: 08. 39325495/ 08 3932 6499 - Fax: 08.39325472 A. Tuấn – DĐ: 090 371 5167/ A. Vinh – DĐ: 091 88 66 055 Email: vantuan@vcci-hcm.org.vn/ hongocvinh@vcci-hcm.org.vn.
CPHI là triển lãm chuyên ngành dược phẩm và y tế uy tín hàng đầu thế giới được tổ chức thường niên trên phạm vi toàn cầu. Triển lãm sẽ diễn ra vào đầu tháng 10/2014 tại Paris - Pháp, quy tụ trên 2.200 nhà trưng bày và trên 34.000 lượt khách tham quan đến từ 140 quốc gia trên thế giới. Đây là cơ hội tốt cho DN khảo sát tiềm năng trong lĩnh vực dược phẩm và tìm kiếm đối tác mới. www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
4
l
thông báo
tòm hiïíu caác luêåt & thuïë cú höåi kinh doanh thûúng maåi taåi hoa kyâ l Thời gian: Ngày 10/7/2014 (8:30) l Địa điểm: Tòa nhà VCCI, 171 Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM l Nội dung chương trình:
- Tìm hiểu các Luật & Thuế của Hoa Kỳ như: Luật Đầu tư Hoa Kỳ, Luật Thương mại Hoa Kỳ, Luật Thuế Thương mại, Luật Thuế cá nhân, Luật Di trú Lao động và Đầu tư. - Cơ hội quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết nối hợp tác kinh doanh cho DN VN tại Hoa Kỳ. - Giới thiệu chương trình XTTM và đoàn DN đi khảo sát thị trường Hoa Kỳ & Canada, tháng 10/2014. l Báo cáo viên:
- Luật sư Dương Quốc Đạt (Ken) - Tiến sĩ Luật, Thạc sĩ Quản lý kinh doanh tại Hoa Kỳ - Luật sư điều hành Công ty Luật Quốc tế TDL tại Hoa Kỳ.
Àoaân doanh nghiïåp khaão saát thõ trûúâng hoa kyâ & canada Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thông tin và cơ hội tìm kiếm đối tác kinh doanh với thị trường thế giới, VCCIHCM tổ chức và kính mời các doanh nghiệp tham gia đoàn khảo sát thị trường Hoa Kỳ & Canada qua các thành phố chính như: New York - Philadelphia - Washington DC - Niagara Falls - Toronto - Ottawa - Montreal. l Thời gian: Ngày
- Ts. Luật sư Trần Hải Đức - Luật sư điều hành Công ty Luật TDL tại Việt Nam. - Đại diện Hiệp hội Doanh nhân VN ở nước ngoài - Chi hội Hoa Kỳ. l Phí tham dự: Miễn phí
DN có nhu cầu tham dự, vui lòng đăng ký trước ngày 07/07/2014 và liên hệ: Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI-HCM ĐT: (08) 3932 5167 - Fax: (08) 3932 5472 DĐ: 0903 646080. Email: lanhuongvcci@gmail.com / nglanhuong@vcci-hcm.org.vn
Triển lãm EMTE-EASTPO 2014 là sự kiện mà ngành công nghiệp máy và công cụ trông đợi nhất trong năm 2014 sẽ diễn ra từ 14 17/07/2014 tại Thượng Hải. Tất cả các hiệp hội máy công cụ châu Âu và Hiệp hội CECIMO đảm bảo mang tới sự thành công cho triển lãm độc đáo nhất tại Thượng Hải. Triển lãm sẽ mở ra một diễn đàn chất lượng cao, kết nối các doanh nghiệp hàng đầu thế giới là các nhà sản xuất, xuất khẩu thiết bị máy móc công cụ với những đối tác mua hàng tiềm năng từ Trung Quốc và châu Á. l Thời gian dự kiến: Từ 15 - 19/7/2014 (5 ngày 4 đêm) l Địa điểm: Trung tâm triển lãm Quốc tế mới Thượng Hải (SNIEC) l Website: www.emte-eastpo.com
Chi phí trọn gói: 14.000.000 vnđ /khách (Giá này đã có hỗ trợ 1 phần chi phí)
l
09 - 19/10/2014
l Địa điểm: Hoa Kỳ và Canada
Do thủ tục xin cấp visa Mỹ và Canada cần thời gian để chuẩn bị, vui lòng đăng ký trước ngày 21/7/2014. DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: Hội đồng Doanh nhân nữ, VCCI-HCM Điện thoại: (08) 39325167 DĐ: 0903 646080 (C. Hương) 0917753383 (C. Trân) Email: lanhuongvcci@gmail.com nhatran04@gmail.com
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: Phòng Giao dịch Quốc tế, VCCI-HCM ĐT: 3932 6598 (ext 361), 3932 6499; Fax: 3932 5472 C. Trà - DĐ: 0983 630 609 Email: huongtra@vcci-hcm.org.vn; travcci@yahoo.com A.Tuấn - DĐ: 0903 715 167. Email: vantuan@vcci-hcm.org.vn A.Vinh - DĐ: 091 88 66 055. Email: hongocvinh@vcci-hcm.org.vn
thông báo
l5
ĐOÀN Doanh nghiệp VIỆT NAM THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU THƯƠNG MẠI TẠI NHẬT BẢN KẾT HỢP THAM QUAN TRIỂN LÃM
Nhằm tạo điều kiện cho DN Việt Nam cập nhật thông tin về thị trường cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, VCCI-HCM tổ chức “Đoàn DN Việt Nam tham dự chương trình Giao lưu thương mại tại Nhật Bản kết hợp tham quan triển lãm COSME TOKYO 2014”. l Thời gian: Ngày
19 - 25/10/2014
l Địa điểm: Tokyo - Osaka - Kyoto (Nhật Bản)
Đối tượng tham gia: Tất cả DN có nhu cầu hợp tác, trao đổi thông tin với DN quốc tế, đặc biệt là DN Nhật Bản.
l
DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ:
Ngoài chương trình Giao lưu thương mại với các đối tác Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, quý DN sẽ có thời gian tham quan triển lãm COSME TOKYO 2014. Tham khảo thêm tại website: http://www.vcci-hcm.org.vn/tin-vcci/su-kien-sap-toi/ doan-dn-vn-tham-du-chuong-trinh-giao-luu-thuong-mai-tainhat-ban-ket-hop-tham-quan-trien-lam-cosme-t-gl.
