NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG NHÀ

Page 35

Ths Nguyễn Thanh Tú

eBook Collection

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG NHÀ
EDITION
GIAO QUA EMAIL
COM Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock com/28062440
WORD VERSION | 2023
ORDER NOW / CHUYỂN
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Nhóm sinh viên gồm : 1. Nguyễn Vũ Trọng MSSV: 2004120301

2. Phan Thị Thủy MSSV: 2004120302

Nhận xét: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

Điểm đánh giá: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

Ngày……….tháng ………….năm 2016 (Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Nhóm sinh viên gồm : 1. Nguyễn Vũ Trọng MSSV: 2004120301

2. Phan Thị Thủy MSSV: 2004120302

Nhận xét: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

Điểm đánh giá: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

Ngày……….tháng ………….năm 2016 (Ký tên, ghi rõ họ và tên)

LỜI CAM ĐOAN.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Đồ án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Đồ án này

đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Đồ án đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Sinh viên thực hiện Đồ án

(Ký và ghi rõ họ tên)

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

i

TÓM TẮT ĐỒ ÁN.

Đồ án này gồm những nội dung sau:

- Tìm hiểu về các phƣơng pháp và sản phẩm xua đuổi các loại côn trùng trong nhà, phân tích ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp, sản phẩm.

- Tìm hiểu những loại thảo mộc có tác dụng xua đuổi côn trùng, chọn ra những loại có điều kiện nghiên cứu.

- Tìm hiểu những phƣơng pháp tách chiết, chọn ra phƣơng pháp phù hợp với điều kiện nghiên cứu và tiến hành trên các nguyên liệu đã chọn.

- Khảo sát tác dụng xua đuổi côn trùng của từng loại thảo mộc (sau khi tách chiếc), khảo sát tỷ lệ chất bảo quản phù hợp.

- Khảo sát, và chọn ra đơn phối liệu tối ƣu để phối liệu sản phẩm nƣớc xịt phòng thảo mộc đuổi côn trùng trong nhà từ các nguyên liệu đã chọn.

- Đƣa ra quy trình sản xuất tối ƣu.

- Đánh giá cảm quan sản phẩm, đánh giá tác dụng đuổi côn trùng của sản phẩm.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

ii

LỜI CẢM ƠN.

Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Công

Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học và quý thầy cô đã tạo điều kiện cho em đƣợc học tập, tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm học tập và làm việc quý báu. Đó là nền tảng vững chắc, là cơ sở quan trọng để em thực hiện tốt Đồ án tốt nghiệp này cũng nhƣ trang bị cho em hành trang cần thiết cho công việc sau này.

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp Em đã may mắn nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Thầy Đào Thanh Khê - ngƣời đã trực tiếp chỉ dạy, góp ý tận tình để em có thể hoàn thành tốt tập đồ án tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, anh chị quản lý tại phòng thí nghiệm cũng nhƣ các bạn sinh viên trong khoa Công nghệ Hóa học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.

Em cũng xin tỏ lòng biết ơn đến Cha Mẹ - ngƣời luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Em.

Vì thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, Em kính mong nhận đƣợc sự góp ý, nhận xét của quý Thầy Cô để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa Em xin trân trọng cảm ơn!

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

iii

DẠYKÈMQUYNHƠN

OFFICIAL iv MỤC LỤC. LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i TÓM TẮT ĐỒ ÁN. ii LỜI CẢM ƠN................................................................................................................iii MỤC LỤC......................................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH ẢNH. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................viii LỜI MỞ ĐẦU. ix CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ......................................................................................1 1.1 Các loài côn trùng thƣờng gặp trong nhà...........................................................1 1.1.1 Ruồi. 1 1.1.2 Muỗi............................................................................................................4 1.1.3 Gián.............................................................................................................7 1.1.4 Kiến 10 1.2 Các biện pháp xua đuổi côn trùng....................................................................12 1.2.1 Biện pháp cơ học, vệ sinh môi trƣờng. .....................................................12 1.2.2 Sử dụng mùi hƣơng, hóa chất. ..................................................................13 1.2.3 Các sản phẩm khác....................................................................................18 1.3 Một số thảo mộc dùng trong sản phẩm xua đuổi côn trùng. 20 1.3.1 Cây sả chanh. ............................................................................................20 1.3.2 Cây bạc hà.................................................................................................23 1.3.3 Tinh dầu vỏ quả bƣởi. 27 1.3.4 Tinh dầu vỏ quả chanh..............................................................................30 1.3.5 Hoa cúc. 32 1.3.6 Tinh dầu hoa oải hƣơng. ...........................................................................33 1.3.7 Tinh dầu quế..............................................................................................34 1.4 Tổng quan về sản phẩm xua đuổi côn trùng dạng xịt 37 1.4.1 Thành phần nguyên liệu............................................................................37 1.4.2 Phƣơng pháp sản xuất...............................................................................50

DẠYKÈMQUYNHƠN

OFFICIAL v 1.4.3 Đánh giá một vài sản phẩm trên thị trƣờng...............................................52 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54 2.1 Mục đích nghiên cứu........................................................................................54 2.2 Đối tƣợng nghiên cứu. .....................................................................................54 2.2.1 Nguyên liệu chính.....................................................................................54 2.2.2 Các nguyên liệu khác................................................................................61 2.2.3 Thiết bị và dụng cụ....................................................................................63 2.3 Các phƣơng pháp tách chiết. 63 2.3.1 Phƣơng pháp cơ học..................................................................................63 2.3.2 Chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc (Hydrodistillation). 64 2.3.3 Trích ly (Extraction)..................................................................................66 2.3.4 Phƣơng pháp sử dụng trong thực nghiệm.................................................67 2.4 Cách xây dựng các đơn pha chế 68 2.5 Quy trình thực nghiệm.....................................................................................69 2.5.1 Xử lý nguyên liệu đầu vào........................................................................69 2.5.2 Quy trình tách chiết dịch các loại thảo mộc và khảo sát hiệu quả............72 2.5.3 Quy trình phối chế sản phẩm nƣớc xịt phòng và khảo sát hiệu quả. ........78 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 80 3.1 Thí nghiệm khảo sát hiệu quả thu hồi..............................................................80 3.1.1 Bảng kết quả đánh giá mùi dịch xay.........................................................80 3.1.2 Bảng kết quả thể tích dịch xay thu đƣợc. 81 3.2 Thí nghiệm khảo sát tác dụng đuổi côn trùng của từng loại dịch xay.............82 3.2.1 Bảng kết quả đánh giá tác dụng xua đuổi côn trùng.................................82 3.3 Thí nghiệm khảo sát tỷ lệ chất bảo quản phù hợp. 84 3.3.1 Bảng kết quả đánh giá tỷ lệ chất bảo quản thích hợp................................84 3.4 Công thức phối trộn. 85 3.5 Đánh giá sản phẩm...........................................................................................86 3.5.1 Kết quả đánh giá cảm quan, mùi thành phẩm...........................................86 3.5.2 Kết quả đánh giá hiệu quả đuổi côn trùng của thành phẩm 86 3.6 Quy trình công nghệ tối ƣu..............................................................................87 3.6.1 Quy trình công nghệ..................................................................................87

DẠYKÈMQUYNHƠN

OFFICIAL vi 3.6.2 Thuyết minh quy trình...............................................................................88 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 4.1 Kết luận:...........................................................................................................89 4.2 Kiến nghị:.........................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................91

DẠYKÈMQUYNHƠN

OFFICIAL vii DANH MỤC HÌNH ẢNH. Hình 1.1. Ruồi. 1 Hình 1.2. Muỗi.................................................................................................................4 Hình 1.3. Gián 7 Hình 1.4. Kiến ...............................................................................................................10 Hình 1.5. Đuổi côn trùng bằng các biện pháp cơ học. ..................................................12 Hình 1.6. Nhang trừ muỗi. 13 Hình 1.7. Bình xịt côn trùng..........................................................................................14 Hình 1.8. Tinh dầu thiên nhiên đuổi côn trùng. 18 Hình 1.9. Dung dịch xịt chống muỗi thiên nhiên đơn giản tự chế tại nhà. ...................18 Hình 1.10. Cây sả chanh................................................................................................21 Hình 1.11. Cây bạc hà. ..................................................................................................23 Hình 1.12. Vỏ bƣởi........................................................................................................27 Hình 1.13. Vỏ chanh 30 Hình 1.14. Tinh dầu hoa oải hƣơng...............................................................................33 Hình 1.15. Tinh dầu quế. 35 Hình 1.16. Quy trình và thiết bị chính của công nghệ sản xuất bình xịt Aerosol.........51 Hình 1.17. Bình xịt côn trùng HANTOX......................................................................52 Hình 1.18. Bình xịt côn trùng Raid. ..............................................................................52 Hình 1.19. Bình xịt chống muỗi Chicco........................................................................53 Hình 1.20. Chế phẩm diệt muỗi thảo mộc Pitoxid-TM45. 53 Hình 2.1. Chất bảo quản Potassium Sorbate. ................................................................61 Hình 2.2. Nguyên liệu sả chanh, vỏ chanh, vỏ bƣởi trƣớc và sau xử lý. 70 Hình 2.3. Nguyên liệu húng bạc hà, húng chanh, hoa cúc trƣớc và sau xử lý..............71 Hình 2.4. Quy trình tách chiếc dịch xay các loại nguyên liệu.......................................72 Hình 2.5. Thực nghiệm tách chiếc dịch xay từ thảo mộc..............................................72 Hình 2.6. Dịch xay các loại thảo mộc. ..........................................................................73 Hình 2.7. Quy trình phối chế sản phẩm nƣớc xịt phòng từ các loại dịch xay. 78 Hình 3.1. Hiệu quả đuổi kiến của sản phẩm..................................................................86 Hình 3.2. Quy trình công nghệ sản xuất nƣớc xịt phòng thảo mộc. 87 Hình 4.1. Sản phẩm nƣớc xịt phòng thảo mộc xua đuổi côn trùng...............................90

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

viii DANH MỤC BẢNG BIỂU. Bảng 1.1. Bảng thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ quả bƣởi. 29 Bảng 1.2. Bảng hàm lƣợng phần trăm các thành phần hóa học của tinh dầu quế.........36 Bảng 2.1. Bảng các công thức phối chế khảo sát. 79 Bảng 3.1. Bảng kết quả đánh giá mùi dịch xay.............................................................80 Bảng 3.2. Bảng kết quả thể tích dịch xay thu đƣợc.......................................................81 Bảng 3.3. Bảng kết quả đánh giá tác dụng xua đuổi côn trùng. 82 Bảng 3.4. Bảng thành phần xây dựng công thức phối trộn...........................................83 Bảng 3.5. Bảng kết quả đánh giá tỷ lệ chất bảo quản thích hợp. 84 Bảng 3.6. Công thức phối chế đƣợc chọn. ....................................................................85 Bảng 4.1. Thành phần và hàm lƣợng các thành phần trong sản phẩm..........................89

LỜI MỞ ĐẦU.

