SỐ
ISO 9001:2000 A. 171 Voõ Thò Saùu, Quaän 3, TP. Hoà Chí Minh T. 08. 39326 598 F. 08. 39325 472 W. www.vcci-hcm.org.vn E. vcci-hcm@hcm.vnn.vn
01
THÁNG 01/2016
2
KINH TẾ VIỆT NAM 2015 Tổng quan 2015
Tăng trưởng GDP và CPI qua các năm (%) 22.97
331,698 km2
Diện tích
GDP
91.7 triệu
Dân số GDP
193.4 tỷ USD
Xuất khẩu
162.4 tỷ USD
Nhập khẩu
165.6 tỷ USD
17.0%
39.7%
7.5
33.3%
8.3
9.19
6.8
8.46
6.31
5.32
6.78
5.89
5.03
5.42
5.98
2006
2007
2008
2009
2010
201 1
2012
2013
2014
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
15.81
23.27 10.65
Điện thoại các loại và linh kiện
12.00
10.20
Vải các loại
8.16
7.31
Sắt thép các loại
Gỗ và sản phẩm gỗ
6.80
Ô tô
5.99
Thủy sản
6.60
Chất dẻo
5.96
Phương tiện vận tải và phụ tùng
5.88
Xăng dầu các loại
3.81
Dầu thô
49.30
4.18
Kim ngạch xuất nhập khẩu một số nước/ khu vực chính (Tỷ USD)
18.30
Xuất khẩu
30.90
27.70
23.80
8.00
Trung Quốc
5.04
Kim loại thường khác
33.50
17.00
5.34
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày
2.90
Gạo
0.63
2015
27.61
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
22.63
Hàng dệt may
6.68
Trị giá 10 mặt hàng nhập khẩu năm 2015 (Tỷ USD) 30.65
Giày dép các loại
4.09
8.23
Điện thoại các loại và linh kiện
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
9.21 6.6
Trị giá 10 mặt hàng xuất khẩu năm 2015 (Tỷ USD)
Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
CPI
18.58
ASEAN
Hoa Kỳ
10.30
EU
Nhập khẩu 14.10 14.40
9.0
Hàn Quốc
Nhật Bản Nguồn: Tổng cục Thống kê (tính đến ngày 15/12/2015)
3 Theo hình thức đầu tư 22.3
22 18.6 14.7 11
10
11
13
Hình thức
100% vốn nước ngoài
14.5
12.3
11.5
10.5
22.76
20.2
Liên doanh Hợp đồng BOT, BT, BTO
2009
2010
2011
2012
2013
THEO ĐỊA PHƯƠNG
THEO QUỐC GIA
THEO NGÀNH
Vốn đăng ký Vốn thực hiện
Hợp đồng hợp tác KD
Theo năm (Tỷ USD)
TOP 10
STT
2015
2014
Số dự án cấp mới
NGÀNH
1
Công nghiệp chế biến, chế tạo
2
Kinh doanh bất động sản
3
Xây dựng
Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)
TỔNG SỐ
Số lượt dự án tăng vốn
Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD)
Số dự án cấp mới
Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)
1742
10,274.34
255
2,508.88
3
2,772.36
13
22.02
1
1.3
23.32
2,013
15,577.60
814
7179.7
22,757.29
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD)
955
8,927.81
517
6,305.42
15.233.23
34
2,146.41
12
248.29
2,394.70
112
573.63
26
162.94
736.57
4
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
59
97.22
9
24.98
122.20
5
Thông tin truyền thông
164
65.49
40
30.84
96.33
6
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa
306
375.24
89
166.81
542.05
7
Hoạt động chuyên môn, khoa học CN
209
228.77
54
21.30
250.07
8
Sản xuất phân phối điện, khí, nước,...
9
2,795.31
8
13.97
2,809.28
9
Vận tải kho bãi
51
67.17
18
73.59
140.77
10
Nông lâm nghiệp, thủy sản
18
160.02
14
107.48
267.50
11
Khác
96
140.52
27
24.06
164.58
TOP 10
STT STT
QUỐC GIA GIA QUỐC
Số dự dự án án Số cấp mới mới cấp
Vốnđăng đăngký Vốn kýcấp cấpmới mới (triệu USD)
Số lượt lượt dự dự Số án tăng tăng vốn vốn án
Vốnđăng đăngkýký Vốn tăngthêm thêm tăng (triệu USD)
Vốnđăng đăngkýkýcấp cấpmới mới Vốn vàvàtăng tăngthêm thêm(triệu USD)
1 1
Hàn Hàn Quốc Quốc
588 702
6,283.12 2,678.52
227 260
1,421.87 4,048.40
7,704.99 6,726.92
2 2
Malaysia Malaysia
112 27
2,817.50 2,447.49
31 15
218.91 30.75
3,036.41 2,478.24
3 3
Nhật Nhật Bản Bản
119 299
2,330.92 1,284.98
53 157
561.90 556.73
2,892.82 1,841.72
4 4
Đài Đài Loan Loan
342 110
1,336.75 940.40
175 61
962.24 457.89
2,298.99 1,398.30
5 5
Samoa Samoa
101 24
545.35 1,314.04
70 8
683.51 80.64
1,228.86 1,394.68
6 6
Vương Vương quốc quốc Anh Anh
29 30
408.26 1,265.68
27 5
382.14 5.10
790.40 1,270.78
7 7
Singapore Singapore
112 130
279.72 1,035.01
31 62
217.38 196.35
497.10 1,231.36
8 8
British British Virgin Virgin Islands Islands
36 52
151.93 697.82
16 29
236.50 521.39
388.43 1,219.21 346.32 1,196.18
9 9
Hong Hong Kong Kong
23 89
340.58 629.50
6 46
5.74 566.68
10 10
Hoa TrungKỳQuốc
43 169
85.93 665.52
14 31
223.71 69.30
309.64 734.81
11 11
Khác Khác
338 381
1,923.71 2,618.65
99 140
503.99 646.45
2,427.69 3,265.11
TOP 10
STT
ĐỊA PHƯƠNG
Số dự án cấp mới
Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)
Số lượt dự án tăng vốn
Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD)
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD)
1
Bắc Ninh
133
149.64
103
3,500.16
3,649.80
2
TP. Hồ Chí Minh
570
2,811.68
199
512.25
3,323.93
3
Bình Dương
200
2,465.77
95
486.99
2,952.76
4
Trà Vinh
2
2,526.80
-
-
2,526.80
5
Đồng Nai
103
1,471.91
71
475.06
1,946.97
6
Hà Nội
352
910.71
84
177.66
1,088.37
7
Hải Phòng
45
573.10
26
237.69
810.80
8
Bà Rịa - Vũng Tàu
11
326.31
13
406.10
732.41 577.04
9
Long An
119
308.68
42
268.36
10
Tây Ninh
16
502.88
5
25.30
528.18
11
Khác
462
3,530.11
176
1,090.11
4,620.22