Phòng Giao dịch Quốc tế, VCCI-HCM ĐT: 08. 39325166 / 08. 3932 6499 Fax: 08.39325472 C. Đào - DĐ : 093263 6316 Email: jadevcci@vcci-hcm.org.vn A. Vinh - DĐ : 091 88 66 055 Email: hongocvinh@vcci-hcm.org.vn
Nhằm giúp các DN Việt Nam nắm bắt thông tin, tìm hiểu các chính sách, cơ hội đầu tư, định cư và mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là tiểu bang Vermont, VCCI-HCM sẽ phối hợp với Văn phòng luật sư Sterling Harwood, San Jose, Hoa Kỳ và Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Giáo dục AK tổ chức hội thảo “Cơ hội đầu tư và định cư tại Hoa Kỳ (EB-5)”. l Thời gian: Ngày
08/07/2014 (09:00 - 11:30)
Địa điểm: KS. New World, 76 Lê Lai, Quận 1, TP.HCM
l
l Phí tham dự: Miễn phí
Với sự hỗ trợ của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco và chính quyền tiểu bang Vermont (Hoa Kỳ), hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu về chương trình đầu tư - định cư EB-5 với dự án Jay Peak Resort - một dự án tổ hợp khách sạn resort cao cấp đã dược Sở Di trú Hoa Kỳ phê chuẩn, khả năng lấy được Thẻ xanh thường trú là 100%. DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: Phòng Giao dịch Quốc tế, VCCI-HCM ĐT: 08. 39325166 - Fax: 08.39325472
A. Thành DĐ: 0123 476 8888 Email: trungthanh@vcci-hcm.org.vn A. Tuấn DĐ: 0903 715 167 Email: vantuan@vcci-hcm.org.vn www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
6
l
hoạt động
Tăng cường hợp tác Việt Nam - châu Phi
“Việt Nam cam kết sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước châu Phi và các nước ASEAN nói tiếng Pháp, cũng như sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, ngân hàng hai bên ngày càng đến gần nhau hơn...” là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại “Diễn đàn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng châu Phi và các nước ASEAN khối Pháp ngữ” do VCCI-HCM tổ chức. Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết với triển vọng hoàn tất 14 Hiệp định thương mại tự do trong giai đoạn 2015 - 2020, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như đóng vai trò cầu nối Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ hình thành vào năm 2015. Là một thành viên tích cực, xây dựng và có trách nhiệm của khối Pháp ngữ, Việt Nam luôn ủng hộ chủ trương phát triển chiến lược kinh tế trong khuôn khổ hợp tác kinh tế của không gian Pháp ngữ năng động; đồng thời phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn mối quan hệ hợp tác với các thành viên khác trong khối Pháp ngữ nói chung cũng như các nước bạn bè châu Phi, ASEAN truyền thống nói riêng. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
Có thể thấy những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam với 55 nước châu Phi có sự tăng trưởng song giá trị hãy còn rất khiêm tốn. Cho đến nay châu Phi vẫn là khu vực mà Việt Nam có mức trao đổi thương mại thấp nhất so với các khu vực thị trường khác. Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, rào cản trong phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước châu Phi nằm ở sự xa xôi cách trở về mặt địa lý, bất đồng ngôn ngữ, hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc còn yếu, chi phí vận tải lớn, hoạt động trao đổi thương mại vẫn còn qua trung gian nên chi phí khá cao... Ngoài ra còn phải kể đến những trở ngại trong khâu thanh toán và các rủi ro trong quá trình thanh toán do hệ thống ngân hàng tại châu Phi vẫn chưa ứng dụng các phương thức thanh toán thông dụng hiện đại; còn nếu thanh toán thông qua các ngân hàng quốc tế thì doanh nghiệp phải chịu mức chi phí cao. Mặc dù thời gian qua các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức xúc tiến thương Việt Nam và châu Phi đã tổ chức các cuộc đối thoại với những đơn vị tín dụng, ngân hàng để tăng cường kết nối nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như mong đợi; đến nay giữa Chính phủ Việt Nam và các nước châu Phi vẫn chưa có những thỏa thuận chung về hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ông Lộc nhấn mạnh: “Thực trạng này đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ hợp tác giữa hai bên, mở rộng phạm vị hoạt động của các ủy ban liên chính phủ. Ngoài ra cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng châu Phi để hỗ trợ vốn tín dụng cho doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam mở rộng các thị trường mới giàu tiềm năng, tránh lệ thuộc vào các thị trường truyền thống vốn cũng ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn. Về phía Việt Nam, Chính phủ cam kết sẽ nỗ lực tạo mọi điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam đẩy mạnh hợp tác cũng như mở rộng đầu tư tại khu vực châu Phi trong thời gian tới”. Ông Sylvere Bankimbaga - Phó Chủ tịch CLB các ngân hàng và Tổ chức tín dụng châu Phi cho biết sáng kiến hợp tác thúc đẩy thương mại 2 khu vực Nam - Nam đã được xúc tiến từ cách đây 3 năm. Sau đó tại cuộc họp ở Yaounde (Cameroon), nơi mà mục tiêu cuối cùng của việc thúc đẩy thương mại Nam - Nam được xác định, một phong trào hợp tác đúng hướng đã được công bố. Và mới đây, sự kiện cấp “Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động” của Tập đoàn Viettel tại Cộng hòa Burundi chính là điển hình tích cực mà CLB có được trong quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên. Ông Sylvere Bankimbaga nhấn mạnh: “CLB các ngân hàng và Tổ chức tín dụng châu Phi luôn sẵn sàng phục vụ như một chất xúc tác trong việc thúc đẩy trao đổi tương ứng. Ưu tiên hàng đầu hiện nay là cần phải thực hiện các cơ chế để tạo điều kiện cho sự chuyển động của các dòng tài chính, bao gồm giảm thiểu nhiều kênh trung gian gây cản trở các hoạt động do chi phí cao và tốn kém. Đặc biệt cần tăng cường thúc đẩy văn hóa và phát triển sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nhà quản lý của ngân hàng và tổ chức tín dụng để tạo điều kiện cho quá trình thanh toán của tổ chức kinh tế tương ứng”. n