Trong thời đại phát triển của xã hội hiện nay, đời sống của ngƣời dân đang từng bƣớc đƣợc nâng cao. Những đòi hỏi về các sản phẩm sử sụng cho cuộc sống cũng đƣợc thay đổi. Quan niệm về hàng đẹp, giá rẻ mà chất lƣợng cao mà ngƣời dân ƣa chuộng bấy lâu cũng đã dần đƣợc đổi mới. Thay vào đó ngƣời ta hiểu đƣợc giá trị của các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, quy trình sản xuất minh bạch và quan trọng nhất là không gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời con ngƣời. Và trong lĩnh vực nƣớc xịt phòng cũng vậy, ngƣời tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn khi sử dụng cho gia đình của mình. Các sản phẩm bình xịt xua đuuổi côn trùng truyền thống nhƣ Mosfly, Raid.. chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng,. Phải cân nhắc đối đến tƣợng sử dụng, không gian cần sử dụng có các vật ảnh hƣởng đến mức độ nguy hiểm của bình xịt không nhƣ gần bình ga chẳng hạn…

Và trong đa phần các loại bình xịt côn trùng công nghiệp đều có chứa các loại hóa chất hay ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời sử dụng. Vì vậy việc ra đời một loại nƣớc xịt phòng có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo mộc thiên nhiên là thật sự cần thiết. Khi đó ngƣời sử dụng không cần phải lo lắng về các tai nạn khi sử dụng, không lo ảnh hƣởng đến sức khỏe của gia đình mình nhƣng vẫn có thể đuổi xa đƣợc các con côn trùng đáng ghét trong nhà và lại còn đƣợc mang lại hƣơng thơm thoải mái dễ chịu. Vì các sản phẩm thiên nhiên luôn gần gũi, an toàn và thân thiện với con ngƣời.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

ix

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Các loài côn trùng thƣờng gặp trong nhà.

1.1.1 Ruồi.

Hình 1.1. Ruồi.

1.1.1.1 Đặc điểm sinh thái.

Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera (theo tiếng Hy Lạp di có nghĩa là "hai" và pteron là "cánh"), chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối. Một số con ruồi không có cánh nhƣ trong họ Hippoboscoidea

Bộ côn trùng hai cánh rất đa dạng về mặt sinh thái học. Ruồi sống ký sinh, bao gồm nội ký sinh nhƣ loài bot fly và ngoại ký sinh nhƣ muỗi, ruồi đen, ruồi cát hoặc rận. Rất nhiều loài ruồi ăn xác những sinh vật chết.

Loài ruồi phụ thuộc nhiều vào thị lực để sinh tồn. Chúng có mắt kép bao gồm hàng ngàn thấu kính rất nhạy cảm với chuyển động. Một vài loài ruồi nhìn đƣợc hình

ảnh 3D rõ nét. Một vài loài khác nhƣ Ormia ochracea có cơ quan thính giác tiến hóa.

Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đọan: trứng, dòi, nhộng và ruồi trƣởng thành.

Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trƣờng mà từ trứng nở thành ruồi trƣởng thành thƣờng mất

từ 3 – 5 ngày. Ruồi trƣởng thành có đời sống khỏang 1-2 tháng, ở điều kiện thích hợp

có thể sống đến 3 tháng.

Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh, ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1

trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lƣợng trong vòng vài tuần. Trứng ruồi thƣờng đƣợc đẻ thành khối trên chất hữu cơ nhƣ phân bón, rác rƣởi. Trứng sau khi đẻ sẽ nở trong vòng vài giờ. Dòi non chui lúc nhúc trong phân và rác rƣởi. Dòi ruồi dài và mảnh, màu trắng, không có chân, phát triển rất nhanh, lột xác 3 lần rồi thành nhộng. Giai đọan nhộng thƣờng kéo dài từ 2-10 ngày, đến ngày cuối, ruồi con đẩy mở đỉnh của bao nang nhộng, xé bao nang và chui ra ngòai. Ngay sau khi nở, ruồi giang cánh để khô và cứng cơ thể. Chỉ vài ngày sau khi nở, ruồi có thể sinh sản.

Ruồi trƣởng thành có màu xám đen, dài 6-9 mm và có 4 sọc đen kéo dài trên tấm lƣng của các đốt ngực. Kiểu miệng liếm hút. Cả ruồi đực và cái đều ăn tất cả thức ăn, rác rƣởi, chất thải của ngƣời và cả phân động vật. Nƣớc là chất thƣờng ngày không thể thiếu của ruồi, ruồi sẽ chết nếu sau 48 giờ không hút nƣớc. Một ngày ruồi cần ăn 2-3 lần.

1.1.1.2 Ảnh hưởng.

Ruồi ăn tất cả các loại thức ăn nhƣ thực phẩm và chất thải của ngƣời, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm nhƣ đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử... Cấu tạo mồm ruồi thích nghi với liếm hút thức ăn, mồm ruồi có cấu tạo nhƣ đế giày, chúng vừa liếm, vừa hút thức ăn dạng lỏng. ruồi vừa ăn, vừa nôn, vừa thải ra thức ăn và trong chất nôn/phân có thể chứa nhiều mầm bệnh, đó là chƣa kể những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi mà chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, chúng đƣợc gọi là môi giới truyền bệnh.

Khi ruồi nhiều quá nó sẽ gây rất khó chịu cho con ngƣời làm việc và nghỉ ngơi.

Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi… làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.

Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể ruồi và có thể đƣợc nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh đƣợc truyền đến ngƣời khi ruồi tiếp xúc với ngƣời và thức ăn Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đƣờng thức ăn, nƣớc uống…

Những bệnh do ruồi truyền nhƣ kiết lỵ, tiêu chảy, thƣơng hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da nhƣ mụn cóc, nấm, phong.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

2

Phần lớn nhiều loài giòi gây thiệt hại về mùa màng, đặc biệt là cho súc vật bởi đời sống ký sinh của nó nhƣng cũng còn đƣợc dùng trong việc chế thuốc, sản xuất thực phẩm đặc biệt là phô mai.

1.1.1.3 Các cách khống chế

Có thể diệt ruồi trực tiếp bằng hóa chất diệt côn trùng hoặc bằng các biện pháp vật lý nhƣ bẫy tấm dính, vỉ đập, vỉ điện. Dù bằng cách nào cũng cần phù hợp với điều kiện vệ sinh môi trƣờng.

 Vệ sinh môi trƣờng:

Làm mất hoặc làm giảm nơi đẻ trứng của ruồi: Cần có rãnh thóat nƣớc, phân, nền sàn nên làm bê tông và xối sạch hàng ngày ở chuồng trại súc vật, gia cầm. Thu dọn phân thành đống và đậy lại bằng tấm nhựa và có điều kiện nên làm khô phân trƣớc khi ruồi có thời gian đẻ và phát triển. Làm tấm đậy các hố xí hở, và nên xây dựng những hố xí kín ở những khu dân cƣ. Rác rƣởi và các chất thải hữu cơ cần làm sạch triệt để bằng cách thu dọn vào vật chứa, chuyên chở và xử lý đúng cách.

Làm giảm những nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến: Ruồi thƣờng đƣợc thu hút bởi mùi phát ra từ các ổ đẻ của chúng, mùi sinh ra từ thức ăn cá, xƣơng, đƣờng mía, sữa, hoa quả lên men…Cần giảm và làm sạch những chất này.

Đề phòng sự tiếp xúc giữa ruồi và mầm bệnh: Nguồn mầm bệnh của ngƣời và động vật bao gồm phân của ngƣời và động vật, rác thải, cống rãnh, mắt đau, chỗ lở loét, vết thƣơng mổ…

 Phƣơng pháp vật lý:

Chúng ta có thể sử dụng những lọai bẫy ruồi nhƣ: bẫy ruồi, bẫy dính, bẫy điện…Sử dụng các chất hấp dẫn ruồi đến ăn và ruồi sẽ bị nhốt trong bẫy ruồi, bị dính vào các chất dính hoặc bị điện giật chết.

 Phƣơng pháp hóa học:

Một số biện pháp hóa học nhƣ sử dụng hộp Dichlorvos bốc hơi, bả diệt ruồi, phun tồn lƣu, phun không gian, phun hóa chất diệt dòi vào ổ đẻ của ruồi…Những biện pháp này diệt ruồi rất nhanh, đƣợc áp dụng khi có dịch tả, kiết lỵ, đau mắt, nhƣng hạn

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

3

chế sử dụng bởi vì ruồi phát triển tính kháng hóa chất rất nhanh.

Một số hóa chất sử dụng làm bả diệt ruồi nhƣ các hợp chất phospho hữu cơ (dichlovos, diazinon, malathion…); hợp chất carbamat (propoxur, formaldehyde...).

Các hóa chất sử dụng để phun tồn lƣu hoặc phun không gian nhƣ các hóa chất nhóm pyrethroid: Alphacypermethrin, cyfluthrin, deltamethrin, permethrin, lambdacyhalothrin…

 Phƣơng pháp dân gian:

Ruồi thích ánh sáng thƣờng ban ngày, nhƣ do ruồi có mắt kép phản xạ nhanh với

ánh sáng phản chiếu bởi loại gƣơng cầu. Vì vậy ngƣời ta cho nƣớc sạch vào túi nylon, treo trong nhà, ruồi bay qua bay lại gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon

đựng nƣớc, ruồi sợ và bay xa. Đây là biện pháp các quán hàng ăn uống thƣờng sử dụng rất có hiệu quả.

1.1.2 Muỗi Hình 1 2. Muỗi

1.1.2.1 Đặc điểm sinh thái.

Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera).

Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu ngƣời và động vật. Kích

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

4

thƣớc thay đổi theo loài, nhƣng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lƣợng khoảng 2

đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.

Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae

thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochhlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagoggus,…

Muỗi sinh trƣởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nƣớc đọng. Chúng đẻ trứng xuống nƣớc, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nƣớc một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trƣởng thành, bay lên khỏi mặt nƣớc.

Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy (ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trƣởng thành. Muỗi cái trƣởng thành đẻ trứng theo từng đợt.

Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 - 3 ngày, trứng thƣờng nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm: Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thƣớc khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tƣ nó có kích thƣớc khoảng 810mm.

Bọ gậy không có chân nhƣng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi đƣợc bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nƣớc. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát triển cần khoảng 4 - 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó, bọ gậy khi đã phát triển đến tuổi thứ tƣ chuyển hóa thành cung quăng có hình dấu phẩy.

1.1.2.2 Ảnh hưởng.

Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da ngƣời và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thƣờng của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái.

Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có

một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.

Vì thế một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa ngƣời với

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

5

ngƣời, hay giữa động vật và ngƣời. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da...

Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mƣa hàng năm, sự phát triển của muỗi thƣờng xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn ngƣời Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ ngƣời mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi.

1.1.2.3 Các cách khống chế.

Diệt muỗi: Trƣớc đây, các hóa chất độc thƣờng đƣợc sử dụng để diệt muỗi, nhƣ bằng bình xịt, hay đốt hƣơng muỗi. Nhƣng các biện pháp hiện đại sử dụng các sinh vật có khả năng tiêu diệt muỗi, hoặc các phƣơng pháp sinh học và vật lý khác, tránh sử dụng chất hóa học độc hại cho cơ thể con ngƣời.

 Dùng sinh vật:

Sử dụng thiên địch để diệt muỗi:

Nuôi cá hoặc lƣơn nhỏ trong bể nƣớc để tiêu diệt bọ gậy.

Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nƣớc ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trƣởng thành bắt muỗi trong không trung.

Nuôi bò sát nhỏ nhƣ thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.

Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung.

Dùng Mesocyclops để diệt lăng quăng

Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae để diệt lăng quăng

 Cải tạo môi trƣờng:

Mục đích là thu hẹp môi trƣờng sinh trƣởng của muỗi:

Nạo vét cống rãnh, vũng nƣớc, phát quang bụi rậm. Sử dụng bồn chứa nƣớc sinh

hoạt kín, dọn dẹp nhà cửa, không để các vật ủ lại một chỗ (dễ cho muỗi phát sinh).

Một số phƣơng pháp khác nhƣ dùng bẫy điện, dùng muỗi biến đổi gien, dùng quạt gió, dùng màn, bật đèn sáng, dùng máy phát siêu âm xua muỗi…

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

6

1.1.3.1 Đặc điểm sinh thái.