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - MPI (tính từ 01/01 - 20/12/2015)
Số lượt dự án tăng vốn
Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD)
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD)
726
6729.4
17003.74
87
449.0
2957.87 2772.36
Theo tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
2.38%
Xây dựng
Hoạt động kinh doanh bất động sản
10.52%
3.24% Khác
4.95%
Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa
12.34%
Công nghiệp chế biến, chế tạo
69.94%
Theo tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm Khác
Hàn Quốc
39.18%
29.56%
Samoa
6.13%
Đài Loan
6.14%
Malaysia
Nhật Bản
8.09%
10.89%
(Trung tâm Thông tin Thương mại - VCCI-HCM tổng hợp)
4 HOAÏT ÑOÄNG VCCI-HCM
Việt Nam - Thị trường nhượng quyền thương hiệu tiềm năng của DN Hàn Quốc “Những năm gần đây, số lượng DN Hàn Quốc đến Việt Nam tìm kiếm đối tác đã tăng đột biến, trong đó số DN nhượng quyền thương hiệu trong năm 2015 đã tăng gấp 7 lần so với năm 2014”... là thông tin được ông Park Sang Hyup - Trưởng Văn phòng Thương vụ Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc (Kotra) tại TP.HCM đưa ra tại Hội thảo “Giới thiệu hoạt động kinh doanh nhượng quyền và các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng đứng đầu của Hàn Quốc” do VCCI-HCM phối hợp với Kotra tổ chức vào ngày 03/12. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Giám đốc VCCI-HCM Nguyễn Thế Hưng cho biết tính đến thời điểm hiện tại Hàn Quốc đang dẫn đầu trong 103 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 4.459 dự án, tổng vốn đăng kí trên 39 tỉ USD. Các DN FDI Hàn Quốc đóng góp trên 25% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, trong đó phải điểm danh các tập đoàn lớn như: Samsung, Lotte, LG, Huyndai... Sự hiện diện của
các tập đoàn này kéo theo nhiều DN vệ tinh cũng sang hoạt động tại Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực thương mại, Hàn Quốc hiện đứng thứ 3 trong Top 10 đối tác thương mại lớn của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu đứng thứ 5 và thị trường nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam. Với sự kiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chính thức được ký kết ngày 5/5/2015 vừa qua, lãnh đạo hai nước kỳ vọng sẽ nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 70 tỉ USD vào năm 2020. Quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng đi vào chiều sâu thiết thực và hiệu quả đã góp phần quan trọng giúp các sản phẩm và thương hiệu của Hàn Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực ẩm thực, mỹ phẩm... ngày càng trở nên thân thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Nắm bắt xu hướng này, những năm gần các nhà đầu tư Hàn Quốc đã dành nhiều sự quan tâm đầu tư phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong các lĩnh vực thức ăn nhanh, đồ uống, mỹ phẩm... tại Việt Nam. Hiện nay, đã có nhiều công ty lớn của Hàn Quốc hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam như: Lotteria, CJ Foodville, Genesis, Holly, F&B, SF Innovation, Caffe Bene, Tous Les Jours, Paris Baquette, BBQ Chicken... Ngoài ra còn có những thương hiệu khác như Don Chicken, Yadllie Chicken, Pizza Manu, Coffee Bay Coffee & Bakery, Namwa Restaurant đã nhượng quyền thành công tại nhiều
171 Voõ Thò Saùu, Q.3, TP.HCM Tel: 08. 3932 5167 Fax: 08. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn
nước trong khu vực châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines...) và đang sắp sửa “đổ bộ” vào Việt Nam. Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong hơn 8 năm qua, cơ quan này đã cấp phép cho 137 thương nhân và 148 thương hiệu, nhãn hiệu nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó lĩnh vực nhà hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất với 43,7% bao gồm 42 thương hiệu là các nhà hàng bán thức ăn nhanh, bánh cà phê, đồ uống, nhà hàng lẩu nướng. Tiếp theo là lĩnh vực thời trang chiếm 19,3% với 19 thương hiệu; giáo dục đào tạo chiếm 14,1% với 17 thương hiệu; cửa hàng bán lẻ khác 10,4% với 15 thương hiệu; cửa hàng tiện lợi chiếm 2,2% với 3 thương hiệu; sản xuất bán buôn các dịch vụ khác như dược phẩm, hoá chất, môi giới bất động sản, lưu kho... chiếm 10,3%. Ông Park Sang Hyup cho biết xu hướng ẩm thực và làm đẹp theo trào lưu Hàn Quốc đang được các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam tích cực tiếp nhận, chính vì vậy đã có nhiều DN Hàn Quốc tìm hướng đầu tư vào lĩnh vực này. Ông Park Sang Hyup nhấn mạnh: “Việt Nam có dân số đông và trẻ, thu nhập của nhóm trung lưu ngày càng tăng và và có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm mới. Chính điều này đã tạo ra sức hấp dẫn lớn cho thị trường nhượng quyền trong nước, theo đó Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường bùng nổ của nhượng quyền thương hiệu trong tương lai gần”.
Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: OÂng Nguyeãn Thanh Bình Phuï traùch TT Thoâng tin Thöông maïi VCCI-HCM Phuï traùch bieân taäp Thieát keá, myõ thuaät
GPXB soá 266/QÑ-STTTT do Sôû TTTT caáp ngaøy 17/10/2008 In taïi XN In Saøi Goøn 3 . Noäp löu chieåu thaùng 01/2016
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
HOAÏT ÑOÄNG VCCI-HCM 5
Kết nối doanh nghiệp TP.HCM - TP.Saint Petersburg
T
rong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Georgiya Sergeyevicha Poltavchenko - Thống đốc TP. Saint Petersburg, ngày 8/12 vừa qua VCCI-HCM đã phối hợp với Cơ quan Đại diện Thương mại LB Nga và các cơ quan hữu quan Nga tổ chức “Diễn đàn giữa các doanh nghiệp TP. Saint Petersburg và các doanh nghiệp phía Nam Việt Nam”. Ngoài lãnh đạo của TP. Saint Petersburg và TP.HCM, Diễn đàn còn có sự góp mặt của gần 30 doanh nghiệp Nga hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: ngân hàng; quản lý sân bay, vận tải hàng không; hoạt động triển lãm; dầu khí; cấp thoát nước; vận tải hàng hóa, thủ tục hải quan; năng lượng; dược phẩm và dược sinh học; điện tử; nhiên liệu... Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thống đốc Georgiya Sergeyevicha Poltavchenko đã giới thiệu đến cộng đồng doanh nghiệp phía Nam Việt Nam về tiềm năng lợi thế dồi dào trong phát triển kinh tế, đặc biệt là về tiềm năng du lịch và thu hút đầu tư của TP. Saint Petersburg. Phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có, những năm qua Saint Petersburg có bước phát triển mạnh mẽ, thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh, từ 985 triệu USD năm 2004 lên 13,4 tỷ USD năm 2013. Hiện Saint Petersburg đang tập trung kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp, các hoạt động gia công, xây dựng cao tốc,... Ngài Thống đốc bày tỏ mong muốn Diễn đàn lần này sẽ bắt một nhịp cầu giao lưu hữu ích, tạo cơ hội tốt để các doanh nghiệp Nga giới thiệu chi tiết về thế mạnh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp mình đến các doanh nghiệp TP.HCM, từ đó tìm kiếm được những đối tác phù hợp tiến tới thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài, góp phần củng cố và nâng tầm
quan hệ đối tác toàn diện giữa TP. Saint Petersburg - TP.HCM trong thời gian tới. Ông Meyksin Maxim Semenovich, Chủ tịch Ủy ban về Chính sách công nghiệp & Đổi mới của TP. Saint Petersburg cho biết với dân số đông, giao thông thuận tiện, quy mô nền công nghiệp lớn và vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, Saint Petersburg thực sự là thành phố đáng sống và đáng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung - TP.HCM nói riêng. Đặc biệt trên địa bàn thành phố có 1 khu công nghệ cao và 6 đặc khu kinh tế với hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, sẵn sàng chào đón và phục vụ hiệu quả nhu cầu của các nhà đầu tư. Ông Lê Văn Khoa - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết sau 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (30/1/1950 - 30/1/2015), 10 năm triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược và gần 3 năm triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, quan hệ hợp tác Việt Nam - LB Nga đã được nâng lên tầm cao mới và liên tục gặt hái những thành công vang dội trên nhiều địa hạt như: kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch... Trong vòng 20 năm trở lại đây,
kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - LB Nga đã tăng 10 lần, đạt 3 tỷ USD trong năm 2014 và lãnh đạo hai nước đang hướng đến mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Về phía TP.HCM, trong 11 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Thành phố và các đối tác Nga đã đạt 226,24 triệu USD. Riêng trong lĩnh vực đầu tư, hiện LB Nga có trên 20 dự án đầu tư tại TP.HCM với tổng vốn đầu tư 32,45 triệu USD. Trong quan hệ giữa TP.HCM và TP. Saint Petersburg, năm 2015 này hai Thành phố đang kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng cho cộng đồng doanh nghiệp tại hai Thành phố. Ông Khoa nhấn mạnh: “Trong bối cảnh đó, Diễn đàn doanh nghiệp Saint Petersburg và các doanh nghiệp phía Nam Việt Nam hôm nay sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp TP.HCM và TP. Saint Petersburg tìm hiểu thông tin, lựa chọn đối tác phù hợp hướng tới thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài dựa trên các dự án đầu tư cụ thể; qua đó tạo đòn bẩy thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch giữa hai Thành phố phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới”. www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
6 HOAÏT ÑOÄNG DÖÏ AÙN
DÖÏ AÙN
CAÙC VÍ DUÏ ÑIEÅN HÌNH
GIẢM NỨT TÉT DO BẮN ĐINH VÀ TIẾT KIỆM BAO PE MỎNG Dự án Phát triển Doanh nghiệp bền vững SCORE là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh một cách bền vững, do VCCI-HCM và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp triển khai từ năm 2011. Tiếp nối các thành công bước đầu của dự án, VCCI-HCM tiếp tục phối hợp với ILO cùng sự hỗ trợ của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ (HAWA) và Hiệp hội gỗ Bình Dương (BIFA) triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ các DN trong ngành sản xuất đồ gỗ với sự tham gia của hơn 80 DN. Công ty CP Chế biến gỗ Đức Thành tọa lạc ở phường 14, Quận Gò Vấp, TP.HCM
T
ừ một nhà máy nhỏ ban đầu với số vốn 105 triệu đồng và 60 công nhân, đến nay công ty đã có 2 nhà máy và đang tiến hành mở rộng nhà máy hiện hữu tại Tân Uyên, Bình Dương nhằm đáp ứng kế hoạch tăng trưởng bình quân 15-20% về doanh thu hàng năm. Với phương châm “góp phần bảo vệ môi trường sống”, gỗ Đức Thành chuyên sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất, đồ dùng nhà bếp, gia dụng, sản phẩm trang trí nội thất, đồ chơi trẻ em,... làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ Đức Thành đã tham gia dự án SCORE chuyên đề 1 “Hợp tác nơi làm việc” và chuyên đề 2 “Quản lý chất lượng”. Trong quá trình thực hiện chuyên đề 2, nhóm cải tiến đã thực hiện nhiều dự án cải tiến đem lại nhiều tiết kiệm cho công ty. Nổi bật là dự án “Giảm nứt tét do bắn đinh” và “Tiết kiệm bao PE mỏng”. Nhóm cải tiến đã sử dụng phương pháp phân tích lỗi sản phẩm qua sơ đồ xương cá, cùng tìm kiếm giải pháp với công nhân và đạt được những kết quả đáng khích lệ. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
DỰ ÁN GIẢM NỨT TÉT DO BẮN ĐINH Đặc tính sản phẩm của công ty là hầu hết phải bắn đinh để liên kết các chi tiết sản phẩm. Trong quá trình này, nhà máy thường gặp phải vấn đề đinh bị lồi hoặc gây nứt tét làm lãng phí công để tái chế, phôi liệu để bù sản phẩm hư.
Đinh bị lồi
Bắn đinh không đúng thao tác bị nứt gỗ
Nhóm cải tiến đã thực hiện các bước cải tiến nhằm chấn chỉnh lỗi nứt tét do bắn đinh như sau: Bắn đúng thao tác theo chiều dọc sớ gỗ, sử dụng đinh đúng quy cách (từ sử dụng đinh i sang đinh chỉ hoặc thay đổi chiều dài đinh tùy sản phẩm) sẽ hạn chế nứt tét và lồi đinh. Chọn phần đinh I dọc sớ gỗ
Giữ chặt súng bắn đinh khi bắn
Hiệu quả thu thập số liệu thống kê lỗi nứt tét, lồi đinh như sau: l Tháng 08/2014: lỗi nứt + lồi đinh chiếm 37% lỗi trên tổng sản phẩm kiểm tra l Tháng 09/2014: lỗi nứt + lồi đinh chiếm 26% l Tháng 10/2014: giảm còn 15% l Tháng 11/2014: chỉ còn 8%
HOAÏT ÑOÄNG DÖÏ AÙN 7 DỰ ÁN TIẾT KIỆM PE MỎNG Trong quá trình di chuyển hàng hóa qua lại giữa các tổ và vận chuyển hàng giữa nhà máy ở Gò Vấp và Bình Dương, phương pháp cũ của Công ty là dùng nylon quấn kiện để tránh ngã đổ. Nhóm cải tiến đã quan sát và phát hiện: các công đoạn sản xuất đã sử dụng quá nhiều nylon để quấn kiện. Ví dụ: sử dụng nylon để quấn Palette, quấn xe nóc nhà... nhằm tránh rơi rớt các chi tiết nhỏ. Sau quá trình thảo luận cải tiến, Nhóm đã thử nghiệm dùng giỏ nhựa loại lớn để chứa các chi tiết nhỏ tránh bị rơi đổ, thay xe nóc nhà để không phải sử dụng nylon quấn kiện và đã thành công, tiết kiệm được nhiều nylon.
