MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Page 1

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

vectorstock.com/28062378

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


MỤC LỤC PHẦN I.ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1.Lí do chọn đề tài……………………………………………………………..1 2.Mục đích của sáng kiến……………………………………………………..4 3.Những điểm mới của sáng kiến……………………………………………..4 4.Đóng góp của sáng kiến ……………………………………………………..4 PHẦN II. GIẢI PHÁP 1.Thực trạng của việc giảng dạy Lịch sử ở trường THPT C Hải Hậu……..4 2.Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh………………………………………………………5 2.1.Phương pháp đồ dùng trực quan, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quá trình dạy học……………………………………………………………….7 2.2. Phương pháp dạy học dự án để tổ chức hoạt động trải nghiệm……….20 2.3.Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học………………………………..29 2.4.Phương pháp dạy học hợp tác…………………………………………….43 2.5.Kĩ thuật sử dụng trò chơi trong dạy học ………………………………...48 III.KẾT LUẬN 1.Hiệu quả sáng kiến…………………………………………………………..63 2.Kiến nghị …………………………………………………………………….66 IV.CAM KẾT CÁC PHỤ LỤC ĐƠN XIN CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN MINH CHỨNG CỦA SKKN https://studio.youtube.com/video/ies4JS4MSnA/edit/basic https://www.youtube.com/watch?v=npaEmTxMfAs


PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết 29/NQ-TW của Hội nghị TW lần thứ 8, khóa XXI ngày 4/11/2013 đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; trong đó nhấn mạnh đến những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện. Một trong những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết cũng đã nhấn mạnh “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” và “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.” Thực hiện theo nghị quyết 29 – NQ/TW, Bộ giáo dục và đào tạo đã ra công văn 5555 / BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng…tạo ra sự thay đổi lớn trong Ngành giáo dục và đạo tạo về phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh ở các cấp học và ngành học. Trong Nghị quyết 88/2014/QH XIII ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông đã đặt ra mục tiêu đổi mới là “kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Tiếp tục cụ thể hóa quan điểm đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/03/2015


2

cũng đề ra mục tiêu cho nền giáo dục là “tăng cường tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động và tạo cảm hứng học tập cho học sinh; tạo điều kiện cho học sinh dần nâng cao năng lực tự học hỏi, tìm tòi, hiểu biết môi trường, cuộc sống xung quanh và rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc”. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã định hướng hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Những năng lực chung như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Môn Lịch sử là một môn học có vai trò quan trọng góp phần hình thành những phẩm chất và năng lực học sinh. Chương trình môn Lịch sử góp phần hình thành cho học sinh những thành phần năng lực đặc thù sau:


3

Tìm hiểu lịch sử: Học sinh bước đầu nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. Nhận thức và tư duy lịch sử: Học sinh giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Học sinh bước đầu có thể rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. Trong những năm qua, từ thực tiễn chỉ đạo của các cấp, từ TW đến các cấp cơ sở, bản thân tôi nhận thức rằng cần phải thay đổi về phương pháp dạy học, gắn lí luận với thực tiễn, chuyển từ lối truyền thu kiến thức sang dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đối với môn Lịch sử, tôi mạnh dạn đề xuất “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP Ở TRƯỜNG THPT” Đây là SKKN được đúc rút trong thực tiễn giảng dạy cho học sinh cấp THPT môn Lịch sử Trường THPT C Hải Hậu. Tôi hi vọng, với đề tài SKKN này sẽ là kênh tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT.


4

2. Mục đích của sáng kiến - Đánh giá thực trạng việc dạy học môn Lịch sử hiện nay ở Trường THPT C Hải Hậu - Nêu ra một số giải pháp đã được thực hiện trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT C Hải Hậu nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. - Chia sẻ với đồng nghiệp về một số giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực học sinh qua giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT. 3. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm - Đưa ra một số giải pháp kinh nghiệm trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT theo tinh thần đổi mới chương trình GDPT 2018. - Phát triển cho học sinh các phẩm chất, năng lực môn Lịch sử trong chương trình Lịch sử ở trường THPT 4. Đóng góp của sáng kiến Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp ôn thi môn Lịch sử nói riêng ở trường THPT, phát triển về phẩm chất, năng lực học sinh nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT” là một đề tài SKKN có tính thực tiễn cao, có thể được áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở các tỉnh thành trên cả nước. PHẦN II: GIẢI PHÁP 1. Thực trạng của việc giảng dạy Lịch sử ở trường THPT C Hải Hậu. * Về phía giáo viên: Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu ôn thi THPT quốc gia và thi Đại học, các thầy cô trong trường đã tích cực giảng dạy nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức cần thiết về nội dung để phục vụ cho việc thi cử, lên lớp, tốt nghiệp...mà chưa đi sâu vào việc phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, chưa thực sự có những phương pháp phù hợp và tích cực trong giảng dạy, từ đó chưa khơi dậy được niềm đam mê yêu thích thực sự với bộ môn lịch sử. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, chưa chú trọng đến việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, còn nặng


5

về dạy học theo lối truyền thống, khiến giờ học Lịch sử trở nên khô cứng, kém hứng thú đối với học sinh. * Về phía học sinh: Đa số các em học Lịch sử còn là do yêu cầu bắt buộc của việc thi tốt nghiệp, thực sự bản thân chưa có sự yêu thích đối với bộ môn, nhiều học sinh có tư tưởng học một cách miễn cưỡng do vậy học sinh chưa phát huy được những phẩm chất và năng lực của bộ môn . Ví dụ như:Năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử; Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử; Năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn... Do vậy, thông qua bộ môn Lịch sử, học sinh chưa có định hướng lựa chọn nghề nghiệp, trân trọng những di sản lịch sử, văn hóa của đất nước, khu vực và thế giới và cũng chưa thể hiện được những phẩm chất và năng lực của bản thân. Vậy làm thế nào để trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT, thầy cô giáo có thể khơi dậy được ngọn lửa đam mê, phát triển được cao nhất phẩm chất và năng lực của học sinh? 2. Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Vậy cần hiểu thế nào về những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể phát triển trong quá trình dạy học Lịch sử. - Về phẩm chất: 5 phẩm chất đó là: nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Về năng lực: 10 năng lực đó là: Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Năng lực đặc thù của bộ môn Lịch sử là: Tìm hiểu lịch sử, Nhận thức và tư duy lịch sử,Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học


6

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thực chất là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.


7

2.1. Phương pháp đồ dùng trực quan, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quá trình dạy học 2.1.1. Mục đích sử dụng Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối, video, … Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” Việc sử dụng công nghệ thông tin như giáo án điện tử, video…đã trở thành một phương tiện hữu hiệu cho giáo viên sử dụng trong quá trình giảng dạy góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giờ dạy học Lịch sử nói riêng và các tiết dạy trong các môn học khác nói chung. Môn học Lịch sử là một môn học liên quan nhiều đến quá khứ, do vậy nó đòi hỏi giáo viên phải tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo triết học Mác – Lênin, nhận thức không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn, mà là một quá trình biện chứng. Như Lênin đã chỉ ra: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”Việc vận dụng phương pháp dạy học qua phương tiện trực quan sẽ giúp giáo viên hình thành ở học sinh các năng lực : Tìm hiểu lịch sử, Nhận thức, tư duy lịch sử. 2.1.2. Cách thức sử dụng


8

VD. Khi giảng dạy về Bài 3+4: Chuyên đề Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây trong chương trình Lịch sử lớp 10 THPT Đây là bài giảng về thời cổ đại, cách ngày nay đã mấy nghìn năm lịch sử, học sinh sẽ rất khó hình dung lại quá khứ, do vậy giáo viên cần sử dụng tư liệu Lịch sử bằng hình ảnh để minh họa cho học sinh hiểu được một cách trung thực và khách quan về những thành tựu văn hóa của người phương Đông và phương Tây, để từ đó đưa ra được những nhận xét đánh giá một cách công bằng, khách quan nhất về nền văn hóa của hai khu vực. Văn hóa cổ đại phương Đông và văn hóa cổ đại phương Tây - Hoạt động 1: Văn hóa cổ đại phương Đông * Mục tiêu: Trình bày được một số thành tựu văn hoá cổ đại phương Đông, giúp học sinh nhận thức được những giá trị văn hóa của người phương Đông cổ đại và đóng góp của họ cho nhân loại hôm nay. Giáo dục học sinh thái độ trân trọng các giá trị văn hóa cổ đại. * Phương thức hoạt động: Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Nhóm 1: Quan sát hình 1 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người phương Đông về lịch học và thiên văn học.Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa những thành tựu đó. Nhóm 2: Quan sát hình 2 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người phương Đông về chữ viết. Nhận xét và đánh giá vềý nghĩa về những thành tựu đó. Nhóm 3: Quan sát hình 3 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người phương Đông về Toán học. Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa của những thành tựu đó. Nhóm4: Quan sát hình 4,5 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người phương Đông về kiến trúc. Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa những thành tựu đó.


9

Hình 1. Lịch học của người Maya- một thành tựu văn minh tuyệt vời

Hình 2. Chữ viết của người phương Đông cổ đại.


10

Hình 3. Toán học thời cổ đại

Hình 4. Vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)


11

Hình 5. Kim tự tháp ở Ai Cập * Gợi ý sản phẩm Nhóm 1: Sự ra đời của lịch và thiên văn học - Nguyên nhân :Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. + Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải "trông Trời, trông Đất". Họ quan sát chuyển động của mặt Trăng, mặt Trời và từ đó sáng tạo ra lịch. + Nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365 ngày là một năm và chia làm 12 tháng, họ biết chia mùa: mùa mưa, mùa khô, họ chia mỗi ngày thành 24 giờ + Mở rộng hiểu biết: Con người đã vươn tầm mắt tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích làm ruộng của mình và nhờ đó đã sáng tạo ra hai ngành thiên văn học và phép tính lịch Nhóm 2: Chữ viết + Nguyên nhân: Chữ viết ra đời là do xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ phong phú, đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi chép, cai trị, lưu giữ những kinh nghiệm mà chữ viết đã ra đời. + Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.


