Bản Tin VCCI số 06 ngày 30 tháng 06 năm 2017

Page 1

SỐ

06

THÁNG 6/2017

ISO 9001:2000 A. 171 Voõ Thò Saùu, Quaän 3, TP. Hoà Chí Minh T. 08. 3932 6598 F. 08. 3932 5472 W. www.vcci-hcm.org.vn E. vcci-hcm@hcm.vnn.vn

XEM TRANG 04


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

NA UY HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐÀO TẠO 500 LAO ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ngày 14/6, tại TP.HCM, trước sự chứng kiến của bà Kari Eken Wollebaek, Phó Đại sứ Vương quốc Na Uy tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh tại TP.HCM (VCCI-HCM) phối hợp với Liên đoàn Giới chủ Na Uy (NHO) khởi động Chương trình Nâng cao chất lượng đào tạo nghề - Ngành nuôi trồng thủy sản.

N

gành nuôi trồng thủy sản có tổng sản lượng ước đạt hơn 6,7 triệu tấn (khai thác gần 3,1 triệu tấn, nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn), kim ngạch xuất khẩu khoảng 7 tỷ USD vào năm 2016. Đây cũng là ngành sử dụng một lực lượng lao động lớn, khoảng 9 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp, và là một trong ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam. Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI kiêm Giám đốc VCCI-HCM cho biết, khảo sát gần đây cho thấy, nhiều nhà máy, cơ sở chế biến nuôi trồng nông, lâm, thủy sản có đến hơn 60% số lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Riêng các cơ sở chế biến thuộc khối dân doanh của các ngành chế biến nuôi trồng thủy sản có đến khoảng 80% số lao động không được đào tạo, mà chỉ học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do các cơ sở đào tạo hoặc doanh nghiệp tự tổ chức. Về phía những người sử dụng lao động, khoảng 30 - 55% số chủ cơ sở chế biến thủy sản không có chuyên môn kỹ thuật. Trước tình hình này, VCCI-HCM và NHO phối hợp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực trong ngành nuôi trồng thủy sản. Từ nay đến năm 2019, NHO hỗ trợ VCCI-HCM phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp đào tạo 500 lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ. Với sự tham gia của cả doanh nghiệp và nhà trường, người lao động được đào tạo có tính thực tiễn về sức khỏe và dinh dưỡng cho cá, hệ thống ao nuôi, lồng nuôi, nuôi cá biển công nghiệp... Chương trình nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức và kỹ năng đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Đồng thời, VCCI-HCM và NHO cũng hình thành cơ chế cố vấn có sự tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nhằm giảm khoảng cách giữa kết quả đào tạo của nhà trường và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Trước đó, từ năm 2010, cũng được sự hỗ trợ của NHO và Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTB-XH), VCCI-HCM đã phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp thí điểm mô hình đào tạo nghề có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong ngành cơ khí ô tô. Nhờ phương pháp đào tạo nhiều thực hành, 97% học sinh tốt nghiệp đã có việc làm, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, mô hình đào tạo nghề được mở rộng sang các ngành nghề du lịch nhà hàng khách sạn, ngành may mặc, chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ và nay là ngành nuôi trồng thủy sản. Nguồn: Sggp

171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel: 08. 3932 5167 Fax: 08. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Nguyễn Thanh Bình Phụ trách TT Thông tin Thương mại VCCI-HCM Biên tập: TT Thông tin Thương mại VCCI-HCM Trình bày: VCCI-HCM

GPXB số 01/QĐ-XBBT-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 28/01/2016. In tại XN In Sài Gòn 3 . Nộp lưu chiểu tháng 6/2017

2. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n

RA MẮT TIÊU CHUẨN GRI Ngày 13/6, tại TP.HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh tại TP.HCM (VCCI-HCM) phối hợp cùng với tổ chức Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) tổ chức sự kiện ra mắt Tiêu chuẩn GRI.

T

ham dự sự kiện có đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng lãnh sự quán Thụy Sỹ và Cục Kinh tế Liên Bang Thụy Sỹ (SECO), Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), các tổ chức và doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Thông tin từ ban tổ chức cho biết, đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế về lập báo cáo phát triển bền vững đang được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, được coi là công cụ đo lường, ghi nhận, công bố mục tiêu, trách nhiệm của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững để củng cố lòng tin của các bên liên quan, gia tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Cùng với đó, cho phép các tổ chức báo cáo công khai về những tác động kinh tế, môi trường và xã hội cho biết họ đóng góp vào sự phát triển bền vững như thế nào. Tiêu chuẩn GRI đã chính thức ra mắt phiên bản tiếng Việt tại Việt Nam. Đây sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu tiếp cận dễ dàng hơn với lĩnh vực Báo cáo phát triển bền vững trong tương lai. Đây cũng là văn bản pháp lý đầu tiên yêu cầu công bố thông tin về phát triển bền vững của doanh nghiệp niêm yết. Thông tư số 155 của Bộ Tài Chính được xem như bước khởi đầu của Việt Nam trong việc nghiêm túc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài việc cung cấp thông tin tổng quát về tiêu chuẩn GRI cũng như những thay đổi với hướng dẫn G4, chương trình cũng giới thiệu Bộ tiêu chuẩn rút gọn dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được ra mắt vào cuối năm 2017. Nguồn: Baotainguyenmoitruong

FOOTER: 18x3cm Vào Cánh Cửa Xanh HÃY LỰA CHỌN ĐÚNG!