hoạt động
l7
phát triển ngành da giày
“Mặc dù Việt Nam đã lọt vào top 10 nước XK hàng đầu thế giới về da giày, đứng thứ 2 XK vào thị trường khó tính Hoa Kỳ nhưng phát triển ngành da giày Việt Nam vẫn còn tồn tại những yếu tố chưa bền vững...” là thông tin được ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) đưa ra tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2014 - Triển vọng kinh doanh ngành da giày, dệt may” do VCCI-HCM phối hợp với Lefaso tổ chức. Phân tích về những yếu tố chưa bền vững này, ông Kiệt cho biết hiện tỷ lệ nội địa hóa ngành da giày mới chỉ chiếm 40 - 45% (chủ yếu là đế giày và chỉ khâu giày), trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu. Không chỉ thiếu nguyên liệu, ngành còn thiếu năng lực kỹ thuật và thiết kế trong nước để xây dựng thương hiệu độc lập và các dây chuyền sản phẩm; phần lớn công nghệ và phương thức sản xuất giày ở Việt Nam đều do các công ty sản xuất thiết bị ban đầu của nước ngoài sở hữu thực hiện. Bên cạnh đó mặc dù chi phí lao động thấp nhưng đại bộ phận công nhân trong ngành đều có tay nghề, kiến thức chuyên môn kém, năng suất lao động tương đối thấp. Thêm một “nút thắt” nữa là ngành da giày XK Việt Nam hiện chỉ mới mạnh nhất ở phân khúc tổ chức sản xuất
gồm dây chuyền sản xuất, nguồn nhân lực và công nghệ tổ chức sản xuất. Ông Kiệt nhấn mạnh: “Nếu không thể gia tăng giá trị và sản lượng ở 3 phân khúc còn lại (thiết kế, nghiên cứu tạo sản phẩm mới; tạo năng lực sản xuất; phân phối sản phẩm) thì sau 5 năm nữa ngành da giày Việt Nam sẽ không thể tăng trưởng được”. Khó khăn, thách thức là vậy nhưng theo nhận định của các chuyên gia kinh tế có mặt tại hội thảo, cơ hội cho ngành da giày cũng không phải nhỏ, nhất là trong bối cảnh Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết vào cuối năm nay; Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam EU và giữa Việt Nam với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan cũng đang trong giai đoạn đàm phán. Bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký VCCI cho biết sản phẩm da giày Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác và hiện đã hiện diện tại hầu hết các thị trường lớn trên thế giới như Bắc Mỹ, EU, Nhật. Thêm vào đó, mức tiêu thụ lớn với chất lượng ngày càng cao của ngành hàng này cũng đã đủ để bảo đảm đầu ra cho các vật tư chiến lược. Ngoài ra theo ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), đón đầu cơ hội mở rộng thị trường khi Việt Nam chính thức kí kết
các Hiệp định thương mại tự do, hiện đã có nhiều nhà đầu tư của các nước xúc tiến đầu tư phát triển sản xuất ngành phụ trợ cho ngành giày dép tại Việt Nam, mở ra nhiều triển vọng tươi sáng đối với sự phát triển của ngành hàng này. Ông Dũng khẳng định: “Dù chưa ồ ạt nhưng với kinh nghiệm tích lũy và tiềm lực tài chính mạnh, hiện các DN nước ngoài đang ráo riết triển khai nhanh các dự án đầu tư để sớm thụ hưởng các ưu đãi cũng như tăng thu lợi nhuận”. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025, da giày sẽ trở thành ngành công nghiệp XK mũi nhọn của nền kinh tế, phấn đấu giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 9,4%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,8%; nâng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm đạt từ 60 65% vào năm 2015 và đạt 75 - 80% vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đề ra, theo khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần đầu tư phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ nhằm giảm nhập siêu và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm da giày; trong đó tập trung sản xuất da thuộc, vải giả da chất lượng cao với công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường để phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng giày dép da thời trang, cặp túi ví chất lượng cao. Tập trung nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới; ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực; huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành da giày Việt Nam theo hướng phục vụ nhu cầu trong nước và XK. Ngoài ra Việt Nam cũng cần chú trọng gia tăng tỷ lệ nội địa hóa; xây dựng các cụm, KCN tập trung để kêu gọi các DN sản xuất, nhất là sản xuất sản phẩm da thuộc nhằm tạo điều kiện xử lý môi trường. n www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
8
l
hoạt động thêm, các nước ASEAN cũng đưa ra lộ trình đến năm 2015 sẽ triển khai hệ thống này.
Ai sẽ được tự chứng nhận?
Đ
ến nay, trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký cũng như đang đàm phán, Việt Nam chưa chính thức cam kết cho DN quyền tự chứng nhận xuất xứ (C/O). Tuy nhiên đây là xu thế tất yếu, và nếu áp dụng thì gần như chỉ có DN lớn mới có đủ năng lực để có được quyền lợi này.