12

Chữ viết xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ IV TCN mà sớm nhất là ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ hình giống vật để biểu thị), sau này người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩa con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. + Chất liệu: Người Ai Cập viết trên giấy pa- pi- rút (vỏ cây sậy cán mỏng), người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch,... - Ý nghĩa sự ra đời của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại. Nhóm 3: Toán học - Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại diện tích ruộng đất sau khi bị ngập nước, tính toán vật liệu và kích thước khi xây dựng các công trình xây dựng, tính các khoảng nợ nần nên toán học. + Thành tựu: Người Ai Cập giỏi về tính hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, hình thang,... họ còn tính được số Pi bằng 3,16 (tương đối),... Người Lưỡng Hà hay đi buôn xa giỏi về số học, hoc có thể làm các phép tính nhân, chia cho tới hàng triệu. Người Ấn Độ phát minh ra số 0,... Nhóm 4: Kiến trúc - Nguyên nhân ra đời: Do uy quyền của các nhà vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon... - Kim tự tháp: Ra đời 3000 – 2000 năm TCN rải rác ở xa mạc, hạ lưu sông Nin. Cao khoảng 146,5 m gần bằng tòa nhà 50 tầng, cạnh 230 m, diện tích 52,9 m vuông. Được xây 30 vạn tảng đá, mỗi tảng 2,5 đến 7 tấn xếp chồng khít lên nhau. - Giữa có hành lang hẹp, phòng lớn có xác ướp Pharaon, có khắc chữ khoa học... Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người. Hoạt động 2. Tìm hiểu về văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rô-ma * Mục tiêu: HS nắm được các thành tựu nổi bật của văn hóa Hi Lạp, Rô-ma thời cổ đại và ý nghĩa lịch sử của các thành tựu đó.


13

So sánh đánh giá về sự phát triển và tính kế thừa, tính sáng tạo của văn hóa phương Tây so với phương Đông * Phương thức: Hoạt động: Nhóm/lớp - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát các hình ảnh sau và làm việc theo nhóm

Hình 1. Lược đồ quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma

Hình 2. Thuyết địa tâm của Ptôlêmê


14

Hình 3. Chữ cái La tinh

Hình 4. Đền Pác-tê-nông (Hi Lạp)


15

Hình 5. Tượng người lực sĩ ném đĩa.

Hình 6. Khải hoàn môn La Mã


16

Hình 7.Đấu trường Cô-li-dê Nhóm 1: - Câu hỏi:Quan sát hình 2,3 đọc tư liệu SGK trình bày những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết? Nhóm 2: - Trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết về các lĩnh vực khoa học của cư dân Địa Trung Hải? Tại sao nói: “Khoa hoạc đã có từ lâu nhưng đến Hi Lạp, Rô-ma, khoa học mới thực sự trở thành khoa học” ? Nhóm 3: - Câu hỏi:Quan sát hình 4,5,6,7 đọc tư liệu SGK trình bày những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về văn học- nghệ thuật? So với cư dân cổ đại phương Đông những thành tựu về văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa Trung Hải? Nhận xét về giá trị của các tác phẩm văn học và nghệ thuật Hi Lạp, Rô-ma? * Dự kiến sản phẩm: Nhóm 1: Lịch và chữ viết


17

+ Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy Trái Đất không phải như cái đĩa mà như hình quả cầu tròn. Người Rô-ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và ¼ nên họ định 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. + Cuộc sống bôn ba trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo ra chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng phải có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người. Hệ thống chữ cái ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh ngày nay. Nhận xét: Lịch học cư dân Địa Trung Hải đã nâng cao hiểu biết, rút kinh nghiệm và cải tiến lịch chính xác hơn (một năm có 365 ngày và ¼, mỗi tháng lần lượt có 30, 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày). - Chữ viết: đạt trình độ khái quát hóa của khoa học và tư duy, là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại. Nhóm 2: Sự ra đời của khoa học + Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước. Nhưng phải đến thời Hi Lạp, Rô-ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. +Toán học: Với người Hi Lạp, toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại đến ngày nay, để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát cao. VD: Định lí nổi tiếng trong hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go về tính chất của các số nguyên và định lí về các cạnh của tam giác vuông... sau nhiều thế kỉ vẫn là những kiến thức cơ sở của Toán học. + Vật lý: Phát minh về lực đẩy, ròng rọc, guồng nước, đòn bẩy …(Acsimet) - Giải thích: Thời Hy Lạp, Rô-ma, khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, được khái quát thành định lý, định luật, lí thuyết và được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó Nhóm 3: Văn học - Nghệ thuật Văn học:


18

Các nhà văn đó chủ yếu là các nhà biên kịch và các tác phẩm của họ là những kịch bản; bởi vì thời ấy, kịch (có kèm theo hát) là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất. - Chủ yếu là kịch với một số nhà viết kịch tiêu biểu: Sô-phốc, Ê-sin... - Giá trị các vở kịch: ca ngợi cái đẹp, cái thiện, tính nhân đạo Nghệ thuật: - Điêu khắc: Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đến đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ. Đó là những tượng nhỏ, tượng bán thân vốn được dựng ở các quảng trường. Lại có những tượng thần lớn dựng ở đền, như tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, hoặc các tác phẩm điêu khắc như Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ thành Mi-lô. - Kiến trúc: Để lại nhiều công trình kiến trúc đồ sộ và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Nhận xét: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ đạt đến đỉnh cao. So sánh các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông với văn hóa cổ đại phương Tây Văn hóa cổ đại phương Tây có sự phát triển cao hơn so với văn hóa cổ đại phương Đông vì: + Có tính kế thừa và phát huy ở mức cao hơn. + Điều kiện kinh tế vật chất đầy đủ hơn + Thể chế dân chủ tạo điều kiện cho sự tự do sáng tạo của con người + Người phương Tây thường xuyên đi trải nghiệm thực tế nên đúc rút được nhiều kinh nghiệm - Các nhóm báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung cho nhau. GV chốt ý. Bên cạnh việc sử dụng kênh hình, giáo viên có thể sử dụng video tư liệu nhằm tăng tính khách quan của Lịch sử. Ví dụ như học các bài liên quan đến chiến tranh, tình hình chính trị- xã hội…thì video tư liệu Lịch sử sẽ là nguồn cung cấp kiến thức vừa chân thực vừa sinh động hấp dẫn đối với người học, khơi gợi được nguồn cảm xúc sâu sắc và hình thành những phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình học tập.


19

Ví dụ: VIDEO Toàn cảnh chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945) 2.1.3. Hiệu quả khi áp dụng Từ việc quan sát các hình ảnh lịch sử, các video trực quan sinh động, chân thực, học sinh sẽ không chỉ khắc sâu, nhớ lâu kiến thức mà còn có thể giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát khai thác hình ảnh một cách khách quan hình thành các phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, biết trân trọng các giá trị lịch sử của nhân loại. Các bước tiến hành nói trên là ví dụ về dạy học lịch sử qua phương tiện trực quan nhờ sử dụng công nghệ thông tin để góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung, hình thành năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.


20

2.2. Phương pháp dạy học dự án để tổ chức hoạt động trải nghiệm Là phương pháp dạy học mà học sinh cần phải thực hiện một nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nhiệm vụ học tập này đòi hỏi người học có tính tự lực cao, khi phải đảm nhiệm mọi công đoạn gồm lập kế hoạch, thực hiện dự án và đánh giá kết quả của dự án. Phương pháp này được dạy theo hình thức chia nhóm. Học tập qua trải nghiệm được định nghĩa là quá trình học của người học được trải qua những việc làm mô phỏng thực tế, có tính thực hành và vận dụng cao, như các đồ án thiết kế - triển khai, các tình huống nghiên cứu, từ đó sinh viên đúc kết thành những kinh nghiệm cho bản thân, làm sáng tỏ hơn cho các lý thuyết được học (Edward và cộng sự, 2007). Theo Kolb (1981) các quá trình học tập có thể được chia thành 4 nhóm cơ bản, phù hợp với 4 xu hướng học tập (kiểu học) khác nhau: (1) Quan sát suy ngẫm: học tập thông qua quan sát các hoạt động do người khác thực hiện hoặc chiêm nghiệm lại bản thân, suy ngẫm và đúc kết những trải nghiệm; (2) Khái niệm hóa: học tập thông qua việc xây dựng các khái niệm, tổng hợp, biện giải và phân tích những gì quan sát được; (3) Trải nghiệm thực tế: học tập thông qua các hoạt động, hành vi, thao tác cụ thể, trực tiếp; (4) Thử nghiệm: học tập thông qua những thử nghiệm, đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Trong thực tiễn diễn ra quá trình học tập, mỗi người học sẽ vận dụng các quá trình này theo các cách khác nhau, ở những mức độ không đồng đều tùy thuộc vào các đặc điểm tâm sinh lý, trình độ, năng lực nhận thức và kinh nghiệm xã hội. Thông thường trong cách dạy truyền thống, giảng viên thường bắt đầu bài giảng từ các khái niệm có tính khái quát hoặc trừu tượng trước khi cho học sinh được thực hành và làm các hoạt động thực tế. Tuy nhiên đối với cách tiếp cận theo giảng dạy chủ động thì hoạt động trải nghiệm được xem là hoạt động đầu tiên trong quá trình học tập 2.2.1. Mục đích sử dụng Giúp học sinh hình thành những năng lực cơ bản là năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động và năng lực định hướng nghề nghiệp. Những nội dung và hình thức cũng như cách đánh giá kết quả được nêu rất


21

cụ thể trong dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 19/01/2018. Nhìn một cách tổng thể thì HĐTN cũng là một Hoạt động GDNGLL nhưng đã được xây dựng một cách cụ thể, chi tiết và là một hoạt động bắt buộc trong các nhà trường và giúp cho học sinh gắn lý thuyết với thực hành, giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Thực tế hiện nay nền giáo dục của Việt Nam cũng đã có nhiều chuyển biến trong các hoạt động dạy và học lấy học sinh làm trung tâm; tăng cường hình thức dạy học gắn lý thuyết với thực tiễn song vẫn còn nặng về hình thức, mang tính chiếu lệ và chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) - Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) có tổ chức nhưng chưa nhiều, chưa đa dạng và chủ yếu diễn ra ở các cấp học mầm non, tiểu học còn ở bậc THPT có nhưng chưa đạt được hiệu quả và mục tiêu giáo dục đề ra. Những hạn chế đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do áp lực học tập, thi cử; do nguồn kinh phí còn hạn hẹp; chưa có sự quan tâm đúng mức của đội ngũ cán bộ, quản lý trong các trường THPT và chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành... Trong những năm qua, trường THPT C Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nơi tôi đang công tác các Hoạt động GDNGLL - HĐTN cũng được đưa vào kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường nhưng hầu hết các hoạt động đó chưa được triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên và chưa đáp ứng được mục tiêu mà giáo dục đề ra. 2.2.2. Cách thức thực hiện Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới bốn loại hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề thông qua hình thức tham quan các di tích lịch sử và Hoạt động câu lạc bộ và thông qua bốn nhóm hình thức tổ chức: Hình thức có tính khám phá; Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác; Hình thức có tính cống hiến; Hình thức có tính nghiên cứu, phân hoá. Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học theo quy mô cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường.