CHÍNH THỨC MỞ THÊM VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI!

tầng 19, Tòa nhà VCCI số 9 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa

(+84 24) 7308 6699

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .3


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

DOANH NGHIỆP PHILIPPINES MUỐN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU VÀO VIỆT NAM

N

ắm bắt được nhu cầu đó và nhằm tạo cơ hội cho thị trường Việt Nam tiếp tục phát triển, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh tại TP.HCM (VCCI-HCM), phối hợp với Vụ Marketing Xuất khẩu (EMB) thuộc Bộ Công Thương Philippines (DTI) tổ chức hội thảo "Giao lưu thương mại nhượng quyền Việt Nam - Philippines" ngày 2/6 tại TP.HCM. Tại hội thảo, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI-HCM, đánh giá lĩnh vực nhượng quyền thương mại phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm gần đây, không chỉ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận những thương hiệu uy tín trên thế giới. Từ đó, góp phần tạo môi trường kinh doanh đa dạng, minh bạch; đồng thời nhượng quyền thương mại với nhiều hình thức kinh doanh rất phù hợp với những ai muốn khởi nghiệp và bắt tay kinh doanh ngay. Hiện nay, ở thị trường Việt Nam, đặc biệt là khu vực thành thị đã xuất hiện nhiều thương hiệu kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu từ các nước trên thế giới cũng như khu vực. Trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu chiếm khoảng 40%, ngoài ra các chuỗi cửa hàng tiện lợi nhượng quyền thương hiệu cũng đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, tính đến nay tại Việt Nam có gần 170 thương hiệu được nhượng quyền thương mại, đồng thời tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này đạt 200%/năm. Trong xu hướng người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng những sản phẩm mới và chính sách mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như khu vực, đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu phát triển. Chính vì vậy, không những thương hiệu nổi tiếng ở các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... mà những thương hiệu ở các nước châu Á và khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Phillipines... cũng

4. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Việt Nam với hơn 90 triệu dân, không chỉ là thị trường tiềm năng cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới, mà còn được đánh giá cao và quan tâm bởi nhiều doanh nghiệp của các nước trong khu vực. đang nỗ lực thâm nhập vào thị trường Việt Nam, bà Lê Thị Phụng, Tổng lãnh sự danh dự Philippines tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết. Đồng quan điểm, Ngài Noel Servigon, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Philippines tại Việt Nam, cho rằng, đối với lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp Philippines mong muốn tìm kiếm được cơ hội hợp tác nhượng quyền thương hiệu tại thị trường Việt Nam, dựa trên nền tảng quan hệ thương mại song phương giữa hai nước luôn tăng trưởng tích cực trong những năm qua. Theo Ngài Noel Servigon, hiện tại Philippines đã có thương hiệu Jolibee được nhượng quyền thương mại vào Việt Nam và mở rộng chuỗi cửa hàng kinh doanh trên toàn quốc. Doanh nghiệp Philippines và Việt Nam đều rất năng động nên sẽ tìm kiếm được cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu ở những ngành nghề tiềm năng như thực phẩm, đồ uống, chuỗi cửa hàng ăn uống... Tham dự hội thảo lần này, đoàn doanh nghiệp đến từ Philippines chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề như thực phẩm, thức uống, thời trang, dịch vụ và các sản phẩm về spa, trường học, tư vấn về nhượng quyền... Tổng hợp từ Bnews và Thoibaotaichinhvietnam


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n Sáng ngày 14/06, tại TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) và Công ty Tư vấn và Cung cấp Giải pháp Tài chính Assurance Global đã phối hợp tổ chức hội thảo: "Quản lý rủi ro trong thương mại quốc tế: Phòng tránh, giải quyết tranh chấp và thu hồi nợ nước ngoài" với sự tham dự của 30 doanh nghiệp xuất khẩu và 5 hiệp hội trên địa bàn tỉnh.

DOANH NGHIỆP CẦN TƯ DUY THẬN TRỌNG KHI THAM GIA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

H

ội thảo nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu những thông tin và các công cụ phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả khi tham gia thương mại quốc tế. Phát biểu tại hội thảo, đại diện Sở Công thương - Phó giám đốc Sở Nguyễn Trí Phương cho biết Đồng Nai có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn thứ 5 trên cả nước và chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, các doanh nghiệp dễ gặp rủi ro do thiếu thông tin về thực tiễn kinh doanh của đối tác tại thị trường nước ngoài, dẫn đến việc bị động trong đối phó khi những tình huống bất lợi xảy ra. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh; đồng thời tận dụng các cơ hội để vượt qua những thách thức trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Để phòng tránh rủi ro cũng như

nâng cao hiệu quả kinh doanh, tại buổi hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hằng, Trưởng khoa Luật Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Trọng tài viên tại VIAC đã chia sẻ những giải pháp phòng ngừa rủi ro, tranh chấp khi ký kết thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua những ví dụ thực tế. Trọng tài viên tại VIAC cho rằng, môi trường kinh doanh quốc tế nhiều cơ hội nhưng cũng rất phức tạp và không phải đối tác nào cũng đáng tin cậy. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng tư duy thận trọng khi hình thành hợp đồng, luôn rà soát nội dung và kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiệp hợp đồng để quản lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra. Ông Christopher McNabb, Giám đốc Assurance Global tại Việt Nam cho biết FTA đã và đang mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam; xuất khẩu mất khoảng hàng tỷ USD mỗi năm do không thu về được các khoản thu và việc thu hồi các khoản thu chậm trả từ nước ngoài có rất nhiều

thách thức và đòi hỏi chuyên môn. Lời khuyên được ông Christopher đưa ra là doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các đối tác trước khi quyết định giao thương. Doanh nghiệp cần thận trọng trong từng điều khoản của hợp đồng. Giám đốc Assurance Global tại Việt Nam cũng đưa ra lời khuyên đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ tiềm lực về tài chính để có thể tổ chức bộ phận pháp lý chuyên nghiệp: có thể nhờ cậy đến cái hiệp hội, các cơ quan tham tán ở nước ngoài, thông qua internet... để có thông tin đầy đủ nhất về đối tác. Khi có tranh chấp, rủi ro phát sinh, nếu tự đàm phán thỏa thuận không được thì cần nhờ đến cơ quan trọng tài để được tư vấn và hỗ trợ. Trong đó, cần phân rõ trường hợp nào có thể tận dụng nguồn lực nội bộ, trường hợp nào cần sử dụng đội ngũ chuyên nghiệp bên ngoài để tránh kéo dài các khoản thu trễ hạn và tăng tỷ lệ thành công trong việc thu hồi nợ. Tổng hợp từ Baodongnai.com.vn, Laodongdongnai.vn và Dnrtv.org.vn www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .5