Xu thế tương lai
Tại hội thảo về tự chứng nhận xuất xứ do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI-HCM) phối hợp với Bộ Công Thương và Ban Thư ký EFTA tổ chức tại TP.HCM, ông Trần Trung Thực - Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Khối EFTA (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) cho biết các nước EFTA, EU từ lâu áp dụng cơ chế cho DN tự chứng nhận xuất xứ và tự chịu trách nhiệm với khai báo này. Cơ quan hải quan không chịu trách nhiệm với khai báo của DN và đi kiểm tra khi có nghi ngờ. Ông Thực nói không biết khi nào Việt Nam sẽ thực hiện việc DN tự chứng nhận xuất xứ, nhưng Việt Nam cũng đang chịu sức ép từ các nước. Chẳng hạn, EFTA, EU đã thực hiện hình thức VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
này từ lâu, nên khi đàm phán hiệp định FTA với Việt Nam, họ cũng muốn Việt Nam thực hiện việc này. Theo ông Arthur Muller, người đứng đầu bộ phận quản lý hải quan, phụ trách đàm phán hiệp định thương mại, tại Tổng cục Hải quan Thụy Sĩ, khi đàm phán các FTA, các nước EFTA luôn yêu cầu đối tác cho DN tự chứng nhận xuất xứ và đến nay đều thành công. Ông Arthur Muller nói, Việt Nam và EFTA đã trải qua tám vòng đàm phán FTA và hiện chưa ngã ngũ. Nhưng cách tiếp cận của EFTA là nếu đối tác, như Việt Nam, chưa sẵn sàng áp dụng hệ thống DN tự chứng nhận xuất xứ, thì các nhà sản xuất tại các nước EFTA vẫn áp dụng hệ thống này. Việt Nam có thể vừa thực hiện quy trình cấp C/O như bấy lâu, vừa xây dựng hệ thống cho DN tự chứng nhận xuất xứ nhưng theo quyết định riêng của Việt Nam. Theo ông Trần Ngọc Liêm, Phó Giám đốc VCCI-HCM, trong các hiệp định FTA mới hiện nay, các bên cũng đưa nội dung tự chứng nhận này vào đàm phán, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Do đó, nếu TPP được ký kết và có hiệu lực, hệ thống tự chứng nhận này chắc chắn sẽ được triển khai. Ông Liêm cho biết
Nếu áp dụng hệ thống cho DN tự chứng nhận xuất xứ, bên cạnh việc giảm được chi phí về thủ tục thì lợi ích lớn nhất cho DN chính là tiết kiệm được thời gian và công sức, tức thay vì phải đợi cả gần chục ngày mới có C/O thì DN có thể tự chứng nhận, ông Trần Trung Thực cho biết. Ngoài ra, theo ông Arthur Muller, với hệ thống tự chứng nhận, hàng hóa sẽ được thông quan nhanh và thời gian làm thủ tục tại cửa khẩu giảm xuống mức tối thiểu vì toàn bộ công việc cũng như trách nhiệm được chuyển giao cho DN. Tuy nhiên, để được quyền lợi này, DN phải được cơ quan hải quan của Việt Nam cấp phép tự chứng nhận xuất xứ cũng như mã số giấy phép với thời hạn tùy quy định của Việt Nam. Theo ông Thực, để đáp ứng các điều kiện cấp phép, DN phải có năng lực, như kim ngạch xuất khẩu phải đủ lớn, và hiểu biết rất rõ về chứng nhận xuất xứ cũng như yêu cầu về xuất xứ trong từng hiệp định. Theo ông Svein Gronlie, đại diện Tổng cục Hải quan Na Uy, việc cấp phép chắc chắn phải khó chứ không thể quá dễ, vì DN được hưởng lợi. Doanh nghiệp phải am tường các quy tắc xuất xứ, nắm rõ nguồn gốc hàng hoá. Thêm vào đó, nếu DN cố ý gian lận sẽ không bao giờ có cơ hội được cấp phép lại. Ông Arthur Muller cho biết, Thụy Sĩ đã áp dụng hệ thống tự chứng nhận này từ lâu, hiện có 2.400 nhà xuất khẩu ở nước này được cấp phép và đều là DN lớn. “Tại sao chúng tôi phải phân biệt nhà xuất khẩu lớn và nhỏ? Bởi vì, các công ty nhỏ không đủ nhân lực và nguồn lực để làm được việc này. Với Việt Nam, hiện các công ty nhỏ chưa đủ năng lực, họ vẫn cần có tư vấn và nơi xác nhận xuất xứ, như VCCI, hải quan”, ông Arthur Muller nói. (Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
tin doanh nghiệp
l9
EU vẫn là nhà tài trợ không hoàn lại hàng đầu của Việt Nam
6 tháng, thu hút 6,85 tỷ USD vốn FDI Bộ KH&ĐT vừa công bố báo cáo tình hình thu hút vốn FDI 6 tháng đầu năm. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, Việt Nam thu hút 6,85 tỷ USD vốn FDI, bằng 64,7% so với cùng kỳ 2013. Cụ thể, 6 tháng đầu năm có 656 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 4,85 tỷ USD và 219 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,99 tỷ USD. 6 tháng đầu năm, các dự án FDI đã giải ngân được 5,75 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Thông tin từ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, tại Việt Nam EU đã giải ngân 456 triệu Euro (619,8 triệu USD) năm 2013 và cam kết 542 triệu Euro (736,7 triệu USD) cho năm 2014. Tiến sĩ Franz Jessen, Trưởng Phái đoàn cho biết EU vẫn duy trì cam kết mạnh mẽ với việc ủng hộ phát triển, các tham vọng thương mại và các cam kết quốc tế của Việt Nam bằng cách duy trì mức độ tài trợ cho những năm tiếp theo và ký kết hiệp định FTA vào cuối năm 2014.
