Bản Tin VCCI số 4 ngày 8 tháng 04 năm 2016

Page 1

SOÁ

04

THAÙNG 04/2016

ISO 9001:2000 A. 171 Voõ Thò Saùu, Quaän 3, TP. Hoà Chí Minh T. 08. 39326 598 F. 08. 39325 472 W. www.vcci-hcm.org.vn E. vcci-hcm@hcm.vnn.vn

XEM TRANG 2

XEM TRANG 4

Cơ hội lớn cho Việt Nam và Ấn Độ XEM TRANG 8

Lễ kết nạp hội viên mới tháng 03/2016


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

Quan trọng là tính chủ động của doanh nghiệp “Rất nhiều mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam sẽ được hưởng lợi như: dệt may, da giày, thủy sản... mở ra triển vọng phát triển mới cho các ngành hàng này. Ngoài ra TPP còn tạo xung lực mới cho thu hút vốn FDI vào Việt Nam, thu hút thế hệ nhà đầu tư mới mang theo những mắc xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu vào Việt Nam, đem lại cho nước ta cơ hội phát triển trở thành một bộ phận trong chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu này...” là khẳng định của ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đám phán TPP của Việt Nam tại Hội thảo “Đối thoại TPP: Cơ hội nào cho DN tại Việt Nam?” do VCCI-HCM phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) tổ chức.

T

heo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, TPP khi có hiệu lực sẽ tạo ra một thị trường thương mại tự do vô cùng rộng lớn, chiếm tới 40% GDP toàn cầu và 30% tổng doanh thu xuất nhập khẩu thế giới. Về phía Việt Nam, ông Khánh cho biết quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam đã bắt đầu từ 20 năm trước (năm 1995) khi nước ta chính thức trở thành thành viên ASEAN. Với hành trang này, Việt Nam hoàn toàn đủ tự tin để bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Chính vì vậy Chính phủ đã quyết định tham gia vào đàm phán TPP và nhiều Hiệp

171 Voõ Thò Saùu, Q.3, TP.HCM Tel: 08. 3932 5167 Fax: 08. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn

định thương mại tự do thế hệ mới khác như FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA VIệt Nam – EU... Cũng theo ông Khánh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế vốn đã được khẳng định trước khi nước ta tham gia đàm phán TPP; sau khi ký kết Hiệp định này, vị thế của Việt Nam tiếp tục được nâng lên một mức nữa bởi Việt Nam là quốc gia duy nhất kết nối với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới (từ ASEAN, EU... cho đến Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật, Canada, LB Nga...) bằng quan hệ thương mại tự do. Khẳng định TPP mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các DN Việt Nam, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng đồng thời khuyến nghị các DN cần xem công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tham gia TPP không phải việc riêng của Chính phủ mà là sự nghiệp của chính các DN. Từ đó, DN luôn trong tâm thế chủ động, phát huy hơn nữa tính năng động, sáng tạo, sẵn sàng nắm bắt và tận dụng hiệu quả mọi cơ hội có được thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía Chính phủ. Chia sẻ về lợi ích Hiệp định TPP mang lại cho Việt Nam, ông Trần Đắc Sinh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị HOSE cho biết TPP được kỳ vọng sẽ là một cú hích tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như mang đến nhiều cơ hội hợp tác quốc tế, góp phần vào công cuộc phát triển KT-XH, đi lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam. Ông Sinh bày tỏ: “Cùng với cơ hội từ TPP, tôi rất kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ có những đổi thay tích cực; theo đó chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán cũng sẽ được nâng cao,

Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: OÂng Nguyeãn Thanh Bình Phuï traùch TT Thoâng tin Thöông maïi VCCI-HCM Phuï traùch bieân taäp Thieát keá, myõ thuaät

GPXB soá 266/QÑ-STTTT do Sôû TTTT caáp ngaøy 17/10/2008 In taïi XN In Saøi Goøn 3 . Noäp löu chieåu thaùng 04/2015

2. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM ÔNG TRẦN NGỌC LIÊM PHÓ GIÁM ĐỐC VCCI-HCM

không chỉ đối với chứng khoán của các ngành hàng XK chủ lực như dệt may, da giày... mà còn cộng hưởng đến các ngành phụ trợ khác”. Tuy nhiên, thách thức đi kèm là quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa đủ lớn để có thể hấp thụ hết lượng vốn FDI khổng lồ, chính vì vậy sức ép cạnh tranh đối với các DN trong nước khi tham gia vào sân chơi toàn cầu là rất lớn. Để khắc phục yếu kém, biến cơ hội thành lợi ích kinh tế rất cần sự quan tâm của Nhà nước và các Ban ngành liên quan, có những chính sách điều chỉnh phù hợp tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển “khỏe mạnh”. Ông Sinh chia sẻ: “Tôi hy vọng các DN Việt Nam cũng sẽ nêu cao tinh thần chủ động, tích cực, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của tự thân mỗi DN hướng tới mục tiêu chung nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế”. Đồng quan điểm với ông Sinh, ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia đánh giá năm 2016 thực sự là bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc nâng tầm quan hệ cùng lúc với nhiều đối tác thương mại hàng đầu thế giới cũng như khu vực thông qua Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP, FTA Việt Nam EU... sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội lớn trọng việc tiếp cận và thâm nhập thành công các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Australia... Tuy nhiên ông Warrick Cleine cũng cảnh báo: “Việc tham gia vào TPP sẽ khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn trên mọi nhân tố, từ lao động, vốn đến đất đai và các tài nguyên khác. Chính vì vậy các DN Việt Nam có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt và luôn nỗ lực nâng cao năng lực tự thân mới có thể tồn tại và phát triển hiệu quả trong môi trường cạnh tranh này”. n

Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy tỉ lệ DN Việt Nam ủng hộ gia nhập TPP rất cao (66% so với 23% của DN FDI) nhưng sự chuẩn bị của họ lại rất thấp, chỉ 9%. Trong khi đó, 14% DN FDI quan tâm, đóng góp ý kiến về TPP. Họ rất tích cực chuẩn bị để chủ động khai thác cơ hội mà TPP mang lại. BÀ TRẦN ANH ĐÀO PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HOSE Trong năm 2015, các nhà đầu tư FDI đã mở thêm 400 tài khoản trên thị trường chứng khoán; trong khi con số này trong 15 năm qua mới chỉ có khoảng 2.000 tài khoản. Điều này cho thấy các nhà đầu tư FDI đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. ÔNG JOHAN NYVENE GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH KHỐI TÀI CHÍNH DN, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HSC Nhà đầu tư FDI rất quan tâm đến TPP và đã có vài làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để đón đầu cơ hội này. Nhiều nhà đầu tư muốn tìm kiếm, tiếp cận các DN trong nước về cơ hội đầu tư nhưng do chính sách của Việt Nam không nhất quán đã tạo thành “rào cản” trong thu hút vốn từ nhà đầu tư FDI. ÔNG TRẦN VIỆT ANH PHÓ CHỦ TỊCH HỘI CAO SU & NHỰA TP.HCM Hiện nay 95% DN cao su - nhựa là DNNVV. Cứ 10 DN thì có 4 DN biết lơ mơ về TPP, 6 DN còn lại không biết gì và đó thực sự là tình trạng đáng buồn của DN Việt. DN FDI đã “tốt nghiệp đại học”, sang Việt Nam làm ăn trong khi DN Việt Nam mới là “học sinh lớp 1, lớp 2” nên rất cần phụ huynh, nhà trường quan tâm hỗ trợ. ÔNG ĐỖ DUY THÁI CHỦ TỊCH HĐQT CÔNG TY THÉP VIỆT Trong 5 năm trở lại đây, chính sách của Việt Nam dường như đang chạy theo quyền lợi của các nhóm lợi ích riêng, không tạo nên sự công bằng cho các DN, nhất là đối với các DNNVV. Chúng tôi hiểu rõ tham gia TPP và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, DN không thể xin xỏ, dựa dẫm vào Nhà nước mà cần phải đứng trên chính đôi chân của mình. Tuy nhiên bản thân tôi cho rằng muốn DN mạnh vẫn đòi hỏi sự kiến tạo từ phía Chính phủ.