n KHÓA ĐÀO TẠO

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, THƯƠNG LƯỢNG HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH VÀ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN Trong khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý để phát triển kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh, tăng tính hiệu quả và cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, VCCI-HCM tổ chức khóa tập huấn: Kỹ năng đàm phán, thương lượng hiệu quả trong kinh doanh và giải quyết mâu thuẫn Giảng viên: Bà Trương Ngọc Mai Hương - Giảng viên cao cấp Chương trình Business Edges, nguyên giám đốc điều hành công ty SamQua, giám đốc kinh doanh công ty Tân Bảo Long. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm về triển khai các chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp cho cấp quản lý doanh nghiệp Đối tượng: Ban lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ quản lý cấp trung, cán bộ phụ trách về kinh doanh và các bộ phận liên quan khác... Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng đăng ký trước ngày 17/07/2017: HỘI ĐỒNG DOANH NHÂN NỮ, VCCI-HCM ĐT: 028. 3932 5167 (ext. 314) - Fax: 028. 3932 5472 C. Hiền - DĐ: 0909 883 788; Email: hien.tran@vcci-hcm.org.vn

07/2017 Thời gian: Thứ tư và thứ năm, 19 - 20/07/2017 (Sáng: 8:30-11:30, Chiều: 13:30-16:30) Địa điểm: Hội trường lầu 4, VCCI-HCM, 171 Võ Thị Sáu, Q.3, TP. Hồ Chí Minh Chi phí: 1.400.000đ/người (Hội viên VCCI: 1.200.000đ/người) bao gồm: tài liệu, giải khát, giấy chứng nhận... * Ưu đãi: Doanh nghiệp đăng ký và đóng tiền từ 4 người trở lên trước ngày 12/7/2017 được giảm 10%

PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG THANH - KIỂM TRA THUẾ GIẢI PHÁP AN TOÀN & THÔNG MINH CHO DOANH NGHIỆP Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiểu được qui trình thanh tra kiểm tra thuế vả tránh được những rủi ro do vô tình hoặc do không nắm vững chính sách, pháp luật phải bị xử lý khi cơ quan thuế thanh - kiểm tra, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) tổ chức tập huấn Phòng ngừa rủi ro trong thanh kiểm tra thuế - giải pháp an toàn & thông minh cho doanh nghiệp. • Nội dung học: - Giới thiệu những điều doanh nghiệp cần biết trong thanh - kiểm tra thuế; - Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tại doanh nghiệp phục vụ thanh tra, kiểm tra thuế định kỳ, đột xuất; - Kỹ năng giải trình đối với các Đoàn thanh - kiểm tra thuế; - Kinh nghiệm trong việc tham gia lập biên bản thanh tra, kiểm tra; - Lưu ý về khấu trừ, hoàn thuế GTGT; doanh thu và các chi phí được trừ, không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN;

6. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Thời gian: Thứ tư, 12/07/2017 (Sáng: 8:30 - 11:30, Chiều: 13:30 - 16:30) Địa điểm: Hội trường lầu 4, VCCI-HCM 171 Võ Thị Sáu, Q.3, TP. Hồ Chí Minh - Giải đáp vướng mắc và đối thoại với doanh nghiệp. • Giảng viên: Ths Nguyễn Hữu Tuyền - Phó phòng thanh tra, Cục thuế TP. HCM • Đối tượng: Lãnh đạo; quản lý và cán bộ phụ trách tài chính, kế toán và các phòng ban liên quan khác của doanh nghiệp • Chi phí: 800.000đ/người * Ưu đãi: Hội viên VCCI-HCM: 700.000/người. Doanh nghiệp đăng ký và đóng phí từ 04 người trở lên trước ngày 02/07 được giảm 10%. Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: HỘI ĐỒNG DOANH NHÂN NỮ, VCCI-HCM ĐT: 028. 3932 5167 (ext. 314) - Fax: 028. 3932 5472 C. Hiền - DĐ: 0909 883 788; Email: hien.tran@vcci-hcm.org.vn


KHÓA ĐÀO TẠO n

Thời gian: Thứ bảy, ngày 15/07/2017 (08:00-11:30) Địa điểm: Hội trường lầu 10 VCCI-HCM số 171, Võ Thị Sáu, Q.3, TP. Hồ Chí Minh Diễn giả: Ông Vũ Xuân Hưng và Ông Nguyễn Văn Đức - Phó Trưởng Phòng Pháp chế, VCCI-HCM Chi phí: 600.000đ/người (bao gồm cả tài liệu, tea-break).

CẬP NHẬT, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH MỚI NHẤT TRONG QUY CHẾ ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP (GSP) CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VÀ CÁC LƯU Ý TRONG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC HÀNG HÓA CỦA HẢI QUAN NƯỚC NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Liên minh Châu Âu (EU) dân số hơn 510 triệu, với 28 quốc gia thành viên luôn được coi là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua. Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia được EU tiếp tục được cho hưởng GSP. Đây có thể xem là giai đoạn quá độ quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để chuẩn bị cho Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU sẽ có hiệu lực trong tương lai gần. Bên cạnh đó xu hướng các nước nhập khẩu ngày càng gia tăng việc kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam cũng là một nguy cơ rất đáng lo ngại đối với việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Nhằm cung cấp, cập nhật đầy đủ các thông tin cho doanh nghiệp/ Hiệp hội để hiểu rõ các quy định về xuất xứ hàng hóa mới (C/O) trong Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh châu Âu (EU), cũng như các lưu ý về truy xuất nguồn gốc hàng hóa của Hải quan các nước nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời hướng dẫn và giải đáp các vướng mắc có liên quan trong việc thực hiện trên thực tế, thúc đẩy xuất hàng hóa của Việt Nam, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) tổ chức khóa tập huấn nghiệp vụ với chuyên đề: Cập nhật, hướng dẫn thực hiện các quy định mới nhất trong Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh châu Âu (EU) và các lưu ý trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa của Hải quan nước nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG PHÁP CHẾ TRỌNG TÀI, VCCI-HCM Lầu 1, 171 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08 3932 6498; Fax: 08 3932 5472 A. Dũng - DĐ: 0906 123 455; Email: ntdungvcci@gmail.com C. Thảo - DĐ: 0919 553 884; Email: lethaovcci@gmail.com www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .7


n GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG

NHỮNG XU HƯỚNG NỔI BẬT TỪ TUẦN HỘI THẢO

QUẢNG CÁO CHÂU ÂU 2017

Tuần hội thảo quảng cáo châu Âu ở London năm nay với nhiều buổi chia sẻ, hội thảo thú vị. Các chuyên gia của Ogilvy Anh quốc đã thu thập những xu hướng nổi bật từ những hội thảo này và đây là chín điểm đáng lưu ý:

1. TƯƠNG LAI CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Một sự thật hiển nhiên là trí tuệ nhân tạo đã và đang hiện hữu trong mọi ngõ ngách của cuộc sống chúng ta, thậm chí đang đạt đến tầm cao mới. Bàn về tương lai của trí tuệ nhân tạo, theo ông Matt Bush, giám đốc chuyên phụ trách mảng công ty quảng cáo của Google, cho rằng việc dạy học bằng máy sẽ đạt đến tầm cao mới như việc tự học, công cụ lọc email rác hoặc công cụ trả lời thông minh của Gmail. Những khả năng của trí tuệ nhân tạo chắc chắn tạo ra nhiều cảm hứng mới cho ngành truyền thông hiện tại.

2. NỘI DUNG ĐƯỢC TÀI TRỢ NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN

4. SỰ MỞ ĐẦU CỦA KỶ NGUYÊN TRỢ GIÚP

Ông Keith Weed, giám đốc marketing và truyền thông của Unilever, trong buổi trao đổi về nền kinh tế dựa trên chú ý, tin rằng chúng ta sẽ ngày càng thấy nhiều nội dung có sự tài trợ của các thương hiệu. Tuy nhiên, ông Weed cũng cảnh báo rằng người xem sẽ không dành nhiều thời gian với một thương hiệu nếu nó không mang lại giá trị thiết thực. Người tiêu dùng ngày càng tinh tế trong việc chọn lựa nội dung họ xem. Nên việc tìm hiểu những thiết bị họ sử dụng và cách họ tương tác với từng thiết bị là cần thiết, giúp thương hiệu tạo ra nội dung phù hợp vào thời điểm phù hợp mà người tiêu dùng để mắt tới.

Behshad Behzadi, kỹ sư hàng đầu của Google chỉ ra rằng sự gia tăng việc dùng những ứng dụng nhắn tin làm hoài nghi tính phức tạp của sự trợ giúp tìm kiếm hoặc định hướng của các rô bốt. Google tin rằng cách giao tiếp tự nhiên nhất của con người là cùng nói chuyện bằng ngôn ngữ tự nhiên, do đó sự trợ giúp tìm kiếm cần phải càng mang tính nhân bản càng tốt. Với thực tế mỗi gia đình có hơn 3 thiết bị kết nối với cách duy nhất bằng giọng nói, sự trợ giúp tìm kiếm và việc lập trình chúng trở nên rất quan trọng trong tương lai. Trên thực tế Google đã tiến hành với mục trợ giúp Google, một góc đốí thoại giữa người tiêu dùng và Google. Mục đích là để những mẩu đối thoại qua lại với người tiêu dùng thuận tiện hơn. Trong mỗi câu trợ giúp, Google dùng bối cảnh cuộc đối thoại cho phép hiểu câu hỏi nhanh hơn và đưa ra những câu trả lời nhân bản hơn. Google hoàn toàn tin tưởng đây sẽ là hướng phát triển trong tương lai.

3. SỰ AN TOÀN CỦA THƯƠNG HIỆU TRONG THẾ GIỚI CỦA QUẢNG CÁO KỸ THUẬT SỐ Trong bối cảnh quảng cáo trên Youtube được đặt cạnh những nội dung không phù hợp gây ra làn sóng tẩy chay Google trong thời gian gần đây, ông Matt Brittin, chủ tịch Google khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi đưa ra 3 điểm giúp khắc phục hậu quả trên: chính sách thích hợp, kiểm soát và đưa ra kế hoạch thực thi cụ thể.

8. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG n 5. DỮ LIỆU - XEM KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG Phóng viên Nick Hewat của báo Guardian, Anh trích dẫn câu của nhà sáng lập công ty quảng cáo David Ogilvy “người làm quảng cáo nếu không để ý đến nghiên cứu thị trường thì cũng nguy hiểm như tướng ra trận mà không để ý đến những mật mã, ký hiệu của kẻ thù”. Tuy nhiên, với thông báo từ tháng 5-2018 các doanh nghiệp cần tuyển vị trí chuyên viên phụ trách bảo vệ dữ liệu; cũng là một cảnh báo cho các thương hiệu và các công ty quảng cáo về cách dùng dữ liệu. Câu nói “không phải chỉ vì bạn có thể (dùng dữ liệu) mà bạn nên làm (điều đó)” nên được áp dụng một cách triệt để. Các nhà quảng cáo cần dùng dữ liệu một cách hợp lý vì một mục tiêu nhất định, chứ không phải vì nó có sẵn.

