SỐ
10
TẬP 26. THÁNG 10/2015
ISO 9001:2000 A. 171 Voõ Thò Saùu, Quaän 3, TP. Hoà Chí Minh T. 08. 39326 598 F. 08. 39325 472 W. www.vcci-hcm.org.vn E. vcci-hcm@hcm.vnn.vn
HỢP TÁC VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
XEM TRANG 03
TRIEÅN VOÏNG NAÂNG TAÀM HÔÏP TAÙC KINH TEÁ THÖÔNG MAÏI VIEÄT NAM - ÑAØI LOAN XEM TRANG 02
Đưa cải cách hành chính thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân XEM TRANG 04
DÖÏ AÙN COÂNG TY NHAÄT NAM KIEÅM SOAÙT COÂNG VEÂNH VAÙN EÙP XEM TRANG 06
2 HOAÏT ÑOÄNG VCCI-HCM
Triïín voång nêng têìm húåp taác kinh tïë, thûúng maåi Viïåt Nam - Àaâi Loan “Với sự năng động vươn ra hội nhập, những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam ngày càng nhanh. Kinh tế Việt Nam phát triển mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các DN Đài Loan...” là nhận định của bà Lưu Mỹ Đức - Tổng Hội trưởng Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam (CTCCV) tại “Diễn đàn Phát triển Kinh tế & Thương mại Việt Nam - Đài Loan 2015” do VCCI-HCM phối hợp với CTCCV tổ chức. Diễn đàn lần này tập trung đánh giá cơ hội cũng như thách thức đối với hợp tác giữa DN Việt Nam và Đài Loan trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ông Tô Quốc Tuấn - Tổng Thư ký Ủy ban Công tác Đài Loan - VCCI cho biết năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới trong việc tìm kiếm nguồn vốn, cơ hội, kinh nghiệm phát
triển kinh tế từ nước ngoài. Hưởng ứng chủ trương mở cửa nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam, Đài Loan nhanh chóng trở thành nhà đầu tư FDI đầu tiên của Việt Nam. Đặc biệt trong hơn 20 năm trở lại đây, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Đài Loan không ngừng phát triển, thương mại song phương tăng trưởng 27 lần, vốn đầu tư của DN Đài Loan tại Việt Nam tăng 28 lần. Hiện Đài Loan là đối tác đầu tư lớn thứ 4, đối tác thương mại lớn thứ 5 và là thị trường khách du lịch lớn thứ 6 của Việt Nam. Hoạt động của các DN Đài Loan tại Việt Nam đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1,4 triệu lao động; đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng vào công tác an sinh xã hội, đồng hành phát triển cùng nền kinh tế Việt Nam. Ông Tuấn khẳng định: “Với không gian rộng mở và tiềm năng dồi dào, quan hệ hợp tác kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Đài Loan sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, mang lại lợi ích cho cộng đồng DN cũng như nền kinh tế hai bên”. Theo ông Hoàng Chí Bằng - Đại diện Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, với điều kiện địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, môi trường chính trị ổn định, môi trường sống an toàn, môi trường đầu tư thông thoáng, Việt Nam đã và đang đem lại nhiều cơ hội phát triển mới cho
171 Voõ Thò Saùu, Q.3, TP.HCM Tel: 08. 3932 5167 Fax: 08. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn
các nhà đầu tư Đài Loan nói riêng cũng như các nhà đầu tư FDI nói chung. Tuy nhiên nắm bắt và tận dụng tốt cơ hội này hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự năng động, tinh ý của DN Đài Loan cũng như chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Chính phủ Việt Nam dành cho các nhà đầu tư FDI, trong đó có Đài Loan. Tổng Hội trưởng Lưu Mỹ Đức chia sẻ: “Là nền kinh tế mới nổi và đang trên đà phát triển, Việt Nam thực sự là một thị trường tuyệt vời để các DN Đài Loan đầu tư và phát triển lâu dài. Dự báo trong thời gian tới các lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, bất động sản, xây dựng, giáo dục, dịch vụ y tế... sẽ là những mũi nhọn được các DN Đài Loan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam. Triển vọng hợp tác thương mại - đầu tư rộng mở kỳ vọng sẽ góp phần nâng tầm mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan trong tương lai gần”. Với mục tiêu chung ngồi lại cùng tháo gỡ những “nút thắt” về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đang còn tồn đọng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Quốc Khánh bày tỏ hy vọng thông qua Diễn đàn lần này sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới tiềm năng cho cộng đồng DN Việt Nam và Đài Loan, góp phần tích cực vào việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên trong thời gian tới. n
Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: OÂng Nguyeãn Thanh Bình Phuï traùch TT Thoâng tin Thöông maïi VCCI-HCM Phuï traùch bieân taäp Thieát keá, myõ thuaät
GPXB soá 266/QÑ-STTTT do Sôû TTTT caáp ngaøy 17/10/2008 In taïi XN In Saøi Goøn 3 . Noäp löu chieåu thaùng 10/2015
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
HOAÏT ÑOÄNG VCCI-HCM 3
HỢP TÁC VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
Cú höåi röång múã... Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng như tạo cầu nối để cộng đồng DN 2 nước gặp gỡ, trao đổi trực tiếp về những lĩnh vực mà DN hai bên cùng quan tâm, tiến tới thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài, mới đây VCCI-HCM đã phối hợp với Phòng Thương mại Andhra Ấn Độ (ACC) tổ chức thành công Chương trình “Giao lưu thương mại Việt Nam - Ấn Độ”
P
hát biểu khai mạc Chương trình, ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCIHCM cho biết trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, kể cả đối với những nước phát triển lẫn các nền kinh tế mới nổi thì bức tranh kinh tế Ấn Độ vẫn là điểm sáng tích cực. Sự thành công của kinh tế Ấn Độ bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó có việc ban hành những chính sách cải cách mới. Chính phủ Ấn Độ ngày càng đánh giá cao vai trò của ASEAN trên trường quốc tế, việc Ấn Độ chuyển “Chính sách hướng Đông” thành chiến lược “Hành động phía Đông” khi FTA ASEAN - Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời vào cuối năm 2015 chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác to lớn giữa Ấn Độ - ASEAN nói chung cũng như giữa Ấn Độ - Việt Nam nói riêng. Khẳng định Việt Nam là một người bạn và còn là một trong những trụ cột trong “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ, bà Smita Pant - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM cho biết trên nền tảng quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, Việt Nam và Ấn Độ đang tích cực xây dựng quan hệ đối tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác thương mại và đầu tư. Xét về hợp tác thương mại, Ấn Độ hiện nằm trong Top 10 đối
tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 28 của Ấn Độ; một tín hiệu tích cực là thâm hụt cán cân thương mại song phương giữa hai nước đang có xu hướng giảm. Về quan hệ đầu tư, tính đến tháng 8/2015, Ấn Độ đứng thứ 27 trên tổng số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 111 dự án, tổng vốn đăng ký gần 530 triệu USD. Đáng chú ý là năm 2014 vừa qua, Tập đoàn TATA và Bộ Công thương Việt Nam đã hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án BOT xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Long Phú II tại Sóc Trăng trị giá 1,8 tỷ USD. Đây là dự án đầu tư lớn nhất ĐBSCL hiện nay và dự kiến đi vào hoạt động năm 2018. Bà Smita Pant khuyến nghị: “Các DN Ấn Độ cần chú trọng vào lĩnh vực thương mại và đầu tư vì Việt Nam đã trở thành một trung tâm sản xuất của khu vực với chuỗi cung ứng phức hợp, lao động giá rẻ và hậu cần, vận chuyển tốt. Đối với các DN Việt Nam, tôi muốn các bạn hãy cùng nhìn nhận Ấn Độ như một nhà cung cấp nguyên liệu thô ổn định với máy móc chất lượng tốt và là đối tác đáng tin cậy. Khi chúng ta nhìn về hướng Đông và Chính sách hướng Đông, hãy cùng nhìn về Ấn Độ”. Còn theo chia sẻ của ông Arun Kumar Saraf - Chủ tịch Phòng Thương
Mại MCCI Kolkata, những năm qua Việt Nam và Ấn Độ đã hợp tác rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như dệt may, dược phẩm và du lịch. Mỗi năm có 55.000 du khách Ấn Độ đến Việt Nam, nơi ghi dấu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như hệ thống đền miếu đạo Hindu ở TP.HCM, thánh địa Mỹ Sơn và nhiều nhà hàng Ấn Độ tại Việt Nam. Con số này sẽ còn tăng trong tương lai nhờ vào nhiều hoạt động xúc tiến tại 2 nước cũng như việc hãng hàng không Jet Airway mở thêm nhiều đường bay thẳng giữa hai bên. Những hoạt động gần đây của Đại sứ quán Việt Nam cũng như việc Hãng hàng không Vietnam Airlines và Jet Airways tăng cường các hoạt động du lịch giữa Việt Nam và Ấn Độ, đặc biệt là với TP. Kolkata sẽ là những bước đi tích cực giúp tăng cường hợp tác giữa Tây Bengal và Việt Nam. Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại giữa các nước trong khu vực sông Mê Kông, ông Arun Kumar Saraf đề xuất sáng kiến: “MCCI cùng với các Phòng Thương mại của 5 nước sông Mê Kông: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào sẽ thành lập 1 vùng kinh tế trong khu vực sông Mê Kông và sông Hằng nhằm phát triển những tiềm năng của khu vực này như nông nghiệp, dệt may, du lịch, văn hóa và tôn giáo”. n www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
4 HOAÏT ÑOÄNG VCCI-HCM
S
Àûa caãi caách haânh chñnh thaânh cöng cuå thuác àêíy phaát triïín kinh tïë tû nhên
ắp tới đây, hàng loạt Hiệp định thương mại tự do được ký kết sẽ mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho cộng đồng DN Việt Nam. Trong bối cảnh này, yêu cầu cấp thiết đặt ra là tăng cường cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN. Và đây cũng là nội dung bàn luận chính của các chuyên gia kinh tế, các DN có mặt tại Hội nghị “Một số vấn đề cải cách thể chế, hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong bối cảnh mới - Giao ban hiệp hội và DN khu vực phía Nam” do VCCI tổ chức tại TP.HCM. Có thể thấy được tham gia sân chơi chung toàn cầu là cơ hội để cộng đồng DN Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, rèn luyện mình trở nên cứng cáp hơn. Tuy nhiên đây là sân chơi mới nên sự bở ngỡ của DN là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy điều họ mong mỏi nhất là Chính phủ sẽ có những cải cách triệt để về thể chế kinh tế - tài chính, tạo điều kiện thuận lợi giúp DN dễ dàng thích ứng với thương trường mới. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết một trong những điểm sáng về cải cách thể chế kinh tế của Chính phủ Việt Nam trong năm 2015 là Nghị quyết 19/NQ - CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/3/2015. Với Nghị quyết 19, Chính phủ đặt quyết tâm vào cuộc cải cách triệt để với mục tiêu trong 3 năm tới, môi trường cạnh tranh của Việt Nam sẽ vươn lên nhóm 4 nước tốt nhất khu vực ASEAN. Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, điều quan trọng là cần gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thể chế với cải cách tư duy. Theo đó các cơ quan nhà nước cần xác định rõ mình là hậu phương vững chắc để từ đó càng tận tâm tận lực hơn, ra sức hỗ trợ cộng đồng DN Việt hội nhập hiệu quả. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
Dễ dàng nhận thấy trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, nếu không quan tâm cải cách thể chế một cách quyết liệt và bài bản, Việt Nam sẽ trở thành “người đến sau” trong “cuộc chơi” hội nhập. Chính vì vậy ông Lộc đề nghị các hiệp hội DN, các DN hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các dự thảo Luật trong lĩnh vực kinh tế, có những ý kiến đóng góp mang tính thực tiễn sinh động giúp các nhà làm Luật sớm hoàn thiện các dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét. Đó cũng chính là cách các DN góp sức cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng và thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN mình. Đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, ông Lộc cho biết nếu khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, “đầu tàu” thì khu vực kinh tế tư nhân giữ vai trò động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó cải cách thể chế cần chú trọng đổi mới hành vi của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền, tăng tính năng động của thể chế, hướng tới xây dựng một nền hành chính vững mạnh, đưa cải cách hành chính trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ông Lộc nhấn mạnh: “Nếu không phát triển được một khu vực kinh tế tư nhân đủ mạnh, Việt Nam sẽ thua trong cuộc đua hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới”. Đồng quan điểm với ông Lộc, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang đánh giá cao vai trò cùng những đóng góp quan trọng của cộng đồng DN trong phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Tại TP.HCM, khu vực kinh tế tư nhân ngày
càng phát triển cả về lượng lẫn chất, đa dạng các loại hình DN tư nhân, DN cổ phần (tư nhân chiếm 51% vốn trở lên), công ty TNHH, cơ sở kinh doanh cá thể; đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển KT-XH, tăng thu ngân sách và giải quyết công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn thành phố. Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, những năm qua chính quyền TP.HCM luôn quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, từng bước xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Cũng xoay quanh vấn đề cải cách hành chính, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại TP.HCM - ông Herb Cochran cho biết ngày 12/12/2014, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Amcham và VCCI đã ký kết bản ghi nhớ về việc thành lập Liên minh thuận lợi hóa thương mại Việt Nam (VTFA). Liên minh do khu vực tư nhân dẫn dắt này sẽ hỗ trợ thực hiện các cam kết theo các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam sẽ ký kết trong thời gian tới. Mục tiêu hàng đầu là nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong nước cũng như DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam thông qua phát triển một môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch hơn. n
HOAÏT ÑOÄNG VCCI-HCM 5
DN GOÁP YÁ DÛÅ THAÃO VÙN KIÏÅN TAÅI ÀAÅI HÖÅI ÀAÅI BIÏÍU TOAÂN QUÖËC LÊÌN THÛÁ XII CUÃA ÀAÃNG