www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .3


HOẠT ĐỘNG VCCI

Một số địa phương đột phá nhưng chưa có đột phá chung về môi trường kinh doanh của Việt Nam

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI

Bản đồ PCI năm 2016 Rất tốt Tốt Khá Trung bình Tương đối thấp Thấp

Sáng ngày 31/03, VCCI đã phối hợp với Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2015 tại Hà Nội. Theo kết quả công bố, TP Đà Nẵng tiếp tục giữ ngôi đầu với 68,34 điểm, đánh dấu lần thứ 6 thành phố (TP) này dẫn đầu cả nước kể từ khi PCI được công bố. Tiếp theo là Đồng Tháp và Quảng Ninh với số điểm lần lượt là 66,39 và 65,75 điểm. TP HCM lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất, đạt 61,36, đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng trong khi Hà Nội đứng thứ 24 với 59 điểm và thuộc nhóm Tốt. Nhìn chung, những tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng được đánh giá có nhiều sáng kiến cải cách trong cải cách hành chính như tinh gọn bộ máy, công khai, minh bạch trong đánh giá và lựa chọn cán bộ, chất lượng điều hành rất tốt. 4. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết: Bản chất PCI là một công cụ để lắng nghe tiếng nói của khối doanh nghiệp tư nhân, người dân đánh giá công tác điều hành của chính quyền địa phương. Năm nay, có chỉ báo quan trọng trong PCI là khối các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI tham gia phản hồi khảo sát của PCI ngày càng nhiều (hơn 10.000 doanh nghiệp phản hồi). PCI là một nguồn thông tin quan trọng để các cơ quan quản lý làm căn cứ thúc đẩy các hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương. “Mỗi lần công bố PCI sẽ có niềm vui và nỗi buồn của các địa phương. Bản thân VCCI cũng hồi hộp đón nhận phản hồi của doanh nghiệp với những phản ánh của họ về công tác điều hành của các cơ quan chính quyền địa phương” ông Lộc chia sẻ. Theo ông Lộc, qua PCI cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp trông chờ vào sự chuyển mình mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, làm động lực dẫn dắt thúc đẩy phát triển chung của cả nước, đó là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... Thực tế, “đã có rất nhiều nỗ lực của lãnh đạo các tỉnh, thành trong việc sáng kiến tìm ra các cải cách hay, cách làm hiệu quả. Bản thân tôi thấy có sự trăn trở, nỗ lực của nhiều lãnh đạo địa phương trong việc nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương mình. Trong nhiều mô hình về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh thì việc tìm ra cách làm mới là quan trọng. Theo


HOẠT ĐỘNG VCCI tôi, có thể đó là kết quả sáng tạo của trí thức địa phương, là sự học hỏi từ nước ngoài. Đã có nhiều mô hình thành công ở địa phương và các địa phương khác có thể học hỏi, nhân rộng. Việc học tập để cải cách phải được xác định là một con đường để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam” - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. Tuy nhiên, theo ông Lộc, “bên cạnh một số đột phá tại một số địa phương, sự thay đổi môi trường kinh doanh của Việt Nam nói chung vẫn còn đang là sự tiệm tiến chứ chưa có đột phá. Hy vọng nước ta sẽ có giai đoạn đột phát về môi trường đầu tư kinh doanh khi Nghị quyết Đại hội Đảng XII đi vào cuộc sống và quá trình hội nhập diễn ra mạnh hơn với nhiều hiệp định FTA..., đặc biệt là TPP được thực thi”. Còn về xu hướng các năm tiếp theo của PCI, ông Lộc đặc biệt nhấn mạnh: “Bên cạnh câu hỏi về hài lòng hay không hài lòng của người dân với chính quyền, có thể cần thêm mục để doanh nghiệp hiến kế với các cơ quan nhà nước. Theo tôi, cách này chắc chắn sẽ nhận được nhiều hiến kế đáng giá”.

Hiện đại hóa quản lý hành chính công Đây là năm thứ 3 liên tiếp Đà Nẵng giữ vị trí quán quân của PCI và đây là lần thứ 6 thành phố này đứng đầu về PCI kể từ khi công bố xếp hạng (PCI 2015 là lần thứ 11 liên tiếp VCCI công

bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam). Báo cáo đánh giá: Trung tâm hành chính tập trung của TP. Đà Nẵng đi vào hoạt động từ tháng 9/2014 đã phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho cả người dân, doanh nghiệp lẫn cán bộ, công chức. Năm nay, đa số các chỉ tiêu đo lường chi phí thời gian và hiệu quả thực hiện TTHC của Đà Nẵng đều cải thiện. Với Đồng Tháp, Báo cáo này cho rằng: “là một tỉnh nằm ở vị trí khuất nẻo, Đồng Tháp đang dần xác lập hình ảnh một chính quyền gần dân và doanh nghiệp. Năm nay, Đồng Tháp tiếp tục duy trì được phong độ của mình. Đây là năm thứ 8 liên tiếp tỉnh này vào tốp 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước”. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Đồng Tháp đã chú trọng xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính với mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân, xem hành chính là để phục vụ xã hội, phục vụ người dân… chứ không phải công cụ quản lý xã hội. Đáng chú ý nữa, bên cạnh những mô hình như “nụ cười công sở”, “Ngày thứ sau nghe dân nói”..., UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch giảm 30% số cuộc hội họp để lãnh đạo các ngành, các địa phương có nhiều thời

gian đi cơ sở để tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, giúp giải quyết, tháo gỡ từng điểm khó khăn.

Mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch Là năm thứ 3 liên tiếp Quảng Ninh đứng ở tốp 5 PCI, năm nay Quảng Ninh vươn lên mạnh mẽ với điểm số cao nhất trong 11 năm xếp hạng PCI. Quảng Ninh được đánh giá là đã có nhiều đột phá nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, như thành lập Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, liên kết đến cấp xã, gắn với xây dựng chính quyền điện tử. Quảng Ninh là địa phương đã ban hành và thực hiện Đề án 25, một sáng kiến chính trị hành chính có tính đột phá nhằm tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, tránh chồng chéo, mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch trong đánh giá, lựa chọn cán bộ... Quảng Ninh cũng là địa phương đi đầu trong hợp tác đầu tư công – tư, thúc đẩy sự phát triển đầu tư tư nhân trong phát triển hạ tầng.

Theo VCCI, năm nay, Ban tổ chức nhận được sự phản hồi của 10.158 doanh nghiệp tư nhân trong nước tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 1.823 doanh nghiệp thành lập trong năm 2015 và gần 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 43 quốc gia đang làm ăn tại Việt Nam. Ngoài bảng xếp hạng, báo cáo PCI năm nay có chương riêng phân tích về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (đặc điểm, kỳ vọng và những khó khăn họ đang gặp phải) và một chương riêng đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam dưới con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, phân tích khả năng hấp thụ vốn và hiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Báo cáo PCI năm nay cũng dành một chương riêng phản ánh đánh giá của doanh nghiệp về cơ hội và thách thức từ Hiệp định đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng hợp từ Dân trí, VOV www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .5


DANH SÁCH HỘI VIÊN MỚI KẾT NẠP NGÀY 16/03/2016 3394. CÔNG TY LUẬT TNHH MTV LAWLINK VIỆT NAM

ĐC: P. 701 - Tầng 7, Viễn Đông Building, 14 Phan Tôn, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM ĐT: (84-8) 2253 0067 Fax: (84-8) 2253 0064 Email: info@lawlinkvn.com; thuy.le@lawlinkvn.com Web: www.lawlinkvn.com Hoạt động tư vấn pháp luật. Dịch vụ pháp lý. Đại diện theo ủy quyền. Tranh tụng...