Thêm 37.315 doanh nghiệp thành lập mới Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm cả nước có 37.315 DN đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 230,9 nghìn tỷ đồng, giảm 4,1% về số DN đăng ký thành lập và tăng 19,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. Số DN gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động có đăng ký hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN hoặc không đăng ký là 33.454 DN, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Số DN rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm là 8.322 DN, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Điều chỉnh quy hoạch ĐBSCL đến năm 2030 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Theo quyết định, quy mô, phạm vi lập điều chỉnh Quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP. Cần Thơ và 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Ngoài ra, điều chỉnh mô hình phát triển vùng và các tiêu chí lựa chọn kịch bản phát triển vùng, đảm bảo các tiêu chí thích ứng với biến đổi khí hậu và ngập lũ sông Mekong.
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
10
l
thông tin cần biết
Hướng dẫn mới về Thuế Thu nhập Doanh nghiệp Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập DN (TNDN) với 3 điểm mới. DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp mà chỉ xác định được doanh thu, không xác định được chi phí, thu nhập thì sẽ kê khai nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ (theo mức 1%, 2% hoặc 5%). Mức thuế suất thuế TNDN từ năm 2014 sẽ là 20% và 22%. Việc áp dụng chế độ ưu đãi thuế TNDN cho các dự án đầu tư mới sẽ không phân biệt dự án có thành lập DN mới hay không thành lập DN mới.
Quy định về ngành, lĩnh vực theo tỉ lệ vốn Nhà nước nắm giữ trong DNNN Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 37/2014/QĐ-TTg về tiêu chí, danh mục phân loại DN nhà nước cổ phần hóa, thay thế quyết định 14/2011/ QĐ-TTg . Theo tiêu chí mới này, tỉ lệ nắm giữ vốn của nhà nước đối với các DN được chia thành 4 mức: DN mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; DN mà nhà nước nắm giữ từ 75% tổng số cổ phần trở lên; DN mà nhà nước nắm giữ từ 65 đến dưới 75% tổng số cổ phần; DN mà nhà nước nắm giữ từ 50 đến dưới 65% tổng số cổ phần.
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
Thuế tự vệ được áp dụng như đối với thuế nhập khẩu Trước vướng mắc của hải quan các tỉnh, thành phố về việc áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp của một số DN,... Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn thực hiện áp dụng các loại thuế này. Theo đó việc áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp trong các trường hợp liên quan như: hàng hóa NK để sản xuất hàng XK, hàng hóa NK của DN chế xuất NK để sản xuất hàng XK... được thực hiện như đối với thuế NK theo quy định của Luật thuế XNK, thuế NK và các văn bản hướng dẫn thi hành
7 sân bay, cảng biển áp dụng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài Từ ngày 1/7, sẽ có 7 sân bay, cảng biển quốc tế áp dụng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài. Theo danh sách Bộ Tài chính vừa công bố, các sân bay quốc tế này gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh và các cảng biển quốc tế Khánh Hội, Đà Nẵng, Nha Trang. Như vậy sau 2 năm thực hiện thí điểm áp dụng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, đến nay Chính phủ đã đồng ý mở rộng thực hiện tại 7 sân bay, cảng biển.
thông tin cần biết
l 11
Quy định lựa chọn nhà thầu qua mạng Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, trong đó quy định lựa chọn nhà thầu qua mạng. Việc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng thực hiện theo lộ trình do Bộ KH&ĐT quy định. Nguyên tắc là khi thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng, bên mời thầu, nhà thầu phải thực hiện đăng ký một lần trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đối với mỗi gói thầu, nhà thầu chỉ nộp hồ sơ một lần trên hệ thống mạng đầu thầu quốc gia.
Siết chặt quản lý hoạt động bán hàng đa cấp Từ ngày 1/7/2014 sẽ bắt đầu áp dụng các quy định mới trong Nghị định 42/2014/NĐ-CP để quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Theo đó, sẽ siết chặt khá nhiều nội dung trong vấn đề quản lý loại hình kinh doanh, đơn cử là việc cấm kinh doanh đa cấp theo mô hình kim tự tháp; yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo kiến thức cơ bản phải trả tiền hoặc phí; không cam kết nhận lại hàng hóa...
Khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam khi tìm kiếm bạn hàng ở Thái Lan Theo thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, gần đây cơ quan này nhận được một số khiếu nại của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện các giao dịch thương mại liên quan đến doanh nghiệp Thái Lan. Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam khi tìm kiếm bạn hàng Thái Lan trên các trang mạng trực tuyến cần thận trọng tìm hiểu, kiểm tra tư cách pháp nhân của đối tác và chọn các phương thức thanh toán bảo đảm an toàn. Trong trường hợp thấy có nghi vấn về giao dịch, doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan (email: th@moit.gov.vn hoặc điện thoại +66.26508454) để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
12
l
xuất nhập khẩu
Giá trị sản xuất thủy sản tăng 6% so với cùng kỳ Theo Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục Thủy sản), tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2014 đạt 2.867 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm 2013, tăng 4,4% về tổng sản lượng, trong đó tăng 3,4% về nuôi trồng thủy sản, tăng 5,5% về khai thác thủy sản. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất thủy sản đạt 84.063 tỷ đồng (nuôi trồng thủy sản đạt 47.343 tỷ đồng, khai thác thủy sản đạt 36.720 tỷ đồng), so với cùng kỳ năm 2013, giá trị sản xuất thủy sản tăng 6%.
Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10 tỷ USD Phát triển thị trường XK góp phần nâng kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 là mục tiêu đặt ra tại Kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014 - 2020 mà Bộ NN&PTNTvừa phê duyệt. Kế hoạch cũng hướng tới việc nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa, góp phần thực hiện thành công “Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 70,9 tỷ USD Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch XK 6 tháng đầu năm đạt 70,9 tỷ USD (gần bằng với mức cả năm 2010); bình quân 1 tháng đạt trên 11,8 tỷ USD, cao hơn tới 1,5 tỷ USD so với con số tương ứng của cùng kỳ năm 2013. So với cùng kỳ năm 2013, kim ngạch XK tăng 14,9%, gấp gần 2,9 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế; tăng cao hơn tốc độ tăng theo chỉ tiêu kế hoạch cả năm (10%); tăng cao hơn tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu (11%).