22

Hoạt động trải nghiệm huy động sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, Cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và đoàn thể trong xã hội.” Trong chương trình lịch sử 10 có tiết học Lịch sử địa phương, tôi đã mạnh dạn áp dụng hình thức học tập trải nghiệm sáng tạo, đưa các em đi tham quan di tích nhà thờ đổ tại xã Hải Lý – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định để các em có dịp khám phá và khai thác, có hiểu biết về những di tích lịch sử trên chính mảnh đất quê hương Hải Hậu. Tất cả học sinh đều rất sôi nổi hào hứng với hoạt động này. Để thực hiện được tiết học trải nghiệm này tôi đã thực hiện các bước như sau: Bước 1: Lập kế hoạch: - Xác định tên chủ đề môn học: - Lập kế hoạch về nhiệm vụ học tập: - Thời gian dự kiến thực hiện: Tháng 3 năm 2020 - Thành phần tham gia: Tổ Sử - Địa- GDCD và đại diện hội phụ huynh học sinh lớp 10A6 + Học sinh lớp 10A6. Bước 2: Thực hiện dự án Kết hợp với tổ chuyên môn Sử - Địa- GDCD và hội phụ huynh học sinh lớp 10A6, tổ chức hướng dẫn cho học sinh tham quan trải nghiệm tại nhà thờ đổ xã Hải Lý huyện Hải Hậu Nam Định. Bước 3: Học sinh viết bài thu hoạch Tổng hợp về các kết quả tìm được, xây dựng về sản phẩm. Bước 4: Học sinh báo cáo sản phẩm Học sinh các nhóm đánh giá lẫn nhau Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của học sinh trong quá trình học tập. Ví dụ cụ thể: Tiết thứ 34: Lớp 10- LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNGChủ đề: TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ THỜ ĐỔ - XÃ HẢI LÝ- HẢI HẬU- NAM ĐỊNH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Yêu cầu cần đạt:


23

Qua tiết học , giáo viên giúp học sinh Trình bày được những hiểu biết của bản thân về di tích lịch sử Nhà thờ đổ Giải thích được lí do vì sao công trình này được xây dựng và có tên Nhà thờ đổ. Đánh giá được giá trị của công trình này về góc độ văn hoá và kinh tế - Chính trị 2. Về phẩm chất: Phát triển được các phẩm chất: yêu quê hương đất nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực trách nhiệm, biết trân trọng các giá trị văn hóa của quê hương. 3. Về năng lực: Phát triển các năng lực cần thiết trong quá trình học tập Lịch sử. Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mỹ, tin học, ngôn ngữ… 4. Dự kiến sản phẩm: HS sẽ báo cáo sản phẩm bằng video, Powerpoint, Word…. B. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: Công trình kiến trúc Nhà thờ đổ này còn được gọi là Nhà thờ trái tim, thờ thánh nữ Maria, được xây dựng ở xã Hải Lý huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Mục đích xây dựng của công trình này là của những giáo dân theo Công giáo tại xã Hải Lý huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Do ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu nên công trình bị tàn phá, bị đổ nát theo thời gian không còn nguyên vẹn như hình dáng ban đầu, do vậy người ta gọi nó với cái tên Nhà thờ đổ. Công trình này là một minh chứng rõ nét về sự ảnh hưởng và tiếp thu Thiên chúa giáo vào nước ta vùng ven biển. Mặc dù không còn nguyên vẹn nhưng công trình mang ý nghĩa sâu sắc về văn hoá, làm giàu có bản sắc văn hoá quê hương Hải Hậu. Công trình còn có giá trị kinh tế vì nằm sát biển, trở thành điểm văn hoá du lịch nổi tiếng được nhiều du khách biết đến. Chính quyền địa phương và nhân dân Hải Hậu cần có ý thức gìn giữ, bảo quản và tôn tạo để biến nơi đây thành điểm thu hút khách du lịch muốn khám phá đời sống tâm linh và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan nơi đây. C. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU:


24

1. Giáo viên: Cùng với tổ nhóm chuyên môn chuẩn bị về cơ sở vật chất 2. Học sinh: Chuẩn bị giấy bút để ghi chép, học liệu tham khảo. D.TIẾN TRÌNH HỌC TẬP: Bước 1: Kế hoạch thực hiện - Thời gian tiến hành: Tuần thứ 8 học kì II. - Biện pháp: Kết hợp tổ Sử - Địa- GDCD, Phụ huynh học sinh lớp 10a6 - Xác định nội dung học tập của học sinh: Trải nghiệm thực tế và viết bài thu hoạch về công trình kiến trúc Nhà thờ đổ huyện Hải Hậu, Nam Định Bước 2. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trong tiết học trải nghiệm sáng tạo GV Thông báo yêu cầu sản phẩm đầu ra Sản phẩm: Báo cáo thông qua thuyết trình PP; video, hoặc tập san. Thời gian chuẩn bị: 2 tuần. Thời gian báo cáo: 5-7 phút.

NHIỆM VỤ HỌC TẬP: Câu 1. Công trình kiến trúc nhà thờ đổ này được xây dựng ở đâu? Mục đích xây dựng của công trình này là gì? Câu 2. Chủ nhân của công trình kiến trúc này là ai? Tại sao được gọi là “Nhà thờ đổ” ? Câu 3. Công trình này có giá trị và ý nghĩa lịch sử như thế nào? Câu 4. Bản thân em thấy cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đó? Câu 5. Hãy đóng vai trò là một người dân địa phương (hoặc một hướng dẫn viên du lịch) giới thiệu cho du khách về công trình kiến trúc này) Bước 3: Học sinh tham quan tìm hiểu về nhà thờ đổ, thu thập, xử lý thông tin viết bài thu hoạch Bước 4. Học sinh báo cáo sản phẩm bằng nhiều cách sáng tạo khác nhau


25

(video, thuyết trình, powerpoint, đóng vai…) Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm học tập. BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ Nhóm:………………… Điểm cho các tiêu chí, đánh giá các thành viên trong nhóm - Hoàn thành xuất sắc: 90 - 100 điểm - Hoàn thành tốt: - Hoàn thành:

80-89 điểm 50-79 điểm

- Không hoàn thành: dưới 50 điểm - Không tham gia: 0 điểm. Họ và tên

Chức vụ

TT

1

Nhóm

Chỉ đạo

trưởng

chung, báo cáo

Thư kí 2

Ghi chép, hỗ trợ báo cáo

Thành viên 3

Đánh giá

Nhiệm vụ

Sưu tầm, thảo luận, thiết kế slide…

Đóng

Nhiệt

Tinh

tình,

thần hợp góp

trách

tác, tôn

hoàn

nhiệm

trọng,

thành

(30

lắng

sản

điểm)

nghe

phẩm

(30

(40

điểm)

điểm)


26

Thành viên 4

Sưu tầm, thảo luận,slide…

Thành viên

5

Sưu tầm, thảo luận

Thành viên

6

Sưu tầm, thảo luận

Thành viên

7

Sưu tầm, thảo luận

… Đưa ra tiêu chí đánh giá PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN Nhóm được đánh giá……………………… Nhóm đánh giá:……………………………. Điểm cho từng tiêu chí như sau: - Xuất sắc: 100 điểm - Tốt: 80 -> 95 điểm - Khá: 65 -> 75 điểm - Trung bình: từ 60 trở xuống TT 1

Tiêu chí

Điểm tối đa

Thuyết trình hấp dẫn, có tính tương tác 10 tốt, tự tin…

2

Nôi dung chính xác, logic, khoa học…

3

Tính liên hệ giáo dục…

4

Tính sáng tạo (Hình thức báo cáo, nội 10

20 10

dung…) 5

Phù hợp giữa hình ảnh với nội dung

10

Điểm


27

6

Đảm bảo mục tiêu của chủ đề dự án

7

Trọng tâm, cô đọng, đảm bảo đúng

10 20

thời gian 8

Sản phẩm có tính thẩm mĩ, bố cục hợp 10 lý… Tổng

100 BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ Nhóm:………………………

TT

Đánh giá nhóm khác

Tiêu chí

Nhóm Thuyết 1

trình

hấp

dẫn, có tính tương tác tốt, tự tin…

2

3

Nôi dung chính xác, logic, khoa học… Tính liên hệ giáo dục… Tính sáng tạo (Hình

4

thức báo cáo, nội dung…)

5

6

Phù hợp giữa hình ảnh với nội dung Đảm bảo mục tiêu của chủ đề dự án Trọng tâm, cô đọng,

7

đảm bảo đúng thời gian

Nhóm

Nhóm

Giáo viên

Tổng

đánh giá

điểm


28

Sản phẩm có tính 8

thẩm mĩ, bố cục hợp lý… Tổng

Báo cáo tiến trình triển khai dự án (báo cáo bằng văn bản, hoặc trực tuyến). Trên cơ sở đó GV hỗ trợ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ. HĐ 4: TỔ CHỨC BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ VÀTỔNG KẾT DỰ ÁN - Bước 1: GV thông báo kế hoạch, quy trình báo cáo sản phẩm của các nhóm (báo cáo trong 5 phút) - Bước 2: Sử dụng kĩ thuật 321 để các nhóm đánh giá nhận xét đánh giá đội bạn (2 phút) - Bước 3: Học sinh và giáo viên cùng nhận xét đánh giá 2.2.3. Hiệu quả áp dụng Thực tế qua một số tiết hoạt động trải nghiệm tôi lại thấy hoạt động này phát huy rất tốt các phẩm chất và năng lực sáng tạo của học sinh. Hoạt động trải nghiệm vừa phát huy tốt các phẩm chất cần có, vừa phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh trong quá trình học tập. Thông qua việc vận dụng dạy học dựa trên dự án trong ví dụ trên, học sinh không chỉ hình thành được các thành phần năng lực đặc thù của môn học lịch sử là: Tìm hiểu lịch sử, Nhận thức và tư duy lịch sử, Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học qua các nhiệm vụ dự án học sinh thực hiện, mà thông qua hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập giáo viên giao cho, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo cùng phẩm chất trách nhiệm của học sinh cũng được bộc lộ. Qua học tập trải nghiệm sáng tạo còn có thể giúp các em đinh hướng nghề nghiệp trong tương lai nếu các em có năng lực hiểu biết về kiến thức xã hội. Các em có thể đóng vai trò là một hướng dẫn viên du lịch hoặc một nhà báo ... Giúp các em có thể vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử - Địa lý – GDCD trong việc xử lý tình huống học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.