Gián là một số loài côn trùng thuộc bộ Blattodea mà có thể mang mầm bệnh cho con ngƣời. Phổ biến nhất là loài gián Mỹ (Periplaneta americana), có chiều dài khoảng 30 mm (1.2 inch),gián Đức (Blattella germanica), dài khoảng 15 mm (0.59 inch), gián châu Á, Blattella asahinai, cũng khoảng 15 mm (0.59 inch), gián phƣơng Đông (Blatta orientalis), khoảng 25 mm (0.98 inch), gián vành nâu, Supella longipalpis (serville) dƣới 1.2 cm, và gián xám Periplaneta fuliginosa (serville), khoảng 2.5 cm. Gián nhiệt đới thƣờng lớn hơn nhiều, và ngƣợc lại với quan điểm phổ biến, các loài gián đã tuyệt chủng và các loài 'roachoids' nhƣ Cacbon Archimylacris và Permi Apthoroblattina không lớn nhƣ các loài gián hiện đại.

Gián sinh trƣởng qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trƣởng thành. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau

từ 1 đến 3 tháng. Thiếu trùng hay còn gọi là gián con thƣờng không có cánh và dài chỉ vài milimét. Khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Gián con lột xác và lớn lên, phát triển thành gián trƣởng thành từ sau vài tháng đến hơn một năm tùy theo loài.

Gián trƣởng thành có thể có cánh hoặc không có cánh.

Trong số 4600 loài gián có khoảng 30 loài sống trong môi trƣờng gần con ngƣời khoảng bốn loài gián đƣợc biết đến là loài gây hại.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

7
1.1.3 Gián Hình 1.3. Gián.

1.1.3.2 Ảnh hưởng.

Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con ngƣời vì chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hƣ hỏng một số vật dụng nhƣ quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở... Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận đƣợc cái mùi rất đặc trƣng của loài gián sống gần gũi và làm phiền hà cho mình, một số ngƣời thƣờng bị dị ứng với gián khi có sự tiếp xúc thƣờng xuyên.

Hoạt động của gián nhà là bò, chạy tự do từ nhà này sang nhà khác, từ cống rãnh, vƣờn tƣợc, hố rác, nhà vệ sinh... rồi vào nhà ở để trú ẩn. Chúng có thể ăn tất cả những chất thải cũng nhƣ thức ăn của con ngƣời nên thƣờng mang và phát tán mầm bệnh tấn công con ngƣời. Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhƣng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã đƣợc khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thƣơng hàn, virus bại liệt... Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đƣờng ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.

1.1.3.3 Các cách khống chế

 Triệt tiêu môi trƣờng sống yêu thích, nguồn nƣớc và nguồn thức ăn của chúng

Gián sống đƣợc phải có nƣớc. Chúng có thể sống một tháng không cần ăn nhƣng không thể sống một tuần mà thiếu nƣớc. Tìm tất cả các nguồn nƣớc rò rỉ trong nhà bạn và sửa chữa chúng. Khi mất nguồn cung cấp nƣớc, gián sẽ dễ sa vào bẫy của bạn.

Giữ nhà cửa sạch sẽ: Lau nhà thƣờng xuyên bằng nƣớc lau sàn. Địa điểm đầu tiên bạn cần chú ý chính là nhà bếp. Sau bữa ăn, rửa sạch bát đĩa và cất giấu thức ăn thừa cẩn thận. Đặc biệt chú ý lau dầu mỡ vƣơng vãi trên bếp vì gián rất thích món này.

Giữ thức ăn trong hộp kín, không lƣu trữ thức ăn quá hạn sử dụng. Không để trái cây trên mặt bàn.

Thu dọn thùng rác thƣờng xuyên, nên dùng thùng rác có nắp đậy kín.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

8

 Dùng bả gián:

Dùng các bả, mồi gián bán sẵn ở các cửa hàng thuốc thú y. Trộn lẫn bả với thực phẩm mà gián yêu thích (bột bánh, dầu ăn, mỡ, đƣờng) và đặt ở gần tổ của chúng. Bả gián thƣờng chứa fipronil 0,05% hoặc hydramethylnon 2%. Một con gián ăn phải bả, sau đó bài tiết chất độc ở tổ khiến các con gián khác chết theo. Để giết hết sạch gián bằng phƣơng pháp này có thể mất vài tuần với vài ba đời gián.

Bạn cũng có thể tự làm bả gián: trộn một phần bột axit boric (rất dễ mua ở các hiệu thuốc) với đƣờng hoặc bột mì nhằm thu hút gián. Hỗn hợp này sẽ đóng bánh trong môi trƣờng ẩm ƣớt vì vậy bạn có thể bỏ vào khay hoặc giấy nếu đặt trong tủ, bếp nhà bạn.

Dù axit boric, fipronil không quá độc với ngƣời nhƣng nên đặt ở những nơi chỉ có gián tiếp cận đƣợc, để phòng trẻ nhỏ và thú nuôi lỡ ăn phải.

 Sử dụng các thuốc xịt côn trùng:

Bạn có thể xịt các loại thuốc xịt côn trùng vốn đƣợc bán sẵn ở các cửa hàng thuốc thú y. Chú ý làm theo hƣớng dẫn sử dụng vì rất nhiều thuốc độc hại với không chỉ gián mà cả ngƣời.

Cũng có thể chế thuốc xịt côn trùng bằng cách pha xà phòng, nƣớc lau sàn với nƣớc lã theo tỷ lệ 1:1, hoặc xay nhuyễn 4 quả chanh (cả vỏ) với hai lít nƣớc rồi xịt vào tổ gián.

 Sử dụng bẫy gián

Những chiếc bẫy gián bán sẵn ở các cửa hàng có chất dính khiến gián chui vào đây và không ra đƣợc.

Có thể làm một cái bẫy đơn giản và hiệu quả bằng cách đặt một cái lọ nhỏ, trong chứa bã cà phê hoặc nƣớc sát bên tƣờng khiến gián rơi vào và không ra đƣợc.

 Các cách khác

Đặt những viên băng phiến (long não) ở các góc nhà, gián rất sợ những mùi này.

Nếu bạn muốn giết gián ngay lập tức, có thể xịt cồn.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

9

Chất đuổi gián tự nhiên là tinh dầu bạc hà, vỏ dƣa leo, vỏ cam quýt, tỏi, và dầu

đinh hƣơng. Để những thứ này trong nhà cũng khiến gián không muốn lại gần.

Lắp đèn huỳnh quang vào các tủ bếp và bật sáng, hoặc bật sáng bất cứ khu vực nào bạn không muốn có gián. Gián rất sợ ánh sáng.

1.1.4 Kiến

1.1.4.1 Đặc điểm sinh thái.

Hình 1.4. Kiến

Kiến là một loại động vật thuộc bộ Cánh màng, lớp sâu bọ, có tính xã hội cao, sống thành một tập đoàn lớn đến hàng triệu con. Theo một nghiên cứu của nhà khoa học Corrie Moreau và các đồng nghiệp cho thấy kiến xuất hiện cách đây 140-168 triệu năm, và hiện nay có khoảng 20.000 loài khác nhau trên thế giới, đã phát triển thành

4500 họ khác nhau, có mặt ở khắp các châu lục, trừ Nam Cực và một số quần đảo nhƣ Greenland, Iceland, Polynesia và Hawaii thì không có các loài kiến bản địa. Kích thƣớc của kiến dao động rừ 0.75-52mm, có nhiều màu sắc khác nhau, tùy vào giống loài, nhƣng hầu hết đều có màu đỏ hoặc đen.

Tổ kiến: thông thƣờng có khoảng 100.000 con trong một đàn với một mẹ duy nhất (kiến Chúa), còn những con chúng ta hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc chính của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, xây dựng hang, kiếm thức ăn, canh gác,…Tất cả kiến thợ đều là giống cái nhƣng cơ quan sinh sản chƣa phát triển đầy đủ. Các con kiến phân biệt với tổ khác bằng mùi.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

10

Thức ăn của loài này rất đa dạng, chúng có thể ăn hạt giống, săn động vật khác hoặc ăn nấm,…nhƣng hầu hết đều thích đồ ngọt và mật của rệp rừng. Hầu hết những

hoạt động của kiến là do bản năng, chúng không cần phải tập hay làm quen

1.1.4.2 Ảnh hưởng.

Một số loài kiến tiêm chích nọc độc khi chúng cắn, có thể gây ra dị ứng rất nghiêm trọng ở ngƣời. Kiến đƣợc coi là loài côn trùng gây phiền nhiễu trong và xung quanh toà nhà.

Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm... nhƣng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng. Hầu hết những gì chúng làm đƣợc là do bản năng (nghĩa là chúng không phải nghĩ hay tập làm những công việc này để làm nhƣ thế nào). Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.

Kiến có thể gây tổn hại cho sức khỏe con ngƣời do kiến mang trên mình (hay trong đƣờng tiêu hoá) những tác nhân gây bệnh nhƣ tiêu chảy, đậu mùa và rất nhiều các vi khuẩn gây bệnh khác kể cả khuẩn ngộ độc thức ăn.

Có rất nhiều loại kiến có nọc độc nguy hiểm, các nọc độc này sẽ gây ra mẩn ngứa và có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng đặc biệt ở một số ngƣời mẫn cảm. Đặc biệt là kiến lửa hoạt động rất mạnh và rất hung dữ, và có thể giết động vật hang non hoặc gây ra đau đớn và sợ hãi cho con ngƣời

Không chỉ có vậy kiến còn gây hại rất nhiều đối với nông nghiệp nhất là trong mùa vụ mới gieo trồng giống mới…

1.1.4.3 Các cách khống chế

Sử dụng các loại hóa chất có tác dụng diệt kiến để tác động đến tổ kiến để tiêu diệt trực tiếp.

Cách loại bỏ kiến đơn giản nhất mà không dùng hóa chất là đổ đầy nƣớc sôi vào tổ kiến một hoặc vài lần.

Các bạn có thể mua một số loại bột hoặc thuốc diệt kiến để tiêu diệt những con kiến trong tổ.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

11

Sau khi đã diệt kiến trong tổ, bạn có thể sử dụng một miếng bọt biển và nƣớc xà

phòng để lau chỗ kiến còn lại và xóa đƣờng đi của kiến.

Bạn cũng có thể thử đặt bẫy kiến dọc theo những con đƣờng mòn của kiến và gần tổ. Bạn hãy thử các mồi khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy một mồi nhử hữu hiệu.

Để kiến không có mặt trong nhà, hãy niêm phong cửa ra vào, cửa sổ bằng các loại keo nhựa, không để bề mặt đồ nội thất có các lỗ để kiến dễ chui vào.

Bạn cũng có thể sử dụng bột Baking Sodao để diệt kiến. Do kiến rất thích đồ ngọt, bạn trộn bột Baking Soda với đƣờng hoặc sữa để làm mồi nhử kiến. Sau khi kiến ăn mồi nhử có chứa bột Backing Soda, kiến sẽ bị trƣơng phình và bị tiêu diệt.

1.2 Các biện pháp xua đuổi côn trùng.

1.2.1 Biện pháp cơ học, vệ sinh môi trường.

Cách tốt nhất để bảo vệ khỏi bị muỗi chích là sử dụng các biện pháp cơ học, sinh học. Cụ thể, đối với nên hạn chế tiếp xúc với những nơi có nhiều muỗi, phải mặc áo quần dài và ngủ mùng kể cả ban ngày. Để phòng chống muỗi nên dọn dẹp vệ sinh môi trƣờng sạch sẽ nhƣ phát quang bụi rậm; súc rửa lu vại chứa nƣớc, bình bông... mỗi tuần một lần; dẹp bỏ những vỏ chai, gáo dừa... không sử dụng để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

12
Hình 1 5. Đuổi côn trùng bằng các biện pháp cơ học.

1.2.2 Sử dụng mùi hương, hóa chất.

1.2.2.1 Nhang trừ muỗi

Hình 1.6. Nhang trừ muỗi.