Từ ngày 30/6/2014 xuất khẩu cá tra phải đăng ký Doanh nghiệp thủy sản muốn được xuất khẩu cá tra phải đạt các yêu cầu trong các điều khoản của Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra thì mới được Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) xác nhận đăng ký hợp đồng trước khi XK. Ngoài ra, doanh nghiệp thủy sản phải có vùng nuôi cá ở trong khu vực được Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW phê duyệt. Và đến ngày 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá tra phải áp dụng và được chứng nhận VietGap hoặc các chứng chỉ quốc tế phù hợp.
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
vấn đề
D
ù vốn FDI giải ngân trong nửa đầu năm là chỉ số có tín hiệu tích cực nhất trong bảng thống kê về tình hình thu hút FDI, với 5,75 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2013, song ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vẫn cho rằng, giải ngân dòng vốn này vẫn còn chậm. “Có thể, đã xuất hiện tâm lý chờ đợi của các nhà đầu tư nước ngoài sau những diễn biến phức tạp ở biển Đông. Dù thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã rất tích cực trong việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư, nhưng thu hút vốn FDI đã bị ảnh hưởng. Điều quan trọng hiện nay là, phải làm sao lấy lại hình ảnh Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Thành nói. Trên thực tế, 5,75 tỷ USD vốn FDI giải ngân trong nửa đầu năm không phải là con số thấp, nếu so với các kết quả đạt được trong những năm gần đây. Với kết quả này, cả năm, vốn FDI giải ngân có thể đạt 11-12 tỷ USD, như mục tiêu Bộ KH&ĐT đặt ra. Song trong bối cảnh vốn đầu tư từ ngân sách, từ khu vực dân doanh trong nước đang gặp nhiều khó khăn, thì con số này chưa đạt kỳ vọng và cần tiếp tục đẩy mạnh giải ngân, như chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tín hiệu tích cực là, nhiều đại dự án FDI, như LG, Samsung, Formosa, Lọc hóa dầu Nghi Sơn... vẫn đang cấp tập triển khai và điều này sẽ có tác động lớn tới vốn FDI giải ngân trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, tại nhiều dự án FDI, những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, các thủ tục đầu tư xây dựng... vẫn tồn tại, cần sớm được tháo gỡ để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này.
l 13
Một điều quan trọng khác, theo các chuyên gia kinh tế, việc vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm trong 6 tháng đầu năm chưa có nhiều cải thiện, với 4,85 tỷ USD cấp mới và 1,99 tỷ USD vốn tăng thêm, tính chung vẫn giảm 35,3% so với cùng kỳ, là điều đáng lưu tâm. Vốn đăng ký mới có lẽ sẽ chỉ có thể cải thiện khi trong tuần tới, Dự án Samsung Display tại Bắc Ninh, vốn đầu tư 1 tỷ USD sẽ được cấp chứng nhận đầu tư. Chưa kể, còn một dự án khác của Samsung, vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, cũng sẽ được cấp chứng nhận đầu tư trong thời gian tới. Hai dự án tỷ USD này, cộng thêm cam kết triển khai nhanh dự án của Tập đoàn Samsung, có thể tác động tích cực đến cả vốn FDI đăng ký mới và giải ngân trong những tháng cuối năm.
Tình hình thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2014 một lần nữa hối thúc Chính phủ cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh.
Mặc dù vậy, thực tế là, vốn FDI vẫn đang giảm và trong khi nhà đầu tư bắt đầu xuất hiện tâm lý chờ đợi, thì Việt Nam lại không thể ngồi yên để chờ đợi. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) vừa qua, cộng đồng nhà đầu tư đã tiếp tục hối thúc Chính phủ Việt Nam cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh. Dù niềm tin đối với Việt Nam vẫn còn, và các cam kết ở lại với Việt Nam đã được đưa ra thì ngay cả Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cũng đã nhiều lần khẳng định, môi trường đầu tư của Việt Nam chậm được cải cách hơn so với một số quốc gia trong khu vực. “Nếu không có những giải pháp đột phá để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thì Việt Nam khó cạnh tranh được với ngay cả Lào, Campuchia, Myanmar trong cuộc đua thu hút FDI”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh. Liên quan đến việc vốn FDI vào Việt Nam sụt giảm cũng như các diễn biến phức tạp trên Biển Đông, đặc biệt là chuyện đập phá nhà máy của một số DN FDI, tại diễn đàn Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng đã lên tiếng về việc Chính phủ Việt Nam cần có những đánh giá một cách chính xác, toàn diện về những tác động của tình hình biển Đông đối với KT - XH Việt Nam cũng như có giải pháp ứng phó. Điều này cũng có ý nghĩa đối với việc thu hút FDI cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN FDI. n www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
14
l
thị trường
Nöng saãn Viïåt
& thúâi cú àöíi múái caách laâm ùn
T
heo một số DN, nhà khoa học và nhà quản lý, trong khó khăn, rủi ro khi làm ăn với Trung Quốc (TQ) cũng có nhiều cơ hội để nâng tầm nông sản và cả phương thức mua bán của phía Việt Nam.