N
hằm tập hợp ý kiến góp ý của cộng đồng DN, các Hiệp hội DN ở phía Nam góp phần xây dựng đường lối, chính sách của Đảng nói chung, đặc biệt là đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đội ngũ DN, doanh nhân trong thời kỳ mới, ngày 23/9 vừa qua tại TP.HCM, VCCI đã phối hợp với Ban Dân vận TW tổ chức Hội nghị “Lấy ý kiến DN góp ý vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng”. Các văn kiện thảo luận gồm Dự thảo Báo cáo chính trị (BCCT) của Ban chấp hành TW Đảng khóa XI tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cùng Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2011- 2015 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020. Góp ý dự thảo BCCT của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI, ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cho rằng trong văn kiện này, phần “Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011 - 2015) và nhìn lại 30 năm đổi
mới (1986 - 2016)” mới chỉ đánh giá 30 năm trước so với 30 năm sau mà không có so sánh với các nước trong khu vực xem Việt Nam phát triển hay tụt hậu để có chiến lược phát triển trong thời gian tới. Về mục tiêu, nhiệm vụ trong dự thảo văn kiện, ông Hưng tán thành việc đưa nguy cơ tụt hậu lên số 1 trong 4 nguy cơ, đồng thời cho rằng văn kiện cần phân tích rõ hơn về mục tiêu tổng quát và 12 mục tiêu cụ thể cũng như đưa việc nhanh chóng minh bạch hóa thị trường, cổ phần hóa triệt để DN Nhà nước vào văn kiện. Về nhiệm vụ phát triển trong 5 năm tới (2016 - 2020), ông Hưng và các đại biểu có mặt tại Hội nghị đều có chung nhận định rằng Dự thảo đề ra mục tiêu “đến năm 2020 Việt Nam là nước công nghiệp theo hướng hiện đại” song chỉ mới dừng ở định hướng chứ chưa định lượng. Góp ý về vấn đề này, bà Trần Thị Đẹp - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh An Giang cho rằng trong văn kiện, mục tiêu đề ra là Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên trong
15 chỉ tiêu đề ra, văn kiện lại dự kiến không đạt tới 10 chỉ tiêu như: GDP bình quân đầu người, tỉ trọng công nghiệp chế tạo và tỉ trọng nông nghiệp trong GDP, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội, tỉ lệ đô thị hoá. Bà Đẹp nhấn mạnh: “Nếu dự kiến như vậy, Việt Nam mới cơ bản bước tới “cái nền” của công nghiệp hóa”. Còn theo ông Đặng Quốc Hùng Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Nghị quyết Đại hội Đảng là kim chỉ nam cho vấn đề xây dựng kinh tế trong giai đoạn 5 năm tới nên ngay trong Dự thảo BCCT phải xây dựng những luận cứ rõ ràng. Nếu Việt Nam đã xác định đi theo kinh tế thị trường và vai trò của DN quan trọng như nhau thì không nên phân biệt DNNN hay DN tư nhân mà phải công nhận tất cả DN đều có quyền bình đẳng và trách nhiệm như nhau. Khi đó, tất cả thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Ông Hùng nêu vấn đề: “Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, để tồn tại phải xây dựng cộng đồng DN vững mạnh. Muốn vậy, nhà nước phải có chính sách cụ thể. Chẳng hạn, chúng ta đang kêu gọi phát triển công nghiệp hỗ trợ nhưng cơ sở để phát triển ở đâu và sẽ phát triển như thế nào? Ngân hàng hỗ trợ tới đâu? Theo ý kiến của riêng tôi, trong vấn đề thẩm định cho DN vay vốn, cán bộ tín dụng nên thẩm tra dự án chứ không chỉ đơn thuần là thẩm tra tài sản thế chấp để cho vay. Có như vậy mới khuyến khích DN đầu tư máy móc, đổi mới công nghệ sản xuất phù hợp với xu thế cạnh tranh trong hội nhập”. Riêng về vấn đề cải cách hành chính và tạo thuận lợi cho DN, ông Hùng góp ý các cơ quan quản lý nhà nước nên là người đồng hành, hướng dẫn, tư vấn tận tình cho DN phát triển, tận dụng được lợi thế của các hiệp định kinh tế. Song song đó, Dự thảo BCCT cũng nên nêu cụ thể phương hướng, kế hoạch cho công tác phát triển nguồn lực vì hiện nay để sử dụng được nguồn nhân lực theo nhu cầu, DN đa phần phải đào tạo lại. n www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
6 HOAÏT ÑOÄNG VCCI-HCM
DÖÏ AÙN
CAÙC VÍ DUÏ ÑIEÅN HÌNH
COÂNG TY TNHH VAÙN EÙP CKXD NHAÄT NAM KIEÅM SOAÙT COÂNG VEÂNH VAÙN EÙP Dự án Phát triển Doanh nghiệp bền vững SCORE là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh một cách bền vững. Dự án được triển khai tại 7 quốc gia bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Ấn Độ, Ghana, Columbia, Việt Nam. Tại Việt Nam dự án SCORE do VCCI-HCM và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp triển khai từ năm 2011. Tiếp nối các thành công bước đầu của dự án, VCCI-HCM tiếp tục phối hợp với ILO cùng sự hỗ trợ của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ (HAWA) và Hiệp hội gỗ Bình Dương (BIFA) triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ các DN trong ngành sản xuất đồ gỗ. Đến nay, đã có hơn 80 DN tham gia dự án và đạt được những cải tiến nổi bật. Trong số tiếp theo, chúng tôi xin giới thiệu ví dụ điển hình là công ty Nhật Nam với dự án Kiểm soát cong vênh ván ép. Công ty Nhật Nam chuyên sản xuất phôi gỗ ván chịu áp lực. Công ty rất mạnh về các sản phẩm uốn cong các loại: cong dùng cho bọc nệm, dùng cho sơn PU, thanh cong thay cho tay ghế kim loại, gỗ uốn cong,... Hiện nay, công ty có 2 xưởng: 1 xưởng ván ép đặt tại Hóc Môn với quy mô 100 công nhân (tham gia dự án SCORE chuyên đề 1 và 2) và 1 xưởng ván ép uốn cong tại Bình Dương với quy mô 150 công nhân (tham gia dự án SCORE chuyên đề 1). Điểm khác biệt của công ty là khả năng sản xuất các mặt hàng với yêu cầu uốn cong phức tạp. Tầm nhìn của công ty “Đứng đầu Việt Nam về ván ép uốn cong”, BGĐ và cán bộ của công ty rất quyết tâm cải tiến để đạt được tầm nhìn của mình. Trước khi thực hiện cải tiến chất lượng các lô hàng khó thường bị chênh vặn rất lớn, đặc biệt là Kotobuki đã gây thiệt hại cho công ty gần 1 tỉ đồng/ đợt hàng từ tháng 8/2013 đến tháng 5/2014. Ngoài các khuyết tật dễ khắc phục khác, thì khuyết tật về chênh vặn là loại khuyết tật nghiêm trọng, phải loại bỏ không thể tái chế, số liệu chênh vặn trước cải tiến rất lớn. Nếu không cải tiến chất lượng chênh vặn thì thiệt hại rất lớn về lâu dài. BGĐ công ty cùng nhóm cải tiến quyết tâm xây dựng phương án để khắc phục nguyên nhân lỗi này.
Sau những cải tiến theo chuyên đề 2 của dự án SCORE, công ty Nhật Nam đã kiểm soát hoàn toàn tình hình chênh vặn này bằng cách thay đổi quy trình kiểm soát độ ẩm và ép xếp sản phẩm, dùng bàn kiểm tra theo mô hình mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phát hiện lỗi sản phẩm trước khi xuất hàng. Nhờ vào cải tiến chất lượng trên, công ty Nhật Nam đã loại bỏ được lãng phí sai hỏng và tiết kiệm ước tính hơn 1 tỉ đồng/ năm. Tháng
Chênh vặn
Số lượng sản xuất
Phần trăm
03/2014
220
871
25%
04/2014
538
3589
15%
05/2014
96
1880
5%
06/2014
3
668
0%
07/2014
3
1648
0%
08/2014
0
68
0%
09/2014
0
126
0%
Ngoài ra, cải tiến này giúp công ty có thêm các khách hàng mới từ Đài Loan, đảm bảo thu nhập ổn định và công việc tốt cho người lao động.