3395. CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG KHANG THỊNH

ĐC: 51 Đường TMT6A , P. Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM ĐT: (84-8) 3811 4638/ 4683 Fax: (84-8) 3948 5738 Email: khangthinhctc@gmail.com Web: www.khangthinhctc.com Kinh doanh thương mại sắt thép. Nhập khẩu phân bón. Xuất khẩu hàng nông sản.

3396. CÔNG TY TNHH KARL GROSS LOGISTICS VIỆT NAM

ĐC: Lầu 10, Phòng 1003,Tòa Nhà South Building, 60 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM ĐT: (84-8) 3547 0391 Fax: (84-8) 3547 0319 Email: accounting@karlgross.vn; t.bong@karlgross.vn Web:www.karlgoss.de Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa. Các dịch vụ khác: kiểm tra vận đơn, môi giới vận tải hàng hóa... Dịch vụ thông quan. Dịch vụ kho bãi.

3397. CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THIẾT BỊ UMW (VIỆT NAM)

ĐC: 12 A, Đại Lộ Độc Lập, KCN Việt Nam - Singapore, Thuận An, Bình Dương ĐT: (84-650) 3743 500 Fax: (84-650) 3743 888 Email: hung.tv@umw-esvn.com

6. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Web: www.umw.com Phân phối, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, cho thuê các thiết bị trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông thiết bị di dời, thiết bị tự động...

3398. CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM SƠN

ĐC: 51-53 Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM ĐT: (84-8) 3997 4421 Fax: (84-8) 3997 4423 Email: info@namson.com.vn Web: www.namson.com.vn Buôn bán máy móc và thiết bị phụ tùng máy khắc, cắt, hàn laser, máy in và phụ tùng sản xuất máy laser, sửa chữa máy móc, thiết bị, lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp. In ấn trên thẻ từ, giấy decal, in trên mọi vật liệu.

3399. CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG THUẬN PHÁT ĐC: 9A Nguyễn Ái Quốc, KP.6, P. Trung Dũng, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai ĐT: (84-61) 6292 285 Email: thuanphat.eco@gmail.com; vobanguyen@gmail.com Web: www.moitruongthuanphat.com.vn Tư vấn lập các hồ sơ, thủ tục môi trương, tài nguyên nước, khai thác khoáng sản. Thiết kế, thi công công trình xử lý chất thải: khí thải, nước thải, chất thải rắn. Lắp đặt, thi công công trình xử lý cấp, thông gió nhà xưởng. Cung cấp thiết bị ngành môi trường, cấp thoát nước...

3400. CÔNG TY TNHH UV

ĐC: Số 18 Lô G, Đường D1, KCN An Hạ, Phạm Văn Hai, Q. Bình Chánh, TP.HCM ĐT: (84-8) 3768 5370/ 71/ 72 Fax: (84-8) 3768 5490 Email: uvvietnam@uv-vietnam.com.vn dangthiduyenan@gmail.com Web: www.uv.vietnam.com.vn

Sản suất và kinh doanh thuốc Thủy sản và thuốc Thú y. Kinh doanh xuất nhập khẩu Nguyên liệu thuốc, thuốc Thủy sản và thuốc thuốc Thú y.

3401. CÔNG TY CP DỆT MAY PHONG LAN

ĐC: 7/6 Trần Văn Mười, Ấp Xuân Thới Đông 1, Xã Xuân Thới Đông, H. Hóc Môn, TP.HCM ĐT: (84-8) 3710 0663 Fax: (84-8) 3710 0664 Email: info@phonglanjsc.com.vn; lucky.vinh@phonglanjsc.com.vn Web: www.phonglanjsc.com.vn Sản xuất sản phẩm may mặc. Nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu sản phẩm may mặc. Mua bán nguyên phụ liệu và sản phẩm...

3402. CÔNG TY CP BAO BÌ DẦU KHÍ VIỆT NAM

ĐC: Lô A 1-3, KCN Trà Kha, P.8, TP. Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu ĐT: (84-781) 3957 555 Fax: (84-781) 3957 666 Email: trungnm@pbp.vn Web: www.pbp.vn Sản xuất và kinh doanh bao bì PP và PE, phân bón, in ấn quảng cáo.

3403. CÔNG TY CP DAISY HONEY BEE ĐC: 111 Dương Văn Dương, P. Tân Quí, Q. Tân Phú, TP.HCM ĐT: (84-8) 3847 4197 Fax: (84-8) 3847 4197 Email: info@daisyhoneybee.com; ng.hong72@gmail.com Web: www.daisyhoneybee.com Sản xuất thực phẩm. Sản xuất mật ong.

3404. CÔNG TY TNHH XỬ LÝ CHẤT THẢI VIỆT NAM ĐC: 42 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q.1, TP.HCM ĐT: (84-8) 3820 5958/ 53 Fax: (84-8) 3820 3240 Email: davidduong@vnwaste.com; phuonghuynh@vnwaste.com; haluong@vnwaste.com Web: www.waste.com.vn Đầu tư, xây dựng và vận hành nhà máy phân loại tái chế, nhà máy sản xuất phân compost, bãi chôn lấp công nghệ cao, nhà máy thu hồi khí ga và phát điện...


3405. CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NÔNG SẢN ĐỨC LINH ĐC: Khu Công Nghiệp, Phố 3, Thị Trấn Võ Xu, H. Đức Linh, Tỉnh Bình Thuận ĐT: (84-63) 3601 186 Fax: (84-63) 3601 168 Email: nsduclinh@gmail.com Kinh doanh: Cà phê, tiêu, điều, bắp, lúa, gạo, sắn. Xuất nhập khẩu cà phê. Môi giới BĐS, du lịch...

3406. CÔNG TY CP ORITECH

ĐC: 138 Hoa Lan, P.2, Q. Phú Nhuận, TP.HCM ĐT: (84-8) 3517 3119 Fax: (84-8) 3517 8740 Email: thanh.nguyen@oritech.vn Web: www.oritech.vn Sản xuất - Mua bán thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin...

3407. CÔNG TY TNHH HORUS

ĐC: Phòng 7, Tầng 1, Tòa Nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1, TP.HCM ĐT: (84-8) 2221 6369 Fax: (84-8) 2220 2055 Email: info@horus.vn; nguyen.htn@horus.com.vn Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ. Hoạt động dịch thuật.

3408. CÔNG TY CP DỊCH VỤ ĐỒNG TIẾN

ĐC: Lầu 4, 418 Trần Phú, P.7, Q.5, TP.HCM ĐT: (84-8) 7305 0636 Fax: (84-8) 7305 0636 Email: partners@dtsc.com.vn; hungtv@dtsc.com.vn Web: www.dtsc.vn Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm...

3409. CÔNG TY CP TÔN ĐÔNG Á

ĐC: Số 5, Đường Số 5, KCN Sóng Thần 1, TX. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương Số 18 - 20 Hồ Văn Huê, P.9, Q. Phú Nhuận, TP.HCM ĐT: (84-650) 373 2575 /(84-8) 3844 2041 Fax: (84-650) 3790420 /(84-8) 3847 7143 Email: info@tondonga.com.vn;

quynhanh@tondonga.com.vn Web: www.tondonga.com.vn.com Sản xuất thép cán nguội, tôn kẽm, tôn lạnh, tôn lạnh màu.

Sản xuất xilanh động cơ ô tô. Kinh doanh xuất nhập khẩu xilanh.

3410. CÔNG TY CP SẢN XUẤT VÀ TM VIỆT THÀNH HƯNG

ĐC: Lầu 6, Tòa Nhà Waseco, Số 10 Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM ĐT: (84-8) 2247 6878 Email: contact@splus-software.com.vn; sonnt@splus-software.com.vn Web: www.splus-software.com.vn Gia công xuất khẩu phần mềm.

