www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
8
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến nghề trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa
ở Quảng Nam mai một là do nghề này không mang lại thu nhập tương xứng nên người
CI
nông dân chuyển dần sang nghề khác. Bên cạnh đó, sự xuất hiện tràn lan sản phẩm lụa pha trộn sợi cotton có giá thành rẻ cũng là tác nhân “giết chết” sản phẩm truyền
OF FI
thống. Vì vậy, tỉnh Quảng Nam đang tìm giải pháp để hồi sinh, tìm lại vị thế “thủ đô” lụa tơ tằm, đưa những vườn dâu dọc bãi bồi ven sông Vu Gia – Thu Bồn trở lại màu xanh mướt.
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ HỆ QUẢ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NH ƠN
Ngành dệt nhuộm đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng nó chỉ mới hình thành và phát triển hơn 100 năm nay ở nước ta. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới mở cửa ở Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp nhà nước, 40 doanh nghiệp tư nhân, 40 dự án liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài cùng các tổ hợp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm. Với số lượng các xí nghiệp dệt nhuộm đang ngày càng gia tăng như hiện nay thì ngành công nghiệp dệt nhuộm đang thực sự tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường sống rất cao. Theo Ủy ban Kinh tế Liên Hợp
QU Y
Quốc tại Châu Âu (UNECE), ngành công nghiệp dệt nhuộm được xem là lĩnh vực gây ô nhiễm thứ hai sau hóa dầu, do sử dụng rất nhiều loại hoá chất như acid, dung môi hữu cơ kiềm tính, thuốc nhuộm và chất màu, các hoạt chất bề mặt ... Ví dụ, một chiếc áo thun cotton ngắn tay tốn khoảng 2,7 mét khối nước sạch và 150 gam hóa
M
chất. Một phần đáng kể các hóa chất này xuất hiện trong dòng nước thải. Ngân hàng Thế giới ước tính, dệt nhuộm sử dụng 1/4 hóa chất toàn thế giới mỗi năm và 1/5 lượng
KÈ
nước ô nhiễm toàn cầu do ngành công nghiệp dệt nhuộm thải ra [20]. Theo nghiên cứu, trong nước thải dệt nhuộm có cả những chất dễ phân giải vi
sinh như bột sắn dùng hồ sợi dọc và những chất khó phân giải vi sinh như: Poly(Vinyl
DẠ Y
Acetate), thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoạt tính và các chất dùng tẩy trắng vải. Với các loại vải càng sử dụng nhiều xơ sợi tổng hợp như polyester thì càng dùng nhiều thuốc nhộm và các chất hỗ trợ khó hoặc không phân giải vi sinh, dẫn tới lượng chất gây ô nhiễm môi trường trong nước thải càng cao.