Nhóm nghiên cứu tiết kiệm nylon quấn kiện bằng việc hướng dẫn cách quấn cho các tổ: chỉ quấn phần giữa kiện hàng và quấn 1 lớp (vừa đủ chặt, không quấn dư). Kết hợp với việc dùng giỏ nhựa đựng các sản phẩm, các chi tiết nhỏ - khi chất xếp vào giỏ muốn sử dụng được nhiều diện tích phải xếp gọn và đó cũng là hành động ngăn ngừa việc cấn móp sản phẩm. Giá trị tiết kiệm của dự án nylon quấn kiện: Trước cải tiến: 2 nhà máy sử dụng 8 cuộn/ ngày. Sau cải tiến: chỉ còn 4,5 cuộn/ ngày Giá trị tiết kiệm được: 3,5 cuộn/ ngày x 340 ngày = 1.190 cuộn/năm 1.190 cuộn x 142.000 đ/cuộn = 168.980.000 đ/năm Hiện nay, nhóm đã tiếp tục thực hiện duy trì và nghiên cứu tiết kiệm giảm định mức từ 4,5 cuộn/ ngày còn 3 cuộn/ ngày. Như vậy, đã tiết kiệm thêm được hơn 70.000.000 đ/ năm.
Quấn PE mỏng để tránh ngã đổ
Ông Lê Hồng Thắng, TGĐ Công ty, cho biết: ”BGĐ công ty đánh giá cao những hiệu quả mà dự án SCORE mang lại. Sản xuất ra hàng đạt chất lượng nhiều hơn nhờ áp dụng công cụ đảm bảo chất lượng bằng cách kiểm soát các yếu tố đầu vào (5M + E: nghĩa là các yếu tố gây ra lỗi như con người, máy móc, phương pháp quy trình, giám sát, điều kiện ánh sáng) chứ không chỉ tập trung vào KCS. Để cải tiến, nhóm cải tiến chất lượng phải tập trung vào 5M + E này. Ngoài ra, nhóm cải tiến Công ty đã và đang thực hiện nhiều dự án cải tiến như: Quy trình cắt thanh vỉ, cải tiến in lụa mang lại hiệu quả gấp đôi, thay đổi quy trình chà rãnh mang lại hiệu quả nhanh gấp 4 lần... Chúng tôi tin tưởng vào dự án SCORE khi hoạt động cải tiến được đẩy mạnh và duy trì tốt, sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và chúng tôi sẽ duy trì hoạt động cải tiến 1 cách bền vững”. www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
8 HOAÏT ÑOÄNG SAÉP TÔÙI
HỘI THẢO
WALMART 2016
Phát triển các DN cung ứng do Phụ nữ sở hữu Là một phần trong cam kết phát triển và nâng cao vai trò của phụ nữ trên khắp thế giới, Walmart và Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại Việt Nam (VTFA - bao gồm các thành viên sáng lập USAID • VCCI • AmCham) hân hạnh đồng tổ chức Hội thảo “Phát triển các DN cung ứng do Phụ nữ sở hữu”: • Thời gian: Thứ sáu, ngày 15/01/2016 (08:00-17:00) • Địa điểm: KS New World, 76 Lê Lai, Q.1 • Phí tham dự: 1.000.000 VNĐ/ DN
Hội thảo sẽ bao gồm các khách mời và thảo luận với các nhà lãnh đạo cấp cao từ Walmart cùng với các nữ doanh nhân sở hữu DN cung ứng cho Walmart (Women Owned Businesses - WOB). Để tham khảo thêm thông tin và đăng ký tham dự, DN vui lòng truy cập tại website: http://vcci-hcm.org.vn/tin-vcci/ su-kien-sap-toi/hoi-thao-walmart-2016-phat-trien-cacdoanh-nghiep-cung-ung-do-phu-nu-so-huu-ht6130.html.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: LIÊN MINH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (VTFA) Chị Minh Hà, VCCI Project Manager ĐT: 08. 3932 5171 Email: ha.huynh@vtfa.org huynhminhha@vcci-hcm.org.vn
GIẢI PHÁP TÀI TRỢ VỐN TÍN CHẤP DÀNH CHO DNNVV Theo khảo sát của Viện Quản trị DNNVV, hiện chỉ có khoảng 30% DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ các nguồn không chính thức với chi phí rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do DN thiếu hoặc không có tài sản thế chấp. Nhằm hỗ trợ các DN tiếp cận với các giải pháp tín dụng tín chấp, VCCI-HCM phối hợp với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) tổ chức hội thảo “Giải pháp tài trợ vốn tín chấp dành cho DNNVV”. l Thời gian: Thứ tư, ngày 13/01/2016 (08:30 - 11:30) l Địa điểm: KS Continental, 132 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Q.1 l Nội dung: Tình hình tiếp cận vốn và những chính sách, giải pháp hỗ trợ DN; Sản phẩm cho vay tín chấp dành cho DNNVV; Lễ ký Biên bản Ghi nhớ về tài trợ vốn tín chấp giữa VP Bank và các DNNVV. l Phí tham dự: Miễn phí. DN có nhu cầu tham dự, vui lòng đăng ký trước ngày 09/01/2016: TRUNG TÂM HỖ TRỢ DNNVV, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 5170; Fax: 08. 3932 5472 C. Điệp - DĐ: 0938 991 922; Email: diepnguyen@vcci-hcm.org.vn VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
HOAÏT ÑOÄNG SAÉP TÔÙI 9 Nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế, trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ, Hội Mỹ nghệ & Chế biến Gỗ TP.HCM (HAWA) phối hợp với VCCI-HCM và Trung tâm Hỗ trợ Nhập khẩu từ các nước phát triển - CBI Hà Lan tổ chức chương trình “Hỗ trợ xúc tiến XK cho ngành Chế biến gỗ Việt Nam” trong năm 2015 và 2016. Tiếp theo khóa học Tiếp thị XK, khóa học “Kỹ năng tham dự hội chợ triễn lãm” nhằm mục tiêu hỗ trợ nâng cao năng lực cho các DN Việt Nam khi tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, tăng cường hiệu quả xúc tiến thương mại và đẩy mạnh XK đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ sang thị trường châu Âu.
l
Nội dung chính: - Nghiên cứu về hội chợ: Cách lựa chọn hội chợ phù hợp với DN - Công tác chuẩn bị của DN trước khi tham dự triển lãm: sản phẩm, tài liệu quảng bá, cách trưng bày, thời gian chuẩn bị - Logistic trong các hội chợ quốc tế. - Hướng dẫn và củng cố các kỹ năng trình bày, thuyết trình và marketing tại hội chợ.
l
Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh
Kỹ năng tham dự hội chợ triển lãm Thời gian: Ngày 11 - 12/01/2016 (08:30-16:30) Địa điểm: Tòa nhà trụ sở HAWA 185 Lý Chính Thắng, P.7, Q.3 l Giảng viên: Ông Dirk Heuff - Chuyên gia Cao cấp của Trung tâm Hỗ trợ Nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) - Bộ ngoại giao Hà Lan. l Đối tượng tham dự: Cán bộ phụ trách hoạt động tham gia hội chợ triển lãm Lưu ý: Khóa học chỉ dành cho các DN tham gia hội chợ triển lãm quốc tế.