ĐC: 16 - 18 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM ĐT: (84-9) 8639 3016 Email: vietthanhworld@viettel.vn Sản xuất dao chặt định hình, phom giày, muối sạch Việt GAP...

3411. CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT

ĐC: P. 607, Lầu 6, 609 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận, TP.HCM ĐT: (84-8) 6671 3088/ 6671 2188 Fax: (84-8) 3847 8782 Emai: bauhuynhvan@daiquocviet.com Web: www.daiquocviet.com Hoạt động chính trong lĩnh vực logistics.

3412. CÔNG TY TNHH MAY MẶC NHẬT HẠNH

ĐC: 229/35 Bùi Đình Túy, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM ĐT: (84-8) 6292 6792 Fax: (84-8) 6292 6791 Email: info@nhathanh.vn; van.nguyen@nhathanh.vn Web: www.nhathanh.vn Kiểm tra và phân tích kỹ thuật hàng may mặc. Hoạt động tư vấn quản lý về chất lượng sản xuất, quản lý về chất lượng cho khách hàng Nhật Bản.

3413. CÔNG TY TNHH IMSC

ĐC: 45 Võ Thị Sáu, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM ĐT: (84-8) 3822 1047 Fax: (84-8) 3822 1048 Email: thuhien.hn@develinginternational. com.vn Thực hiện quyền phân phối, bán buôn, nhập khẩu các hàng hóa mã ngành theo giấy phép kinh doanh và theo qui định pháp luật.

3414. CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HÀN SƠN

ĐC: 236/24 An Dương Vương, P.16, Q.8, TP.HCM ĐT: (84-9) 1688 8772 Email: info@pum-turbo.com

3415. CÔNG TY CP SPLUS SOFTWARE

3416. CÔNG TY CP GIÁM ĐỊNH KHỬ TRÙNG VIETNAMCONTROL

ĐC: 145/5 Gò Xoài, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM ĐT: (84-8) 3911 7095 Fax: (84-8) 3911 7096 Email: info@vietnamcontrol.com; vietdh@vietnamcontrol.com Web: www.vietnamcontrol.com Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ. Khử trùng tàu biển, container, hàng hóa trong kho, vật thể đóng gói. Giám định tàu biển, hàng hóa, container, xăng dầu - ga - hóa chất, nông sản...

3417. CÔNG TY TNHH PHẦN HỢP THÀNH ĐỎ

ĐC: 14 Phan Tôn, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM ĐT: (84-8) 3820 9052 Email: sale.vn@redweb.dk; hai@redweb.dk Web: www.redweb.vn Lập trình máy vi tính. Sản xuất phần mềm. Dịch vụ tư vấn phần mềm và tư vấn hệ thống. Dịch vụ thiết kế đồ họa.

3418. CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HACO

ĐC: 14 Liên Khu 2-10, KP 18, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM ĐT: (84-8) 6281 4918 Fax: (84-8) 6241 8917 Email: info@haco.net.vn; rachel@haco.net.vn Web: www.haco.net.vn Hoạt động hỗ trợ liên quan đến vận tải. Kho bãi và lưu trữ hàng hóa, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, ven biển và viễn dương. Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm. Đại lý môi giới đấu giá...

www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .7


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

“Với tốc độ tăng trưởng khá cao những năm gần đây cộng thêm quy mô dân số lớn (hơn 90 triệu dân), thị trường dược phẩm Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà kinh doanh và đầu tư” là thông tin được bà Hoàng Thanh Mai - Phó phòng Quản lý Thông tin & Quảng cáo, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đưa ra tại buổi Giao lưu thương mại Việt Nam - Ấn Độ. Buổi giao lưu do VCCI-HCM phối hợp với Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Dược phẩm Ấn Độ (PHARMEXCIL) tổ chức, với sự hỗ trợ của Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM. Bắt đầu từ năm 1990, Ấn Độ đã chính thức tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam và hiện quốc gia này cũng là thị trường NK sản phẩm dược phẩm lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Pháp). Ấn Độ có thế mạnh về khoa học, kỹ thuật, công nghiệp dược...; các sản phẩm dược phẩm thường gặp của Ấn Độ là thuốc thú y, thuốc đặc trị điều trị ung thư, da liễu... được sản xuất và NK rộng rãi trên nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, Ấn Độ còn là một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu vaccine vào Việt Nam; đồng thời cũng là quốc gia cung cấp các nguyên liệu quan trọng cho nhà máy sản xuất thuốc tại Việt Nam. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Giám đốc VCCI-HCM Vũ Thu Hằng cho biết ngành dược phẩm Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục qua các năm và dự kiến giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành này sẽ đạt khoảng 16%/năm. Trong khi đó Ấn Độ là một trong những quốc gia có thế mạnh về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và công nghiệp dược, mỹ phẩm, hoá chất. Chính vì vậy sự kết nối giao

8. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

lưu thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm sẽ mang đến những cơ hội lớn cho cộng đồng DN hai nước trong việc sẻ chia, tiếp thu thêm kinh nghiệm từ đối tác để áp dụng cho DN mình; đồng thời tìm kiếm đối tác mới tiềm năng, tiến tới thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài, qua đó góp phần thúc đẩy mối quan hệ thương mại - đầu tư trong ngành hàng giàu triển vọng này. Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại Việt Nam - Bà Smita Pant cho biết thời gian qua Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ thường xuyên xúc tiến, đẩy mạnh các hoạt động tăng cường giao lưu thương mại cho DN hai nước Việt Nam - Ấn Độ, nhất là trong ngành dược phẩm nhằm hỗ trợ nhau phát triển về nguồn nhân lực, nghiên cứu, công nghệ sản xuất cũng như các phát kiến mới trong ngành hàng này. Cũng theo bà Smita Pant, hiện Ấn Độ đang tăng cường NK các thành phần hoạt chất dược phẩm (API) từ các nước; trong khi đó Việt Nam là thị trường dược phẩm lớn nhất của Ấn Độ trong khu vực Đông Nam Á và hoàn toàn đáp ứng tốt các điều kiện để trở thành nhà cung cấp chính API cho ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ. Do đó hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để trở thành đối tác hàng đầu trong lĩnh vực này. Thông tin từ bà Hoàng Thanh Mai, tính đến ngày 14/3/2016, tại Việt Nam có 7.630 số đăng ký thuốc nước ngoài còn hiệu lực, trong đó có 2.814 số đăng

ký thuốc của các công ty Ấn Độ. Ngoài ra DN Ấn Độ còn cung ứng các thuốc chuyên khoa đặc trị với chi phí hợp lý. Về tiềm năng phát triển của thị trường dược phẩm Việt Nam, bà Mai cho biết thị trường dược phẩm trong nước thời gian qua không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng liên tục qua các năm. Đơn cử tổng giá trị tiền thuốc Việt Nam đã tăng từ hơn 1,9 tỷ USD (năm 2010) lên đến hơn 3,44 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2015; tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 21 USD (năm 2010) lên gần 38 USD trong tháng 10 năm 2015. Thông qua những con số này cho thấy người Việt ngày càng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn. Với tốc độ tăng trưởng khá cao cộng thêm quy mô dân số lớn hơn 90 triệu dân, thị trường dược phẩm Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Tuy nhiên vẫn phải nhìn nhận một thực tế là ngành dược Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất là khi hầu hết các DN hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc đều là các DN FDI; bên cạnh đó số lượng thuốc do DN nước ngoài sản xuất chiếm tỷ lệ cao. Bà Mai nhấn mạnh: ”Dù là một thị trường giàu tiềm năng song tới thời điểm hiện nay DN dược Việt Nam vẫn chưa tận dụng và phát huy được vị thế của mình. Đây là một “nút thắt” mà ngành dược Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ nếu muốn hội nhập hiệu quả vào sân chơi toàn cầu”. n


KINH TẾ

Đàm phán FTA Việt Nam - Israel phiên thứ nhất Lễ khai mạc Phiên đàm phán thứ nhất Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Israel vừa diễn ra tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Quốc Khánh và Đại sứ Israel tại Hà Nội - bà Meirav Eilon Shahar chủ trì. Đây là một trong những sự kiện nhằm kỷ niệm 23 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Phạm vi của Hiệp định sẽ bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và một số vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm. Bà Meirav Eilon Shahar nhận định FTA Việt Nam - Israel, nếu đàm phán thành công sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp, đầu tư giữa hai nước.