6. TÍNH TRUNG THỰC CỦA DỮ LIỆU

7. CÂU CHUYỆN MANG TÍNH THỜI SỰ LÀ ĐIỀU CỐT LÕI Có nhiều nhận định khác nhau về nội dung mang tính thời sự. Phó giám đốc sáng tạo Adam Bracegirdle cho rằng nội dung được tường thuật trực tiếp (live) sẽ tạo niềm tin với người xem hơn so với nội dung được biên tập bài bản. Ông cũng nhấn mạnh không nên quá chú trọng thông điệp vào những khán giả trong thời gian thực vì nếu vậy nội dung sẽ gặp rủi ro khi được xem là được chuẩn bị trước và giả tạo. Nội dung trong thời gian thực hay nhất khi xảy ra trong thế giới thực, không phải từ sự gò bó trong văn phòng.

Tính trung thực của dữ liệu trong marketing là chủ đề quan trọng của tuần quảng cáo này. Ông Marshall Manson, CEO của Ogilvy PR London, bàn về việc tin tưởng lẫn nhau giữa nhà quảng cáo và công ty xuất bản hoặc các thương hiệu và người tiêu dùng. Ông cho rằng sự trung thực của con số là nguồn gốc của sự tin tưởng trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.

8. TẠO RA CẢM XÚC Ông Rory Sutherland, phó chủ tịch Ogilvy UK có bài tham luận kết thúc tuần hội thảo về mối liên hệ phức tạp giữa khoa học nghiên cứu hành vi và marketing. Ông Rory giải thích rằng cách con người nhận thức một vấn đề phụ thuộc vào những yếu tố của môi trường xung quanh. Nếu thương hiệu và người phụ trách thương hiệu không tạo ra một phản ứng cảm xúc “đúng tần số” với người tiêu dùng, thương hiệu sẽ không bán được hàng. Người phụ trách thương hiệu nên tìm kiếm và tận dụng cơ hội để tạo ra những dấu ấn cảm xúc với người tiêu dùng.

9. CÓ TẦM NHÌN XA Người tiêu dùng chọn một thương hiệu có tên tuổi thay vì một thương hiệu không tên sẽ bớt rủi ro mua phải sản phẩm không rõ chất lượng. Điều này có được nhờ quá trình dài thương hiệu gầy dựng uy tín. Chiếc nhẫn đính hôn là một sự so sánh thú vị trong trường hợp này. Việc đầu tư vào chiếc nhẫn kim cương sẽ tạo được niềm tin rằng người tặng đã đầu tư tình cảm và tiền bạc và họ sẽ có khuynh hướng ở lại lâu dài. Nếu thương hiệu muốn người tiêu dùng trung thành trong thời gian dài, thương hiệu sẽ phải có tầm nhìn xa và có kế hoạch đầu tư dài hơi. www.ogilvy.com

Chuyên mục “Góc nhìn truyền thông” do Ogilvy Việt Nam phối hợp cùng VCCI-HCM mở ra nhằm mang đến những thông tin mới nhất về truyền thông cho các DN hội viên của VCCI-HCM. Quý DN có thể chia sẻ ý kiến và gửi câu hỏi về ban biên tập theo địa chỉ gocnhintruyenthong@vcci-hcm.org.vn.

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .9


n KINH TẾ THẾ GIỚI Nhật Bản hướng tới một hiệp định thương mại tự do với Anh

Quan hệ thương mại Việt Nam - Brazil tăng 16% so với cùng kỳ 2016 Nhờ có sự phục hồi của các hoạt động ngoại thương sau suy thoái kinh tế, Thương vụ Việt Nam tại Brazil cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch hai chiều Việt Nam - Brazil đạt khoảng 1.730 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam giảm 13% so với cùng kỳ năm 2016 (đạt 665 triệu USD). Ngược lại, Brazil nhập khẩu từ Việt Nam đạt giá trị 1.065 triệu USD, tăng 46%. Xuất khẩu các sản phẩm chính của Việt Nam sang Brazil đều tăng mạnh trở lại, như: điện thoại và thiết bị điện tử tăng hơn 57%; thủy sản tăng 43%; cao su, sản phẩm cao su tăng 73%, sợi tổng hợp tăng hơn 300%... Tuy nhiên, đà tăng trưởng này cũng sẽ gặp phải những biện pháp phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật nhằm bảo hộ sản xuất nội địa. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các đối tác nhập khẩu trong việc xử lý khiếu nại của các Hiệp hội ngành hàng có liên quan tại Brazil, phòng tránh khả năng bị kiện phòng vệ thương mại. Brazil là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh; dù vậy, tình hình chính trị trong nước đang bất ổn khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh. Đây là nguyên nhân dẫn tới trao đổi thương mại song phương với Brazil thời gian qua có xu hướng giảm.

10. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Nhật báo Nikkei ngày 25/6 đưa tin Nhật Bản mong muốn tiến hành các cuộc thảo luận hướng tới một hiệp định thương mại tự do (FTA) với Anh bên cạnh tiến trình đàm phán về một thỏa thuận tương tự với Liên minh châu Âu (EU) nhằm giảm thiểu tác động của việc Anh rời EU (Brexit) đối với các công ty Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông muốn đạt được một FTA với EU vào tháng tới khi tới Đức tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Hiện Nhật Bản có trên 1.000 công ty hoạt động ở Anh, tạo ra khoảng 140.000 việc làm. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Anh đến nay đã vượt ngưỡng 10.000 tỷ yen (khoảng 96 tỷ USD). Giới chức Nhật Bản trước đó cảnh báo cần bố trí lại hoạt động của các công ty có trụ sở ở Anh sau

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

khi London và Brussels đạt được một thỏa thuận cuối cùng. Trong khi đó, các hãng sản xuất ôtô lớn của Nhật Bản vẫn tiếp tục bám trụ tại Anh khi Toyota thông báo kế hoạch xây dựng một nhà máy lắp ráp xe hơi, trong khi hãng Nissan cũng tăng đầu tư cho các nhà máy của hãng ở Anh. Những thông báo này làm dấy lên hoài nghi về khả năng các công ty đã được Chính phủ Anh đảm bảo cho hoạt động của họ tại thị trường nước này.