Nguyên tắc đuổi côn trùng của nhan trừ muỗi là đốt cháy các thành phần tạo khói và mùi để xua đuổi côn trùng. Đây là sản phẩm xuất hiện từ rất lâu và khá tiện lợi cho ngƣời sử dụng, tác dụng xua đuổi và tiêu diệt cũng khá hiệu quả nhƣng cũng gây ra không ít phiền phức cho ngƣời dùng đặc biệt là những ngƣời có vấn đề về đƣờng hô hấp, mặc khác khi sử dụng sản phẩm thì phải đốt nên còn có nguy cơ cháy nổ.

Một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu chúng ta đốt một cây nhang muỗi tƣơng đƣơng với hút 75 – 137 điếu thuốc, và một tuần đốt nhang muỗi trên 3 lần thì tỉ lệ mắc bệnh ung thƣ phổi và gây mù cao gấp 3 lần so với ngƣời không sử dụng nhang muỗi. Chính vì vậy hun muỗi chẳng khác nào hạ độc chính bản thân mình. Về cơ bản, nhang muỗi nói riêng và các loại nhang thắp trong gia đình nói chung nếu chỉ dùng mùn cƣa của các loại thảo dƣợc hoặc các loại gỗ tự nhiên thì không quá lo ngại. Tuy nhiên, ngày nay nguồn nguyên liệu trong tự nhiên để làm nhang ngày càng khan hiếm, chính vì thế việc sử dụng các loại hóa chất để làm nhang ngày càng phổ biến tại các cơ sở sản xuất. Đặc biệt các thành phần hóa học có trong nhang muỗi là rất lớn, bởi những loại hóa chất đó sẽ tạo nên các mùi đặc trƣng để xua đuổi và tiêu diệt muỗi.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh tại Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết thì hiện nay đa số các loại nhang đều sử dụng loại hóa chất H3PO4 để ngâm tẩm. Ngƣời tiếp xúc lâu với khói nhang có ngâm tẩm hóa chất này rất dễ bị tổn thƣơng niêm mạc mắt, mờ mắt, các bệnh liên quan tới hô hấp, ảnh hƣởng hệ thần kinh trung ƣơng; thậm chí hít nhiều, thƣờng xuyên có thể bị ung thƣ

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

13

phổi.

BS Hoàng Xuân Đại, chuyên gia cao cấp Bộ Y tế khẳng định, tất cả các loại sinh ra khói đều có độc. Đối với hƣơng nói chung và hƣơng muỗi nói riêng, thành phần tạo mùi thơm là những hợp chất benzen. Khi đốt cháy, chất độc sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đƣờng hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tƣợng dị sản, loạn sản. Khi là tế bào ác tính chúng sẽ biến thành tế bào ung thƣ.

Tại trƣờng Đại học California của Mỹ đã làm một khảo sát với 50 loại nhang đuổi muỗi hay diệt muỗi đang lƣu hành tại California, phần lớn loại nhang muỗi này, trong số đó do các nƣớc châu Á sản xuất, đều chứa một chất độc có thể phát tán các phân tử gây ung thƣ khi bị đốt cháy. Loại hóa chất độc hại này có tên S-2, sẽ phát tán một ête gây ung thƣ phổi khi bị đốt cháy. Vậy nên các nhà nghiên cứu đã khuyến cáo ngƣời dùng nên cẩn thận khi sử dụng các loại nhang muỗi, mặc dù nó là công cụ đơn giảm để đuổi muỗi và diệt muỗi.

1.2.2.2 Bình xịt côn trùng

Hình 1.7. Bình xịt côn trùng.

Hiện nay việc sử dụng bình thuốc xịt diệt côn trùng là phổ biến nhất, gần nhƣ gia đình nào cũng có một bình xịt muỗi, gián, kiến... Tuy nhiên, thực tế có rất ít ngƣời chú

ý đến các hoạt chất của các thuốc này là gì, những nguy cơ có thể gặp khi sử dụng, những ảnh hƣởng lên sức khỏe con ngƣời, vật nuôi và môi trƣờng sống.

Các loại thuốc xịt côn trùng

Trên thị trƣờng có nhiều loại thuốc của nhiều hãng khác nhau nhƣng đều có

thành phần hoạt chất tƣơng tự nhau, thƣờng là Tetramethrin, Cypermethrin,

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

14

Iminoprothrin, Prallethrin, Permethrin (những chất hóa học tổng hợp thuộc nhóm Pyrethroids) hay Propoxur (nhóm Carbamate). Propoxur là một chất ức chế không hồi phục men Cholinestarase ở động vật (kể cả ngƣời). Khi Cholinesterase bị ức chế, hệ thần kinh tự chủ sẽ hoạt động quá mức và không kiểm soát dẫn đến tử vong.

Các thuốc này đều đã đăng ký và đƣợc cấp phép lƣu hành của Cơ quan Bảo vệ môi trƣờng Mỹ (US Environment Protection Agency, US EPA). Trƣớc đó, các chất này đƣợc dùng thử nghiệm trên động vật với liều đủ lớn gây ngộ độc để nghiên cứu ảnh hƣởng trên sức khỏe. Từ đó, các nhà khoa học phỏng đoán đƣợc tác dụng của thuốc lên ngƣời nhƣ thế nào. Tác hại gây ngộ độc là hầu nhƣ không có nếu thuốc đƣợc dùng cẩn thận và hợp lý.

Ngoài tác dụng diệt côn trùng, các thuốc này với hàm lƣợng nhất định sẽ có tác dụng lên con ngƣời, vật nuôi và môi trƣờng. Thuốc có thể gây ô nhiễm nguồn nƣớc và làm chết các động vật thủy sinh.

Tác dụng nguy hiểm nhất, đã đƣợc ghi nhận trong y văn bởi các chuyên gia y tế là khả năng gây ngộ độc cấp tính ở ngƣời nếu nạn nhân tiếp xúc với một lƣợng thuốc đáng kể trong thời gian ngắn.

Các thuốc Pyrethroids ít nguy hiểm hơn nhƣng có thể đe dọa tính mạng nạn nhân nếu hít vào một lƣợng đáng kể (30 ml trở lên). Thuốc sẽ kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ƣơng làm giảm tri giác hay hôn mê, tụt huyết áp, ngứa trên da, đỏ da...Ngộ độc Propoxur có biểu hiện rõ

hơn: Nhịp tim chậm làm bệnh nhân ngất xỉu; tụt huyết áp, tăng tiết dịch và tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến nạn nhân khó thở, tím tái; đau bụng, nôn ói, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, mờ mắt, hoa mắt do giảm nhãn áp; ngoài ra bệnh nhân có thể bị nhức đầu, ù tai và hôn mê. Nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu không đƣợc điều trị kịp thời. Y học đã công nhận Propoxur có khả năng sinh ung thƣ, có độc tính lên hệ sinh sản và sự phát triển thể chất nếu tiếp xúc trong thời gian dài (nhiều tháng đến nhiều năm). [Dƣợc sĩ Nguyễn Văn Phi]

Theo PGS. TS Trƣơng Sĩ Niêm, Phó trƣởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng. Phƣơng pháp dùng bình xịt hóa chất để diệt đuổi côn trùng này cho hiệu quả cao, tác dụng tức thì. Tuy nhiên, “côn trùng càng chết nhanh càng chứng tỏ nồng

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

15

độ thuốc cao và hóa chất đó có tác dụng rất mạnh. Nhƣ vậy, không chỉ côn trùng chết mà con ngƣời cũng bị ảnh hƣởng”.

“Bên cạnh đó, việc hóa chất vẫn còn tác dụng với côn trùng một thời gian dài sau khi phun chứng tỏ thuốc vẫn tồn lƣu trong môi trƣờng và con ngƣời hằng ngày vẫn phải hít những hóa chất này. Ngay đối với những hoá chất diệt côn trùng đã đƣợc Bộ Y tế đảm bảo về độ an toàn thì việc thƣờng xuyên tiếp nhận chúng qua đƣờng hô hấp hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Các thuốc trừ muỗi đa phần đều pha thêm hƣơng

liệu để át mùi khó chịu cũng khiến mọi ngƣời chủ quan và quên đi những yêu cầu an toàn tối thiểu nhƣ dùng găng tay, khẩu trang”.

“Không loại trừ khả năng một số thuốc diệt gián, muỗi trôi nổi xuất xứ từ Trung

Quốc vẫn còn sử dụng các hoá chất cấm nhƣ Lindan và DDVP (Dichlorvos-một loại thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ). Hai loại này từng đƣợc sử dụng diệt gián, muỗi rất hiệu quả và cực nhanh. Tuy nhiên, sau đó ngƣời ta phát hiện ra rằng chúng đặc biệt nguy hiểm cho hệ hô hấp của con ngƣời, đặc biệt là trẻ em. Từng có cán bộ của Viện vệ sinh dịch tễ trung ƣơng (National Institute of Hygiene and Epidemiology, NIHE) trong quá trình phun DDVP tại trại chăn nuôi đã bị ngộ độc”

Một nhà khoa học thuộc viện Hóa học Công nghiệp cảnh báo, dạng chất lỏng của thuốc diệt thƣờng nguy hiểm hơn dạng rắn có cùng nồng độ. “Chắc chắn những dung môi ở dạng lỏng thâm nhập vào da dễ dàng hơn. Bản chất của các loại thuốc xịt muỗi, chống kiến theo quy định chỉ là xua muỗi, chống kiến không vào phạm vi cần thiết. Sản phẩm chứa hóa chất càng mạnh côn trùng mau chết và khả năng gây ngộ độc khi con ngƣời tiếp xúc càng cao”

Theo TS Hồ Đình Trung, Trƣởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Việt Nam, có hai loại hoá chất diệt muỗi đƣợc Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chƣơng trình phòng chống sốt rét quốc gia là Bambancyphaclothrin và Alphacypermethrin, không gây hại cho môi trƣờng và con ngƣời.

Tuy nhiên, hai loại này đều không có bán trên thị trƣờng mà chỉ đƣợc phát cho các xã, phƣờng để tẩm màn hoặc phun cho dân trong các chƣơng trình diệt muỗi tại cộng đồng.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

16

1.2.2.3 Kem, xịt chống muỗi trên da

Theo quảng cáo của nhà sản xuất, các sản phẩm này đƣợc làm từ một loại dầu thực vật thiên nhiên nên không ảnh hƣởng đến sức khỏe và làn da. Tuy nhiên, loại sản phẩm này chƣa phổ biến và thành phần nguyên liệu cũng khá chung chung.

Những ngƣời viêm da cơ địa có làn da rất dễ mẫn cảm, hay bị dị ứng. Khi bị muỗi đốt thì các vết đó ngứa ngáy, sƣng phồng lên thành các sẩn nổi cao hơn bề mặt da, màu đỏ. Các sẩn này tồn tại khá lâu do phản ứng viêm mạnh hơn ngƣời bình thƣờng

Bôi kem chống muỗi đốt chỉ có tác dụng tạm thời, khi thuốc bay hết lại phải bôi tiếp. Nếu bôi kéo dài và bôi nhiều cũng có thể gây hại cho da. Đôi khi còn xuất hiện các tác dụng phụ nhƣ phản ứng kích ứng (da đỏ lên, rát, bong vảy) hoặc gây dị ứng da (da sƣng nề, đỏ lên, ngứa, mụn nƣớc li ti hoặc có mủ...). Tốt nhất nên cho các em bé mặc quần bằng sợi cotton mềm, ống dài để bảo vệ da chân khỏi bị muỗi đốt. Khi bị viêm da do muỗi đốt có thể bôi các thuốc chống côn trùng hoặc các mỡ kháng sinh nhƣ foban, bactroban trong 5 - 7 ngày. Tránh chà xát, gãi, cạo vì có thể gây nhiễm trùng trầm trọng thêm.