Nhà đầu tư ngoại rót thêm 4,03 tỷ USD vào Việt Nam Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến hết quý I/2016, vốn đầu tư FDI đăng ký lên tới 4,03 tỷ USD, tăng 219% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn cấp mới là 2,7 tỷ USD, tăng 225% so với cùng kỳ và vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,3 tỷ USD, tăng 207% so với cùng kỳ. Tổng số dự án cấp mới và tăng vốn đạt 676 dự án, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Trong quý 1/2016, Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu về quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI tại Việt Nam khi đạt 888 triệu USD. Về địa phương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nội, TP.HCM là những nơi được rót vốn trên 300 triệu USD.

Malaysia dẫn đầu ASEAN về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), năm 2015 có tất cả 7 nước ASEAN đầu tư vốn FDI tại Việt Nam với 233 dự án cấp mới và 130 lượt tăng vốn, tổng vốn đăng ký đạt 5,12 tỷ USD. Dẫn đầu là Malaysia với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm gần 2,5 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng vốn đăng ký của khu vực; tiếp đến là Singapore, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Phillipines, Lào. Như vậy, lũy kế từ 1988 đến hết năm 2015, Malaysia xếp thứ 7 trong tổng số 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam với 523 dự án còn hiệu lực và 13,4 tỷ USD vốn đăng ký.

10 phòng kiểm nghiệm ATTP của Việt Nam được Indonesia công nhận Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản - Nafiqad (Bộ NN&PTNT) cho biết vừa nhận được thông báo của Cơ quan thẩm quyền Indonesia công nhận danh sách 10 phòng kiểm nghiệm của Việt Nam thực hiện phân tích chỉ tiêu ATTP sản phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật XK sang Indonesia theo quy định mới số 04/2015 của Indonesia. Việc Indonesia công nhận 10 phòng kiểm nghiệm sẽ tạo thuận lợi hơn cho các DN trong quá trình kiểm nghiệm hàng nông sản XK sang thị trường này. Quá trình triển khai, sử dụng các phòng kiểm nghiệm, các DN hội viên các Hiệp hội như: lương thực, rau quả, cà phê ca cao, điều... nếu gặp vấn đề vướng mắc có thể phản ánh về Nafiqad để phối hợp triển khai.

www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .9


CHUYỂN ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG

TP.HCM: VỐN FDI “HỤT HƠI” TRONG QUÝ I/2016 Theo Cục Thống kê TP.HCM, tính từ đầu năm đến ngày 15/3, đã có 147 dự án FDI được cấp Giấy CNĐT trên địa bàn Thành phố với vốn đăng ký đạt 190,3 triệu USD. Đồng thời cũng trong thời gian này, TP.HCM đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư 36 dự án, số vốn tăng 85 triệu USD. Tính chung tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và điều chỉnh tại TP.HCM đến ngày 15/3 đạt 275,3 triệu USD (cùng kỳ năm trước đạt 556,3 triệu USD). Như vậy tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và điều chỉnh tại Tp.HCM trong 3 tháng đầu năm 2016 chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

TÂY NINH THU HÚT GẦN 4 TỶ USD ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN Tính đến giữa tháng 3/2016, tại các KCN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 270 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 177 dự án đầu tư nước ngoài và 93 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đạt gần 4 tỷ USD; đã có 184 dự án đi vào hoạt động, sản xuất kinh doanh ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho trên 97.000 lao động địa phương. Một số KCN thu hút nguồn vốn đầu tư tương đối khá như KCN Phước Đông - Bời Lời, KCX&Công nghiệp Linh Trung III, KCN Trảng Bàng. Trong 3 tháng đầu năm 2016, kim ngạch XK hàng hóa tại các KCN, KKT của tỉnh ước đạt 532 triệu USD, tăng 59,59% so cùng kỳ, nộp ngân sách ước đạt 153 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so cùng kỳ năm ngoái.

ĐỒNG NAI DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC VỀ THU HÚT FDI Theo Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai, 3 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh là 488 triệu USD, tăng 311% so với cùng kỳ năm 2015. Lũy kế đến ngày 18/3/2016, Đồng Nai có 1.577 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 28,31 tỷ USD; trong đó, có 1.208 dự án còn hiệu lực với tổng vốn là 23,79 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Đồng Nai thuộc các quốc gia châu Á, phần lớn vẫn là các dự án của Hàn Quốc, Nhật Bản, Brunei, Đài Loan và Trung Quốc. Đặc biệt số lượng dự án từ Hàn Quốc và Nhật Bản liên tục tăng qua các năm gần đây và luôn ở nhóm dẫn đầu về số dự án cũng như vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

10. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


CHUYỂN ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG

Các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút dự án chất lượng cao

VỐN FDI TIẾP TỤC CHẢY MẠNH VÀO BÌNH DƯƠNG Quý I/2016, Bình Dương thu hút thêm 560 triệu USD vốn FDI gồm 49 dự án mới có vốn đăng ký 399 triệu USD và 30 dự án tăng vốn thêm 161 triệu USD. Kết quả này nâng nguồn FDI tại Bình Dương hiện nay lên 2.636 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 24,2 tỷ USD. Nguồn vốn FDI cũng góp phần giúp thu ngân sách của Bình Dương tăng trưởng ổn định, đạt 10.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 6% so cùng kỳ năm trước. Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng việc có thêm nhiều nhà đầu tư vào tỉnh trong quý I thể hiện sự tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Bình Dương.

CÁC KCN LONG AN PHẤN ĐẤU LẤP ĐẦY 250 HA Trong quý I/2016, các KCN tỉnh Long An đã thu hút 40 dự án, tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, có 19 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 208 triệu USD và 21 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 1.129 tỉ đồng. Tính đến nay, các KCN tỉnh thu hút được 1.100 dự án còn hiệu lực; trong đó có 439 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2.883 triệu USD; 661 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 46.312 tỉ đồng.. Trong quí I/2016, các KCN lấp đầy được hơn 33ha, đạt hơn 13% kế hoạch. Theo kế hoạch năm 2016, Ban Quản lý KKT sẽ thu hút đầu tư và lấp đầy 250ha trong các KCN.

Năm 2016, các KCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến thu hút thêm 17 dự án đầu tư; trong đó có 7 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 600 triệu USD và 10 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 1.250 tỷ đồng. Theo Trưởng ban Ban quản lý các KCN Nguyễn Anh Triết, sở dĩ Bà Rịa - Vũng Tàu đặt ra chỉ tiêu thu hút đầu tư có phần khiêm tốn bởi tỉnh dành nhiều sự quan tâm đến chất lượng của từng dự án đầu tư, thu hút đầu tư một cách có chọn lọc, không chạy theo số lượng để phải trả giá. Do đó có những dự án cả tỷ USD nhưng không phù hợp với môi trường đầu tư của tỉnh đều bị từ chối.