Chi phí tham dự: - 1.000.000 đồng/học viên/khóa học (Dành cho hội viên HAWA và VCCI) - 1.500.000 đồng/học viên/khóa học đối với DN khác. DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: TRUNG TÂM HỖ TRỢ DNNVV, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 5170; Fax: 08. 3932 5472 C. Ngọc - DĐ: 0907 578 576. Email: ngocphan@vcci-hcm.org.vn
KHÓA ĐÀO TẠO
“Kỹ năng quản lý căng thẳng Stress management” Nhịp sống hiện đại và môi trường cạnh tranh ngày càng cao khiến chúng ta dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi. Những giây phút bên gia đình ngày càng ít đi và thời gian nghỉ ngơi ngày càng trở nên xa xỉ. Nếu không có sự điều tiết bản thân phù hợp với các phương pháp hiệu quả, chính những áp lực công việc, sự bất ổn ở văn phòng và những lo lắng cá nhân đó có thể gây ra STRESS và những căn bệnh liên quan. Nhằm giúp các DN Việt Nam tiếp cận với các phương pháp khoa học hiện đại “Đơn giản - Hiệu quả” để kiểm soát STRESS, từ đó nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống, VCCI-HCM tổ chức khóa đào tạo “Kỹ năng quản lý căng thẳng - Stress management”. l Thời gian: Thứ năm, ngày 07/01/2016 (08:30-16:30) l Địa điểm: Phòng đào tạo Lầu 4, VCCI-HCM, 171 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3 l Giảng viên: Ông Michael Lavins - Giáo sư Tâm lý học, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hiệu quả Hành vi Tổ chức, Uỷ viên Ban Quản trị của Hội Tâm lý học Chicago. l Phí tham dự: 700.000đ/người, hội viên VCCI: 600.000đ/người. DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: TRUNG TÂM HỖ TRỢ DNNVV, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 5170 - Fax: 08. 3932 5472; C. Điệp - DĐ: 0938 991 922; Email: diepnguyen@vcci-hcm.org.vn
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
10 KINH TEÁ VIEÄT NAM
10 ÀIÏÍM NHÊËN KINH TÏË VIÏÅT NAM NÙM 2015 Kết thúc năm 2015, bức tranh kinh tế Việt Nam xuất hiện những “gam màu sáng” khi nhiều chỉ tiêu quan trọng đã đạt được, đặc biệt là tăng trưởng GDP vượt mục tiêu đề ra với 6,68%. Với nền tảng ổn định vĩ mô vững chắc, những động thái cải cách quyết liệt môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, kinh tế Việt Nam đang mạnh mẽ vươn mình, tự tin bước vào chặng đường phát triển mới 2016 - 2020 và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
1. Hội nhập kinh tế quốc tế sôi động
2. Tăng trưởng GDP cao nhất trong 5 năm qua
Năm 2015 chứng kiến những sự kiện lớn về kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á - Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kygyzstan) và Hàn Quốc; đồng thời kết thúc đàm phán và đạt được các thỏa thuận trong FTA với Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với 4 FTA này, Việt Nam đang và sẽ có quan hệ sâu rộng với 45 nước đối tác, chiếm tới 65% GDP và 50% thương mại của thế giới. Đặc biệt, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành từ ngày 31/12/2015 sẽ tạo thêm cơ hội cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới.
Theo Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn 0,48% so với mục tiêu Quốc hội đề ra (6,2%). Đây là mức tăng cao nhất 5 năm qua, phản ánh nền kinh tế đã phục hồi rõ nét. Đặc biệt, GDP năm nay cũng tăng cao hơn mức bình quân của giai đoạn 2008-2010 (6,14).
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
3. Lạm phát thấp nhất trong 14 năm tạo đà cho tăng trưởng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014; bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,05%. Đây là tốc độ tăng thấp nhất kể từ năm 2001, là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, CPI ở mức thấp và ổn định tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ theo cơ chế thị trường.
4. Môi trường kinh doanh được cải thiện, chỉ số cạnh tranh có nhiều khởi sắc Năm 2015, môi trường và cơ hội kinh doanh Việt Nam có sự cải thiện đáng kể. Đặc biệt, từ ngày 1/7/2015, khi Luật Đầu tư 2014 chính thức có hiệu lực, có tới 3.299 điều kiện kinh doanh tại các thông tư, quyết định của các bộ, ngành bị bãi bỏ và hết hiệu lực thi hành trong số 6.475 điều kiện kinh doanh thuộc các cấp độ khác nhau. Từ nay, chỉ có ba cơ quan gồm Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ mới có quyền ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh. Năm 2015, ngành Thuế đã giảm thêm 50 giờ nộp thuế của DN (hiện còn 117 giờ, bằng mức trung bình khu vực ASEAN-6). Hiện tại, hơn 98% các DN đã kê khai thuế qua mạng; trên 80% DN đã nộp thuế theo phương thức điện tử; hơn 98% kim ngạch XNK đã được thông quan điện tử.
KINH TEÁ VIEÄT NAM 11
5. Đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông Nhiều công trình giao thông trọng điểm, quy mô lớn như: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cao tốc Nội Bài - Lào Cai; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ; đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (QL 14)... được đưa vào khai thác trong năm 2015 đã tạo đột phá về phát triển hạ tầng. Các công trình này góp phần nâng cao năng lực vận tải, đẩy mạnh giao thương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế vùng miền và đưa kết cấu hạ tầng Việt Nam bắt kịp xu thế hội nhập.
8. Ứng phó thành công với giá dầu giảm sâu
6. Việt Nam thu hút gần 23 tỉ USD vốn FDI Kết thúc năm 2015, vốn FDI cam kết mới và vốn thực hiện của khối DN khu vực này đều tăng so với năm ngoái, tuy nhiên mức tăng không cao. Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm 2015 đến ngày 20/12, nguồn vốn FDI cam kết vào Việt Nam đạt 22,76 tỉ USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Trong số này, cả nước có 2.013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỉ USD và có 814 lượt dự án FDI đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 7,18 tỉ USD.