Ông Nguyễn Minh Nhật, Giám đốc công ty, cho biết: “Việc thành công của dự án cải tiến chênh vặn của khách hàng Kotobuki đã tiết kiệm cho công ty hàng tỉ đồng, nâng cao uy tín của công ty với khách hàng. Nó đáp ứng được tầm nhìn “Đứng đầu Việt Nam về ván ép uốn cong”. Thành công của dự án giúp nâng cao tinh thần của CBCNV, tự tin hơn trong việc nhận những đơn hàng khó của các khách hàng như Nhật Bản nói riêng và trên thế giới nói chung”. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
HOAÏT ÑOÄNG SAÉP TÔÙI 7
BÍ QUYẾT THỰC HIỆN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG, DỊCH VỤ VỚI SỨC MẠNH CỦA TOÀN TỔ CHỨC Với mong muốn mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam làn gió mới trong việc quản lý cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp, VCCI-HCM giới thiệu khóa học đặc biệt được thiết kế từ chuyên gia hàng đầu Nhật Bản theo kinh nghiệm tích lũy từ thực tế nhiều năm trong công việc hỗ trợ kinh doanh khu vực Châu Á của mình: Bí quyết thực hiện cải tiến chất lượng, dịch vụ với sức mạnh của toàn tổ chức. • Thời gian: Ngày 13/10/2015 (08:15 - 16:30) • Địa điểm: Hội trường lầu 4, 171 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3 • Giảng viên: Ông Hiroyasu Tabuchi - Trưởng phòng Hỗ trợ Kinh doanh Châu Á, công ty Brain Works. • Phí tham dự: 1.500.000đ/ học viên, Hội viên VCCI: 1.400.000/ học viên (bao gồm: tài liệu, giải khát, chứng nhận...). DN đăng ký 02 người sẽ được miễn phí 01 người tiếp theo.
NỘI DUNG - Cơ bản về dịch vụ chăm sóc khách hàng của Nhật Bản - Bí quyết tăng cường sức mạnh tổchức đểnâng cao chất lượng, dịch vụ - Điểm quan trọng trong việc nâng cao năng lực xửlý phàn nàn - Chính người điều hành phải gương mẫu thực hiện CAPD trước tiên - Sự khác nhau giữa chất lượng dịch vụ của Nhật Bản và chất lượng dịch vụ của châu Á - Thế nào là nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng - Tầm quan trọng của chế độ đánh giá nhân sự - Năng lực quản lý là điều không thể thiếu để nâng cao năng lực đối ứng khách hàng - Sự khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản - Tại sao Nhật Bản lại gay gắt trong kỳ hạn giao hàng và chất lượng - “Omotenashi” của Nhật Bản là gì - Thực hiện 5S và Kaizen - Sáng tạo giá trị doanh nghiệp từ ô cửa sổ thứ 2 - Về văn hóa kinh doanh dựa trên lòng tin
DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG HỘI VIÊN VÀ ĐÀO TẠO, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 5149 - Fax: 08. 3932 5472 C. Thủy - DĐ: 0909 738 795. Email: thuythanh.do.vcci@gmail.com/ thanhthuydohb@yahoo.com
KHÓA ĐÀO TẠO Khóa đào tạo này được VCCI-HCM nhằm giúp DN triển khai và thiết lập được hệ thống chỉ tiêu đánh giá KPI theo phương pháp Thẻ điểm Cân bằng: l Thời gian: Ngày
22 - 23/10/2015 (08:30 -16:30)
“HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY THEO PHƯƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) VÀ TRIỂN KHAI KPI TRONG QUẢN TRỊ DN”
l Địa điểm: Hội trường Lầu 4, VCCI-HCM, 171 Võ Thị Sáu, Q. 3. l Giảng viên: MBA. Hồ Bảo Luân có hơn 17 năm kinh nghiệm làm việc
trong các công ty đa quốc gia và công ty Việt Nam. Hiện ông đang trực tiếp tham gia điều hành dự án tái cấu trúc DN tại nhiều công ty; đồng thời tham gia giảng dạy tại nhiều công ty và tổ chức: VCCI, Tập đoàn giáo dục FCI... l Học phí: 1.100.000đ/học viên
(Hội viên VCCI: 1.000.000đ/học viên).
DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: TRUNG TÂM HỖ TRỢ DNNVV, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 5170 - Fax: 08. 3932 5472 Anh Dũng - DĐ: 0912 363 838 Email: chuvandung@vcci-hcm.org.vn
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
8 XUAÁT NHAÄP KHAÅU NGÀNH THÉP ĐỐI MẶT VỚI HÀNG NHẬP KHẨU GIÁ RẺ Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết trong 7 tháng năm 2015, lượng thép NK ước đạt hơn 8,43 triệu tấn, với kim ngạch khoảng 4,47 tỷ USD, tăng 38,6% về lượng và 9,3% về giá trị. Trong đó, lượng thép giá rẻ NK từ Trung Quốc là hơn 5 triệu tấn, chiếm gần 60% và tăng gần 76% so với cùng kỳ 2014. Theo ông Sưa, đây là điều đáng lo ngại vì XK giảm do các DN trong nước đang phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại từ nhiều thị trường. Trong khi đó, NK tăng do lượng thép dư thừa từ Trung Quốc và các nước tràn vào tạo sức ép lớn đối với các nhà sản xuất thép trong nước
CHI GẦN 3,4 TỶ USD NHẬP VẢI TRUNG QUỐC Trong khi thế giới đang quan ngại về quần áo Trung Quốc chứa chất gây ung thư (formaldehyde) thì nước ta vẫn đang bỏ ra hàng tỷ USD để NK vải và nguyên phụ liệu dệt may, da giày từ Trung Quốc. Thông tin của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 8, cả nước bỏ ra 3,387 tỷ USD NK vải các loại từ Trung Quốc. Đấy là chưa kể 1,182 tỷ USD nhập nguyên phụ liệu dệt may, da giày và hơn 400 triệu USD nhập xơ, sợi dệt các loại. Với trị giá kim ngạch trên, vải NK từ Trung Quốc đang áp đảo trên thị trường khi chiếm tới gần 51% tổng giá trị kim ngạch NK mặt hàng này của cả nước (8 tháng, cả nước NK lượng vải trị giá 6,662 tỷ USD).
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
XUẤT KHẨU 9 THÁNG TIẾP TỤC ĐÀ TĂNG CAO Thông tin từ Bộ KH&ĐT, 9 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch XK ước đạt gần 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số mặt hàng XK có kim ngạch tăng cao là: dệt may đạt 17,1 tỷ USD, tăng 10,6%; da giày đạt 8,8 tỷ USD, tăng 18,4%; gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tăng 9,1%; điện thoại và các linh kiện đạt 23,2 tỷ USD, tăng 34%; máy tính và linh kiện điện tử đạt 11,4 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước... Xét về cơ cấu thị trường, Mỹ hiện đang là thị trường XK lớn của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch XK vào thị trường này tăng 19,6%, chiếm tỷ trọng khoảng 20,6% tổng kim ngạch XK của cả nước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc, EU...
TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM CÒN LỚN Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch XK cá ngừ đang có xu hướng giảm do phải cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia như Thái Lan, Indonesia về thuế khi XK vào các thị trường mà Việt Nam chưa ký kết các FTA. Trong đó châu Âu áp thuế cá ngừ Việt Nam 20,5 - 24%; Mỹ áp thuế 12%. Ông Nguyễn Phạm Thanh - Phó Chủ nhiệm CLB Cá ngừ cho biết trong thời gian tới, khi các Hiệp định FTA và TPP được ký kết, sản phẩm cá ngừ Việt Nam sẽ có thêm lợi thế về giá bán và tăng khả năng cạnh tranh với các nước Thái Lan và Indonesia.