29

Đáp ứng được tinh thần đổi mới về giáo dục và đào tạo trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay.

2.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học 2.3.1.Mục đích sử dụng Trong bối cảnh của xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin và sự tiến bộ của cách mạng khoa học công nghệ luôn đòi hỏi con người phải luôn chủ động , tích cực trong học tập và rèn luyện kĩ năng sống, cũng như các phẩm chất và năng lực. Một trong những năng lực quan trọng mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 muốn giáo viên định hướng cho học sinh đó là năng lực tự chủ và tự học. Thông qua hình thức hướng dẫn học sinh tự học, giáo viên có thể kiểm tra và đánh giá học sinh, củng cố kiến thức đã học bằng nhiều cách. – Đánh giá từng phần: được tiến hành nhiều lần trong quá trình dạy học, nhằm cung cấp những thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học.


30

Kiểm tra bài tập về nhà, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra năng lực tự học, thảo luận nhóm, khả năng khái quát qua từng bài, từng chủ đề, chuyên đề, luyện đề trắc nghiệm…v..v… – Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc kì học hay năm học, khoá học (thi) để từ đó thấy được kết quả của học sinh trong cả 1 thời gian dài, một quá trình học tập… Các hình thức giáo viên hướng dẫn học sinh tự học: Làm các đề ôn tập trắc nghiệm trên ứng dụng Quiziz, shubroom,… Hướng dẫn học sinh truy cập vào các website học online: hocmai.vn, itrithuc, Vnedu.vn…để tự học. Làm bài tập tự luận thông qua hệ thống câu hỏi của giáo viên yêu cầu. 2.3.2. Cách thức thực hiện 2.3.2.1.Làm các đề ôn tập trắc nghiệm trên ứng dụng Quiziz, shubroom,… - Quizizz là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. - Học sinh trong cùng một lớp có thể tham gia trả lời câu hỏi trên Quizizz vào cùng một thời điểm do giáo viên quy định; hoặc hoàn tất bài kiểm tra vào một thời gian thuận lợi, trước thời hạn mà giáo viên đề ra. - Quizizz thông báo ngay kết quả và thứ hạng của những người tham gia trả lời câu hỏi, vì thế tạo được hứng thú cho học sinh. - Quizizz trong phương pháp tự học đặc biệt là với môn không liên quan đến tính toán giải bài tập bằng các thiết bị thông minh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết trong thời đại hiện nay. Học sinh được ôn tập mọi lúc mọi nơi và giáo viên cũng nắm bắt được học sinh nhiều hơn. Với học sinh khối 12 việc sử dụng Quizizz trong việc ôn tập để tăng tính chủ động, tự giác trong việc tự học, tự kiểm tra là rất hiệu quả. * Hướng dẫn sử dụng Quizizz dành cho giáo viên Thiết lập tài khoản Quizizz. + Vào trang web quizizz.com và chọn Sign Up


31

+ Chọn “sign up”, giáo viên nên chọn “sign up with google”

+ Chọn gmail muốn dùng để đăng ký tài khoản quizizz. + Chọn ngành/lĩnh vực mà chúng ta sử dụng ứng dụng.


32

+ Chọn vai trò của chúng ta trong quizizz. Giáo viên sẽ chọn “Teacher”, học sinh sẽ chọn “Student’, phụ huynh sẽ chọn “a parent”

+ Hoàn thiện thiết lập và chúng ta có giao diện của trang chủ:


33

*Tạo đề kiểm tra trên quizizz. + Trên giao diện của trang chủ, chọn nút Create  Quiz + Tại cửa số kế tiếp xuất hiện điền thông tin tên đề kiểm tra, môn … sau đó chọn next.

+ Tại giao diện tiếp theo: Lựa chọn các hình thức câu hỏi trắc nghiệm 

Multiple choice: Câu hỏi trắc nghiệm

Checkbox: dạng trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời.

Fill – in – the – Blank: Điền vào chỗ trống


34 

Poll: Dạng survey thu thập thông tin, ý kiến học sinh.

Open- Ended: Dạng câu hỏi mở. Tùy thuộc vào kiểu câu hỏi cần kiểm tra mà các thầy cô có thể lựa chọn các

hình thức khác nhau. Riêng với chương trình lịch sử 12, tôi thường hay chọn hình thức Multiple Choice (câu hỏi trắc nghiệm) vừa để cho các em làm quen với hình thức thi trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT vừa dễ chấm điểm. Ngoài ra, các thầy cô có thể thay đổi ảnh đại diện cho Quiz, giới hạn thời gian cho từng câu hỏi, phân định mức độ cho câu hỏi (phù hợp với lớp nào 10, 11 hay 12…)

+ Lựa chọn xong kiểu câu hỏi, muốn thêm câu hỏi các thầy cô vào “new question”, có giao diện như sau. Thầy cô gõ câu hỏi và đáp án và có thể thêm phần giải thích cho đáp án của câu hỏi đó


35

Ảnh minh họa một quiz khi hoàn thiện các bước trên:


36

+ chọn “DONE” để lưu lại quiz vừa tạo, ra được giao diện như sau:

* Giao bài cho học sinh - Nếu muốn cho học sinh chơi trực tiếp, thầy cô chọn “ Start a live quiz” - Nếu muốn giao bài cho học sinh làm về nhà, chọn “Assign homework”-> cài đặt ngày giờ nộp bài cho quiz -> continue -> share link/ copy code gửi vào kênh liên lạc cho học sinh để học sinh làm bài.


37

* Mời học sinh tham gia Có 2 cách để mời học sinh tham gia. 1. Yêu cầu học sinh truy cập trang web joinmyquiz.com và sau đó nhập mã code để vào game 2. Thầy cô bấm chọn or share via… để chia sẻ đường link với học sinh.


38

* Hướng dẫn sử dụng Quizizz dành cho Cha mẹ học sinh và Học sinh - Dùng trên laptop Dùng trên điện thoại Bước 1: Vào trình duyệt https://quizizz.com/ Ứng dụng dùng được cả trên hệ điều hành IOS hoăc Android, cha mẹ và học sinh tìm kiếm trong Apps (Ứng dụng): Quizizz: Play to learn sau đó tải ứng dụng về máy. Bước 2: Vào phần Join a game trên thanh công cụ, nhập mã do giáo viên cung cấp vào ô Enter a six-digit game code, rồi bắt đầu trả lời câu hỏi. Mở ứng dụng Quizizz đã cài trên điện thoại, nhập mã do giáo viên cung cấp vào ô Enter a six-digit game code, rồi bắt đầu trả lời câu hỏi. Ví dụ soạn đề ôn tập cho học sinh bài Các nước Đông Bắc Á, Các nước Á, Phi và Mỹ La Tinh


39


40

Kết quả sau khi học sinh làm xong


41

2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh truy cập vào các website học online: hocmai.vn, itrithuc, Vnedu.vn…để tự học Giáo viên hướng dẫn học sinh vào google và gõ vào địa chỉ: tuyensinh247.com, vietjack.com, loigiaihay.com, vndoc.com, itrithuc, Vnedu.vn…để tự học Ví dụ:


42

2.3.2.3.Hình thức tự học qua hệ thống câu hỏi tự luận Sau khi học xong mỗi bài,hoặc mỗi chương, ngoài hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra trên quizizz,shubroom, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi bằng hình thức tự luận để củng cố kiến thức và phát triển năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tin học, thẩm mỹ, giải quyết vấn đề… Ví dụ cụ thể: Trong chương trình Lịch sử lớp 10 THPT Khi dạy xong Chương II: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV hoặc Chương III. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà viết bài kiểm tra tự luận sau: CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. Tìm hiểu về một vị anh hùng dân tộc mà em yêu thích trong giai đoạn TK X – XV hoặc giai đoạn TK XVI – XVIII. Câu 2. Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, và kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần. Câu 3. Phân tích ý nghĩa bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiêt. Câu 4. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ TK X- XV ( thời gian, người lãnh đạo, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa) 2.3.3. Hiệu quả áp dụng Câu 5. So sánh sự khác nhau giữa 2 cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên đời Trần.