7. Nhập siêu quay trở lại sau 3 năm Sau ba năm liên tiếp xuất siêu, nhập siêu đã chính thức quay trở lại trong năm 2015 khi cán cân thương mại cả nước thâm hụt 3,2 tỷ USD. Đáng chú ý là mức nhập siêu từ Trung Quốc và ASEAN vẫn tăng khá cao do nhu cầu NK nguyên phụ liệu đầu vào tăng. Tuy nhiên, việc nhập siêu quay trở lại cũng thể hiện nền kinh tế đang có những khởi sắc khi nhu cầu NK nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc của DN tăng lên.
Giá dầu thô vẫn tiếp tục lao dốc trong năm 2015 và cuối năm ở quanh mốc 35 USD/thùng, đã tác động trực tiếp tới thu ngân sách và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới sự điều hành của Chính phủ thì nền kinh tế đã không phải chịu nhiều tác động tiêu cực khi giá dầu giảm mà thậm chí còn tận dụng được nhiều thuận lợi. Thay vì chiếm tỷ trọng khoảng 20% như trước đây, thu từ dầu thô hiện chỉ còn chiếm khoảng 6% trong cơ cấu thu ngân sách. Trong khi đó, giá dầu giảm đã giúp cho giá xăng dầu NK giảm, tác động tích cực đến nền kinh tế khi đây là nguyên liệu đầu vào cơ bản. Việc giá xăng dầu giảm giúp giảm chi phí đầu vào cho các DN.
9. Chính phủ thông qua tăng lương tối thiểu vùng 12,4% năm 2016 Sau nhiều tranh cãi giữa đại diện giới chủ và người lao động, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chính thức chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4% và đã được Chính phủ thông qua vào tháng 11/2015. Cùng với việc chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng, Quốc hội đã đồng ý thông qua chủ trương tăng 5% lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang từ ngày 1/5/2016 sau ba năm liên tục không tăng lương cơ sở. Động thái này được đánh giá là sự nỗ lực và cố gắng lớn của Chính phủ trong bối cảnh ngân sách khó khăn hiện nay.
10. Đẩy mạnh thoái vốn Nhà nước tại các DN Ngày 13/10 Chính phủ đã đưa ra thông báo thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại 10 DN. Điều đáng chú ý là trong số các DN được thoái vốn, có những DN làm ăn hiệu quả như Vinamilk, Công ty CP FPT, Bảo hiểm Bảo Minh... Việc thoái vốn Nhà nước tại các DN đang được xem là “con gà đẻ trứng vàng” cho Nhà nước được các chuyên gia nhìn nhận như một động thái tích cực cho thị trường, giúp Chính phủ có thêm nguồn để chi tiêu, trong đó tập trung cho chi đầu tư phát triển. (Tổng hợp) www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
12 KINH TEÁ THEÁ GIÔÙI
Sùæc maâu bûác tranh kinh tïë thïë giúái 2015 Ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được hoàn tất, giá dầu thấp nhất trong vòng 7 năm qua, khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp được giải quyết... là những sự kiện nổi bật tạo nên bức tranh kinh tế thế giới đầy màu sắc trong năm 2015 vừa qua.
M&A TOÀN CẦU ĐẠT KỶ LỤC Theo số liệu của Dealogic, năm 2015 là một năm kỷ lục về giá trị các vụ sáp nhập và thâu tóm (M&A) toàn cầu với tổng trị giá gần 4.800 tỉ USD, phá vỡ kỷ lục về giá trị M&A trong năm 2007. Số lượng các vụ sáp nhập khổng lồ trị giá từ 10 tỉ USD trở lên cũng tăng lên mức kỷ lục. Những thương vụ M&A lớn trong năm bao gồm: Pfizer (Mỹ) và Allergan (Mỹ) với 149 tỷ USD, Anheuser-Busch InBev (Bỉ) và SABMiller (Anh) với giá trị 106 tỷ USD, Dow Chemical (Mỹ) và DuPont (Mỹ) với giá trị 60 tỷ USD...
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN CHÍNH THỨC THÀNH LẬP 13 năm kể từ khi đề xuất ý tưởng về cộng đồng kinh tế chung, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 31/12/2015 nhằm mục đích gắn kết những nền kinh tế sôi động, có khả năng cạnh tranh và tích hợp cao. Sự kiện này đánh dấu giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu rộng hơn của khu vực ASEAN. Với quy mô thị trường hơn 625 triệu dân, GDP đạt mức 2.600 tỷ USD, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới, một thị trường năng động với rất ít các rào cản về nhân lực, hàng hóa và vốn đầu tư.
HOÀN TẤT ĐÀM PHÁN TPP Sau hơn 5 năm đàm phán tích cực, 12 nước (trong đó có Việt Nam) tham gia tiến trình đàm phán TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng vào ngày 5/10/2015. Theo kế hoạch, TPP có thể được ký kết trong quý I/2016 và chính thức có hiệu lực trong 18-24 tháng sau khi đàm phán hoàn thành. Được xem là hiệp định của thế kỷ, TPP sẽ tạo ra khối tự do thương mại lớn nhất thế giới và chiếm tới 40% sản lượng kinh tế toàn cầu và có thể giúp kinh tế toàn cầu gia tăng thêm 300 tỷ USD mỗi năm.
VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
GIẢI CỨU NỢ HY LẠP THÀNH CÔNG Vấn đề nợ của Hy Lạp một lần nữa lại làm “đau đầu” các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Cuối cùng các lãnh đạo Eurozone và Hy Lạp cũng đạt được đồng thuận về một gói giải cứu, trong đó các ngân hàng Hy Lạp sẽ được “bơm” khẩn cấp 25 tỷ euro. Tháng 8, chính quyền Athens và các chủ nợ tiếp tục đạt được thỏa thuận về gói giải cứu cung cấp tới 86 tỷ euro. Các thỏa thuận này đã khép lại thời kỳ đàm phán vất vả của Hy Lạp suốt thời gian qua.
KINH TEÁ THEÁ GIÔÙI 13 ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ VÀO GIỎ TIỀN QUỐC TẾ Ngày 30/11, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tuyên bố đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đủ điều điều kiện để đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2016. Động thái của IMF phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là minh chứng cho các nỗ lực của Trung Quốc trong nhiều năm qua nhằm mở cửa thị trường vốn, đáp ứng các tiêu chí quốc tế về tài chính và thúc đẩy vai trò của thị trường trong việc quyết định giá trị của đồng Nhân dân tệ.
FED NÂNG LÃI SUẤT CƠ BẢN SAU GẦN 1 THẬP KỶ Ngày 16/12, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sau hai ngày nhóm họp đã quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 0-0,25% lên 0,25%-0,5%. Đây là lần đầu tiên FED tăng lãi suất sau gần một thập kỷ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc Mỹ tăng lãi suất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế mới nổi. Lãi suất đồng USD cao hơn có thể khuyến khích dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường này do giới đầu tư quay trở lại thị trường Mỹ với hy vọng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Các nước có thể cũng phải trả nhiều hơn cho những khoản nợ vay bằng USD.