Những loại thuốc chống muỗi dƣới dạng kem bôi hay thuốc xịt lên da có tác dụng chống muỗi khá hữu hiệu, tiện dụng tuy nhiên cũng không nên lạm dụng sẽ ảnh hƣởng không tốt đến da.

1.2.2.4 Sử dụng các mùi hương thiên nhiên

Mùi hƣơng của một số loài thực vật cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng rất hiệu quả mà lại vô cùng an toàn. Có thể kể đến một số loại nhƣ: sả, cây họ cúc, bạc hà, hƣơng thảo, khuynh diệp, cam thảo, hồi, quế, đinh hƣơng…

Chỉ cần trồng một vài chậu cây trên quanh nhà cũng khiến côn trùng tránh xa, mùi hƣơng của chúng sẽ khiến côn trùng phải sợ và tránh xa.

Nếu không có điều kiện trồng cây ta có thể sử dụng loại thảo mộc phơi khô cho vào túi thơm treo trong nhà hoặc lấy một ít miếng vỏ khô ra rồi đốt cháy cho lên mùi, muỗi sẽ tự động tránh xa. Lƣu ý chỉ đốt với số lƣợng vừa phải để tạo ra một làn khói thoang thoảng trong nhà, tránh bị ngạt, nhà sẽ có mùi thơm của tự nhiên, đồng thời

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

17

ruồi, muỗi, gián, kiến cũng nhƣ các loại côn trùng sẽ không có chỗ ẩn náu và buộc phải bay ra khỏi nhà.

Ngày nay ngƣời ta còn sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên nhƣ là một biện pháp xua đuổi côn trùng an toàn. Có thể bôi tinh dầu lên ngƣời, quần áo, pha chế các sản phẩm xịt, hoặc sử dụng máy khuếch tán tinh dầu để đuổi côn trùng cho cả căn phòng.

Hình 1.8. Tinh dầu thiên nhiên đuổi côn trùng.

Dung dịch xịt từ chanh và tỏi

Mùi tỏi cũng khiến cho muỗi phải khiếp sợ, vì thế bạn hãy tự chế dung dịch xịt từ chanh và tỏi để đuổi muỗi cho gia đình. Chỉ cần 3-4 tép tỏi băm nhuyễn cùng dầu khoáng và nƣớc cốt chanh là bạn đã có ngay dung dịch xịt này rồi.

Hình 1 9. Dung dịch xịt chống muỗi thiên nhiên đơn giản tự chế tại nhà.

1.2.3 Các sản phẩm khác.

Máy phát tần số sóng siêu âm

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

18

Lâu nay, sản phẩm diệt côn trùng ngoài mùi hƣơng gây khó chịu, các thành phần hóa học có trong nhiều loại thuốc diệt ruồi, đuổi muỗi khiến ngƣời sử dụng nhiễm những bệnh dị ứng khác nhau. Do đó, các thiết bị, vật dụng có tác dụng diệt muỗi, ruồi không màu, không mùi, không độc hại ra đời.

Dựa trên đặc tính sinh lý của côn trùng là chúng không chịu đƣợc một số tần số âm thanh nhất định ngƣời ta chế tạo các thiết bị phát ra các tần số âm từ 17kHz, 19kHz và 22kHz, lên đến 25-30kHz làm côn trùng sẽ cảm thấy khó chịu, hoặc cũng có những tần số giả lập tần số sóng siêu âm của các loài thiên địch của côn trùng nhƣ dơi, chuồn chuồn… khiến chúng sợ và tránh xa khu vực phát sóng.

Thiết bị phát ra các tần số này cũng rất nhỏ gọn, thậm chí ngƣời dùng có thể tải ngay một ứng dụng phát tần số vào điện thoại di động và sử dụng chúng đƣợc quảng cáo là có tác dụng đuổi côn trùng rất hiệu quả.

Tuy nhiên hiệu quả thực tế thì không nhƣ quảng cáo, mặc khác dù con ngƣời không nghe thấy các tần số đó nhƣng cũng chƣa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ tác động của các tần số này trong thời gian dài đến sức khỏe con ngƣời

Ông Bart Knols, nhà côn trùng học, chủ tọa hội đồng cố vấn của tổ chức phòng chống bệnh sốt rét tại Hà Lan khẳng định, không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy các sóng siêu âm này có khả năng xua đuổi loài muỗi. “Các báo cáo khoa học năm 2010 công bố sau khi tiến hành 10 thử nghiệm khác nhau cho thấy các EMR (thiết bị đuổi muỗi điện tử bằng sóng siêu âm, trong đó có cả điện thoại cài ứng dụng phát sóng siêu âm) không có tác dụng ngăn ngừa muỗi. Đồng thời, các báo cáo cũng cảnh báo ngƣời dân không nên sử dụng các loại EMR này”, ông Bart Knols khuyến cáo.

Nguy hiểm hơn, trong các nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tại đại học Bắc

Carolina ở Mỹ cũng chỉ ra rằng, sóng siêu âm có thể khiến nam giới mất đi khả năng làm cha. Khẳng định về nhận định trên, Tiến sỹ James Tsuruta, thuộc đại học Bắc

Carolina cho biết: “Các thực nghiệm cho thấy, chỉ cần quét sóng siêu âm lên tinh hoàn

là đã có thể làm cho đàn ông vô sinh trong sáu tháng. Và, chỉ cần thực hiện điều này

một đến hai lần trong vòng một năm, các hoạt động sản xuất tinh trùng của ngƣời đàn

ông sẽ bị ngƣng trệ. Ngay cả lƣợng dự trữ cũng sẽ bị chết”.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

19

Với những kết quả nghiên cứu trên, các chuyên gia y tế cho rằng sóng siêu âm không hoàn toàn an toàn với con ngƣời. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo, ngƣời dùng chỉ nên sử dụng sóng siêu âm theo chỉ định và dƣới sự hƣớng dẫn của các bác sỹ chuyên ngành.

Đèn diệt muỗi: đối với những phòng có sử dụng máy lạnh thì tốt nhất là dùng đèn diệt muỗi. Đèn có dòng xung điện, phát ra tia tử ngoại màu tím để thu hút muỗi. Khi muỗi lọt vào tâm của bóng đèn, lập tức dòng xung điện phóng tia tiêu diệt muỗi.

Máy xông muỗi: Máy xông muỗi có cấu tạo nhƣ một bếp điện đúc với điện trở có công suất nhỏ đặt bên trong. Khi xông phải sử dụng thêm thuốc xông dạng bình nƣớc hoặc miếng sáp cứng. Nhƣng loại này dễ gây ngộ độc hóa chất, nhất là với trẻ em hoặc dễ gây bỏng nếu vô ý hoặc sử dụng không đúng cách.

1.3 Một số thảo mộc dùng trong sản phẩm xua đuổi côn trùng.

1.3.1 Cây sả chanh.

 Đặc tính sinh học

Sả là loại cây thảo sống dại cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers.), thuộc họ lúa (Poaceae).

Cây sả còn gọi là cỏ sả, lá sả, hƣơng mao. Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi.

Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài giống nhƣ lá lúa, mép hơi nháp. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Sả là một loài hoà thảo dễ mọc, phát triển nhanh, có thể sống trên những đồi thoai thoải. Cây sả không kén chọn đất và hầu nhƣ không chiếm đất trồng cây lƣơng thực.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

20

Hình 1.10. Cây sả chanh.

Thân, nhánh:

Thân cây sả có nhiều đốt, các gốc có đốt rất ngắn chỉ từ 0,2 - 3 cm, các đốt ở phía trên dài dần nhƣng không quá 2 cm. Vì vậy chiều cao cây biến động từ 10 - 20 cm.

Trên mỗi đốt mang một mầm lá, một mầm ngủ mọc sole và đai rễ có thể phát sinh nhiều rễ, nên các đốt của đoạn thân trên cũng phát sinh rễ bất định. Các mầm ngủ phát sinh trên thân khoẻ tạo thành nhánh cấp I, các nhánh cấp I cũng phát sinh ra nhiều nhánh cấp II. Do vậy ban đầu trồng một cây sả về sau sẽ phát triển thành bụi sả. Trung bình một cây có thể phát sinh 80 - 100 nhánh. Đất tốt đủ dinh dƣỡng, đủ ẩm có thể đạt tới 130 - 150 nhánh. Do bẹ lá ôm gần vòng thân và xếp sít nhau nên thân sả phía trên có màu trắng ngà, đoạn gốc thân có màu nâu vàng.

Lá:

Lá là bộ phận để chƣng cất tinh dầu. Lá gồm có bẹ lá ôm sát thân, có gốc lá và phiến lá dài, mềm hơn bẹ. Chiều dài phiến lá gấp 1,5 - 2 lần bẹ lá. Chiều dài lá biến động rất lớn từ 0,5 - 0,7 m hoặc có thể tới 1,3 - 1,6 m. Khi ta thu hoạch thƣờng cắt phần phiến lá. Số lá trên thân, cành tƣơng ứng với số đốt. Trong kỹ thuật chăm sóc chúng ta cần chú ý để cho cây có tán lá rộng, phiến lá phát triển tốt, năng suất và tỷ lệ tinh dầu cao.

 Thành phần.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

21

Sản phẩm chính của cây sả là tinh dầu đƣợc tích luỹ trong thân lá. Hàm lƣợng tinh dầu biến động từ 0,4 - 2,0 % tuỳ thuộc vào giống, điều kiện vùng sinh thái (khí hậu đất đai) và chế độ chăm sóc, bón phân.

Trong tinh dầu sả có nhiều hợp chất có mùi thơm nhƣ: Citral, geraniol, acetat, caproat geranyl, dipenten, metylheptenon, carvon và một số ít aldehyd nhƣ heptandehyd và citronellol.

Các thành phần hóa học chính của tinh dầu sả là geraniol và citronellol có tác dụng sát trùng. Nó chứa 65-85% thành phần citral và hoạt động nhƣ myrcene, có tác dụng kháng khuẩn và làm thuốc giảm đau citronellol và geranilol.

Dầu sả đƣợc chƣng cất và làm mát để tách dầu ra khỏi nƣớc. Hydrosol là một sản phẩm của quá trình chƣng cất, là nguyên liệu để tạo ra kem dƣỡng da, dầu thơm dƣợc phẩm và mỹ phẩm và đặc biệt dùng trong công nghệ sà phòng thơm có tính sát khuẩn.

Hai giống sả đang trồng ở nƣớc ta là sả chanh, trong tinh dầu có hàm lƣợng citrat cao hơn giống sả Srilanca (C. nardus) đạt từ 70 – 80 %. Giống sả Srilanca có hàm lƣợng genariol tới 40% nên chất lƣợng tinh dầu tốt hơn. Tiêu chuẩn để đánh giá chất lƣợng tinh dầu là phải có hàm lƣợng genariol cao hơn hàm lƣợng citral.

Tinh dầu sả là chất lỏng không màu, màu lục nhạt hoặc m àu nâu, loại không màu có chất lƣợng tốt nhất, điển hình là sả Ấn Độ (Cymbopogon martinii) có tên thƣơng hiệu là Panmarosa tỷ trọng của tinh dầu sả từ 0,888 - 0,896.