Tìm hiểu rõ đối tác
Trước tình trạng nông sản Việt Nam khó tiêu thụ, rớt giá do TQ giảm NK, nhiều chuyên gia cho rằng, có điều này là do lâu nay chúng ta quen sản xuất theo kiểu mạnh ai nấy làm, không chế biến sâu, không rõ xuất xứ... Đương nhiên những sản phẩm như vậy chỉ có thể được chấp nhận bởi thị trường TQ có trình độ sản xuất và tiêu dùng tương đương, với giá bán thấp, lâu dần nhiều loại nông sản của ta chủ yếu “dựa dẫm” thị trường TQ. Khi họ đột ngột thay đổi chính sách về thị trường thì chúng ta xoay trở không kịp để tìm hướng tiêu thụ mới. Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào thị trường TQ, các chuyên gia cho rằng DN Việt Nam cần tăng cường tìm hiểu thị trường TQ và thay đổi cung cách làm ăn với họ. Ông Lê Minh Đức - Giám đốc Sở NN&PTNT Long An thẳng thắn nói: “Đây là thị trường lớn của ta thì không tội gì ta bỏ. Họ có nhu cầu thì ta cứ bán, chỉ cần ta thay đổi cách thức làm ăn, bớt dần rồi tiến tới bỏ hẳn XK tiểu ngạch, tăng XK chính ngạch bằng các hợp đồng với những điều khoản rõ ràng”. Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Ngọc Nam - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) nhấn mạnh, DN Việt Nam cần xác định lại vị thế của mình là ngang bằng trong mua bán với doanh nhân TQ bởi hiện TQ đang có nhu cầu NK cao về lương thực. Theo ông Lê Minh Đức, trước tình hình căng thẳng VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
trên biển Đông hiện nay thì ở một góc độ nào đó, đây chính là thời cơ để DN Việt Nam nâng cao vị thế với doanh nhân TQ và nắm “đằng chuôi”. Ở góc độ người sản xuất, với tinh thần yêu nước đang được khơi dậy mạnh mẽ, đây cũng là động lực để nông dân thay đổi phương thức sản xuất từ dễ dãi sang chuyên nghiệp; hướng tới sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để sẵn sàng đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khác ngoài TQ. “Khi nông dân đã quen với sản xuất sạch, chỉ làm ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì giá bán cũng sẽ không còn thấp như hiện nay” - ông Đức nhận định.
Đầu tư thị trường nội địa
Những ngày qua, Bộ Công Thương cùng Bộ NN&PTNT ráo riết đẩy mạnh việc xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong nước. Mới đây, 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương cũng đã ký biên bản hỗ trợ tiêu thụ vải thiều với Sở Công Thương TP.HCM. Ngoài ra thị trường nội địa cũng đang là mục tiêu hướng tới của nhiều DN XK gạo, thủy sản. TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại
(Bộ Công Thương) khẳng định, để tạo thế cân bằng với thị trường TQ, Nhà nước cần tập trung đầu tư cho 3 khâu trọng yếu. Hiện nay, khâu sản xuất cơ bản đã ổn, chỉ cần xác định trồng cây gì có đầu ra ổn định, có lợi nhuận là nông dân Việt Nam đều trồng được, Nhà nước chỉ cần can thiệp ở góc độ quy hoạch, sao cho diện tích từng loại cây trồng hợp lý, nhằm cân bằng cung - cầu. Tuy nhiên, 2 khâu còn lại là chế biến và thương mại xuất NK thì ta còn rất yếu, nhất là khâu chế biến gần như bị... bỏ rơi. Số DN thương mại đúng nghĩa chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn lại vẫn là những “thương lái”, chỉ biết đi thu mua của nông dân, đem về sơ chế rồi bán kiếm lời, hậu quả là không quyết định được giá bán, chỉ biết ép giá nông dân. “TQ hiện vẫn là thị trường dễ tính, họ vẫn cần mua hàng hóa để phục vụ tiêu dùng, nhưng sự bất ổn trên Biển Đông có thể coi là cơ hội để chúng ta “soi” lại mình, giảm dần phụ thuộc vào thị trường TQ. Muốn vậy, Nhà nước cần có kế hoạch cụ thể để giải quyết 3 khâu trọng yếu nói trên, nếu không nông nghiệp của Việt Nam mãi vẫn chỉ dừng lại ở bán “mồ hôi” của nông dân mà thôi” - TS Nguyễn Văn Nam nói. n
thị trường
C
l 15
ột mốc cho các thành tựu và mục tiêu chung năm 2020 của các quốc gia thành viên khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đang đến gần. Trong khi đó hiện trạng tranh chấp trên biển Đông, giá nhiên liệu tăng cao, thảm họa hạt nhân và ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành những vấn đề nóng bỏng trong khu vực ASEAN. Trong báo cáo mới nhất trong lĩnh vực năng lượng, Tập đoàn tư vấn và nghiên cứu thị trường Ipsos đã công bố xu hướng sử dụng năng lượng trong tương lai tại các quốc gia khu vực ASEAN. Câu hỏi đặt ra xuyên suốt báo cáo là liệu có thể có một sự tác động tích cực nào từ khối, và liệu các quốc gia thành viên có thể cùng nhau hợp tác tạo nên một khối kinh tế thống nhất, liên kết các mạng lưới điện, khí đốt và nước, tạo nền tảng thúc đẩy tính hiệu quả của việc khai thác năng lượng hay không?
nhu cêìu tiïu thuå nùng lûúång úã caác quöëc gia thaânh viïn asean àïën nùm 2020 Từ lưới điện quốc gia đến mirco-grids (lưới điện siêu nhỏ)
Xe chạy điện và Công nghệ tiết kiệm năng lượng
Từ nguồn trợ cấp chính phủ đến khuyến khích tiết kiệm điện năng
Hơn 160 triệu người dân Đông Nam Á (chiếm 25% tổng dân số khu vực) vẫn sống trong điều kiện thiếu điện. Phát triển hệ thống lưới điện đến từng hộ dân là một công việc thử thách và đòi hỏi kinh phí đầu tư rất lớn. Việc sử dụng hệ thống micro-grids được xem là một giải pháp tối ưu để hiện thực hóa mục tiêu đó. Những nhà máy năng lượng quy mô nhỏ được vận hành từ nguồn năng lượng hóa thạch cùng với những nguồn năng lượng tái tạo hứa hẹn sẽ mang lại nguồn điện tới những khu vực đang phụ thuộc vào sự trợ giúp của máy phát. Các khu vực vùng sâu vùng xa cũng sẽ được hưởng lợi từ những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời và pin năng lượng để tạo nguồn điện đủ ổn định cho việc chiếu sáng và sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp khác.