NHẬT BẢN THOÁT SUY THOÁI Trái với lo ngại ban đầu, nền kinh tế lớn thứ hai châu Á cuối cùng cũng thoát khỏi suy thoái về mặt kỹ thuật, khi đạt mức tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm 2014. Bất chấp con số khả quan về kỹ thuật, giới chức Nhật Bản vẫn phải tiếp tục theo đuổi chính sách kích thích kinh tế với mức bổ sung ngân sách dự kiến lên tới 24 tỷ USD. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng phải nỗ lực để đạt được mục tiêu lạm phát 2% sau thời gian dài Nhật Bản rơi vào giảm phát khiến nền kinh tế trì trệ, sức mua xuống thấp vì người dân găm giữ tiền thay vì tiêu xài.
GIÁ DẦU “CHẠM ĐÁY” Giá dầu thô những phiên cuối năm 2015 đã “dò đáy” ở mức dưới 40 USD một thùng, thấp nhất trong vòng 7 năm qua và đang dấy lên những lo ngại có thể rơi về mức 20USD/thùng. Giá dầu sụt giảm đã tác động mạnh đến thị trường tài chính thế giới. Giá các cổ phiếu thuộc nhóm năng lượng trên toàn cầu đồng loạt sụt giảm, chứng khoán của các tập đoàn xăng dầu lớn toàn cầu cũng như hàng loạt các “ông lớn” trong các lĩnh vực khác cùng mất giá. Với cú sốc giá dầu, tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 1,22% trong quý IV/2015 và dự báo sẽ giảm 0,68% trong năm 2016.
KINH TẾ TRUNG QUỐC CHỮNG LẠI
Trong 5 năm trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy giảm rõ rệt và dần rơi vào trạng thái báo động (tăng trưởng GDP giảm dần từ mức 10,6% vào năm 2010 xuống còn mức 7% dự kiến trong năm 2015). Sự “tụt dốc” của nền kinh tế Trung Quốc đã gây tổn thương các thị trường toàn cầu. Các nhà lãnh đạo của nước này trấn an giới đầu tư về mối lo ngại “hạ cánh cứng” của nền kinh tế và cam kết thực hiện song song nhiều biện pháp nhằm đảm bảo mọi biến động sẽ nằm trong vòng kiểm soát.
LÀN SÓNG RÚT VỐN ĐẦU TƯ KHỎI CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 540 tỷ USD là tổng dòng vốn bị các nhà đầu tư rút ra khỏi những thị trường mới nổi trong năm 2015. Đây là lần đầu tiên khối thị trường này bị rút vốn kể từ năm 1998. Theo các chuyên gia, những lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm tại các quốc gia mới nổi chủ yếu là do sự trì trệ của Trung Quốc và việc FED tăng lãi suất khiến giới đầu tư chao đảo.
NGA, CHÂU ÂU THIỆT HẠI TỪ CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT KINH TẾ Các đòn trả đũa về kinh tế của EU và Mỹ cùng với việc giá dầu thế giới sụt giảm đã thực sự khiến nước Nga thiệt hại lớn khi GDP rơi vào suy thoái sâu. Tuy nhiên, EU cũng thiệt hại nặng nề do các biện pháp trả đũa từ Nga. Ước tính, con số thiệt hại kinh tế mà cả Nga và EU bị mất đi trong năm 2015 có thể lên tới 100 tỷ USD mỗi bên. (Tổng hợp) www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
14 GOÙC NHÌN TRUYEÀN THOÂNG
Sự gần gũi của câu chuyện kể qua kỹ thuật số
Một cậu bé ngồi bên lò sưởi, chân vắt chéo, tay chống cằm. Bên cạnh là người mẹ ngồi trên ghế đang kể câu chuyện một người hùng đang chiến đấu với 13 con cá voi trên một chiếc bè bằng thân dừa. Cậu bé ngồi lặng yên , gần như nín thở để theo dõi câu chuyện khi bà mẹ kể đến đoạn con cá voi nhảy lên và làm chìm chiếc bè. Cậu bé há hốc miệng tỏ vẻ lo sợ, nhưng anh trai cậu ngồi bên đã ghé sát vào tai thì thầm, “đừng lo, người hùng không bao giờ chết”. Người mẹ tiếp tục kéo dài thời gian hồi hộp, tiếp tục câu chuyện nhưng chỉ tập trung vào những nhân vật còn lại. Cậu bé hồi hộp lo sợ cho tính mạng của người hùng và cuối cùng không kiềm chế được, câu phải thốt lên ‘người hùng thế nào! Chuyện gì xảy ra với người hùng?”. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
Trong đời thường, chúng ta thường kể chuyện, hoặc lắng nghe những câu chuyện, đọc những câu chuyện, tương tác và học hỏi từ chúng. Như Reynolds Price đã từng nói, “âm thanh của câu chuyện là âm thanh của cuộc sống”. Nhưng khi truyền tải qua kỹ thuật số, chúng ta cảm thấy khó diễn tả cách tốt nhất khi kể những câu chuyện tương tự. Kỹ thuật số có thể làm chúng ta hoang mang, từ những ứng dụng công nghệ và các kênh phân phối đến khả năng linh động và tương tác của chúng. Tuy nhiên, trong tất cả những điều mới mẻ trên, câu chuyện kể qua kỹ thuật số cũng rất giống với những thứ thời tiền sử: câu chuyện kể qua cách kể truyền thống. Cách kể chuyện truyền thống luôn theo lối gần gũi, cả về cảm giác của người nghe và cách tương tác giữa người kể và người nghe. Người kể chuyện không những kể chuyện, mà còn tạo ra ngữ cảnh thông qua giọng nói và động tác cơ thể. Hãy tưởng tượng cách người kể vỡ òa cảm xúc ở đoạn cao trào, hay ngưng ở đoạn kịch tích. Người kể không những kể câu chuyện, mà còn tương tác với người nghe. Và ngược lại, người nghe cũng tương tác với người kể chuyện. Chúng ta rất dễ gặp một người nghe kể chuyện khóc. Cậu bé đang tưởng tượng câu chuyện theo cách của riêng mình vì câu chuyện không chỉ là nội dung được kể, mà còn là sự cảm nhận riêng của cậu bé. Những giọt nước mắt đã thực tế hóa sự đồng điệu giữa người nghe và câu chuyện. Việc kể
GOÙC NHÌN TRUYEÀN THOÂNG 15 Câu chuyện kể qua kỹ thuật số cũng rất giống với những thứ thời tiền sử: câu chuyện kể qua cách kể truyền thống
chuyện bằng lối truyền thống tạo ra kết nối những kinh nghiệm thực tế. Người nghe không chỉ nghe thụ động, mà còn là tác nhân chủ động làm câu chuyện sống động hơn. Một trong những thế mạnh của kỹ thuật số là khả năng kết nối một cách mật thiết. Định nghĩa kỹ thuật số là một phương tiện ‘mật thiết’ có thể hơi nghịch lí bởi chúng ta thường thấy kỹ thuật số có thể lan tỏa trên truyền thông diện rộng, nhưng thực tế kỹ thuật số rất gần gũi và cá nhân hóa. Kỹ thuật số cho phép sự gần gũi thông qua công nghệ, góp phần tạo ra sự thành công trong việc kể chuyện. Nó cho phép người nghe hiểu câu chuyện theo cách họ muốn, đồng thời thay đổi hoặc sáng tác theo cách của riêng họ. Cách kể chuyện truyền thống dựa vào kinh nghiệm cuộc sống, và đối với kỹ thuật số cũng vậy. Thông qua kỹ thuật số, mọi người chia sẻ, nhận xét, cùng sáng tác phiên bản khác nhau. Lấy câu chuyện “nàng tiên cá” làm ví dụ. Đây là câu chuyện ngắn phổ biến với cấu trúc đơn giản mọi người đều biết cốt truyện. Câu chuyện dần phát triển
thành những phiên bản khác nhau, thông qua kinh nghiệm cuộc sống và những việc hợp tác sáng tác. Việc kể chuyện truyền thống rất độc đáo vì một câu chuyện không bao giờ được kể theo cùng một cách. Mỗi lần kể phản ánh câu chuyện khác nhau tùy vào cách kể và sự tương tác với người nghe. Trong kỹ thuật số, kể chuyện luôn độc đáo vì không ai nghe hoặc đọc câu chuyện trong cùng một ngữ cảnh. Một câu chuyện có thể thay đổi qua việc được nhận xét, qua việc ai là người kể hoặc câu chuyện được lấy từ đâu. Trong kỹ thuật số, nếu một người dự định kể một câu chuyện, họ phải là người kể chuyện, lắng nghe người nghe và thường xuyên thêm thắt cho câu chuyện càng thêm thú vị. Là người kể chuyện, chúng ta không được xem câu chuyện như là một thứ cố định, không thay đổi - mà nên xem như là một kinh nghiệm trong cuộc sống, có thể thay đổi theo hơi thở của thời đại.