XUAÁT NHAÄP KHAÅU 9 Xuất khẩu sang Úc khó vì kiểm dịch Theo bà Nguyễn Hoàng Thúy - Trưởng Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Úc, chính sách thương mại và thuế của Úc khá minh bạch nhưng hàng rào phi thuế quan rất chặt chẽ. XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này còn gặp khó khăn ở khâu thâm nhập thị trường và kiểm dịch. Năm 2014 Việt Nam có 26 trường hợp vi phạm VSATTP và nửa đầu năm 2015 là 10 trường hợp khi XK sang Úc. Hàng tháng Thương vụ Việt Nam tại Úc đều có báo cáo thực phẩm NK vào thị trường Úc. Trong báo cáo tháng 8 vừa công bố, Việt Nam có một mặt hàng là cá rô phi chứa chất cấm Ciprofloxacin và Enrofloxacin. Trước đó, trong tháng 7 Bộ Nông nghiệp Úc cũng trả lại ngao Việt Nam vì chứa chất cấm E.coli.
Xuất khẩu sắn khả quan Sau khi thuế XK mặt hàng sắn về 0% từ 5/9, mặt hàng này đã trở thành nông sản XK có giá trị tăng mạnh nhất trong 9 tháng vừa qua. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, khối lượng XK sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2015 ước đạt 235.000 tấn, với giá trị đạt 84 triệu USD, đưa tổng khối lượng XK mặt hàng này 9 tháng đầu năm 2015 đạt 3,27 triệu tấn, giá trị đạt 1,03 tỉ USD, tăng 28,4% về khối lượng và tăng 24,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Hiệp hội sắn Việt Nam cho biết giá XK sắn hiện trung bình khoảng 420 - 430 USD/tấn và nhu cầu tương đối ổn định. Dự kiến cả năm nay, XK sắn sẽ đạt khoảng 1,5 tỉ USD bao gồm cả sắn lát và sắn bột.
Xuất khẩu hàng nông sản chủ lực có xu hướng giảm Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch XK nông lâm thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2015 đạt 21,65 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,29 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2014. Các mặt hàng giảm rất mạnh gồm cà phê (32%), cao su (13,7%) và gạo (15,7%). Giá các mặt hàng thủy sản chính như cá tra và tôm cũng không mấy khả quan nên giá trị XK thuỷ sản ước đạt 4,69 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (30%). Các mặt hàng lâm sản chính XK ước đạt 5,03 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2014.
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
10 CHUYEÅN ÑOÄNG ÑÒA PHÖÔNG Bình Dương: Tăng trưởng GDP cao nhất trong 3 năm gần đây
Sắp xếp DN nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về phương án sắp xếp, đổi mới DN 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 - 2020. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, duy trì DN 100% vốn nhà nước đối với Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời thực hiện cổ phần hoá Công ty TNHH MTV Thoát nước & Phát triển đô thị, Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% tổng số cổ phần. UBND Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm lựa chọn thời điểm phù hợp thực hiện sắp xếp DN nêu trên theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, 9 tháng đầu năm 2015, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,3% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong 3 năm gần đây. Trong đó, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 8,5%; dịch vụ tăng 15,2%; nông nghiệp tăng 1,6%. Để có được thành công này, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhóm giải pháp theo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh. Lãnh đạo tỉnh cùng với các ngành chức năng định kỳ tiếp xúc, đối thoại DN, hiệp hội ngành hàng kịp thời giải quyết vướng mắc, kiến nghị của DN, nhà đầu tư.
2 huyện của TP.HCM đạt chuẩn NTM Thủ tướng Chính phủ vừa ký các quyết định công nhận huyện Hóc Môn và huyện Nhà Bè (TP.HCM) đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) năm 2015. Thủ tướng giao UBND TP.HCM có trách nhiệm công bố theo quy định và khen thưởng theo Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM “. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã công nhận huyện Củ Chi (TP.HCM) đạt chuẩn NTM năm 2015. Như vậy, đến nay TP.HCM đã có 3 huyện đạt chuẩn NTM.
Kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai tăng gần 11,5% Theo Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai, kim ngạch XK trong tháng 9 của tỉnh ước đạt 1,24 tỷ USD. Như vậy, 9 tháng của năm 2015, kim ngạch XK của tỉnh đạt gần 11 tỷ USD, tăng gần 11,5% so với cùng kỳ năm 2014. Được biết, đây là mức XK cao nhất của tỉnh Đồng Nai từ trước đến nay. Các mặt hàng có kim ngạch XK lớn đều giữ được mức tăng trưởng cao là: giày dép, túi xách, may mặc, gỗ, sản phẩm từ gỗ, máy tính, linh kiện điện tử. Nhiều DN ở Đồng Nai đã nhận được các đơn đặt hàng đến hết quý I/2016.
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
CHUYEÅN ÑOÄNG ÑÒA PHÖÔNG 11 Cà Mau: Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp Theo Sở Công thương tỉnh Cà Mau, địa phương này phấn đấu đến năm 2020 sẽ giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 19,6%; nâng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 43,5%; dịch vụ 36,9%, qua đó, góp phần đưa KT-XH của tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Theo kế hoạch, giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh Cà Mau sẽ đẩy mạnh chế biến XK hàng thuỷ sản chất lượng cao ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đồng thời, tỉnh còn tham gia xây dựng Tam giác phát triển kinh tế Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang, góp phần phát triển ngành công nghiệp địa phương trong những năm tới.
Cần Thơ: Huy động 300.000 tỷ đồng vốn phát triển KTXH Thực hiện khâu đột phá của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ nhiệm kỳ 2016 - 2020 là tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, TP. Cần Thơ có kế hoạch sẽ huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm tới đạt từ 280.000 đến 300.000 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với giai đoạn 2010 - 2015. Trong đó vốn ngân sách do TW quản lý đầu tư là 64.000 tỷ đồng, chiếm 21,3% để thực hiện và tiếp tục hoàn thành các dự án lớn như Trung tâm Điện lực Ô Môn; tuyến nối QL 91 với đường Nam sông Hậu; luồng cho tàu tải trọng lớn vào cảng Cái Cui... Vốn do Thành phố quản lý và đầu tư là 236.000 tỷ đồng, chiếm 78,7%.
Tây Ninh: Phấn đấu đến năm 2020 đạt 70.000 tấn thuỷ sản Theo quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hết năm 2015, tỉnh Tây Ninh có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 2.500 ha; đến năm 2020 là trên 3.400 ha và tổng sản lượng đến năm 2020 đạt gần 70.000 tấn. Cũng theo quy hoạch, sản lượng cá tra ở Tây Ninh khá lớn, hết năm 2015 sẽ đạt từ 15.000 tấn đến 30.000 tấn và đến năm 2020 sẽ đạt từ 25.000 tấn đến 50.000 tấn. Tuy nhiên thực tế dự báo tổng sản lượng nuôi trồng lẫn khai thác năm 2015 của Tây Ninh chỉ đạt khoảng hơn 18.000 tấn.