43

- Hướng dẫn học sinh tự học qua các ứng dụng Quizizz và các website học online: hocmai.vn, itrithuc, Vnedu.vn…để tự học cho phép giáo viên tiếp cận ngân hàng câu hỏi đa dạng hoặc tự tạo lập bộ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra đánh giá. Học sinh có thể hình thành năng lực tự học và tự chủ, sử dụng công nghệ thông tin, rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, tính kiên trì trong học tập. - Với hệ thống câu hỏi tự luận có hệ thống mà giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu sẽ phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết như: chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước, trung thực, nhân ái, đồng thời cũng rèn cho học sinh các năng lực tự học và tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tìm hiểu lịch sử, tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức lịch sử… 2.4. Sử dụng phương pháp dạy hoc hợp tác Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp 2.4.1. Mục đích sử dụng: Dạy học nhóm được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. Làm việc theo nhóm chính là sự tập hợp của hai hay nhiều nhóm người gộp lại, cùng đặt ra một mục tiêu nhất định để hoàn thành những công việc chung. Các thành viên trong nhóm phải tự nhận thức bản thân của họ như một cá thể trong xã hội, đồng thời cũng phải nhận thức việc làm của mình sẽ có ý kiến quan trọng trong một môi trường tập thể là như thế nào. Sự hợp tác trong công việc, học tập và nghiên cứu là một trong những phương pháp tốt nhất để đi đến thành công. Cái ta tưởng là khó thì đối với những người khác lại rất dễ dàng, cái ta thiếu thì người khác lại dư…Vì vậy, làm việc nhóm là sự cộng hưởng tốt nhất cho mọi học sinh trong nhóm.Thành ngữ có câu “Muốn đi nhanh thì đi một mình. Muốn đi xa ta đi cùng nhau” cũng là để nói đến vai trò và


44

tầm quan trọng cũng như hiệu quả của việc hợp tác nhóm trong học tập và trong lao động. 2.4.2.Cách thức thực hiện Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm - Thành lập nhóm - Giới thiệu chủ đề - Xác định nhiệm vụ các nhóm ( thời gian, nội dung câu hỏi) Bước 2. Làm việc nhóm - Chuẩn bị chỗ làm việc - Lập kế hoạch làm việc - Thoả thuận quy tắc làm việc - Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ - Chuẩn bị báo cáo kết quả. Bước 3. Các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác đánh giá, bổ sung, đặt câu hỏi. Bước 4. Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. * Một số lưu ý - Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng học sinh/1 nhóm nên từ 4- 6 học sinh. - Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. - Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm: - Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không? - Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau? - HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?


45

- Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào? - Cần chia nhóm theo tiêu chí nào? - Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào? Ví dụ khi dạy Bài 9 lớp 10. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO. Hoạt động 1.Tìm hiểu sự hình thành, phát triển của vương quốc Campuchia và vương quốc Lào. 1. Mục tiêu: *Yêu cầu cần đạt: - Trình bày được sự hình thành, phát triển của vương quốc Campuchia và vương quốc Lào. - Phân tích được những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Campuchia và Lào trong thời kì phát triển của phong kiến Lào và Cammpuchia. - So sánh được những điểm giống và khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển của 2 vương quốc Lào và Cammpuchia. - Liên hệ với Việt Nam để thấy được điểm tương đồng của 3 nước Đông Dương về kinh tế, văn hoá. *.Về năng lực: - Rèn cho học sinh kĩ năng lập niên biểu, phân tích, so sánh, làm việc với đồ dùng trực quan. -Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác … *.Về phẩm chất: Giáo dục cho học sinh vai trò của quần chúng nhân dân, của cá nhân trong sự phát triển lịch sử. Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết khu vực, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước... 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học. Phương pháp hợp tác nhóm/ kĩ thuật khăn trải bàn


46

3. Tiến trình hoạt động. Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm + Nhóm 1,2 tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của vương quốc Campuchia + Nhóm 3,4 tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào

Nội dung

Vương quốc

Vương quốc Lào

Campuchia Chủ nhân Thời gian thành lập Giai đoạn phát triển Biểu hiện của sự phát triển

Bước 2.Tổ chức thực hiện: - HS làm việc cá nhân trong vòng 2 phút để thực hiện các yêu cầu. Sau đó thảo luận với các bạn trong nhóm để thống nhất ý kiến ghi vào ô trung tâm. - Giáo viên quan sát học sinh,hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm hiệu quả, nhắc nhở những học sinh ý thức học tập chưa tốt. Bước 3. Học sinh báo cáo kết quả, trao đổi, thảo luận: Đại diện các nhóm trình bày và các nhóm khác bổ sung Bước 4:Tổng kết đánh giá. Thông qua quan sát, theo dõi học sinh, giáo viên đánh giá ý thức thái độ làm việc của một vài cá nhân. Nhận xét về khả năng làm việc và chất lượng sản phẩm hoàn thành của các nhóm. Có thể đánh giá cho điểm những học sinh hoặc nhóm học sinh làm việc tốt.


47

4. Dự kiến sản phẩm cần đạt:

2.4.3. Hiệu quả học tập: -Về phía học sinh : +Giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề trên cơ sở nhìn nhận đúng các vấn đề một các có suy nghĩ, phân tích chúng có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa và phát triễn được óc tư duy khoa học. + Giúp cho học sinh phát triển kĩ năng nói , giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một các vừa sức như các phương pháp tìm đọc sách và tài liệu tham khảo. + Thông qua thảo luận có thể thay đổi quan điểm cá nhân trên cơ sở các sự kiện thông tin bạn học sinh trong nhóm trong lớp. + Làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, sáng tạo hơn và gần gũi nhau hơn và có tinh thần trách nhiệm với công việc hơn. +Hơn thế nữa, hoạt động nhóm còn giúp bản thân phá vỡ được sự ngăn cách tạo nên sự cởi mở, thân thiện giữa con người – con người. Hoạt động nhóm giúp vận động trí óc, phát huy khả năng vốn có, từ đó đưa ra quyết định một cách đúng đắn nhất.


48

+Hoạt động nhóm còn giúp bạn học hỏi thêm nhiều điều hay ho từ bạn bè khi được hỗ trợ kiến thức lẫn nhau và không bị tụt hậu kiến thức. Đây chính là cơ hội để bạn phát triển tư duy, ý thức cũng như hành động bản thân hiệu quả. - Về phía giáo viên : + Quá trình thảo luận dưới sựu hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp cho học sinh, cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về mặt nhận thức,thái độ, quan điểm xu hướng hành vi của học sinh.

2.5.Kĩ thuật sử dụng trò chơi trong dạy học 2.5.1.Mục đích sử dụng: Học tập liên tục và kéo dài sẽ làm cho học sinh căng thẳng, mệt mỏi, ức chế thần kinh. Do vậy trong học tập cần tạo ra môi trường thoải mái tự nhiên để tránh stress. Sử dụng hệ thống các trò chơi trong dạy học sẽ làm tăng hứng thú học tập của học sinh, có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực ,chủ động sáng tạo hoạt động học tập của học sinh. Như vậy, tổ chức các hoạt động học tập hấp dẫn,


49

lôi cuốn học sinh là điều mà bất kì người giáo viên nào cũng muốn. Thế nhưng, thực tế có nhiều yếu tố ảnh huởng từ việc đầu tư soạn các nội dung và cách thức thể hiện đến các yếu tố chủ quan của người giáo viên: chưa phân phối được thời gian thích hợp cho một tiết học, ít thời gian để đầu tư soạn giáo án, thiếu tài liệu, vốn sống, thiếu sáng tạo … làm cho việc tổ chức hoạt động vào bài chưa đặc sắc, phong phú, đa dạng. Tôi tin với quan niệm “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học” (Khổng Tử). Chính vì thế sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ có vai trò rất to lớn trong hoạt động học tập nhằm làm cho tiết học trở nên vui vẻ, hấp dẫn và thu hút học sinh hơn. 2.5.2.Cách thức thực hiện: - GV thường áp dụng vào Hoạt động Khởi động hoặc hoạt động Luyện tập VD cụ thể: *Trò chơi ô cửa bí mật.

Mục đích: Kiểm tra lại kiến thức bài cũ, rèn kĩ năng nhanh nhẹn , phán đoán Ưu điểm của trò chơi: Thiết kế đơn giản , hiệu ứng độc lập học sinh có thể lựa chọn câu hỏi bất kì, tốn ít thời gian nhưng lại khai thác được 4-5 nội dung kiến thức.

Cách áp dụng: - Áp dụng vào phần khởi động, củng cố bài


50

- Luật chơi: Học sinh tìm bức ảnh ở đằng sau ô cửa bí mật bằng cách trả lời 5 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì một góc ô cửa sẽ được mở. Lưu ý: Đối với giáo viên khi thao tác chú ý 3 nút: nút hiện câu hỏi, đáp án, nút trở về và nút hiện hình ảnh nếu học sinh trả lời đúng câu hỏi. Ví dụ: Hoạt động khởi động ở bài 9: Vương quốc Lào và vương quốc Campuchia 1. Mục tiêu: Vừa kiểm tra kiến thức cũ, vừa tạo hứng thú học bài mới cho học sinh 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Trò chơi 3. Phương tiện: Máy chiếu 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giáo viên phổ biến trò chơi “ Ô cửa bí mật” - Học sinh tìm bức ảnh ở đằng sau ô cửa bí mật bằng cách trả lời 5 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì một góc ô cửa sẽ được mở. - Học sinh có thể chọn ô cửa bất kì trong 5 ô cửa để trả lời. Bạn nào tìm được nội dung bức tranh được dấu trong ô của bí mật bạn đó sẽ là người chiến thắng hoặc chơi đến khi lật hết các ô cửa. Bước 2: Học sinh thực hiện trò chơi, giáo viên quan sát và điều khiển trò chơi và ổn định trật tự lớp.


51


52


53

Bước 3: Kết thúc trò chơi bức tranh ở ô cửa bí mật được mở ra giáo viên dẫn dắt giới thiệu vào bài Vương quốc lào và Campuchia. *Trò chơi vòng quay may mắn.