Năm 2016, Bình Phước phấn đấu 12 xã đạt chuẩn Nông thôn mới Theo báo cáo kết quả chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) năm 2015, toàn tỉnh Bình Phước có 12 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí NTM. Trong năm này, UBND tỉnh đã công nhận xã Minh Thành (huyện Chơn Thành) và xã Tiến Hưng (TX.Đồng Xoài) đạt chuẩn NTM. Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2015 để xây dựng chương trình là 117,5 tỷ đồng. Để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt hiệu quả, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với 12 xã phấn đấu về đích trong năm 2016. Trong đó, ưu tiên bố trí vốn ngân sách của tỉnh, huyện cho các xã này để đảm bảo đến hết năm 2016 đạt chuẩn NTM và phấn đấu ít nhất một địa phương cấp huyện đạt chuẩn huyện NTM.

www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .11


THÔNG TIN HỮU ÍCH

GẦN 5.000 DÒNG THUẾ NHẬP KHẨU SẮP VỀ 0% Bộ Tài chính đã xây dựng xong Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo Hiệp định FTA Việt NamLiên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU). Trong đó, gần 5.000 dòng thuế được cắt giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực (dự kiến trong năm 2016), chiếm 52,4% tổng biểu. Đến năm 2018, có thêm 144 dòng thuế được cắt giảm về 0%. Bên cạnh đó, 17 dòng áp dụng hạn ngạch thuế quan thuộc 2 nhóm mặt hàng là trứng gia cầm và lá thuốc lá chưa chế biến. Hàng hóa NK được áp dụng thuế suất Việt Nam - EAEU phải từ các nước thành viên; được vận chuyển trực tiếp từ nước XK và đáp ứng các quy định về xuất xứ theo quy định của Bộ Công Thương.

TỪ 1/4, ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BẰNG HỒ SƠ ĐIỆN TỬ Để tạo thuận lợi nhất cho các DN, từ ngày 1/4/2016, Cục Chăn nuôi tiếp nhận hồ sơ điện tử đối với thủ tục đăng kí kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi NK tại địa chỉ tên miền duy nhất https://vnsw.gov.vn. Việc tiếp nhận hồ sơ điện tử sẽ tạo thuận lợi rất nhiều về thời gian và chi phí cho các DN trong việc thực hiện thủ tục NK mặt hàng thức ăn chăn nuôi. Cục Chăn nuôi lưu ý trong quá trình thực hiện nếu gặp vướng mắc các DN có thể liên hệ với Bộ phận hỗ trợ của Tổng cục Hải quan tại số điện thoại: 04. 3782 4754.

THÉP VIỆT TIẾP TỤC BỊ INDONESIA ÁP THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CƠ CHẾ MỚI VỀ HẢI QUAN MỘT CỬA Tổng cục Hải quan vừa có Quyết định số 369 ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa có hiệu lực từ 1/4/2016, thay thế Quyết định 854 ngày 11/5/2007. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ miễn thuế đầy đủ, hợp lệ, đơn vị nghiệp vụ thực hiện giải quyết miễn thuế cho tổ chức, cá nhân. Tối đa không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, giải quyết vướng mắc của tổ chức, cá nhân và hồ sơ đã đủ điều kiện giải quyết, các đơn vị nghiệp vụ phải có văn bản trả lời.

12. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa nhận được thông báo từ Thương vụ Việt Nam tại Indonesia về việc Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát hoàng hôn đối với biện pháp chống bán phá giá thép cuộn cán nguội (CRC/S) NK từ Việt Nam, lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo đó, KADI tiếp tục giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá thêm 5 năm đối với Việt Nam ở mức thuế 12,3 - 27,8%. Mức thuế của Việt Nam cao hơn so với Hàn Quốc (10,1% - 11%), lãnh thổ Đài Loan (5,9% - 20,6%), nhưng lại thấp hơn khá nhiều nếu so với Nhật Bản (18,6% - 55,6%) và Trung Quốc (13,6% - 43,5%).


Tình hình Việt Nam bị các công ty nước ngoài nợ tương đối nhiều. Không may là con số nợ này khá lớn. Hiện nay con số này ước chừng khoảng 5% - 10%, tương ứng với số tiền nước ngoài nợ có thể lên tới 7,5 - 15 tỉ USD. Giới thiệu về Assurance Global và dịch vụ thu hồi nợ nước ngoài, ông Keith M. Stillings - Giám đốc Điều hành Assurance Global, cho biết: Assurance Global cung cấp dịch vụ và giải pháp gì? Assurance Global giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam thu hồi các khoản nợ từ nước ngoài. Việc thu hồi nợ của Assurance Global hoàn toàn minh bạch và hợp pháp. Assurance Global có thu hồi các khoản nợ tại Việt Nam? Không, chúng tôi không thu hồi các khoản nợ giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam. Điểm nổi bật của Assurance Global là gì? Assurance Global đưa ra dịch vụ thu nợ chỉ tính phí khi thành công. Nếu không thu hồi được nợ, các nhà xuất khẩu sẽ không mất phí. Assurance Global có văn phòng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Do đó việc thu nợ nước ngoài về cho các nhà xuất khẩu Việt Nam mang tính khả thi cao. Việc thu hồi nợ nước ngoài đòi hỏi kiến thức chuyên môn về môi trường kinh doanh cũng như hệ thống pháp lý tại nước của khách nợ. Các đại diện pháp lý của Assurance Global có nhiều kinh nghiệm và năng lực thu hồi nợ thành công tại các thị trường như Hoa Kỳ, Mê-hi-cô, Brazil, Châu Âu, Nga, Châu Phi v.v... Khi nào các nhà xuất khẩu Việt Nam cần Assurance Global hỗ trợ? Khi đã trễ 10 ngày mà các khoản tiền vẫn chưa được thanh toán, các nhà xuất khẩu nên có động thái phản ứng lại. Nghĩa là cần phải trực tiếp và thường xuyên liên lạc với khách mua

hàng, đề cập thẳng vào vấn đề. Ngoài ra cũng cần đảm bảo là các cấp quản lý của khách nợ biết về vấn đề nợ thay vì chỉ liên lạc với một người. Không may là các nhà xuất khẩu thường không hành động quyết liệt mặc dù các khoản cần thanh toán có khi bị chậm đến 6 tháng. Vào thời điểm đó thì khả năng bị không thanh toán là rất cao. Lúc này, sự hỗ trợ của Assurance Global có thể là cần thiết cho các nhà xuất khẩu. Ông có thể cho ví dụ một trường hợp thu hồi thành công? Mới đây chúng tôi đại diện cho một công ty xuất khẩu thủy hải sản thu hồi nợ từ khách hàng ở Mê-hi-cô. Chìa khóa cho sự thành công là hệ thống công ty luật đối tác của Assurance Global tại Mê-hi-cô. Luật sư tại Mê-hicô đã trực tiếp liên hệ với khách hàng chậm thanh toán và thu hồi thành công. Assurance Global có mạng lưới các công ty luật đại diện cho chủ nợ ở nhiều nước. Điều này giúp cho Assurance Global có thể thu nợ thành công và hiệu quả dựa vào việc am hiểu và sử dụng hệ thống pháp lý tại nước của khách nợ. Assurance Global giúp Việt Nam thu hồi nợ nước ngoài như thế nào? Assurance Global luôn tuân thủ pháp luật khi thu hồi các khoản nợ. Mặc dù ở mỗi nước, hướng giải quyết vấn đề sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung cách tiếp cận sẽ như sau: 1. Trước hết, Assurance Global tiến hành xem xét món nợ. Việc này bao gồm xem xét các chứng từ như hợp