 Công dụng:

Tinh dầu sả đuổi muỗi hiệu quả. Ngày trƣớc ông bà xƣa thƣờng đốt vỏ bƣởi khô, lá sả để đuổi muỗi bay xa. Hoặc đơn giản chỉ cần trồng vài bụi sả chung quanh nhà để

muỗi tránh sa. Ngày nay, không có điều kiện trồng sả hoặc ung khói sả bạn có thể

Dùng vài giọt tinh dầu Sả Chanh để thoa da chống muỗi hay nhỏ vài giọt dầu Sả

Chanh vào miếng bông gòn, giấy ăn hoặc đèn xông tinh dầu và để ở góc phòng, góc

bếp, cửa hàng, nơi làm việc… Hƣơng thơm của tinh dầu Sả Chanh nhanh chóng lan

tỏa, có tác dụng xua đuổi muỗi và côn trùng khác hiệu quả. Khi sử dụng tinh dầu Sả

Chanh để thoa trên da cần pha loãng tinh dầu với dầu thực vật.

Tinh dầu sả trị mụn, giảm nhờn, se lỗ chân lông: Để trị mụn hiệu quả nhanh nhất

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

22

bạn hãy tìm hiểu về để mua và sử dụng pha loãng rồi bôi lên da. Đặc tính sát khuẩn

của tinh dầu sả giúp chống lại các vi khuẩn gây ra mụn trứng cá.

Ngoài ra, mỗi tuần bạn nên xông mặt với tinh dầu sả và nƣớc nóng để lấy đi các bã nhờn trong lỗ chân lông, giúp da mịn màng khô thoáng.

Để giảm sƣng viêm sát khuẩn cho da sau khi nặn mụn bạn rửa mặt sạch và sử dụng tinh dầu sả mua ở đâu sạch tinh khiết 100% để bôi lên các nốt mụn.

Tinh dầu sả làm giảm sốt, trị cúm rất hiệu nghiệm.

Cách dùng khác: Ngoài các phƣơng pháp sử dụng tinh dầu trên, có thể sử dụng tinh dầu làm nƣớc hoa, xà phòng thơm, nến thơm, dầu gội đầu, thuốc, …

1.3.2 Cây bạc hà.

 Đặc tính sinh học

Phân loại: Gồm 2 loại chính: gồm 2 loại là bạc hà Âu và bạc hà Á.

Hình 1.11. Cây bạc hà.

Đặc điểm chung của bạc hà Âu:

Bạc hà Âu có hai loại thân tím và thân xanh. Loại thân tím thƣờng lá phía ngoài rìa lá có màu tím hoặc tím đỏ, hoa màu đỏ. Loại này cần ít dinh dƣỡng trong suốt quá

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

23

trình sinh trƣởng và phát triển, dễ trồng đƣợc gọi là bạc hà tím. Loại bạc hà thân màu xanh hay xanh nhạt thƣờng có lá màu xanh, hoa trắng. Loại này cần nhiều dinh dƣỡng trong quá trình sinh trƣởng và phát triển hơn so với bạc hà thân tím phẩm chất của chúng tốt hơn, mùi vị dễ chịu hơn đƣợc gọi là bạc hà xanh.

Đặc điểm của bạc hà Á:

Bạc hà Á cũng có hai loại tím và xanh, hiện nay chƣa xác định rõ tên khoa học của chúng. Trồng chủ yếu để chiết xuất methol, hình dạng chung của chúng là thân ngắn, lá có hình trứng, mép lá có răng cƣa, hoa chùm tập trung ở nách lá. Chúng ta chỉ đi tìm hiểu sâu về cây bạc hà Á với một số đặc điểm thực vật học của chúng vì ở nƣớc ta trồng chủ yếu là loài bạc hà Á.

Thân, cành

Thân bạc hà là loại cây thân thảo, chiều cao của cây, chiều dài của cành gồm có nhiều đốt, các đốt ở thân, cành đều có khả năng phát sinh rễ và phát sinh các mầm cành thứ cấp tại các mắt đốt. Chiều cao của cây biến động trung bình từ 0,6 - 1,2 m và là cây trồng một năm. Các mầm cành phát sinh và trở thành đoạn thân trên mặt đất (thân khí sinh). Ở phần thân này mỗi mắt đốt mang một đôi lá, mỗi nách có hai mầm cành (mọc đối nhau từng đôi một, bên dƣới mỗi mầm cành có nhiều mầm rễ và có khả năng phát triển thành các rễ ở một vài đốt gần mặt đất. Thân, cành bạc hà có góc cạnh khá rõ, màu sắc tuỳ thuộc vào giống (xanh đậm, xanh nhạt hoặc tím). Màu sắc của thân cành cũng tƣơng ứng với màu sắc của lá và hoa.

Lá là bộ phận chính chứa tinh dầu nên đây là bộ phận kinh tế của cây bạc hà. Lá bạc hà mọc đối trên các đốt thân cành, trên cây có nhiều đốt thân, đốt cành sẽ là cơ sở cho khối lƣợng lá lớn.

Lá là cơ quan dinh dƣỡng quan trọng nhất, không chỉ thực hiện các chức năng quang hợp, thoát hơi nƣớc mà còn chứ a các túi tinh dầu. Lá là bộ phận thu hoạch để chƣng cất tinh dầu, chiếm 50 % tổng khối lƣợng phần sinh khí trên mặt đất. Tỉ lệ tinh dầu trong lá phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và thƣờng dao động 2 – 6 % so với khối lƣợng khô.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

24

Trên bề mặt phiến lá số lƣợng túi tinh dầu tăng từ mũi lá đến gốc lá, từ hai bên mép vào giữa phiến lá. Trên cây, lá từ đốt thứ 8 từ dƣ ới lên phát triển nhất và chứa nhiều tinh dầu nhất trong cây.

Khi bạc hà bắt đầu có hoa là lúc cho thân lá cao nhất (trong một ngày có thể tạo ra 280 kg thân lá /ha) và hàm lƣợng tinh dầu trong lá đạt cao. Đây là thời điểm thu hoạch tốt nhất, nếu để trên cây đã có 100 % số hoa nở thì năng suất chất xanh giảm do lá đã bị rụng ở các đốt có hoa ra sớm.

 Thành phần

Tinh dầu bạc hà tinh dầu đƣợc chƣng cất từ lá cây bạc hà. Nó là một hỗn hợp có hàng chục các hợp chất có nguồn gốc khác nhau; trong đó có Menthol và Menthola là thành phần chính.

Tinh dầu tập trung chủ yếu trong lá của cây bạc hà và khối lƣợng lá thƣờng chiếm khoảng 40 – 50 % tổng lƣợng phần cây trên mặt đất (thân, cành, lá, hoa, quả)

Hàm lƣợng tinh dầu trong cây bạc hà đạt từ 0,50 % - 5,6 %. Sự biến động này phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Giống bạc hà châu Âu có hàm lƣợng tinh dầu cao hơn bạc hà châu Á. Tuy nhiên do lai tạo hiện nay một số giống bạc h à châu Á cũng có lƣợng tinh dầu cao.

Tinh dầu bạc hà là một chất lỏng linh động trong suốt hoặc có màu vàng nhạt hay xanh vàng, có khối lƣợng riêng (ở 20oC) từ 0,897- 0,940, có mùi thơm đặc trƣng và vị mát lạnh.

Chất lƣợng cao là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần Menthola, menthol và mentilaxxetar và chia các thành phần của tinh dầu ra bốn nhóm chính:

Hợp chất không tecpen: có phân tử thấp, chiếm 2% trong tinh dầu, chủ yếu là amilic (amilic và isoamilic). Chúng quyết định mùi thơm đặc trƣng của tinh dầu.

Ngoài ra còn có axetaldehuyt, isovalerandehit.

Hydratcarbon tecpen: 4% trong tinh dầu gồm xincola (2%), dipenten, limopen, beta-pinem, camfen, beta-micxen, aximen, gâm-teepimen và para-ximola.

Hợp chất chứa oxy: 85% trong tinh dầu, chủ yếu là monthl, metilaxxetat,

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

25

mentofura và một lƣợng nhỏ neomentola, hydrat xabinen và các tecpenxeton.

Hợp chất sccquitecpen: 3% trong tinh dầu, chủ yếu là hydratcacbon, carofilen đồng dạng.

Ngoài ra còn có các axit béo tự do, fenola và các chât trùng hợp khác. Lƣợng chất này phụ thuộc vào phƣơng pháp chƣng và bảo quản tinh dầu

Bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondavi cho hàm lƣợng tinh dầu là 1,82% (1980), 3% (1981 - 1982), bao gồm 23 thành phần trong đó đã xác định đƣợc: a Pinen 0,41%, b Pinen 0,72%, Myrcen 0,47%, Limonen 4,5%, P.Cymol 0,09%, Oetanol 3 - 3,2%, Menthol 5,8%, (-) Menthol 10,1%, Menthyl Acetat 1,6%, (+) Pulegon 24,9%, Piperiton 4%, Piperiton Oxyd 16%, Piperitenon Oxyd 21,5% (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

 Công dụng.

Xua đuổi côn trùng

Các nhà khoa học cho biết, tinh dầu bạc hà có chứa chất ngăn chặn muỗi hiệu

quả gấp 10 lần Deet - thành phần đƣợc tìm thấy trong các loại hóa chất đuổi côn trùng. Hơn nữa, trong cây bạc hà còn có chứa chất Nepetalactone, một loại tinh dầu mà muỗi không thể chịu nổi.

Không chỉ xua đuổi muỗi, bạc hà còn giúp xua đuổi các loài côn trùng khác nhƣ kiến, gián, ong. Nếu sử dụng tinh dầu bạc hà để tiêu diệt muỗi thì cũng hiệu quả hơn nhiều các loại hóa chất khác mà lại thân thiện với môi trƣờng sống.

Hỗ trợ tiêu hóa

Với khả năng tăng cảm giác ngon miệng cũng nhƣ kích thích tiêu hóa. Khi bạn gặp phải vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa, bạn có thể dùng bạc hà nhƣ một liệu pháp tự nhiên để giảm các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.

Tăng cƣờng sức khỏe răng miệng

Lá bạc hà có công dụng chữa chứng hôi miệng nên đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhƣ một phƣơng thức hữu hiệu để chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Xoa dịu vết côn trùng cắn

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

26

Thoa một ít nƣớc chút bạc hà vào vết côn trùng cắn hay đốt để làm dịu ngứa và

làm mát làn da của bạn.

Chữa buồn nôn, sốt, ho

Các dƣợc sĩ cho rằng, lá bạc hà có thể tạo ra một loại trà giúp bạn giảm cơn buồn nôn, nôn nao khi đi ô tô, máy bay hay tàu biển. Các chất chống co thắt có trong bạc hà có thể giúp ngừa nôn, thƣờng đi kèm với buồn nôn và đau dạ dày. Các đặc tính giảm đau của trà có thể giúp làm dịu và thƣ giãn dạ dày và các cơ đƣờng ruột, giúp loại bỏ hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy hay đau dạ dày.

Giảm cân

Lá bạc hà đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm cân. Lá bạc hà có thể kích thích hệ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dƣỡng một cách dễ dàng. Việc trao đổi chất sẽ mang lại hiệu quả, giúp bạn tiến gần hơn đến với mục tiêu giảm cân hiệu quả…

1.3.3 Tinh dầu vỏ quả bưởi.

 Đặc tính sinh học

Nguồn gốc, chủng loại.

Hình 1.12. Vỏ bƣởi.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

27

Bƣởi có nguồn gốc từ Nam Á và Malaysia, mọc tụ- nhiên theo bờ sông Fiji (tên một đảo quốc ở Thái Bình Dƣơng) và Friendly. Bƣởi đã đƣợc đƣa vào Trung Quốc khoảng 100 năm trƣớc công nguyên. Bƣởi đƣợc trồng nhiều ở miền nam Trung Quốc (tỉnh Quảng Đông, tỉnh Quảng Tây và tỉnh Phúc Kiến

Cây cao khoảng 5 đến 10 m, thƣờng có gai lớn (nhất là trồng bằng hạt), nhánh non có lông tơ.