. Mục đích: Củng lại kiến thức vừa học, rèn kĩ năng nhanh nhẹn . Ưu điểm của trò chơi: Hiệu ứng độc lập học sinh có thể lựa chọn câu hỏi bất kì, tuỳ thuộc vào vòng quay để có cơ số điểm nếu học sinh trả lời đúng câu hỏi tạo sự hứng thú và hồi hộp cho học sinh khi tham gia trò chơi. Cách áp dụng: - Áp dụng vào phần củng cố mỗi hoạt động hoặc bài học. - Luật chơi: Giáo viên chia lớp ra làm 3 đội , lần lượt mỗi đội chọn câu hỏi để trả lời (các đội oản tù tì để xác định đội chơi trước) + Bước 1: Giáo viên hoặc học sinh trong đội quay vòng quay may mắn để tính điểm nếu đội đó trả lời đúng. + Bước 2: Đội chơi chọn câu hỏi bất kì từ 1-9 để trả lời, nếu trả lời đúng sẽ được số điểm đã quay lúc trước. Nếu không trả lời được hai đội còn lại sẽ dành quyền trả lời nếu trả lời đúng sẽ được một nửa cơ số điểm mà đội quay. Đội dành chiến thắng là đội có số điểm cao nhất. Ví dụ :Hoạt động củng cố bài Trung Quốc thời phong kiến 1. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức vừa học về Trung Quốc thời phong kiến 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Trò chơi 3. Phương tiện: Máy chiếu


54

4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giáo viên phổ biến trò chơi “ Vòng quay may mắn” Giáo viên chia lớp ra làm 3 đội , lần lượt mỗi đội chọn câu hỏi để trả lời (các đội oản tù tì để xác định đội chơi trước) - Giáo viên hoặc học sinh trong đội quay vòng quay may mắn để tính điểm nếu đội đó trả lời đúng. - Đội chơi chọn câu hỏi bất kì từ 1-9 để trả lời, nếu trả lời đúng sẽ được số điểm đã quay lúc trước. Nếu không trả lời được hai đội còn lại sẽ dành quyền trả lời nếu trả lời đúng sẽ được một nửa cơ số điểm mà đội quay. Đội dành chiến thắng là đội có số điểm cao nhất. Bước 2: Học sinh thực hiện trò chơi, giáo viên quan sát và điều khiển trò chơi và ổn định trật tự lớp.


55


56


57


58


59

*Trò chơi nhanh như chớp

Mục đích: Củng lại kiến thức vừa học, kiến thức cũ cho học sinh và rèn kĩ năng nhanh nhẹn . Ưu điểm của trò chơi: Âm thanh của chương trình nhanh như chớp sống động nếu học sinh trả lời đúng 10 câu hỏi trong vòng 2 phút sẽ có nhạc chúc mừng mình đã chiến thắng cuộc chơi kích thích sự hứng thú và hồi hộp cho học sinh khi tham gia trò chơi. Cách áp dụng: - Áp dụng vào phần củng cố mỗi hoạt động hoặc bài học, ôn tập kiến thức cho học sinh trong tiết ôn tập.


60

- Luật chơi: Có thể chơi theo nhóm cặp hoặc cá nhân. Mỗi học sinh có một gói câu hỏi điền khuyết gồm 20 câu. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được lên 1 bậc, câu nào không trả lời được học sinh có thể bỏ qua. Trong vòng 2 phút học sinh trả lời đúng 10 câu lên bậc số 10 thì học sinh hoặc nhóm đó sẽ chiến thắng. Ví dụ: Giáo viên sử dụng trò chơi Nhanh như chớp trong tiết ôn tập hệ thống lại kiến thức phần Ôn tập chương V- ĐÔNG NAM Á THỜI KÌ PHONG KIẾN 1. Mục tiêu: củng cố kiến thức về Đông Nam Á thời kì phong kiến 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Trò chơi 3. Phương tiện: Máy chiếu 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giáo viên phổ biến trò chơi “ Nhanh như chớp” - Mỗi học sinh có một gói câu hỏi điền khuyết gồm 20 câu. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được lên 1 bậc, câu nào không trả lời được học sinh có thể bỏ qua. Trong vòng 2 phút học sinh trả lời đúng 10 câu lên bậc số 10 thì học sinh đó sẽ chiến thắng. Bước 2: Học sinh thực hiện trò chơi, giáo viên quan sát và điều khiển trò chơi và ổn định trật tự lớp.

 Gói câu hỏi số 1:


61

 Gói câu hỏi số 2:

2.5.3.Hiệu quả áp dụng Kĩ thuật sử dụng trò chơi là cách thức “Học mà chơi – Chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong hoạt động dạy học có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người học đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trò chơi trong dạy học có nhiều cấp độ từ việc


62

chơi cho vui trước khi học, đến việc học dưới hình thức trò chơi và đến mức độ cao hơn là học tập từ trò chơi. Sử dụng trò chơi khám phá tri thức trong dạy học đòi hỏi kĩ năng sư phạm thuần thục và khả năng sáng tạo cao của người dạy từ khâu xây dựng, lựa chọn, tổ chức thực hiện trò chơi đến việc hướng dẫn người học tư duy, phát hiện tri thức từ trò chơi. Những nỗ lực sử dụng trò chơi trong dạy học đại học không chỉ khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động dạy học mà còn chứng tỏ tinh thần đam mê nghề nghiệp của giáo viên. Từ đó làm tăng hứng thú, động cơ học tập của học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là giúp học sinh học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Từ những hành vi cố định, chuẩn mực trong các bài học học sinh xây dựng và hình thành những kĩ năng sống cho mình phù hợp trong đời sống hàng ngày, giúp các em phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Loại trò

Khởi động

chơi Mục tiêu

Tác dụng

Đặc điểm

Yêu cầu

Tạo

hưng

Kích thích học tập

phấn Kích thích tính tích cực

trước khi học

học tập

Khám phá tri thức

Khám phá tri thức

Thư giãn, kích hoạt Học hào hứng, sôi động Trải nghiệm, tạo tình tâm thế học tập

huống có vấn đề

Chơi ra chơi, học

Thao tác chơi là hình Thao tác chơi là nội

ra học

thức học tập

Trò chơi đa dạng

Sử dụng kĩ thuật, công nghệ

dung học tập Sáng tạo


63

PHẦN III. KẾT LUẬN Trên đây là một số phương pháp và kĩ thuật dạy học mà tôi đã và đang sử dụng để nâng cao phẩm chất và năng lực học sinh trong quá trình giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT Mỗi phương pháp, kĩ thuật dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Trong đó từng phương pháp, kĩ thuật dạy học có ưu thế khác nhau trong việc giúp học sinh phát triển những thành phần năng lực chung, năng lực đặc thù và phẩm chất khác nhau. Do đó, cần phải hiểu rõ các đặc điểm, cơ hội phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh, điều kiện áp dụng của mỗi phương pháp, kĩ thuật dạy học để vận dụng phù hợp với mục tiêu đã xác định đối với một chủ đề (bài học), nội dung dạy học và các điều kiện khác (như HS, GV, cơ sở vật chất …). 1. Hiệu quả của sáng kiến. a. Hiệu quả kinh tế: - Là một đề tài sáng kiến nghiên cứu thuộc khoa học xã hội nên rất khó định lượng về hiệu quả kinh tế, tuy nhiên khi áp dụng sáng kiến này sẽ không gây tốn kém về tài chính mà có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà trường THPT đem lại hiệu quả ôn tập cho giáo viên và học sinh. b, Hiệu quả xã hội: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT” là một đề tài SKKN có tính thực tiễn cao, được áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở Trường THPT C Hải Hậu những năm qua. Tôi thiết nghĩ, đề tài SKKN này không chỉ được áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở Trường THPT C Hải Hậu, mà còn có khả năng ứng dụng và triển khai rộng rãi cho mọi đối tượng học sinh ở nhiều môn môn học khác ở các trường THPT trên địa bàn cả nước.


64

Với đề tài SKKN này, tôi hi vọng, mỗi giáo viên Lịch sử phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương pháp dạy học cho phù hợp với xu thế đổi mới toàn diện nền giáo dục, phát triển phẩm chất và năng lực của người học hiện nay. Sang năm học 2019 -2020, được sự chỉ đạo sát sao của BGH Trường THPT C Hải Hậu , nhóm giáo viên tổ bộ môn Lịch sử và Địa lý đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh, do vậy chất lượng và hiệu quả đã được nâng cao rõ rệt so với năm học trước, đặc biệt là số lượng học sinh đạt điểm cao tăng lên đáng kể. Đây là kết quả bước đầu đáng khích lệ, là thành quả cố gắng nỗ lực của giáo viên bộ môn xã hội và các em học sinh. Việc vận dụng SKKN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT””, đề tài đã đạt được những mục tiêu cơ bản đề ra của bộ môn là: nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển phẩm chất năng lực của người học, hình thành cho các em học sinh những kĩ năng, thao tác cần thiết để xử lí các dạng câu hỏi khác nhau. Nhờ áp dụng sáng kiến trong giảng dạy nên kết quả các lớp chúng tôi dạy luôn cao hơn mức trung bình của Sở. Có những em đạt điểm tuyệt đối và gần tuyệt đối môn Lịch sử như em Lại Thị Thu Hường (10 điểm), em Vũ Chí Thành (9,750), em Đinh Thị Huệ (9,75) Vận dụng SKKN này sẽ góp phần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy - học. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong việc thực hiện SKKN, đúc rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để đề tài được triển khai rộng rãi cho các đối tượng học sinh ở nhiều môn học, đặc biệt là các môn xã hội như Lịch sử - Địa lý – Giáo dục công dân trong nhà trường một cách hiệu quả và có chất lượng. Các giải pháp cơ bản mà SKKN đã nêu không chỉ được ứng dụng một cách hiệu quả trong môn Lịch sử ở Trường THPT C Hải Hậu, mà còn có khả năng ứng dụng và triển khai rộng rãi, có hiệu quả thiết thực cho các trường THPT, TTGD Thường xuyên trên địa bàn toàn tỉnh Nam Định nói riêng và trên cả nước nói chung.