CÂU CHUYỆN TẤM CÁM VỚI MA THUẬT TỪ YAHOO! SEARCH Vào thời điểm 2008, Yahoo rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt với chức năng nhắn tin và gửi mail. Nhưng chức năng tìm kiếm không được nhiều người biết đến, đặc biệt là trong nhóm trẻ. Đội ngũ marketing của Yahoo cùng với Ogilvy & Mather Vietnam đã phát triển chương trình tăng sự nhận diện chức năng này. Nhận thấy nhân vật Bụt trong câu chuyện Tấm Cám là người luôn có giải pháp trong những tình huống khó khăn, Ogilvy và Yahoo đã thay phép ma thuật của nhân vật Bụt bằng Yahoo! search và thêm những tình huống hiện đại cho câu chuyện cổ tích này để phù hợp với thị hiếu của nhóm các bạn trẻ. Ngoài việc câu chuyện được truyền tải qua phim quảng cáo trên TV, một seri video cũng được chiếu trên youtube và nhanh chóng được lan truyền. Video đầu tiên miêu tả cảnh Bụt hiện ra và đưa cho cô Tấm đường link của Yahoo! search. Tấm đã tìm thấy “máy lựa đậu” là giải pháp để giúp cô vừa có thể hoàn thành việc nhà, vừa có thể đi dự hội. Video này đạt gần 40,000 lượt xem. Video thứ 2 tả cảnh Bụt đưa ra giải pháp khác từ đường link của Yahoo! search. Lần này là ‘cách tổ chức tiệc tại nhà’. Video này nhận được hơn 250,000 lượt xem và được nhiều người bàn tán. Hai video trên phổ biến đến mức nhạc cuối của phim Yahoo! trở thành nhạc chờ trên điện thoại và trở thành câu nói thường ngày trong một thời gian dài.
www.ogilvydo.com
Chuyên mục “Góc nhìn truyền thông” do Ogilvy Việt Nam phối hợp cùng VCCI-HCM mở ra nhằm mang đến những thông tin mới nhất về truyền thông cho các DN hội viên của VCCI-HCM. Quý DN có thể chia sẻ ý kiến và gửi câu hỏi về ban biên tập theo địa chỉ gocnhintruyenthong@vcci-hcm.org.vn.
www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM
Giao lưu thương mại & triển lãm hóa chất Ấn Độ Với sự hỗ trợ của Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM, VCCI-HCM phối hợp với Hội đồng Xúc tiến XK Hóa chất, Mỹ phẩm, Dược Phẩm Ấn Độ (CHEMEXCIL) tổ chức “Giao lưu thương mại & triển lãm hóa chất Ấn Độ”. Buổi giao lưu nhằm tăng cường quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ và tạo cơ hội giao lưu, thiết lập quan hệ kinh doanh cho các DN, đặc biệt trong lĩnh vực hóa chất. l Thời gian: Ngày
07-08/01/2016 (09:00 - 17:00)
l Địa điểm: KS Rex, 141 Nguyễn Huệ, Q.1 l Phí tham dự: Miễn phí
Triển lãm có 50 gian hàng trưng bày của các nhà sản xuất, XK hàng đầu của Ấn Độ trong lĩnh vực hóa chất. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các DN Việt Nam gặp gỡ và trao đổi với các DN Ấn Độ về các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài. DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ, VCCI HCM ĐT: 08. 3932 7301; Fax: 08. 3932 5472 Chị Như – DĐ: 0908 171 114 Email: quynh.nhu@vcci-hcm.org.vn; qnhu2012@gmail.com
ĐOÀN DN KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG SRI LANKA VÀ THAM DỰ HỘI NGHỊ ĐẦU TƯ - KINH DOANH
SRI LANKA 2016
Nhằm tạo điều kiện cho các DN Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh - đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và thiết lập quan hệ đối tác với các DN Sri Lanka, VCCI-HCM sẽ tổ chức Đoàn DN Khảo sát thị trường Sri Lanka và tham dự Hội nghị Đầu tư – Kinh doanh Sri Lanka 2016 diễn ra từ ngày 08-10/03/2016 tại Cinnamon Grand Colombo, Sri Lanka. Hội nghị do Phòng Thương mại Ceylon (CCC), Bộ Chiến lược Phát triển & Thương mại Quốc tế, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đầu tư, Ủy ban Phát triển XK và Văn phòng Hội nghị Sri Lanka phối hợp tổ chức nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Sri Lanka trong các ngành: nông nghiệp, dệt may, giáo dục, viễn thông - CNTT, du lịch khách sạn, logistics, cảng biển, bất động sản, xây dựng, cơ sở hạ tầng... l Thời gian: Từ ngày 07-11/03/2016 l Địa điểm: Colombo, Sri Lanka DN có nhu cầu tham dự, vui lòng đăng ký trước ngày 25/02/2016: PHÒNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 7301; Fax: 08. 3932 5472
C.Như - DĐ: 0908 171 114 Email: quynh.nhu@vcci-hcm.org.vn