Thân, cành: Bƣởi thuộc loại thân gỗ, các cành chính thƣờng mọc ra ở các vị trí trong khoảng lm cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hạt. Cành phát triển theo lối họp trụ, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại.

Trong một năm cây có thể cho 3 đên 4 đợt cành, tùy theo chức năng của cành mà

chúng có tên khác nhau nhƣ: cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dƣỡng và cành vƣợt.

Lá: lá Bƣởi thuộc lá đơn gồm có cuống lá, cánh lá và phiếnlá. Lá lớn, có cành lá to, phiến lá hình xoan đến bầu dục, dạng trái tim, dài từ 12 đến 15cm, mặt dƣới gân lá thƣờng có lông.

Trái: Bƣởi có trái lớn, hình cầu hay hình trái lê, đƣờng kính từ 10 đến 40cm, có màu xanh và vàng nhạt khi chín, vỏ dày, tép lớn màu vàng nhạt hay hồng. Trái nặng trung bình từ l-2kg. Trái bƣởi có 3 phần chính: ngoại bì, trung bì, nội bì. Thời gian chín của trái thay đổi từ 7 đến 8 tháng sau khi thụ phấn. Quá trình phát triển của Bƣởi chia làm 3 giai đoạn: từ 4-9 tuần sau khi đậu trái, trái chủ yếu phát triến kích thƣớc và trọng lƣợng. Bên cạnh đó phần thịt trái cũng phát triển chủ yếu là các tép phát triển về kích thƣớc và số lƣợng. Sau đó, cùng với sự phát triển của các tép là sự phát triển của lớp trung bì. Giai đoạn cuối cùng, khi trái đạt độ chín thành thục, hàm lƣợng acid trong nƣớc giảm dần, trong khi màu sắc của trái từ màu xanh chuyển sang màu vàng và độ cứng của trái sẽ giảm dần.

 Thành phần

Tinh dầu vỏ Bƣởi chứa d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral; còn có các alcol, pectin, acid citric.

Bảng thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ Bƣởi.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

28

Bảng 1.1. Bảng thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ quả bƣởi.

Trong vỏ bƣởi, thành phần chính là Limonone nhƣng cấu tử tạo mùi đặc trƣng cho vỏ bƣởi là sesquiterpene ketone nootkatone. Ngoài ra, để phân biệt mùi vỏ bƣởi với các mùi khác thì dựa trên hợp chất 1-p-menthene-8-thiol.

Ngoài ra, trong tinh dầu vỏ bƣởi còn có pinen, geraniol, citral, các alcol, pectin, acid citric và các vitamin nhƣ A, B, B2, C, ...

 Công dụng

Dùng để xua đuổi côn trùng bằng cách pha tinh dầu từ vỏ bƣởi với nƣớc bảo quản trong thiết bị dạng xịt sẽ giúp xua đuổi các loại côn trùng, mang lại cảm giác thoải mái từ hƣơng thơm dễ chịu của tinh dầu bƣởi.

Tinh dầu bƣởi cũng là thành phần chính trong nhiều loại thuốc, có tác dụng: Giúp giảm cân: các hoạt chất tinh dầu trong vỏ bƣởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, giảm gan nhiễm mỡ.

Làm giảm tóc gãy rụng, kích thích mọc tóc, đặc trị chứng hói đầu, gãy rụng và thƣa tóc, phục hồi tóc bị hƣ tổn, giúp tóc chắc khỏe và bóng mƣợt.

Giúp giảm đau, trị các chứng đau đầu, viêm khớp, kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng.

Tinh dầu bƣởi là thành phần quan trọng trong các sản phẩm: dầu gội, sửa tắm, nƣớc hoa,...

Làm se da, giúp da đẹp mịn màng hơn, trị viêm da, chống mụn.

Giúp mái tóc chắc khỏe, mềm mại, mƣợt mà.

Vỏ bƣởi có chứa hàm lƣợng lớn chất cellulose, pectin, các loại vitamin và chất đắng khác. Chất cellulose có tác dụng phòng ung thƣ ruột kết, xơ vữa động mạch, sỏi mật. Với ngƣời thừa cân, cellulose đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vóc dáng vì có công dụng làm giảm mỡ máu, tan mỡ thừa và ngăn chặn sự tích tụ chất béo

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

29 Thành phần Tỉ lệ % Limonene 83 - 93 Myrcene 1,4 - 1,6 -caryophyllen 0,2 - 0,7 Nootkatone 0,1 - 1,0 Octanone 0,1 - 0,3
0,1
0,2
Octanol
-

gây béo phì. Pectin thuộc nhóm các chất làm đông tụ, đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc làm màng bao bọc các sản phẩm, tạo ra cấu trúc gel đƣợc ứng dụng đặc biệt với các món mứt. Vì vậy, món mứt vỏ bƣởi sau khi bào chế sẽ cực kì an toàn cho sức khỏe, dễ bảo quản và không bị mất đi các tinh chất vốn có trong vỏ bƣởi tự nhiên. Mứt vỏ bƣởi còn có tác dụng nhuận trƣờng, tính sát khuẩn cao nên có thể ngăn ngừa viêm họng, viêm miệng hiệu quả.

1.3.4 Tinh dầu vỏ quả chanh.

 Đặc tính sinh học

Hình 1.13. Vỏ chanh

Cây chanh có tên khoa học: Citrus aurantifolia, thuộc họ Cam Chanh Rutaceae; nguồn gốc ở Đông Nam Á.

Cây chanh là cây cảnh trái, cây bụi, thân gỗ nhỏ. Cây thƣờng đƣợc trồng ngoài trời.

Đặc điểm của cây chanh: là cây bụi, chiều cao trung binh khoảng 2,5m. Cây chanh thƣờng mọc xòe, có nhiều gai và cành. Lá cây chanh là lá đơn, hình trứng giống lá cam hoặc hình bầu dục, nhọn về phía đầu; dài khoảng 4 – 9cm.

Cây chanh có hoa 5 cánh màu trắng hơi ngả vàng, đƣờng kính khoảng 2cm, có gân màu tím nhạt. Hoa chanh có thể nở một bông hoặc thành chùm. Cây chanh ra hoa quanh năm, đỉnh điểm là tháng 5 đến tháng 9.

Quả chanh hình cầu, có nhiều múi, nhiều hạt, mọng nƣớc; vỏ mỏng, màu xanh,

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

30

nhiều tinh dầu, khi chín màu vàng.

Cây chanh thích nghi với điều kiện tự nhiên bình thƣờng; đƣợc nhân giống bằng hạt hoặc chiết cành. Cây chanh có thể trồng trong chậu hoặc sân vƣờn; để làm cảnh, tạo không gian xanh, lấy quả…hoặc làm kinh tế.

 Tính chất, thành phần hóa học

Tinh dầu học Citrus hay còn gọi là học chanh có mùi thơm đặc trƣng, vị ngọt sắc, gây ấn tƣợng mạnh, kích thích dịch vị, nhất là tuyến nƣớc bọt. Nó tham gia nhiều thành phần của chất thơm. Do đó ngƣời ta sử dụng một ít để pha chế mùi tổng hợp nhân tạo.

Tinh dầu họ chanh không tan trong nức nhƣng tan ít trong nhiệt độ và áp suất cao.

Thành phần chính của tinh dầu chanh là Limonen, chiếm 90% tổng thành phần có mặt trong tinh dầu. Giá trị của tinh dầu đƣợc đánh giá theo thành phần chính.

Trong lá có tinh dầu 0,19%, tinh dầu này chứa terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten. Vỏ quả chứa glucosid của aureusidin. Dịch quả chứa acid citric, tinh dầu bay hơi chứa citral, limonen, linalol, linalyl acetat, terpineol và cymen. Vỏ cây chứa xanhthyletin.

 Công dụng

Thuộc tính sát khuẩn của tinh dầu chanh có tác dụng thanh lọc không khí và xua đuổi gián.

Nếu chân bạn bị nặng mùi vì phải mang giày thƣờng xuyên thì hãy nhỏ trực tiếp 1 - 2 giọt tinh dầu chanh vào lót giày sẽ khử mùi hiệu quả..

Chống thấp khớp, giảm co thắt và các cơn đau đƣờng ruột.

Tăng cƣờng khả năng miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và lợi tiểu.

Thƣ giãn tinh thần và ngăn ngừa sự nhiễm trùng các vết thƣơng ngoài da.

Tinh dầu chanh có tác dụng kích thích nhẹ đƣờng tiêu hóa, tăng cƣờng nhu động

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

31

ruột, dẩy mạnh sự tiêu hóa giúp bài hơi và có tác dụng khử đờm. Dung dịch chế từ tinh dầu chanh với nƣớc (1/10) dùng xoa bóp lên da hay dùng tinh dầu chanh làm chất phụ cho vào khi tắm để chữa chứng hoảng hốt, hay trầm uất, sợ hãi. Mùi thơm của tinh dầu chanh dƣới dạng phun làm tỷ lệ sai sót trong quá trình đánh máy giảm 54% . Hỗn hợp tinh dầu chanh và bạc hà còn làm cho con ngƣời làm việc tập trung hơn.

1.3.5 Hoa cúc.

 Đặc tính sinh học.

Cúc là cây sống dai, hay sống một năm. Thân đứng nhẵn, có rãnh. Lá mặt dƣới có lông và trắng hơn mặt trên có 3-5 thùy trái xoan tròn đầu hay hơi nhọn, có răng ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1-2 hàng hoa hình lƣỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống nhiều, màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy. Nhị 6, bao phấn ở tai ngắn. Bầu nhẵn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thƣờng hay ƣớp trà, rất hiếm.

 Tính chất, thành phần hóa học.

Cúc có vị đắng, mùi thơm, tính mát.

Toàn cây chứa 0,01% tinh dầu (ở mẫu khô lên đến 0,06%) có mùi thơm, mà thành phần gồm có d-limonen, ocimen, l-linalyl acetat, l-linalool, tagetone và nonanal. Hoa chứa chất màu là quercetagetin, từ các cánh hoa khô, ngƣời ta đã chiết đƣợc quercetagitrin và một glucosid của quercetagetin.

 Công dụng

Những đóa hoa cúc đƣờng kính lớn và có màu vàng tƣơi sáng không chỉ đẹp, tinh tế mà còn có khả năng xua đuổi côn trùng. Cúc đƣợc biết là tỏa ra hƣơng thơm mạnh mẽ khiến côn trùng phải… bỏ chạy. Những ngƣời trồng vƣờn hữu cơ thƣờng trồng cúc xung quanh vƣờn, ruộng và cây trồng để đuổi các loài rệp và muỗi gây hại.

Tác dụng kháng khuẩn: Nƣớc sắc Cúc hoa, trong thí nghiệm, có tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, Liên cầu trùng dung huyết Bêta, Lỵ trực trùng Sonnei, trực trùng thƣơng hàn (Trung Dƣợc Học).

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

32

Điều trị huyết áp cao: Nƣớc sắc Cúc hoa cho 46 ngƣời bệnh huyết áp cao hoặc bệnh xơ mỡ động mạch. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ các chứng đầu đau, chóng mặt, mất ngủ có cải thiện, 35 ngƣời trở lại huyết áp bình thƣờng. Trên 10-30 ngày sau những triệu chứng còn lại tiến triển tốt (Chinese Hebral Medicine).

1.3.6 Tinh dầu hoa oải hương.

 Đặc điểm tính sinh học:

Hình 1 14. Tinh dầu hoa oải hƣơng.

Oải hƣơng (danh pháp khoa học: Lavandula angustifolia, tên tiếng Anh có thể

là English lavender, common lavender, true lavender, narrow-leaved lavende) là một loại cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).