65

DANH SÁCH HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM CAO KHỐI C TRƯỜNG THPT C HẢI HẬU

(Tính tổng điểm TB 3 môn từ 24 điểm trở lên) STT

Lớp 12

Họ và tên

Giới tính

Ngày sinh

Ngữ văn

Lịch sử

Địa lý

TỎNG

12C6

LẠI THỊ THU HƯỜNG

Nữ

26/02/2002

8.25

10

9.5

27.75

2

12C6

VŨ THỊ QUỲNH MAI

Nữ

17/08/2002

8.75

9.25

9.75

27.75

3

12C2

Nữ

18/09/2002

8.25

9.5

9.5

27.25

4

12C6

Nữ

28/07/2002

8.25

9.75

9.25

27.25

5

12C6

Nữ

12/09/2002

8.5

9

9.25

26.75

6

12C2

Nữ

05/11/2002

8

9

9.25

26.25

7

12C10

Nữ

20/01/2002

8.25

8.75

8.75

25.75

8

12C6

Nữ

16/03/2002

8.75

9

8

25.75

9

12C6

Nữ

11/10/2002

8.75

8.25

8.75

25.75

10

12C6

VŨ THỊ TRANG NGUYỄN THÙY TRANG NGUYỄN THÚY QUỲNH BÙI MINH ANH NGUYỄN VŨ BÍCH ĐAN VŨ CHÍ THÀNH

Nam

19/11/2002

7

9.75

9

25.75

11

12C2

TRẦN THỊ HẰNG

Nữ

24/05/2002

7.25

8.75

9.5

25.50

12

12C8

TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Nam

24/09/2002

7.5

8.5

9.5

25.50

13

12C10

Nam

01/07/2002

7.75

8.75

8.75

25.25

14

12C6

Nữ

16/08/2002

8.25

8.75

8.25

25.25

15

12C6

NGUYỄN VĂN TRỌNG NGUYỄN THỊ LAN ANH NGUYỄN THỊ DUYÊN

Nữ

02/07/2002

8.5

8.25

8.5

25.25

16

12C6

PHẠM THỊ THU HÀ

Nữ

19/04/2002

8

8.25

9

25.25

17

12C6

ĐINH THỊ HOA

Nữ

13/04/2002

8.25

8.25

8.75

25.25

18

12C6

NGUYỄN THỊ GIANG

Nữ

06/08/2002

8.75

7.75

8.5

25.00

19

12C6

VŨ THỊ NGÂN

Nữ

09/02/2002

8.5

7.75

8.75

25.00

20

12C6

TRẦN THỊ TUYẾT

Nữ

13/03/2002

8.5

8.25

8.25

25.00

21

12C1

VŨ THỊ THANH THÚY

Nữ

27/02/2002

8.75

8.25

7.75

24.75

22

12C10

NGUYỄN THỊ HUYỀN

Nữ

29/01/2002

8.5

8

8.25

24.75

23

12C10

BÙI MINH THUẬN

Nam

07/12/2002

6.75

8.5

9.5

24.75

24

12C2

LƯƠNG THẢO VÂN

Nữ

07/09/2002

8.5

8

8.25

24.75

25

12C6

NGUYỄN THỊ HUYỀN

Nữ

09/01/2002

8.25

8.25

8

24.50

26

12C6

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

Nam

06/10/2002

6.25

9.5

8.5

24.25

27

12C6

NGUYỄN THỊ HIỀN

Nữ

12/06/2002

8.5

8

7.75

24.25

28

12C10

TRẦN NGỌC LAN

Nữ

01/09/2002

7.25

8

8.75

24.00

29

12C6

PHẠM ĐỨC CẢNH

Nam

31/10/2002

7.5

8

8.5

24.00

30

12C7

MAI THỊ HUỆ

Nữ

22/03/2002

7.75

8

8.25

24.00

1

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG ĐINH THỊ HUỆ


66

2. Kiến nghị * Đối với sở GD&ĐT Nam Định - Cần quan tâm nhiều hơn đến bộ môn Lịch sử , hằng năm nên tổ chức những chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá cho giáo viên trong toàn tỉnh học tập kinh nghiệm. - Cử giáo viên có kinh nghiệm báo cáo những chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử để giáo viên trong tỉnh học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Khuyến khích những giáo viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm viết SKKN, sau đó tập hợp những SKKN có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao để báo cáo dưới dạng chuyên đề bồi dưỡng theo chu kì thường xuyên cho giáo viên cốt cán trong tỉnh học tập. * Đối với Nhà trường - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh có thời gian để học tập dưới nhiều hình thức ( trên lớp, trải nghiệm sáng tạo, chuyên đề, ...) - Cử những giáo viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm sư phạm trực tiếp giảng dạy và ôn thi các lớp học Ban khoa học Xã hội - Thường xuyên có sự giao lưu học hỏi giữa các trường THPT trong cụm Hải Hậu để đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy đem lại chất lượng cao hơn. *Đối với giáo viên - Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học theo tinh thần đổi mới nhằm phát triển phẩm chất năng lực của người học. - Phải thực sự tâm huyết, tận tình với công việc, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trước học sinh và tập thể sư phạm nhà trường. IV. CAM KẾT KẾT KHÔNG VI PHẠM BẢN QUYỀN Chúng tôi cam kết là tác giả của sáng kiến trên, không vi phạm bản quyền. Nếu sai chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


67

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Hải Hậu, ngày 30 tháng 10 năm 2020 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Diệu Hiền

Trần Thị Minh The


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (2013)Nghị quyết hội nghị TW 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo- Hà Nội tháng 11 năm 2013 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2018) thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông- Hà nội tháng 12 năm 2018 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2018) chương trình Giáo dục phỏ thông tổng thể. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2018) Thông tư số 32/2018 5. Kênh Trợ giảng trên YouTube. 6. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Lịch sử ở trường THPT và THCS XB - 1999. 7.Nguyễn Thị Côi (2008) Một số phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục (ISSN.21896.0866 7476), số 202 (2008), 37-39 và 29. 8.Nguyễn Thị Côi, Thiết kế giáo án môn Lịch sử theo tinh thần đổi mới, Tạp chí Giáo dục (ISSN.21896.0866.7476), số 221 (2009), 36-38. 9. Nguyễn Thị Côi, Rèn luyện năng lực tự học lịch sử cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục (ISSN.21896.0866.7476), số 260 (2011), 35-38 và 42. 10. Nguyễn Mạnh Hưởng, Công nghệ thông tin và truyền thông với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục (ISSN.21896.0866.7476), số 185 (2008), 41-43.


CÁC PHỤ LỤC KHÁC SẢN PHẨM CỦA NHÓM III LỚP 10A6 Thành viên của nhóm: STT

HỌ VÀ TÊN

NHIỆM VỤ

1

Cao Kỳ Duyên

Nhóm trưởng

2

Lê Hoàng Anh

Thành viên

3

Nguyễn Phương Thảo

4

Lê Khánh Linh

Thành viên

5

Lại Thanh Trà

Thành viên

6

Nguyễn Cẩm Tú

Thành viên

7

Nguyễn Thị Ngọc Minh

Thành viên

8

Nguyễn Trà Vi

Thành viên

Thư kí

NỘI DUNG BÁO CÁO I.LÍ DO YÊU THÍCH NHÂN VẬT “Những người bất nghĩa tiêu vong Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh” Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, nước ta đã trải qua rất nhiều thằng trầm dưới chế độ phong kiến, “tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”. Như Ngô Quyền, ông đã đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán với chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc. Hay như “người anh hùng ảo vải” Nguyễn Huệ với trí dũng song toàn, nam chinh bắc chiến, đánh đuổi quân Xiêm ở phía Nam, đại phá quân Thanh ở phía Bắc,… Và trong đó, không thể không kể đến Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn- vị anh hùng dân tộc, tổng chỉ huy quân đội, lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 và thứ 3


Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng có đủ cả tài lẫn đức. Ông được người dân Việt Nam tôn sùng như bậc thánh nên còn được gọi là Đức thánh Trần. “Giặc Nguyên thâu tóm nửa Á Đông Cứ tưởng dân Nam phải phục tùng Hưng Đạo dựng cờ thêu sáu chữ Bạch Đằng thủy chiến giặc tàn vong” II. ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN VẬT TRẦN HƯƠNG ĐẠO CHO QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, nên trong cả ba lần quân Nguyên- Mông xâm lược Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt là kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và lần thứ ba, ông được vua Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt ta đã đã chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi đất nước.


Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mang vẻ đẹp của một vị anh hùng - vị danh tướng vĩ đại trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông sẽ được gì, trái ông sẽ bị gì. Chính những yếu tố ấy đã làm lên vẻ đẹp vĩ đại của bậc danh tướng thời Trần- người tráng sĩ mang hào khí Đông A chói lọi của thời đại, làm hùng tráng thêm hào khí ngất trời của cả một thời đại hào hùng! Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng “cột đá chống trời”. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng,... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách


thắng. Ngoài ra, ông đã soạn hai bộ binh thư “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” đẻ dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc.

Tác phẩm nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn Một tác phẩm rất nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn- “Hịch tướng sĩ”, ông viết khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Trong “Hịch tướng sĩ”, ông viết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. “Hịch tướng sĩ” viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc “đại bút” Có một câu chuyện rất nổi tiếng gắn liền với cuộc đời Trần Hưng Đạo. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ “thù nhà” dốc lòng báo đền nợ nước. Do mâu thuẫn với Trần Cảnh, từ nhỏ, cha ông là Trần Liễu đã kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ song toàn, ký thác con vào mối thù sâu nặng, mong con có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra mình là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi nhân dân, xã tắc. Một lần, ông đem việc xích mích ytrong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi, ông nổi giận định rút gươm chém chết Quốc Tảng. Do các con và những


người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: “Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa”. Lấy được thiên hạ không có nghĩa là phải làm Vua. Như Trần Quốc Tuấn thực ra cũng đã lấy được thiên hạ rồi, cả quân, dân đều tôn kính ông, cho đến giờ tiếng vang của ông vẫn là rõ nết nhất trong số những nhân vật anh hùng thời ấy, việc không chiếm ngôi Vua càng nâng tầm ông lên trên tất cả!

Đền Kiếp Bạc thuộc Chí Linh – Hải Dương. Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Khu di tích có Tam Quan (Linh Môn), Thành Các, Tiền tế, Hậu Cung, núi Nam Tào, núi Bắc Đẩu, núi Dược Sơn,... in đậm dấu ấn về một thời lịch sử oai hùng: “Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng Lục Đầu vang dội tiếng quân reo” Thời đất nước thanh bình, Trần Hưng Đạo vẫn sống tại Kiếp Bạc. Ngày 20/8 năm Canh tí (1300), ông mất tại tư dinh. Trước khi qua đời, ông đã dặn vua Trần: “Khoan thư sức dân là kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Sau khi ông mất, triều đình phong tặng ông là Thái sư Thượng Phụ Quốc công


tiết chế Nhân võ Hưng Đạo đại vương và cho lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Nhân dân Việt Nam suy tôn ông là Đức Thánh Trần, được công nhận là một trong mười vị tướng tài của thế giới. Trần Hưng Đạo tiếng thơm lưu mãi ngàn đơif, ngàn năm có một, xứng đáng lưu danh thiên cổ, làm rạng rỡ nghệ thuật quân sự Việt Nam! Hàng năm, đến ngày giỗ Trần Hưng Đạo, người dân từ khắp mọi nơi kéo về dự hội, thắp hương tưởng nhớ công ơn to lớn của vị Đức Thánh Trần. Mọi người từ già trẻ gái trai đều nô nức đi xem hội.