Trung Quốc mở rộng tuyến cao tốc vận tải hàng tới Đông Nam Á Giới chức địa phương cho biết tuyến vận tải hàng hóa đường bộ giữa thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc, với thủ đô Bangkok của Thái Lan sẽ đi vào hoạt động từ tháng Bảy tới. Theo giới chức phụ trách vận tải của Trùng Khánh, địa phương này đã lên kế hoạch mở 3 tuyến vận tải nối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); trong đó, tuyến phía Đông từ Trùng Khánh tới Hà Nội đã đi vào hoạt động. Đến tháng Bảy tới, tuyến vận tải trung tâm dài 2.800 km sẽ kết nối Trùng Khánh, chạy qua thủ đô Vientiane của Lào tới Bangkok. Người đứng đầu hiệp hội vận tải Trùng Khánh, ông He Zonghai cho biết tuyến thứ ba là tuyến phía Tây từ Trùng Khánh đến Yangon của Myanmar, sẽ được mở vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018. Theo ông He, các tuyến cao tốc vận tải hàng hóa này sẽ giúp tăng khối lượng hoa quả, ngũ cốc, gỗ và các nông sản khác được vận chuyển từ khu vực Đông Nam Á tới Trùng Khánh. Nguồn: Vietnamplus


CHUYỂN ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG n

ĐỒNG NAI: CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THU HÚT 1.100 TỶ ĐỒNG ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC Từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp ở Đồng Nai đã thu hút 5 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 820 tỷ đồng, tăng 74,6% so với cùng kỳ năm 2016 và bằng 54,7% kế hoạch năm 2017. Dòng vốn trong nước qua đăng ký tăng vốn từ 3 dự án đang hoạt động là 290 tỷ đồng, bằng 58% kế hoạch năm. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và dự án tăng vốn là 1.110 tỷ đồng, bằng 55% kế hoạch thu hút vốn trong nước cả năm. Các khu công nghiệp trong toàn tỉnh hiện có 285 dự án đầu tư trong nước đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 32 ngàn tỷ đồng.

BÌNH DƯƠNG ĐẠT GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ĐỨNG THỨ 4 CẢ NƯỚC

ĐÀ LẠT: TĂNG NHIỀU CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ Ước 6 tháng đầu năm 2017, Đà Lạt đạt tốc độ tăng trưởng 10,4%. Các chỉ tiêu về kinh tế đã thực hiện như: tổng mức đầu tư xã hội gần 4.000 tỷ đồng, thu hút 2,4 triệu lượt khách du lịch, tổng trị giá giao hàng xuất khẩu 26 triệu USD, tổng thu ngân sách hơn 542 tỷ đồng, tăng so cùng kỳ lần lượt 9%, 10%, 18% và 44%. Trong thời gian trên, Đà Lạt đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo hướng bền vững. Đồng thời tập trung tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng độc quyền nhãn hiệu sản phẩm rau, hoa. Bên cạnh đó, Đà Lạt tiếp tục xây dựng nhãn hiệu chứng nhận các sản phẩm cà phê Cầu Đất, hồng ăn trái, dâu tây. Ngoài ra còn triển khai nhiều chương trình trợ giá cây trồng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi, hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển các làng hoa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025...

Theo báo cáo mới nhất của Sở Công thương, chỉ số sản xuất công nghiệp Bình Dương 6 tháng đầu năm ước tăng 8,53% so với cùng kỳ. Qua đó, Bình Dương vượt qua Đồng Nai, tăng lên hàng thứ 4 của cả nước. Đây là mức tăng trưởng khá cao trong tương quan so sánh với mức tăng bình quân của cả nước (xấp xỉ 6%). Trong nhóm các ngành công nghiệp phát triển mạnh, đáng chú ý có công nghiệp khai khoáng tăng 5,86%, công nghiệp chế biến tăng 8,58%... Ngoài ra, một số ngành hàng có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ như: Sản xuất kim loại (+14,96%), thiết bị điện (+12,66%), sản phẩm điện tử (+17,05%), sản xuất da (+15,11%).

Nguồn: Báo Đồng Nai, Báo Bình Dương và Báo Lâm Đồng www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .11


LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM, RA MẮT CSR UNIVERSAL

THƯ VIỆN THẾ GIỚI VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giao diện trang thư viện điển cứu CSR Universal

N

ền giáo dục của Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia tiến bộ khác đã thành công rực rỡ bởi cách mà họ vươn lên từ “gian khó” và “khát khao” để trở thành trung tâm kinh tế lớn mạnh của khu vực. Quốc gia mong muốn phát triển thì một trong những trọng tâm lớn phải xuất phát từ bồi dưỡng và đầu tư hiệu quả cho thế hệ kế thừa, “những chủ nhân tương lai của của quốc gia” phải là những người được trang bị đầy đủ cả về thể và trí lực, đòi hỏi cả một quá trình rèn luyện, giáo dục. Đi tìm đáp án cho câu hỏi: tại sao người trẻ cần được định hướng, cần được trao kinh nghiệm để “rút ngắn thất bại” và “tăng tốc đến thành công” lại trở thành một trong những chủ đề bàn luận sôi nổi nhất tại các Diễn đàn khởi nghiệp thời gian gần đây tại Việt Nam, để thấy trong rất nhiều trách nhiệm đối với xã hội, thế hệ đi trước đang được kêu gọi để hợp sức cho cuộc cách mạng mang tên “Chiến lược cho thế hệ kế thừa”. Để giúp đỡ một thế hệ phát triển thì nên cho “cần câu” hay cho “cá” và liệu cho “cần câu” thôi đã đủ? Phương pháp và những chỉ dẫn cần thiết, đóng vai trò quan trọng làm cho “trách nhiệm xã hội” trở nên hiệu quả và nhân rộng trong cộng đồng. Từ ngày 09/06/2017, các tổ chức, nhà quản lý doanh nghiệp, giáo dục, các cá nhân quan tâm, đặc biệt là giảng viên, sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng và trung học muốn hướng đến tầm nhìn và tâm thế của công dân toàn cầu có thể tiếp cận thư viện điển cứu tiêu biểu của thế giới và đầu tiên tại Việt Nam về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các giải pháp tiếp thị xã hội hiệu quả. Thư viện hoạt động tại địa chỉ www.csruniversal.org là dự án phi lợi nhuận trên nền tảng trực tuyến, mạng xã hội bao gồm 06 nhóm nội dung về: Giáo dục, Phát triển bền

12. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

vững, Quản trị doanh nghiệp, Tiến bộ kinh tế, Sức khỏe và Môi trường. “Một số dự án tiêu biểu của Thư viện CSR Universal như: Bảo tàng Sáng tạo của Samsung (SIM): Nơi chúng ta có thể hiểu phần nào vì sao Hàn Quốc trở thành nền kinh tế sáng tạo số 1 thế giới. Jounior Achivement: Phát triển gần 100 quốc gia, chuẩn bị cho học sinh, sinh viên lập nghiệp, khởi nghiệp từ ngay khi còn ở ghế nhà trường bậc trung học. Conservation International: Tổ chức bảo tồn quốc tế với nhiều dự án về vạn vật học đầy sáng tạo và hiệu quả cho nghiên cứu, giảng dạy, bảo tồn... nhờ quỹ hỗ trợ hơn 250 triệu USD cho chương trình. Hay bạn có thể khám phá những giá trị, nét tinh tế của Tết cổ truyền Việt Nam qua Lễ hội Hoa Xuân Phú Mỹ Hưng để thêm tin yêu vào cuộc sống... từ câu chuyện đầy nhân văn, cảm hứng về đô thị kiểu mẫu số 1 Việt Nam phát triển từ khu đầm lầy nước đọng...”. Cùng với những đòi hỏi phải xây dựng một thế hệ công dân toàn cầu có trình độ, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc, đất nước, với tương lai của văn minh nhân loại, của một thế giới ngày càng gắn kết và tùy thuộc lẫn nhau trước những thách thức gay gắt... sự ra đời của Thư viện CSR Universal, thư viện thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nơi hội tụ các giải pháp tinh hoa của thế giới về những vấn đề thời sự, nóng bỏng của nhân loại là một phát kiến, nỗ lực rất đáng trân trọng của tập thể ban điều hành và những nhà sáng lập dự án. Nguồn: VBF



TINH BỘT SẮN

BÀI TOÁN VỀ CHẤT LƯỢNG I. THỊ TRƯỜNG TINH BỘT SẮN VIỆT NAM Cùng với lúa và ngô, sắn là loại cây lương thực quan trọng đối với Việt Nam và đang chuyển đổi vai trò thành cây công nghiệp hàng hóa với tính thương mại ngày càng gia tăng. Củ sắn tươi, sắn lát, sắn nghiền hay tinh bột sắn là những dạng sản phẩm cơ bản của sắn. Tinh bột sắn là sản phẩm mang nhiều giá trị cao trong hoạt động kinh tế và được ứng dụng đa dạng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Đứng đầu là ngành thực phẩm và dệt may; các lĩnh vực còn lại như công nghiệp giấy, tá dược và một số khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Trong những năm trở lại đây, sản lượng tinh bột sắn cả nước đạt trên 2.5 triệu tấn/năm, với khoảng 80% dành cho xuất khẩu và phần còn lại tiêu thụ trong nước. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích trồng sắn tính đến hết năm 2016 đang chạm mốc 570 nghìn ha, năng suất bình quân 19,1 tấn/ha và cho sản lượng sắn củ tươi khoảng 11 triệu tấn/năm. Sau 5 năm, thị trường tinh bột sắn nhìn chung đã có những chuyển biến khả quan với 110 nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô công nghiệp, phần lớn tập trung ở khu vực miền Nam, tăng trưởng gấp đôi về số lượng và gấp 3 về công suất.

SẢN LƯỢNG TINH BỘT SẮN XUẤT KHẨU QUA CÁC NĂM (ĐƠN VỊ: NGHÌN TẤN)

CAGR

= 13

%

1,990 1,500

2013

2,167

1,494

2014

II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TỪ TINH BỘT SẮN Thị trường xuất khẩu tinh bột sắn phát triển khả quan từ 1.5 triệu tấn (2013) và đã vượt ngưỡng 2.1 triệu tấn vào năm 2016. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu tinh bột sắn lớn nhất từ Việt Nam, chiếm tỷ trọng 85 - 88% trong tổng sản lượng xuất khẩu trong các năm qua. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2016 có sự sụt giảm so với năm trước. Những rào cản chủ yếu, ngắn hạn và dài hạn, đối với việc xuất khẩu tinh bột sắn Việt Nam bao gồm:

2015

2016

Nguồn: Trademap và Agromonitor

TỶ TRỌNG TINH BỘT SẮN XUẤT KHẨU THEO QUỐC GIA NĂM 2015

Nguồn: Trademap

14. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

z Nhu cầu từ Trung Quốc: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng xuất khẩu, Trung Quốc đóng vai trò quyết địn h hoạt động kinh doanh tinh bột sắn. Hàng nghìn nhà máy chế biến thực phẩm tại Trung Quốc phải cắt giảm sản xuất hoặc ngừng hoạt động vì lý do môi trường khiến nhu cầu về tinh bột sắn dùng làm nguyên liệu cũng giảm lại. Bên cạnh đó, trong 2 năm trở lại, giá tinh bột ngô giảm xuống thấp nên các nhà máy khác đã tận dụng sản phẩm thay thế.