Kinh tế TP.HCM 9 tháng năm 2015: Tiếp tục đà tăng trưởng Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trong 9 tháng qua, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn Thành phố ước đạt 649.499 tỷ đồng, tăng 9,1% so cùng kỳ năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 493.439 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch XK ước đạt hơn 22,455 tỷ USD, giảm 5,9% so cùng kỳ năm 2014; kim ngạch NK ước đạt hơn 24,393 tỷ USD, tăng 9,8% so cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp 9 tháng ước tăng 7,3% so cùng kỳ năm trước. Trong 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Thành phố là tập trung phát triển kinh tế ổn định; tháo gỡ khó khăn, nhất là khó khăn về vốn và hỗ trợ các DN phát triển sản xuất kinh doanh. www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
12 THOÂNG TIN HÖÕU ÍCH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư số 31/2015/ TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN Australia - New Zealand; thay thế Thông tư số 33/2009/ TT-BCT ngày 11/11/2009 của Bộ Công thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand. Thông tư này quy định về quy tắc xuất xứ, quy tắc cụ thể mặt hàng, thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); những thông tin tối thiểu của C/O, mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa AANZ, mẫu tờ khai bổ sung C/O, mẫu khai báo cho nhà xuất khẩu về trị giá FOB; hướng dẫn kê khai C/O; đơn đề nghị cấp C/O; danh mục các Tổ chức cấp C/O.
SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH NUÔI, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý việc xây dựng, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra áp dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn. Phó Thủ tướng lưu ý trong quá trình soạn thảo, Bộ NN&PTNT chủ trì nghiên cứu, tập trung vào: các khó khăn, vướng mắc của DN khi triển khai Nghị định 36; sự cần thiết phải áp dụng VietGap hoặc chứng chỉ quốc tế; cân nhắc thay thế quy định về hàm lượng nước tối đa và tỷ lệ mạ băng bằng cơ chế DN tự công khai thông tin về thành phần, chất lượng sản phẩm; xem xét việc tiếp tục áp dụng thủ tục đăng ký, xác nhận hợp đồng XK cá tra.
KHÔNG GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU LINH KIỆN SẢN XUẤT XE TẢI THÉP VIỆT NAM NẰM TRONG TOP CÁC NGÀNH BỊ KIỆN NHIỀU NHẤT Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất thép thô lớn nhất Đông Nam Á với sản lượng 5,847 triệu tấn, sản xuất thép thô Việt Nam liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2004 - 2014. Tuy nhiên, thép là một trong những sản phẩm bị kiện nhiều nhất chỉ sau các ngành nông sản, hải sản, thực phẩm. Tính từ năm 2011 đến nay, ngành thép gặp phải 21 vụ kiện đối với nhiều loại sản phẩm. Ông Chu Đức Khải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết các DN thép ở Việt Nam chủ yếu là DNNVV, việc nắm vững các văn bản luật pháp, thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt rào cản ngôn ngữ đang là khó khăn lớn nhất cho các DN Việt Nam.
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
Vừa qua Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế NK ưu đãi theo tối huệ quốc (MFN) của 10 chủng loại linh kiện NK để sản xuất các chủng loại xe tải thuộc 12 dòng thuế về 0%, bằng mức thuế NK ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Tuy nhiên theo ý kiến của Bộ Tài chính, việc giảm thuế NK ưu đãi MFN đối với linh kiện, phụ tùng ô tô hầu như không mang lại nhiều ý nghĩa trong việc khuyến khích NK từ những nước có công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc... để sản xuất, lắp ráp xe trong nước. Do vậy, trước mắt Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo quy định hiện hành.
THOÂNG TIN HÖÕU ÍCH 13 FDI VÀO VIỆT NAM TĂNG ĐỘT BIẾN NHỜ CÁC DỰ ÁN LỚN Thông tin từ Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/9/2015, cả nước có 1.432 dự án được cấp Giấy CNĐT với tổng số vốn đầu tư đăng ký 11,03 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung cả vốn đầu tư cấp chứng nhận mới và tăng thêm trong 9 tháng năm 2015 đạt 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm trước. Bộ KH&ĐT đánh giá đầu tư nước ngoài trong 9 tháng năm 2015 có sự tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2014 là do trong tháng 8 và tháng 9 đã cấp phép một số dự án có tổng vốn đầu tư lớn như: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2 (2,4 tỷ USD), Công ty Samsung Display của Việt Nam và Hàn Quốc (3 tỷ USD).
BỘ CÔNG THƯƠNG LƯU Ý DN XUẤT HÀNG SANG Ả-RẬP XÊ- ÚT
9 THÁNG, SỐ DN THÀNH LẬP MỚI TĂNG 28,5%
Hiện nay, Ả-rập Xê-út là một rong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở khu vực Tây Á. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có một số lô hàng của Việt Nam xuất sang Ả-rập Xê-út bị trả về. Bộ Công thương đã lưu ý các DN khi XK sang thị trường này, thực hiện đúng các quy định của nước bạn. Cụ thể, Ả-rập Xê-út yêu cầu có những chứng từ sau khi XK hàng hóa sang nước này. Về hóa đơn thương mại phải được kê khai đầy đủ và được công chứng ở nước XK. Hóa đơn thương mại do nhà XK phát hành phải bao gồm bản mô tả chính xác hàng hóa XK. Trong đó, đối với thiết bị phải có số mẫu, thương hiệu, tên đầy đủ của nhà sản xuất...; đối với các hàng hóa khác phải mô tả chất liệu, tên đầy đủ nhà sản xuất, thương hiệu. Về chứng nhận xuất xứ, yêu cầu phải có 3 bản, với các chữ ký tươi. Chứng nhận xuất xứ phải được nhà sản xuất (hoặc công ty XK) phát hành, phải có tên tàu (máy bay) và ngày vận chuyển, tên, quốc tịch và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất của tất cả các hạng mục hàng hóa vận chuyển sang Ả-rập Xê-út. Xuất xứ của mỗi hạng mục và linh kiện phải được chỉ rõ. Ngoài ra, bản kê khai có chữ ký cho thấy các chứng từ này là đúng và chính xác với nội dung khai. Bên cạnh đó, chứng nhận xuất xứ phải có tên và địa chỉ nhà nhập khẩu Ả-rập Xê-út, mô tả hàng hóa và địa chỉ của công ty vận chuyển. Ngoài ra, phía Ả-rập Xê-út còn yêu cầu hàng nhập khẩu vào nước này phải có Bản kê mô tả hàng hóa; Vận đơn đường biển; Chứng nhận tàu biển; Hợp đồng bảo hiểm và Phiếu đóng gói...
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính chung 9 tháng năm 2015, số DN thành lập mới trên cả nước là trên 68.000 DN, với tổng số vốn đăng ký 420.000 tỷ đồng, tăng 28,5% về số DN và tăng 31,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Với số DN thành lập mới trên, cộng với hơn 608.000 tỷ đồng vốn đăng ký mở rộng của các DN đang sản xuất kinh doanh đã góp thêm cho nền kinh tế hơn 1 triệu tỷ đồng vốn đăng ký bổ sung phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Bên cạnh số lượng đăng ký thành lập mới, số DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong 9 tháng của cả nước là 6.962 DN, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
14 GOÙC NHÌN TRUYEÀN THOÂNG LIÊN TỤC DỰ ĐOÁN
Tháng 7 năm 2013, báo Guardian công bố một con số đáng chú ý: 90% doanh số bán của điện thoại di động là điện thoại thông minh (smartphone). Tuy nhiên, nhiều thương hiệu vẫn đang chần chừ với hiện tượng toàn cầu này. Bằng chứng là 45% DN chưa tạo trang web cho điện thoại di động (mobile) hay ứng dụng (app). 55% còn lại vẫn còn phải cải tiến nhiều thứ. Vấn đề nằm ở chỗ các DN vẫn xem mobile như là một kênh quảng cáo truyền thống. Một màn hình 5 inch dĩ nhiên có những bất lợi trong việc quảng cáo băng rôn và video và để biết khi nào là thời điểm đúng để tiếp cận người sử dụng là một điều không đơn giản. Smartphone là một chuỗi trải nghiệm mà DN cần dự đoán trước về thói quen sử dụng. Những thương hiệu ‘thông minh’ nên đặt câu hỏi: “Chúng ta có thể làm những trải nghiệm này tốt hơn như thế nào?”.