Lễ hội đền Trần ở Lộc Vượng- Nam Định Ngoài mảnh đất quê hương Nam Định và Hải Dương mà rất nhiều nơi lập đền thờ để bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công ơn trời bể của ông đối với quê hương đất nước. III. LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN - Là người con của quê hương Nam Định, chúng ta ai ai cũng tự hào về người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Là một học sinh, em tự thấy rằng phải luôn cố gắng chỉ chỉ học tập, rèn luyện, noi gương theo vị anh hùng tiền bối để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. - Cần biết trân trọng những đóng góp và cống hiến của các vị anh hùng dân tộc cho quê hương đất nước và có thái độ trân trọng các di tích lịch sử trên quê hương Nam Định nói riêng và các di tích lịch sử khác trên đất nước Việt Nam nói chung. Đại diện nhóm 3

Nhóm trưởng: Cao Kỳ Duyên


SẢN PHẨM LỊCH SỬ NHÓM I Thành viên 1.Trịnh Đình Kiêm – Nhóm trưởng 2.Trần Thị Thanh Hương 3.Nguyễn Phương Thủy 4.Nguyễn Thị Phương Thảo 5.Nguyễn Thị Xuân Xanh 6.Bùi Hải Yến 7.Hoàng Thị Bích Loan 8.Nguyễn Thị Hồng Diệp 9.Vũ Phương Anh 10.Nguyễn Phương Anh 11.Đỗ Thùy Trang NỘI DUNG BÁO CÁO NGƯỜI ANH HÙNG QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ 1/ Lí do yêu thích: Qua đoạn kịch vừa rồi chắc hẳn mọi người đã biết nhân vật mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây, đó chính là người anh dùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ. Để khích lệ tinh thần quân sĩ, ông đã đưa ra lời phủ dụ như trong đoạn kịch của nhóm trích. Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn, hào hùng, khích lệ tinh thần quân sĩ, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm xả thân vì Tổ Quốc. Trong lời phủ dụ, ông cũng đã khẳng định mỗi nước có một chủ quyền riêng nhưng từ xưa đến nay phương Bắc luôn dã tâm xâm lược nước ta. Những lời lẽ ấy cho thấy trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của người anh hùng dân tộc Quang Trung. Và đó cũng chính là lý do nhóm chúng em yêu thích ông. Vậy các bạn biết được vì nhiều về Quang Trung? Theo ý kiến của em: Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những vị tướng lĩnh tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng quân sự xuất sắc trong lịch sử


Việt Nam. Quang Trung và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Quang Trung lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Đó chính là những gì mà em tìm hiểu và biết về ông. 2/Công lao: 1/ Cùng Nguyễn Nhac dựng cờ khởi nghĩa 2/ Lật đổ chính quyền thối nát của Nguyễn, Trịnh ,Lê xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước. Đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước 3/Đánh tan quân xâm lược Xiêm ,Thanh bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ 4/Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ *Những công lao của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ* 3/Đánh giá: Đọc lại những trang lịch sử với biết bao công lao to lớn của người anh hùng ấy mỗi chúng ta đều nhận ra rằng Quang Trung quả là một bậc đại tài. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quả quyết ,trí thông minh sáng suốt và tài cầm quyền ông đã lập nên bao chiến công vang dội là niềm tự hào của cả dân tộc. Quang Trung- Nguyễn Huệ là người anh hùng bách chiến bách thắng một người táo bạo quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái độ lượng, biểu thị ý chí và ước mơ lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình trong quan hệ hòa hiếu với lân bang. Trong đấu tranh ông là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính và hài hước. Ông mê hát tuồng hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian. Sự nghiệp Quang Trung -Nguyễn Huệ là một bàn anh hùng ca của thế kỉ áo vài cò đào một thời đầy biển động và bão táp của đất nước Sư nghiệp ấy cùng vỏi con người ấy


sống mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc và trong tinh càm kí ức bất đdiệt của nhân dân 4. Liên hệ với bản thân. Qua những công lao đóng góp vĩ đại của người anh hùng áo vài Quang Trung là học sinh bản thân em muốn nhắn gửi tới các bạn trẻ cũng như mọi nguời trên đất nước rång dân ta phài biết sử ta chúng ta phải biết đến những còng lao những hi sinh của những vị anh hùng- những người mà cho chủng ta có một cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay từ đó bản thân mỗi người phải luôn tự hào luốn tìm tòi học hỏi về lịch sử nước nhà để trách việc như một số bạn học sinh hiện nay khi được hỏi về người anh hùng Quang Trung. Bên cạnh việc trau đồi kiến thức lich sử cùng lòng biết ơn mỗi chúng ta cần có gắng học tập thật tốt để sau này xây dựng đảt ược tót đệp hơn xúng đáng với những công lao của các anh hùng dân tộc còn đôi với em em sẽ luôn có gắng học tập thật tốt luôn luôn trau dồi kiên thức những kī năng để sau nay có thể giúp ích cho đất nước đồng thời luôn nhắc nhở bàn thàn phải luôn biết ơn tới người anh quang trung nói riêng và những vị anh hùng khác nói riêng Quang TrungNguyễn Huệ là niềm tự hào của cà dân tộc Con người và sự nghiệp Quang Trung- Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng tình cảm trí tuệ của nhân dân những truyền tháng tốt đẹp của dân tộc . Đại diện nhóm

Trịnh Đình Kiêm


SẢN PHẨM NHÓM I LỚP 10A9 NHÀ THỜ ĐỔ - HẢI LÝ - HẢI HẬU - NAM ĐỊNH Đến với vùng đất thành Nam , chúng ta không chỉ đến với vùng đất học, mà có thể tham quan rất nhiều các di tích lịch sử, như Đền Trần thuộc phường Lộc Vượng - thành phố Nam Định, đền bà chúa Liễu- huyện Vụ Bản, cầu Ngói Hải Anh- huyện Hải Hậu,…chúng ta cũng có thể trải nghiệm nhiều bãi tắm nổi tiếng như bãi tắm Quất Lâm- huyện Giao Thủy , bãi tắm Thịnh Long huyện Hải Hậu , cũng như tham quan rất nhiều nhà thờ lớn,bởi Nam Định là nơi phát tích và trưởng thành của Thiên chúa giáo. Hôm nay tôi sẽ cùng các bạn đi khám phá một di tích lịch sử đặc biệt, đó là di tích nhà thờ đổ ở Hải Hậu, Nam Định. Để đến nhà thờ đổ, từ Hà Nội, du khách đi theo quốc lộ 1A, rẽ vào quốc lộ 21, về thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan, hỏi đường về huyện Hải Hậu. cách Nam Định khoảng 40km Nhà thờ đổ còn gọi là NHÀ THỜ TRÁI TIM thờ thánh nữ Maria, nằm ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cách bãi tắm Quất Lâm (10km), cách bãi tắm Thịnh Long (10km). Công trình là minh chứng cho các tín đồ của thiên chúa giáo, bởi như chúng ta đã biết đạo Thiên chúa Giáo được du nhập vào nước ta từ năm 1533 . Hải Hậu là một trong 9 huyện của tỉnh Nam Định, tuy nhiên lại là 1 trong 3 huyện ven biển, nơi có địa hình thuận lợi cho việc truyền đạo. Dấu tích của các nhà thờ là bằng chứng rõ nết nhất về tín đồ Thiên chúa giáo. Theo thống kê hiện nay tỉ lệ tín đồ về Thiên chúa giáo ở Hải Hậu là hơn 40%, tuy nhiên riêng ở 6 xã vùng ven biển lại lên tới hơn 90%. Xưa đây di tích nhà thờ đổ là một quần thể gồm nhiều nhà thờ lớn nhỏ. Kiến trúc của nhà thờ đổ được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm mềm mại, uyển chuyển. Nối kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu được xây dựng bởi một kiến trúc sư người Pháp vào năm 1943 nhưng nó đã bị nước biển xâm lấn vào năm 1996, nên chỉ còn lại một phần tường bao và bị bỏ hoang, chỉ còn giữ lại khung xương bên ngoài với nền móng hòa lẫn cát biển. Từ


đó, Nhà thờ Trái tim được người ta gọi với một tên mới là Nhà thờ đổ Nam Định. Theo năm tháng, sóng gió của biển đã và đang bào mòn, phá hủy công trình này. Các họa tiết, kiến trúc bên trong nhà thờ đã bị phai mòn. Các bức tường của nhà thờ đã bị đổ nát. Cây cỏ, rêu phong mọc đầy trong nhà thờ. Những dấu tích nay trơ trọi như một ốc đảo giữa sự bao quanh của nước biển. Khung cảnh đẹp nhất ở nhà thờ là vào lúc bình mình minh xuống và hoàng hôn lên, khoảnh khắc mà ánh sáng vẫn còn le lói, trời và đất vẫn chìm trong khúc giao thời giữa đêm và ngày, có gì đó mơ hồ khó tả. Đến đây các bạn không những được hít thở không khí mang hơi biển vào sớm mai mà còn được chiêm ngưỡng cảnh sinh hoạt thường ngày thú vị của những ngư dân vùng biển.


Nếu bạn đang phân vân để tìm một địa điểm lý tưởng để tham quan vào những ngày nghỉ lễ hay cuối tuần. Thì nhà thờ đổ Nam Định chính là địa điểm lý tưởng cho chuyến đi cuối tuần dành cho những ai ưa thích sự bình dị, đẹp đẽ của bình minh trên biển cũng như tìm hiểu cuộc sống của người dân vùng biển. Đại diện nhóm báo cáo Nguyễn Phương Anh



Tiết học tập trải nghiệm của lớp 10A6 trường THPT C Hải Hậu môn Lịch sử tại di tích “Nhà thờ đổ” xã Hải Lý huyện Hải Hậu- Nam Định.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.