Ông Keith M. Stillings - Giám đốc Điều hành Assurance Global

đồng, đơn hàng, vận đơn, hoá đơn, email,... 2. Assurance Global sẽ tiến hành điều tra sơ bộ để xác định xem bên mua còn khả năng thanh toán không, có nợ những nơi khác không và còn tài sản để trả nợ không. 3. Sau đó, bộ phận pháp lý của Assurance Global tại nước của bên nợ sẽ tiếp cận khách mua hàng với thái độ tích cực nhằm tìm cách giải quyết món nợ. 4. Mặc dù bên mua có thể không phản hồi khi các nhà xuất khẩu Việt Nam cố gắng liên lạc để thu hồi khoản nợ, nhưng bên mua sẽ phản ứng khác đi khi bộ phận pháp lý tại đất nước của họ liên lạc. 5. Nếu bên mua không có thái độ tích cực khi đàm phán với bộ phận pháp lý, Assurance Global sẽ gửi thư yêu cầu thanh toán nợ đến bên mua. 6. Trong phạm vi hành pháp ở nhiều nơi, hai thư yêu cầu thanh toán cần được gửi đi trước khi thực hiện bước tiếp theo. 7. Nếu người mua vẫn từ chối thanh toán, Assurance Global sẽ xem xét khả năng mang vụ việc ra toà án. 8. Một khi chắc chắn được lợi thế chống lại bên mua, Assurance Global sẽ điền đơn khởi kiện. 9. Tại thời điểm này, Assurance Global sẽ chủ động liên lạc với bên mua để đàm phán lại về món nợ. 10. Nếu đàm phán thất bại, Assurance Global tiếp tục theo đuổi vụ kiện. 11. Sau khi thắng kiện với quyết định của tòa án, Assurance Global sẽ tiến hành các bước để thực thi quyết định của toà và thu hồi khoản nợ.

www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .13


GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG

Taåi sao cöng ty trong nûúác coá lúåi thïë taåi nhûäng thõ trûúâng múái nöíi? Nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu đang dần nhận ra rằng đối thủ chính của họ trong những thị trường mới nổi là những công ty trong nước, chứ không phải là những tên tuổi lớn trên thế giới. Tại sao các thương hiệu kem đang thống trị thị trường kem tại Trung Quốc và Ấn Độ thuộc thương hiệu nội địa, chứ không phải của công ty Unilever hay Nestlé? Tình hình tương tự cũng xảy ra ở những ngành công nghiệp khác như đồ dùng gia dụng hoặc thương mại điện tử, và không chỉ xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ. Và điều ngạc nhiên là hầu hết các trường hợp trên, yếu tố thành công của các công ty trong nước hoàn toàn không dựa vào luật bảo hộ của chính phủ hoặc sự cạnh tranh không lành mạnh từ lợi thế sân nà. Một dự án nghiên cứu gần đây của Jose Santos và Peter Williamson, giáo sư trường ĐH INSEAD, khoa quản lý toàn cầu, với tên gọi “Sứ mạng mới của các công ty đa quốc gia” đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy các công ty trong nước đang giành lợi thế trong những thị trường mới nổi và rút ra được một vài yếu tố dẫn đến thành công này.

Tận dụng lợi thế công nghệ thế giới trên sân nhà Mọi người vẫn thường quan niệm rằng toàn cầu hóa là lợi thế cho những công ty đa quốc gia từ những nước phát triển, vì có thể chuyển giao công nghệ cũng như con người một cách hiệu quả hơn. Và khả năng tìm kiếm nguồn lực bên ngoài và những hoạt động ngoài lãnh thổ đối với nền kinh tế phát triển sẽ dẫn đến giảm chi phí và củng cố sự thống trị trên thị trường. Nhưng toàn cầu hóa cũng tạo những cơ hội cho những công ty trong nước ở những nền kinh tế đang phát triển tiếp xúc với cùng một công nghệ, hợp đồng sản xuất và những thương vụ mua bán sáp nhập để tăng tính cạnh tranh trong thị trường nội địa, những cơ hội mà trước đây không xảy ra. Công ty Xiaomi của Trung Quốc bán điện thoại sản xuất trong nước, nhưng với công nghệ, linh kiện và dịch vụ được cung cấp bởi cùng nhà sản xuất của Mỹ, Nhật và Đài Loan cung cấp cho Apple và Samsung. Các công ty trong nước có thể có lợi thế từ những thị trường toàn cầu cho những hoạt động đòi hỏi nhiều kiến thức như thiết kế, kỹ sư hay tư vấn; hoặc từ những thị trường toàn cầu đối với nhân sự cấp cao. Bốn trong số 8 sáng lập viên của Xiaomi có những kinh nghiệm tổng hợp của 15 năm kinh nghiệm làm việc tại Motorola, Google, Microsoft và Siebel với những bằng cấp từ những L trường ĐH danh tiếng như Purdue, G L B A L Georgia Tech hoặc College of Design C tại California - Mỹ. “Ngôi làng toàn cầu” sau cùng cũng chỉ là A L ngôi làng dành cho tất cả mọi người.

14. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Sự điều chỉnh bị tụt hậu so với sự phát triển mới Tính năng động của những thị trường mới nổi là lý do tại sao ‘địa phương hóa’ chỉ là chiến lược tốt thứ 2 tại những thị trường đang phát triển. Những quốc gia như BRICS (Bra-xin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã và đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa với những bước tiến không có tiền lệ của sự phát triển hiện đại. Nền kinh tế của những quốc gia này đang chuyển hóa đa dạng trong nền kinh tế thị trường. Nếu chỉ nhìn vào những cái việc các quốc gia mới nổi đang thể hiện, chúng ta có thể bỏ sót những sự thay đổi phức tạp trong xã hội họ đang trải qua. “Sự phát triển” không hề là một con đường thẳng, chưa kể đến việc khó lường trước. Nó cũng liên quan đến vô số những thay đổi (chính sách mới, luật lệ mới, công nghệ và kỹ năng mới, công nghiệp mới...) Một vài trong số đó gia tăng, một vài thứ có thể bị hủy bỏ. Những nền kinh tế như trên đang phát triển từng ngày do những thay đổi rất đa dạng và liên tục, rất khó kiểm soát và dự đoán. Một nền kinh tế thị trường mới nổi không chỉ về kinh tế mà còn về thể thức chính trị và xã hội. Tại Trung Quốc, cách đây không lâu còn là quốc gia không thể truy cập hoặc truy cập rất ít vào internet. Hiện tại, quốc gia này


GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG đã chiếm 22% lượng người sử dụng internet toàn cầu. Sự thay đổi nhanh chóng này đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thói quen làm việc, sự tương tác trong xã hội và việc lấy ý kiến đóng góp của người dân. Nhiều vấn đề được giải quyết trong quá trình thay đổi với nhiều luật lệ mới được ban hành, những thói quen cũ được thay đổi và vài phong tục xưa cũng bị xóa sổ. Thật không dễ dàng để hiểu được sự thay đổi hàng ngày của Trung Quốc từ một văn phòng ở Mỹ hoặc Thụy Điển, chưa kể đến việc tìm ra những chiến lược thực tế để áp dụng cho một Trung Quốc đang đổi thay. Ngay cả những người đang sinh sống, làm việc ở Trung Quốc cũng không thể đoán trước Trung Quốc sẽ ở đâu trong tương lai gần. Một Trung Quốc đang thay đổi chỉ có thể được dự đoán bởi những người trực tiếp tham gia vào việc xây dựng nó. Một người đến Trung Quốc làm việc, đợi đến khi họ biết rõ đường đi nước bước, thì mọi việc đã thay đổi theo một hướng mới. Những công ty đa quốc gia thường chậm trong việc thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của xã hội và thể chế chính trị và thường bị trễ “chuyến đò”.