Việc sử dụng các phương tiện xe cơ giới chạy bằng điện, nhất là tại các khu vực có hệ thống giao thông đường bộ kém phát triển, được dự báo sẽ tăng trưởng gấp 10 lần đến năm 2020. Đây là một tín hiệu tốt trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường bởi các chất gây ô nhiễm sinh ra bởi động cơ xăng dầu, tuy nhiên, xu hướng sử dụng xe điện cũng sẽ dẫn đến những vấn đề giao thông và các ngành công nghiệp phụ trợ khác. Mặt khác, năng lượng tiêu thụ bởi hệ thống điều hòa nhiệt độ ở các tòa nhà, cao ốc chiếm phần lớn nhu cầu sử dụng điện tại khu vực ASEAN. Việc tiết kiệm và tiêu thụ có hiệu quả lượng điện năng này có thể nhờ vào sự kết hợp giữa công nghệ mới và các ứng dụng thông minh hơn, thông qua các hệ thống tiết kiệm năng lượng (bao gồm hệ thống theo dõi tracking), hệ thống district cooling (DC), công nghệ machine-to-machine.
Chỉ riêng trong năm 2012, các quốc gia ASEAN đã chi hơn 51 tỉ USD cho việc trợ cấp, trợ giá nhiêu liệu hóa thạch. Đây là một khoản tiền lớn đối với nguồn tài nguyên quốc gia và có thể có tác động đến việc giảm ý thức của người dân về sử dụng năng lượng, cũng như làm giảm tính cạnh tranh cho các ngành công nghiệp, sản xuất do chi phí năng lượng chiếm tỉ trọng cao. Nhiều chương trình liên quan đến sử dụng và tiêu thụ năng lượng được xây dựng và đưa vào ứng dụng nhằm cải thiện mức độ hiệu quả trong việc sử dụng và giảm khoản chi phí cho năng lượng, tuy nhiên tốc độ thực hiện các chương trình này vẫn còn ở mức thấp và hiệu quả vẫn hạn chế. Dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn ở Úc và Đức, chính phủ các quốc gia ASEAN đang nỗ lực để hạn chế khoản chi trợ cấp nhiên liệu, thay vào đó tập trung giáo dục nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm của người dân nhằm hạn chế nhu cầu sử dụng điện và giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
(Tải báo cáo bằng tiếng Anh tại địa chỉ: http://www.ipsosconsulting.com/en/Ipsos-Publications) www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
THANH TOÁN QUỐC TẾ & GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO
T
rong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ các DNNVV tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh”, nhằm giúp các DN nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, VCCI-HCM sẽ tổ chức khóa đào tạo.
l Thời gian: Ngày
17 - 18/7/2014 (8:30-16:30)
l Địa điểm: Hội trường lầu 4, VCCI-HCM, 171 Võ Thị Sáu, Q.3 l Nội dung chính: Vui lòng tham khảo tại website http:// www.vcci-hcm.org.vn/dao-tao/khoa-dao-tao-thanh-toanquoc-te-va-giai-phap-phong-ngua-rui-ro-dt5361.html.
Giảng viên: TS. Lê Văn Bảy, Tiến sỹ Kinh doanh quốc tế tại Đại học Kinh tế Berlin - Đức, chuyên gia trong lĩnh vực logistics. l
Đối tượng tham dự: Lãnh đạo các DN, các nhà quản lý, trưởng phó phòng kinh doanh XNK, kế toán và các cán bộ phụ trách nghiệp vụ... l
l Học phí: 1.100.000đ/học viên, Hội viên VCCI: 1.000.000/ học viên (bao gồm: tài liệu, giải khát, chứng nhận...). Học phí này đã được hỗ trợ 50% từ nguồn kinh phí của Nhà nước. DN đăng ký 03 người sẽ được miễn phí 01 người thứ 4.
GIẢI PHÁP CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ DÀNH CHO NHÀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
M
ột trong các tiêu chí giúp DN thành công là “sở hữu” lượng khách hàng phong phú. Nhưng DN sẽ thành công hơn khi có khả năng giữ chân và phát triển khách hàng hiện có thông qua kỹ năng chăm sóc khách hàng hiệu quả để biến khách hàng thành đối tác trung thành với mình. Nhằm giúp DN chuyên nghiệp hơn trong chăm sóc khách hàng, VCCI-HCM tổ chức khóa đào tạo. l Thời gian: Ngày
23 - 24/07/2014 (8:30-16:30)
l Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị Mỹ Châu, Giảng viên cao cấp của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) Cơ quan của Liên Hiệp Quốc. l Địa điểm: Hội trường lầu 4 VCCI-HCM, 171 Võ Thị Sáu, Q.3 l Học phí: 1.100.000đ/người (Hội viên VCCI: 1.000.000đ, học phí trên bao gồm: tài liệu, giải khát, giấy chứng nhận); Đăng ký 3 người và đóng phí trước ngày 11/07/2014 được miễn phí 1 người. l Đối tượng: Lãnh đạo DN, trưởng các bộ phận, marketing, sale... l Nội dung khóa học: Vui lòng tham khảo tại http://www.vcci-hcm.org.vn/daotao/giai-phap-cham-soc-khach-hang-hieu-qua-danh-cho-nha-san-xuat-sanpham-va-dich-vu-dt5360.html.
DN có nhu cầu tham dự 02 khóa đòa tạo, vui lòng liên hệ: Trung tâm hỗ trợ DNNVV, VCCI-HCM ĐT : 08 3932 5170 / 39320033 (C. An). Email: antrinhthu@ vcci-hcm.org.vn - Fax: 08.3932 5472 DĐ: 0912 363838 (A. Dũng). Email: chuvandung@vcci-hcm.org.vn