KẾT NỐI CÁ NHÂN 71% thời gian trên smartphone dành cho việc gọi điện, nhắn tin, email hoặc kết nối mạng xã hội (Nguồn: CNN 2013). Để những thương hiệu có thể kết nối một cách hiệu quả với người tiêu dùng, họ phải kết nối ở mức độ cá nhân, thay vì kết nối theo diện rộng. Cuộc khảo sát của GlobalWebIndex chỉ ra rằng 4 trong số 10 app có số lượng người tiêu thụ cao nhất được dùng cho tin nhắn cá nhân. Vậy thì còn nơi nào tốt hơn để kết nối với người tiêu dùng ở mức độ riêng tư? Chiến dịch ‘Refresha’ của Starbucks sử dụng mạng xã hội Wechat để tạo ra máy hát tự động tương tác, với ban nhạc sống hát những bài hát ứng với những biểu lộ tình cảm emoticons trên điện thoại của người tiêu dùng. Ngoài yếu tố sáng tạo, điều quan trọng là chiến dịch này đã thiết lập mối quan hệ thân thiết với người tiêu dùng. Khi thương hiệu thâm nhập vào đời sống hàng ngày của người tiêu dùng, thương hiệu có thể tương tác ở mức độ gần gũi hơn, từ đó đạt được mức độ trung thành tốt hơn. Khả năng nuôi dưỡng mức độ trung thành với những thương hiệu xa xỉ cũng dựa trên những nguyên tắc này.
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
Truyền thông thương hiệu không phải là điều duy nhất phải được cá nhân hóa và diễn ra thường xuyên; thói quen sử dụng smartphone đang làm một cuộc cách mạng về cách người tiêu dùng mua sắm. Với việc người tiêu dùng có những trải nghiệm mua sắm trực tuyến và trong cửa hàng, thương mại điện tử trở nên ngày càng thịnh hành. Sản phẩm có thể được scan, chụp ảnh, chia sẻ, bàn luận, so sánh giá... trước khi người tiêu dùng quyết định mua. Chỉ cần nhìn vào con số dự đoán sự gia tăng 118% của thương mại điện tử trên mobile ở Trung Quốc, smartphone chính là chất xúc tác quan trọng cho khuynh hướng này (Nguồn: Khảo sát Global Inc. 2013). Người tiêu dùng luôn ở trong trạng thái quyết định “khi nào”: khi nào lướt web, khi nào chia sẻ thông tin, khi nào mua hàng. Do vậy thương hiệu phải dự đoán trước những quyết định này và đảm bảo từng bước được kết nối liền mạch. Chưa bao giờ câu nói người tiêu dùng đang giành thế chủ động’ lại đúng như hiện nay. App CX của Cathay Pacific là một ví dụ hoàn hảo cho việc một thương hiệu nhận ra được tầm quan trọng của hành trình người tiêu dùng, cả trên phương diện thương mại và thực tế. Ngoài những chức năng tiêu chuẩn như check-in trên mạng, app này còn cung cấp những thông tin du lịch cần thiết trên 50 thành phố trên toàn cầu. Câu hỏi “khách hàng muốn gì ở thời điểm này? Chúng ta dự đoán bằng cách nào?” được nêu ra ở từng bước. Bằng cách này, thương hiệu thiết lập mối quan hệ mật thiết với hành khách, giúp chuyến đi trở nên nhẹ nhàng hơn, và trong tương lại hành khách sẽ muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ của thương hiệu.
GIẢI TRÍ HIỆU QUẢ Một ví dụ khác cho hành trình này là sự hợp tác gần đây giữa hãng Jeans Levi và hiệu ứng hình ảnh VSCO. Nằm trong chiến dịch “Bộ sưu tập lữ khách”, hai đơn vị này đã tạo ra một app VSCO được cách điệu hóa dành cho việc tải từ mobile và khuyến khích những người đi xe đạp ghi lại lộ trình của họ và đăng tải trên Twitter hoặc Facebook. Dựa vào hai yếu tố giải trí và nghệ thuật, việc mua Levi trở thành một thú vui, vì nó kết hợp việc di chuyển bằng xe đạp và chụp ảnh, và mobile là chất xúc tác cho cơ hội này.
GOÙC NHÌN TRUYEÀN THOÂNG 15 KẾT LUẬN Trải nghiệm mua sắm đã trải qua nhiều thay đổi quan trọng trong thế kỷ qua, từ siêu thị, khu mua sắm đến tự thanh toán và thiết lập thẻ thành viên. Một điều có thể dự đoán được rằng sự thay đổi kế tiếp sẽ xảy ra sẽ từ smartphone; đằng sau màn hình nhỏ bé đó là một thế giới luôn biến đổi, và các thương hiệu nắm bắt được cơ hội tiếp cận người tiêu dùng thông qua kết nối cá nhân sẽ là thương hiệu thành công.
CHIẾN DỊCH FAMI#NHALANOI
Một trong những chiến dịch thành công minh họa cho ý “kết nối cá nhân” nêu trên là chương trình Fami#Nhalanoi (Nhà là nơi) do nhãn hàng Fami thuộc công ty sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy phối hợp với công ty truyền thông Bates CHI & Partners Việt Nam thực hiện. Nhân sự kiện ngày gia đình Việt Nam 28/06 năm nay, Fami đã thực hiện một chiến dịch về chủ đề gia đình theo một cách mới lạ, đầy cảm xúc và chiến dịch Fami#Nhalanoi đã khuấy động được mạng xã hội trong suốt thời gian trước và sau ngày gia đình Việt Nam. Khởi xướng từ việc muốn sữa đậu nành Fami trở nên gần gũi hơn với giới trẻ, nhưng vẫn giữ được thế mạnh của Fami là sản phẩm dành cho gia đình; công ty truyền thông Bates CHI & Partners Việt Nam đã dành thời gian tìm hiểu cách biểu lộ tình cảm gia đình của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội. Kết luận cho thấy khái niệm gia đình đang ngày càng thay đổi, với những định nghĩa khác nhau đối với từng gia đình. Lấy cảm hứng từ câu châm ngôn của thương hiệu “Nhà là nơi có Fami”, tâm điểm của chiến dịch là hashtag #Nhalanoi và bắt đầu bằng việc dùng những người có sức ảnh hưởng chia sẻ quan niệm của họ về gia đình qua PR và mạng xã hội. Bằng việc chọn lựa những quan điểm về gia đình hiện đại từ những bà mẹ đơn thân, gia đình hôn nhân đồng giới, hôn nhân đa chủng tộc... đến những gương mặt đại diện như Ánh Viên (vô địch bơi lội SEA GAMES), Phương Mỹ Chi (giải nhất The Voice Kid 2014) và những ngôi sao internet JVevermind, Dưa Leo, Lê Bích, chiến dịch Fami#Nhalanoi đã khuyến khích mọi người chia sẻ quan điểm về gia đình bằng chính những câu chuyện cảm động của họ.