Hội nhập địa phương “Đội chủ nhà” trong thị trường mới nổi có thêm một lợi thế, đó là việc họ có thể dự đoán được những thay đổi bởi họ tham gia trực tiếp hoặc tham gia một phần trong quá trình đổi thay. Trừ những “đội khách” có khả năng ứng biến tài tình trên sân đối thủ, đa phần thường chịu thất bại. Vừa phải thay đổi sân đấu, vừa cùng lúc phải thi đấu gây áp lực không nhỏ cho ‘đội chủ nhà’, nhưng họ có một động cơ rất mạnh mẽ: sau cùng, đó là quê hương của họ. Hai trang bán hàng trực tuyến nổi tiếng tại Mỹ Amazon và eBay đã có mặt tại Trung Quốc từ rất sớm khi thương mại điện tử vừa nhen nhóm ở quốc gia này. Họ nhận định đây là thị trường tiềm năng ở một đất nước rộng lớn, nhưng không được trang bị cơ sở hạ tầng hiệu quả cho việc giao hàng và

thanh toán bằng thẻ tín dụng. Làm thế nào họ có thể thay đổi cách chơi của họ trên sân khách? Alibaba, một công ty thương mại điện tử địa phương, đã quyết định thay đổi cuộc chơi và thay đổi sân đấu. Họ đã tạo ra AliPay, một hệ thống thanh toán đặc biệt, với Alibaba đóng vai trò trung gian và bảo vệ (bằng cách cung cấp một quỹ tín thác chỉ thanh toán cho người bán khi người mua nhận được sản phẩm và hài lòng). Họ đồng thời hợp tác với 40 ngân hàng địa phương và Bưu Điện Quốc Gia để các tài khoản AliPay có thể được chấp nhận thanh toán toàn quốc. Họ cũng làm việc với bưu điện và nhiều công ty phân phối vận chuyển địa phương để phát triển mạng lưới giao nhận. Alibaba vẫn đang tiếp tục thay đổi ngành thương mại điện tử địa phương cùng lúc với việc tự làm mới mình trong quá trình chuyển hóa. Tại Việt Nam, trong khi Google làm mưa làm gió bằng tên tuổi toàn cầu của mình, đối thủ địa phương của họ Cốc Cốc cũng đã tạo dựng thế mạnh địa phương của mình bằng cách tạo ra những sản phẩm rất đặc trưng Việt Nam và rút ngắn khoảng cách cạnh tranh. Cốc Cốc đã tạo ra phần sửa lỗi chính tả tự động trên trình duyệt tiếng Việt, với tỉ lệ đúng 99%, một sản phẩm người sử dụng Việt Nam chưa thể tìm thấy từ Google. Hội nhập địa phương đòi hỏi sự cam kết của công ty đối với cộng đồng bản xứ. Ngay cả việc hội nhập địa phương

là chưa đủ, chưa kể đến việc phải tạo dựng một bản sao của một hệ thống của nước ngoài. Rất nhiều công ty địa phương nói và hành động như thể việc đá trên sân nhà là lợi thế đương nhiên. Tuy nhiên, cũng có nhiều công ty nhìn xa trông rộng hơn. Họ chủ động hoạch định chiến lược trên cơ sở sân nhà và điều chỉnh đề phát triển cùng với quốc gia. Đơn cử như công General Electric (GE), một công ty toàn cầu của Mỹ đã định hướng theo sự phát triển của quốc gia. Tương tự như công ty Alibaba và Xiaomi hoặc nhiều công ty khác trong thị trường mới nổi. Thế giới có thể toàn cầu hóa, nhưng “không có nơi nào như sân nhà”. Câu hỏi đặt ra là một công ty đa quốc gia có thể hội nhập địa phương khi vươn ra khỏi lãnh thổ của họ, hay họ sẽ chỉ luôn là người ngoại cuộc, một khách viếng thăm? Họ sẽ cố gắng điều chỉnh để hòa nhập với thực tế địa phương để tối đa hóa lợi nhuận, nhưng sẽ sẵn sàng rời bỏ nếu mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Một vị khách lạ mặt vẫn có thể giành chiến thắng trên sân khách, với điều kiện thị trường địa phương đánh giá cao vì họ là người ngoài, hoặc bởi họ cung cấp một sản phẩm độc đáo thị trường trong nước không có, hoặc cả hai lý do. Nhưng hầu hết tại những thị trường mới nổi, nhưng công ty địa phương sẽ tiếp tục dẫn thế thượng phong. www.ogilvydo.com

Chuyên mục “Góc nhìn truyền thông” do Ogilvy Việt Nam phối hợp cùng VCCIHCM mở ra nhằm mang đến những thông tin mới nhất về truyền thông cho các DN hội viên của VCCI-HCM. Quý DN có thể chia sẻ ý kiến và gửi câu hỏi về ban biên tập theo địa chỉ gocnhintruyenthong@vcci-hcm.org.vn.

www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .15


HỘI THẢO

Để giúp các nhà đầu tư Việt Nam có cơ hội tiếp cận những dự án bất động sản trọng điểm của Melbourne - Úc năm 2016, VCCI-HCM phối hợp với Tập đoàn Tài chính & Đầu tư quốc tế IFIG - Australia tổ chức Hội thảo “Bất động sản Úc - Xu hướng đầu tư năm 2016”. Hội thảo sẽ cập nhật các thông tin mới nhất về cách thức đầu tư vào thị trường Úc và giới thiệu những dự án bất động sản trọng điểm được thiết kế và thi công bởi Metricon công ty xây dựng hàng đầu nước Úc l Thời gian: Thứ bảy, ngày

09/04/2015 (08:30 - 11:00)

l Địa điểm: KS Park Hyatt Saigon,

2 Công Trường Lam Sơn, Q.1, TP.HCM

l Phí tham dự: Miễn phí

l Diễn giả:

1. Đại diện IFIG 2. Ông Jon Stones - Tổng GĐ Metricon 3. Ông Zac Glenister - GĐ Phát triển - Cty Metricon

DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: VĂN PHÒNG GIỚI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 1205 - Fax: 08. 3932 5472 C. Thảo - DĐ: 0906 821 203 Email: phuongthao@vcci-hcm.org.vn

Giao lûu thûúng maåi Viïåt Nam - Trung Quöëc Nhằm tăng cường quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, thiết lập quan hệ kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI-HCM) phối hợp với Sở Thương mại Khu tự trị Uygur Tân Cương, Trung Quốc và Tỗng Lãnh Sự quán Trung Quốc tại TP.HCM tổ chức. l Thời gian: Ngày 25/04/2016 (14:00 - 16:00) l Địa điểm: Hội trường lầu 10, VCCI-HCM 171 Võ Thị Sáu,

Quận 3 l Nội dung: Tham dự chương trình có 9 Doanh nghiệp hàng

đầu Trung Quốc trong các lĩnh vực: chế biến thực phẩm, nông sản, trái cây, xe hơi, thương mại, xuất nhập khẩu, đầu

tư,... Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu với các doanh nghiệp Trung Quốc để tìm hiểu thị trường và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới. l Phí tham dự: Miễn phí

Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 5495 - Fax: 08. 3932 5472 A. Phương - DĐ: 0903 914 550; Email: tuanphuongdang@vcci-hcm.org.vn C.Trà - DĐ: 0983 630 609; Email: huongtra@vcci-hcm.org.vn

Quaãn trõ töìn kho - kho haâng vaâ giaãi phaáp giaãm thiïíu haâng töìn kho Nhằm giúp các DN nâng cao kỹ năng quản trị hàng tồn kho và kho hàng, VCCI-HCM tổ chức khóa đào tạo: “Quản trị tồn kho - kho hàng và giải pháp giảm thiểu hàng tồn kho”. l Thời gian: Ngày

14 - 15/04/2016 (08:30-16:30)

l Địa điểm: Hội trường lầu 3, VCCI-HCM, 171 Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM l Giảng viên: TS. Lê Văn Bảy, Tiến sỹ kinh doanh quốc tế tại Đại học Kinh tế Berlin - Đức, chuyên gia trong lĩnh vực logistics;

hiện là giảng viên của Viện Logistics MIL, Viện Logistics VLI - Hiệp hội VIFFAS, VCCI...

l Học phí: 1.300.000 đồng/HV, Hội viên VCCI: 1.200.000 đồng/HV (DN đăng ký 3 người sẽ được miễn phí người thứ 4).

DN có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: TRUNG TÂM HỖ TRỢ DNNVV, VCCI-HCM ĐT: 08. 3932 5170 - Fax: 08. 3932 5472. A. Dũng - DĐ: 0912 363 838; Email: chuvandung@vcci-hcm.org.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.