Cây oải hƣơng là loại cây bụi thƣờng niên có mùi thơm nồng, xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Tên khoa học của nó Lavendula, từ tiếng Latinh lavare, có nghĩa là rửa (hay tắm).

Oải hƣơng là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè.

Hoa oải hƣơng có nhiều loại khác nhau. Loài đƣợc biết đến nhiều nhất

là Lavendula angustifolia, Hidcote purple và Dwarf Munstead nổi bật với màu tía và thấp nhỏ. Một số loại khác lại có thân lớn hơn và mọc cao có thể lên tới 1 mét.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

33

 Tính chất, thành phần hóa học.

Dầu hoa oải hƣơng đƣợc chiết xuất từ các cánh hoa bằng phƣơng pháp chƣng cất hơi nƣớc cho sản lƣợng 1,4% - 1,6%.

Thành phần hóa học: Các thành phần chính của dầu hoa oải hƣơng là linalool (45%) và acetate linalyl (35%). Các thành phần khác bao gồm α-pinen, limonene, 1,8 – cineole, cis-và trans-ocimene, 3 – octanone, long não, caryophyllene, terpinen-4-ol và acetate lavendulyl

 Công dụng:

Trong nhà: có thể sử dụng túi hoa oải hƣơng khô, hoặc nụ hoa oải hƣơng khô đặt trong chén thủy tinh, không chỉ giúp lan tỏa hƣơng thơm dịu nhẹ vào phòng, đem lại cảm giác sảng khoải mà còn giúp ngăn chặn côn trùng hiệu quả. Ngoài ra, nụ hoa oải hƣơng khô cũng có thể đặt trong tủ quần áo để đuổi sâu bƣớm và giữ cho quần áo có mùi tƣơi mới.

Oải hƣơng cũng đƣợc dùng làm thuốc an thần, và cả chất kháng khuẩn. Oải hƣơng có tính sát trùng mạnh, giúp làm lành vết thƣơng, vết phỏng (đƣợc dùng nhiều trong thế chiến thứ nhất và thứ hai).

Nó còn có tác dụng nhƣ một loại thuốc chữa bệnh đau nửa đầu. Vì có tác dụng bổ thần kinh nên oải hƣơng thƣờng đƣợc dùng làm trà chữa trị bệnh đau đầu, suy nhƣợc, cảm nắng. Ngƣời ta thƣờng kết những cụm hoa oải hƣơng treo lên và phơi khô, khi hoa đã hoàn toàn khô thì có thể sử dụng đƣợc lâu dài. Lá cũng có thể làm tƣơng tự nhƣ thế nhƣng nó không thơm bằng hoa.

Trong tinh dầu oải hƣơng có chứa các thành phần làm giảm đau, chống lại chứng co giật, chữa bệnh thấp khớp, khử trùng, khử mùi hôi, chống co thắt, tiêu độc, giúp đóng sẹo và lên da non. Nó còn có tác dụng kích thích tim, lợi tiểu, sử dụng làm thuốc điều kinh, giảm huyết áp, thuốc bổ thần kinh, làm thoát mồ hôi, tăng sức khoẻ, làm thuốc tẩy giun và chữa các vết thƣơng…

1.3.7 Tinh dầu quế.

 Đặc tính sinh học.

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

34

Hình 1.15. Tinh dầu quế.

Quế - Cinnamomum zeylanicum, là vỏ của một loại cây xanh nhỏ thuộc gia đình Lauracées (giống nhƣ nguyệt quế/laurier), có nguồn gốc từ Tích Lan (Ceylan)- Sri

Lanka hiện nay.

Cây quế có thể đạt đƣợc 10 chiều cao và phát triển ở những khu vực nhiệt đới. Lá

màu xanh lá cây bầu tròn nhọn 2 đầu, hoa trắng và quả (baie) màu đen.

Vỏ cây đƣợc thu hoạch trong mùa mƣa khi nguồn nhựa dồi dào nhất. Vỏ quế khi

để khô sẽ tự thu cuộn tròn lại tạo thành những “ống” nhỏ dài chừng 8~10cm. Phần

lớn quế đƣợc sử dụng trong việc sản xuất tinh dầu, phần còn lại đƣợc sử dụng nhƣ gia

vị trong nấu ăn, làm bánh

 Tính chất, thành phần hóa học STT Tên gọi Hàm lƣợng

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

35
1 Cinnamaldehyde 78,96 2 Ethyl caprylate 0,36 3 7 - Methylbenzofuran 0,26 4 4 – (1 - hydroxyethyl) benzaldehyde 0,88 5 Germacrene D 0,41
%

Bảng 1.2. Bảng hàm lƣợng phần trăm các thành phần hóa học của tinh dầu quế.

 Công dụng:

Làm thơm phòng: sản phẩm tinh dầu quế cũng sẽ mang lại cho bạn những lợi ích tuyệt vời, mà trong đó có tác dụng khử mùi hôi cho phòng ở, nhà ở của bạn. Bạn có thể thêm chúng vào các túi lƣu hƣơng và treo ở những nơi ẩm thấp nhƣ tủ, phòng bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh… để khử mùi và làm dịu mát căn nhà của bạn.

Xua muỗi: Sử dụng dụng đèn xông hƣơng để đốt tinh dầu quế hoặc xịt chúng trong nhà của bạn để muỗi không tới gần nhé.

Giảm nguy cơ tiểu đƣờng. Quế giúp làm tăng sự hấp thụ đƣờng trong máu do đó sẽ không bị tích tụ tạo thành chất béo gây bệnh béo phì và tiều đƣờng.

Khống chế các cơn đau do viêm khớp. Tinh dầu quế nguyên chất từ lâu đƣợc nghiên cứu để khống chế các phản ứng viêm, phù nề, đau nhức do viêm khớp gây ra.

Bệnh Alzheimer: Quế làm tăng hoạt động của não và do đó nó hoạt động nhƣ một loại thuốc bổ não. Nó giúp loại bỏ căng thẳng và mất trí nhớ. Các kiểm tra thần kinh đã tiết lộ rằng đối tƣợng sử dụng quế có khả năng nhớ và tốc độ sử lý thông tin tốt hơn những ngƣời khác.

Nấu ăn: Sử dụng tinh dầu quế nấu ăn cũng là một cách tận dụng tác dụng của tinh

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

36 6 Iso caryophyllene 0,25 7 Coumarin 0,99 8 Alpha - Amorphene 0,99 9 Cadinene 0,29 10 2,2 - Diethoxyacetophenone 0,21 11 Phenol, 4 – allyl – 2,6 – dimethoxy 0,29 12 Hexadecanoic acid 1,01 13 Oleic acid 0,77 14 Stearic acid 0,55 15 Bis (2 - ethylhexyl)phthalate 4,86

dầu quế giảm mỡ bụng đơn giản mà hiệu quả nhất…

1.4 Tổng quan về sản phẩm xua đuổi côn trùng dạng xịt

1.4.1 Thành phần nguyên liệu

Thành phần hoạt chất chủ yếu của các sản phẩm diệt côn trùng đều tƣơng tự nhau, thƣờng là một số chất hoá học tổng hợp thuộc nhóm pyrethroids nhƣ: permethrin, deltamethrin, tetramethrin, cypermethrin, imiprothrin… hay nhóm Carbamate nhƣ propoxur…

1.4.1.1 DEET

 Cấu tạo và tính chất:

DEET là một loại dầu màu vàng nhạt, đƣợc tạo thành bởi phản ứng giữa clorua axit của axit benzoic 3-methyl với Diethylamine.

 Tác dụng:

DEET đƣợc biết tới là thành phần chính trong các thuốc diệt muỗi và côn trùng.

DEET ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine (loại emzim đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơ bắp của côn trùng và động vật có vú) khiến cho acetylcholine tích tụ quá nhiều ở các khe khớp thần kinh, gây nên tê liệt thần kinh và tử vong do ngạt thở.

Tùy theo nồng độ DEET mà hiệu quả chống muỗi có sự khác nhau.

- 100% DEET: Thời gian chống muỗi là 12 giờ.

- 20-34% DEET: Thời gian chống muỗi là 3-6 giờ.

Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học thuộc Trung

tâm Nghiên cứu Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London thì muỗi Aedes aegypti, muỗi Aedes albopictus (muỗi Vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết), và truyền virus

Zika đang kháng và nhờn DEET, do đó hiệu quả chống muỗi của DEET không còn

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

37

cao nhƣ trƣớc đó.

 Tác động đến con ngƣời và môi trƣờng: Ảnh hƣởng tới sức khỏe

Trƣớc đây, DEET đƣợc quân đội Mỹ dùng trong Chiến tranh vùng Vịnh 1991 nhƣ một vũ khí hóa học. DEET cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con ngƣời nếu sử dụng nó với nồng độ vƣợt mức cho phép, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Mohamed Abou-Donia, trƣờng đại học Duke, DEET khi đƣợc sử dụng thƣờng xuyên có thể dẫn đến các kích thích về mắt và nguy cơ của chứng động kinh, mất ngủ, suy giảm nhận thức, tâm trạng thất thƣờng, các tế bào thần kinh bị tổn thƣơng và giết chết. Những hệ quả này rất dễ xảy ra ở trẻ em, do làn da của trẻ rất nhạy cảm, hệ thần kinh và não bộ lại đang trong quá trình phát triển nên dễ hấp thu và chịu tác động của DEET.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Tài trợ nghiên cứu y tế quốc tế (Health Research Funding) DEET còn gây nên các kích ứng da, co giật, nói lắp, lú lẫn. Nó cũng tác động tới hệ hô hấp, gây nên khó thở. Điều nguy hiểm nhất về việc tiếp xúc với chất DEET là các triệu chứng sẽ không đƣợc chú ý sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thƣờng xuyên tiếp xúc và tiếp xúc lâu dài với chất DEET có thể gây ra các tổn thƣơng của chức năng não, đặc biệt là ở trẻ em. Những tác hại của phơi nhiễm chất DEET có thể trầm trọng hơn khi hoá chất nguy hiểm này kết hợp với một số hóa chất có trong các loại thuốc khác, nhất là với các loại kem chống nắng.

Mặc dù có hiệu quả chống muỗi tốt nhƣng do sự độc hại của hóa chất DEET nên đã có rất nhiều khuyến cáo của các tổ chức y tế quốc tế về việc sử dụng các loại hóa chất chống muỗi, diệt côn trùng có chứa chất này.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Tài trợ nghiên cứu y tế quốc tế - Health Research

Funding: Trẻ dƣới 2 tháng tuổi, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm chứa DEET với

bất kì nồng độ nào. Trẻ từ 2 tháng-2 tuổi: chỉ sử dụng 1 lần/ngày và nồng độ DEET

dƣới 10%. Trẻ từ 2-12 tuổi: Có thể sử dụng 3 lần/ngày, nồng độ DEET dƣới 10%

Bộ Y tế Canada cũng khuyến cáo sản phẩm chống muỗi chứa DEET sử dụng trên

trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 thì nồng độ cho phép là 10% hoặc ít hơn và với trẻ sơ

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

38

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook

Articles inside

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 53

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 52

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 51

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 50

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 49

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 48

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

0
page 47

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 46

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

0
page 45

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 44

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 43

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 42

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 41

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 40

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

0
page 39

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 38

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 37

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 36

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

0
page 35

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 34

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 33

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 32

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

2min
page 31

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

0
page 30

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 29

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 28

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 27

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 26

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
pages 24-25

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 24

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 23

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 22

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 21

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

2min
pages 19-20

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 19

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 18

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 17

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

0
page 16

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 15

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 14

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 13

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 12

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

1min
page 6

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

0
page 5
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.