Để đa dạng số lượng người tham gia, một web & mobile app đã được đính kèm trên website nhalanoi. com với những bước đơn giản. Bước 1: gửi định nghĩa về gia đình của bạn vào hashtag #Nhalanoi Bước 2: chọn một ảnh nền từ thư viện ảnh trên website và tải lên mạng xã hội của họ. Do lường trước được hạn chế màn hình nhỏ trên mobile, một chức năng đặc biệt đã được tạo ra để người sử dụng có thể nối những từ khóa với những hình ảnh có sẵn. Khi người sử dụng đánh những từ khóa trên, app sẽ tự động đưa ra những hình ảnh thích hợp. Bước 3: chia sẻ trên mạng xã hội bằng một cái nhấp chuột đơn giản.
Kết quả: l Chỉ tính riêng mạng xã hội đã đạt được 24.798.856 lượt tiếp cận người dùng (reach) (tăng 148% so với chỉ tiêu đặt ra) và 90% người tham gia chiến dịch (tạo banner trên website www.nhalanoi.com) thuộc nhóm 18 - 34 tuổi. Nhiều định nghĩa về gia đình hết sức cảm động, chân thật, và đã được cộng đồng mạng chia sẻ lại (51,4% số lượng post được lan truyền trên online). l Chiến dịch đã có được gần 600.000 tương tác trên Facebook (tăng 254% so với chỉ tiêu), 2,7 triệu lượt xem trên Vlog (tăng 237% so với chỉ tiêu). l Bài hát “Nhà Là Nơi” có gần 4 triệu lượt xem trên internet tính đến thời điểm hiện tại. Bài hát được nhiều thành viên trên Youtube đăng tải, bao gồm cả FapTV nhóm đăng tải nội dung phổ biến nhất trên Youtube. l Gần 150.000 người chọn bài hát “Nhà Là Nơi” là nhạc chờ trên mobile. l Và quan trọng hơn cả là chiến dịch đã giúp Fami bán được gần 125 triệu hộp sữa đậu nành trong vòng 1 tháng sau khi thực hiện chương trình - một kỷ lục chưa từng có của thương hiệu. www.ogilvydo.com
Chuyên mục “Góc nhìn truyền thông” do Ogilvy Việt Nam phối hợp cùng VCCI-HCM mở ra nhằm mang đến những thông tin mới nhất về truyền thông cho các DN hội viên của VCCI-HCM. Quý DN có thể chia sẻ ý kiến và gửi câu hỏi về ban biên tập theo địa chỉ gocnhintruyenthong@vcci-hcm.org.vn.
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
ĐOÀN DN THAM DỰ TRIỂN LÃM COSMOPROF-ASIA HONG KONG 2015 Cosmoprof-Asia Hong Kong 2015 là Triển lãm chuyên ngành mỹ phẩm, các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ làm đẹp lớn nhất châu Á, mang lại nhiều giá trị thiết thực cho khách tham quan để tiếp cận các sản phẩm, trang thiết bị mới nhất cũng như xu hướng làm đẹp của thế giới. Triển lãm quy tụ hơn 1.700 thương hiệu hàng đầu về các sản phẩm, dịch vụ, trang thiết bị trong ngành công nghiệp làm đẹp và mỹ phẩm đến từ 40 quốc gia, chiếm diện tích sàn Triển lãm gần 75.000m2. l Thời gian: Từ ngày 11 - 13/11/2015. Địa điểm: Trung tâm Hội nghị & Triển lãm HongKong. l Chi phí trọn gói: 15.800.000 đồng/ khách l Sản phẩm và dịch vụ trưng bày: mỹ phẩm và nước hoa; thực phẩm & đồ uống bổ sung làm đẹp; thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng; liệu pháp và y học cổ truyền châu Á; trang thiết bị và sản phẩm dùng trong Spa, Beauty Salon; sản phẩm và thiết bị chăm sóc tóc, trang trí tiệm tóc... l Website: www.cosmoprof-asia.com DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 6499 / 08. 3932 5166 - Fax: 08. 3932 5472 C. Trà - DĐ : 0983 630 609; Email: huongtra@vcci-hcm.org.vn / travcci@yahoo.com
TRIỂN LÃM KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÁY MÓC CHẾ TẠO QUỐC TẾ (IESS 2015) Được tổ chức tại Ấn Độ, IESS 2015 là Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 chuyên về máy móc thiết bị, nghiên cứu và phát triển công nghệ, phụ kiện... phục vụ quốc phòng, công nghiệp nặng, năng lượng, khai thác mỏ, đường sắt, thiết bị chiếu sáng, ô tô, dệt may, chế biến thực phẩm, điện, điện tử... l Thời gian: Từ ngày 24 - 26/11/2015. Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Mumbai, Ấn Độ l Những ưu đãi dành cho DN Việt Nam: Hỗ trợ chi phí vé máy bay khứ hồi, khách sạn; đi lại giữa khách sạn - Trung tâm Triển lãm và ngược lại; đưa đón sân bay và đưa về khách sạn; bữa trưa tại Triển lãm; tham dự chương trình biểu diễn Nghệ thuật Ấn Độ & Tiệc tối; tham gia cuộc gặp gỡ DN hai bên; kết nối với các DN Hội viên của EEPC. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo website: www.iesshow.in DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 7301- Fax: 08. 3932 5472 C. Như - DĐ: 0908 171 114; Email: quynh.nhu@vcci-hcm.org.vn / qnhu2012@gmail.com
Nhằm tạo điều kiện cho DN Việt Nam cập nhật thông tin về thị trường, gặp gỡ các đối tác tiềm năng, cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, VCCI-HCM tổ chức “Đoàn DN tham gia chương trình Giao lưu Thương mại CHANGEEXCHANGE 2016 & Khảo sát thị trường Ấn Độ”. Thời gian: Từ ngày 13 - 18/02/2016 (6 ngày 5 đêm) Địa điểm: TP. Bangalore và New Delhi hoặc Bodhgaya - Ấn Độ Đối tượng tham gia: tất cả DN trong các lĩnh vực liên quan có nhu cầu hợp tác, trao đổi thông tin với DN quốc tế chuyên về dược phẩm và y tế. CHANGEEXCHANGE 2016 là chương trình Giao lưu Thương mại thường niên do cơ quan IEEMA - Ấn Độ tổ chức gắn liền với Triển lãm ELECRAMA. Ngoài chương trình Giao lưu Thương mại, Ban tổ chức dự kiến sẽ bố trí cho Đoàn tìm hiểu văn hóa đặc trưng của Ấn Độ tại TP. New Delhi hoặc TP. Bodhgaya... Đây là cơ hội tốt cho DN khảo sát tiềm năng trong lĩnh vực thiết bị - vật tư ngành điện và tìm kiếm đối tác mới. Đặc biệt 10 DN đăng ký đầu tiên và đáp ứng các điều kiện của Ban tổ chức phía Ấn Độ sẽ được hoàn lại 600 USD tiền mặt sau khi tham dự chương trình. DN có nhu cầu tham dự, vui lòng đăng ký trước ngày 30/10/2015: PHÒNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 5495/ 6499 - Fax: 08. 3932 5472 A. Tuấn - DĐ: 0903 715 167; Email: vantuan@vcci-hcm.org.vn A. Vinh - DĐ: 0918 866 055; Email: hongocvinh@vcci-hcm.org.vn