Cạnh tranh từ Thái Lan: Bên cạnh việc nổi tiếng với sản lượng tinh bột sắn dồi dào, năm 2016, Thái Lan được mùa sắn nên giá cả càng cạnh tranh. Từ đó, Trung Quốc chuyển dòng nhập khẩu từ Việt Nam sang Thái Lan. Tuy nhiên thị trường Việt Nam đón nhận sự khởi sắc trở lại vào quý 1 năm 2017, xuất khẩu tinh bột sắn tăng trưởng 11,5%, trong khi Thái Lan giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. z

z Chất lượng tinh bột sắn Việt Nam: Đây là vấn đề nan giải trong suốt thập kỷ qua khiến cho hướng đi xuất khẩu của Việt Nam chưa thể mở rộng. Chất lượng tinh bột sắn Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình, nguyên nhân chính đến từ việc thiếu đầu tư công nghệ và trang thiết bị hỗ trợ tiên tiến song song với trình độ quản lý, nuôi trồng sắn còn thấp.


ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG n TỶ TRỌNG TINH BỘT SẮN NHẬP KHẨU THEO QUỐC GIA NĂM 2015

SẢN LƯỢNG TINH BỘT SẮN NHẬP KHẨU QUA CÁC NĂM (ĐƠN VỊ: NGHÌN TẤN) CAG

R=

-32

%

31.45 26.52 12.56

2013

2014

2015

9.83

2016

Nguồn: Trademap

III. NHU CẦU NỘI ĐỊA

Nguồn: Trademap NHU CẦU TINH BỘT SẮN NỘI ĐỊA THEO NGÀNH

So với năm 2013, khi tỷ trọng tinh bột sắn xuất khẩu chiếm 70% và tiêu dùng nội địa chiếm 30% thì năm 2016, cơ cấu này có sự thay đổi mạnh mẽ. Tỷ lệ mới nhất ghi nhận được xấp xỉ 80% tinh bột sắn dùng cho xuất khẩu và 20% cho nhu cầu trong nước. Sự xê dịch này không đồng nghĩa Việt Nam đang dần thu hẹp hoạt động từ các ngành công nghiệp sử dụng tinh bột sắn, ngược lại, mặt hàng hiện đang được tận dụng một cách hiệu quả hơn ở các lĩnh vực ứng dụng chủ đạo của nó. z Điển hình đầu tiên là ngành công nghiệp thực phẩm: Hơn 85% tinh

bột nội địa được dùng trong việc chế biến thực phẩm (bánh kẹo, bột ngọt và khác). Mức phát triển của mặt hàng này trong quý 1/2017 là 14% và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, nhờ vào cơ cấu dân số trẻ cùng với thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị và nông thôn ngày càng tăng.

Nguồn: Ipsos Business Consulting

z Hoạt động của ngành dệt may cũng mang tính quyết định đến thị trường tinh bột sắn nội địa với lượng không nhỏ tinh bột ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực. Bộ Công Thương dự đoán dệt may Việt Nam tăng trưởng 10% trong nửa đầu năm 2017 và cho biết ngành đang nhận được nhiều tín hiệu tốt từ Liên minh Kinh tế Á - Âu và AEC bên cạnh các quốc gia trọng điểm trước giờ là Mỹ và EU.

NHẬN ĐỊNH TỪ IPSOS BUSINESS CONSULTING Mặc dù thị trường tinh bột sắn Việt Nam gần đây phải đối mặt với nhiều biến động xuất phát từ trong và ngoài nước, nhưng sản lượng xuất khẩu vẫn giữ tốc độ phát triển tích cực. Các nghiên cứu của Ipsos Business Consulting cho thấy yếu tố quyết định đối với thương mại của tinh bột sắn nằm ở chất lượng sản phẩm. Sắn là loại cây dễ trồng và thu về sản phẩm; tuy nhiên, chất lượng sắn củ thu hoạch và tinh bột sắn vẫn là yếu tố chiến lược trong hoạt động thương mại và cần được các thương nhân sắn tập trung chú trọng. Vì vậy, các chính sách quản lý và công nghệ tiên tiến nên được đầu tư nhằm đẩy mạnh chất lượng đầu ra. Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến tinh bột đã chuyển đổi sang dây chuyền công nghệ của Mỹ, Đức. Cải thiện được chất lượng tinh bột sắn sẽ thay đổi mạnh mẽ diện mạo ngành sắn Việt Nam và nâng cao vị thế trên thương trường quốc tế. Mở rộng xuất khẩu sang nhiều quốc gia phát triển và hạn chế những ảnh hưởng từ Trung Quốc lên thị trường Việt Nam là những tiến triển ban đầu. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp Việt Nam, điển hình như thực phẩm và dệt may, dễ dàng tận dụng được tinh bột chất lượng cao từ nguồn cung nội địa, góp phần đẩy mạnh hoạt động chế biến và kết hợp tạo nên đầu ra cạnh tranh.

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .15


2017 - 2018

2017-2018 Đã sẵn sàng nhận quảng cáo

5.000 quyển Tiếp cận đối tác và khách hàng tiềm năng từ 3.000 hội viên VCCI cũng như 2.000 đối tác, nhà đầu tư khác trong và ngoài nước.

Công cụ tra cứu thông tin hữu ích

Song ngữ Anh - Việt

Thiết kế hấp dẫn

Mạng lưới phân phối rộng rãi

Liên hệ để biết thêm thông tin

Liên hệ quảng cáo

Trung tâm Thông tin Thương mại, VCCI-HCM Ms. Vân Anh - Điều phối Dự án Tel: 08. 3932 5171 - 0909 110 192 Email: vananh@vcci-hcm.org.vn

Dự án Connections 2017-2018 Ms. Juna Thủy - Sales Manager Tel: 0934 12 33 22 Email: junathuy@connectionsvn.com


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.